2Kỹ năng tự xử lý 72 vấn đề thường gặp
một số trường hợp sơ cấp cứu
2.1. Choáng váng, ngất xỉu, đột quỵ
Trong những tình huống bất ngờ, khi bạn (hoặc người thân) cảm thấy có những dấu hiệu sau đây: Chóng mặt, choáng váng, khó thở, tim đập loạn nhịp, xây xẩm mặt mày, cứng lưỡi, huyết áp tăng hoặc tụt đột ngột… Tất nhiên, bạn nên gọi ngay dịch vụ cấp cứu y tế gần nhất, tuy nhiên, trong khi chờ đợi hoặc trong điều kiện không thể tiếp cận được với dịch vụ y tế, bạn hãy áp dụng ngay kỹ thuật “gạch mặt” đã nêu ở mục 1.4 để có thể cứu tỉnh trong khung “giờ vàng”.
Sau khi đã gạch khắp mặt một lượt, bạn dùng ngón tay ấn mạnh vào điểm cao nhất của rãnh Nhân Trung, tiếp giáp với chân vách ngăn hai lỗ mũi [huyệt 19 – xem hình 2.1], ấn giữ khoảng 60 giây thì nhấc ra. Bạn nên lặp lại ba lượt các thao tác gạch mặt và ấn huyệt 19 như vậy, mỗi lượt cách nhau khoảng 30–60 giây, các triệu chứng nêu trên sẽ được đẩy lui, cơ thể trở lại trạng thái bình thường khá nhanh, hoặc chí ít, cũng sẽ làm giảm bớt mức độ hậu quả hay các di chứng có thể để lại về sau.
Lưu ý: Nếu có kèm theo dấu hiệu toát mồ hôi lạnh và hạ thân nhiệt, thì ta nên dùng máy sấy tóc, hoặc túi chườm nóng, hoặc nhang ngải cứu, sấy/chườm/hơ vào bụng dưới và thắt lưng, khoảng 3–5 phút/vùng, thắt lưng (hai bên thận); hơ ngải cứu vào huyệt số 0 (cạnh khuyết dưới của nắp bình tai), bên nào bắt nóng thì hơ trước. Hơ thấy mắt sáng hết lờ đờ và toát mồ hôi thì dừng. Khi trạng thái cơ thể đã tạm ổn, có thể uống một cốc nước nóng khoảng 100–150ml với một lát gừng tươi đập dập cùng một thìa đường hoặc mật ong.
2.2. Chảy máu
Khi gặp các tình huống bị chảy máu do bất kỳ nguyên nhân gì (chấn thương rách da thịt, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay phụ nữ bị chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt…), hay các tình huống đề phòng chảy máu bên trong (chảy máu nội tạng, chảy máu não do tai nạn hay tai biến…) ngoài các cách sơ cứu thông thường mà nhiều người đã biết, thì chúng ta nên áp dụng kỹ năng đơn giản nhưng khá hiệu quả này.
Dùng hai đầu ngón tay (ngón cái và ngón trỏ) của cả hai bàn tay, ấn với lực vừa phải vào các vị trí trên [hình 2.2 – huyệt 16 và 61], giữ yên như vậy khoảng 1–2 phút, lặp lại 3 lần cách quãng (mỗi lần cách nhau khoảng 30–60 giây). Nếu là chảy máu thông thường bên ngoài (có thể nhìn thấy), thì thường sau ba lần bấm như vậy sẽ giảm dần và ngừng hẳn. Một số trường hợp bị chảy máu ồ ạt do vết thương hở lớn thì cần bấm thêm vài lần nữa cho đến khi ngừng rõ rệt. Riêng các tình huống bị đứt động mạch cảnh (trên cổ) hoặc vỡ động mạch chủ (trong bụng) thì gần như không cầm máu kịp, cho dù có kết hợp nhiều cách khác nữa.
Lưu ý: Bạn có thể chỉ cần ấn hai vị trí huyệt ở bên trái, thay vì ấn cả bốn vị trí huyệt ở hai bên, vẫn cho tác dụng cầm máu tốt.
2.3. Hóc, nghẹn
Khi gặp các tình huống bị hóc nghẹn do thức ăn, dị vật,... ngoài các cách sơ cứu thông thường mà nhiều người đã biết, thì chúng ta nên áp dụng kỹ năng Diện Chẩn đơn giản nhưng khá hiệu quả này.
Dùng đầu ngón tay ấn với lực vừa phải vào vị trí đỉnh của rãnh Nhân Trung, sát chân vách ngăn giữa hai lỗ mũi (huyệt 19), và một ngón tay của bàn tay còn lại vuốt vào vị trí trước thùy châu bên trái (dái tai – huyệt 0 đến 14) theo chiều từ trên xuống dưới, khoảng 1–2 phút sau thì đổi tay, vẫn ấn vào giữa và vuốt bên phải [hình 2.3], lặp lại ba lượt cách quãng (mỗi lượt cách nhau khoảng 30–60 giây). Thao tác này có thể được lặp lại tối đa ba lần (chín lượt), nếu hiện tượng hóc nghẹn vẫn chưa hết thì nên đến cơ sở y tế để nhờ can thiệp (trường hợp này thường gặp trong tình huống xương cá nhỏ đã cắm vào thành cổ họng).
2.4. Say rượu, ngộ độc rượu
Say rượu hay ngộ độc rượu là tình trạng hấp thu một lượng etanol quá nhiều trong một thời gian ngắn, khiến cho cơ thể không chuyển hóa và đào thải kịp thời. Tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ mà sẽ có những biểu hiện như: đau đầu, buồn nôn, mất kiểm soát hành vi, hạ thân nhiệt, bất tỉnh...
Ta có thể áp dụng một số biện pháp sau đề xử lý khi gặp phải tình trạng say rượu:
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Dùng Que Dò của Diện Chẩn hoặc bất cứ vật gì có đầu cứng và trơn nhẵn (đầu đũa inox, giắc cắm tai nghe, đầu chìa khóa...) gạch miết khắp mặt theo như trình bày ở [Mục 1.4]. Để tăng hiệu quả có thể gạch ba lần ngắt quãng: gạch hết khắp mặt một lượt lại nghỉ một phút và lặp lại.
- Dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ vào các vị trí đánh dấu trong [hình 2.4 a].
- Có thể áp dụng một số kinh nghiệm dân gian như: xoa ấm nóng lòng bàn chân và bôi vôi vào lòng bàn chân sau đó đi tất khi thấy bàn chân bị lạnh; khi tỉnh, cho ăn cháo đậu xanh nóng.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Diện Chẩn căn bản):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết theo [mục 1.5]
- Dùng Que Dò ấn vào các vị trí huyệt sau, có thể dán cao Salonpas nếu thuận tiện [hình 2.4b]: 26, 3, 50, 41, 17, 38, 85, 87, 0. Thực hiện 1–3 lần/ngày, và làm trong 3–5 ngày liên tục.
- Trường hợp bất tỉnh, hạ thân nhiệt: dùng điếu ngải cứu hoặc máy sấy tóc sấy ấm vùng bụng dưới, mang tai, lòng bàn chân;
Chú ý:
- Trường hợp ngộ độc rượu quá nặng, thực hiện theo Diện Chẩn ba lần mà chưa thấy đỡ thì cần đến bệnh viện cấp cứu.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM
2.5. Biếng ăn (tiêu hóa kém)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Xoa ấm lòng bàn tay rồi chà ấm vùng miệng (theo 12 động tác xoa mặt [mục 1.3])
- Gạch vào những vùng đánh dấu trên [hình 2.5a] (mỗi vùng khoảng 30 giây).
- Chà/gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết [mục 1.5].
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) [hình 2.5b]: 22, 127, 63, 113, 50, 37, 39. Có thể dán cao Salonpas 2x2mm vào vị trí các huyệt đó và để khoảng 2–3 tiếng. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Không nên bồi bổ quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc nặng nề hơn.
- Thực hành những Đại giản thuật hằng ngày như: 12 động tác xoa mặt vào buổi sáng, xoay cổ tay mỗi lần 3–5 phút và làm 3 lần/ngày, sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp chuyển hóa tốt hơn.
- Kiêng nước đá, cam, chanh, dừa, tắm gội muộn.
2.6. Cận thị
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 2–3 lần/ngày.
- Sấy hoặc chườm nóng thắt lưng: 3–5 phút/lần, 2–3 lần/ngày.
- Gạch nhẹ các vùng theo [hình 2.6a], 1–2 phút/vùng, 2–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay: 3–5 phút/lần, 2–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng cây lăn mắt lăn xung quanh bờ xương hốc mắt 2–3 phút/lần, 2–3 lần/ngày.
- Hơ ngải cứu vào các vùng theo [hình 2.6a] 15–20 giây/ vùng, 1–2 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt [hình 2.6b]: 197, 34, 102, 97, 98, 99, 100, 130, 73, 188, 8, 132, 184. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế xem tivi, máy tính, điện thoại.
- Nên ăn đồ ăn có màu đỏ (cà rốt, bí đỏ, thịt bò…).
2.7. Đái dầm (ở trẻ trên 4-5 tuổi)
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Dùng đầu ngón tay gõ nhẹ các điểm được đánh dấu theo [hình 2.7a], thực hiện 1-3 lần/ngày
- Dùng móng tay hoặc lược sừng chải đầu khắp da đầu cho trẻ khoảng 30-50 cái, thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay chà ấm vùng cằm cho trẻ, thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm lòng bàn chân khoảng 3-5 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết (Dùng đầu 1 chia)
- Dùng que dò để ấn và dán cao các huyệt theo [hình 2.7b]: 87, 50, 37, 124, 126, 103, 300, 0, thực hiện 1-2 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Nhắc trẻ đi tiểu và không uống nước trước khi đi ngủ.
- Cần giải thích cho trẻ và không trách móc, trêu trọc khi trẻ đái dầm để tránh tình trạng trẻ bị căng thẳng tâm lý. Động viên khích lệ khi trẻ không đái dầm.
- Các động tác day, chà với lực vừa phải theo sức chịu đựng của trẻ.
- Nếu trẻ đái dầm trong thời gian dài kèm theo hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt... thì cần đưa trẻ đi khám.
2.8. Ngã, va đập, sưng bầm:
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Ngay sau khi trẻ bị ngã: Nâng trẻ nhẹ nhàng (không được xốc mạnh). Dùng đầu ngón tay ấn giữ đồng thời vào 2 vị trí huyệt 16 và huyệt 61 theo [hình 2.8a] (thường làm bên trái, và giữ trong khoảng 30s đến 1 phút, sau đó có thể lặp lại 1-2 lần): giúp cầm máu và giảm đau. Đặc biệt trong trường hợp va đập không thấy chảy máu cũng nên ấn 2 huyệt này đề phòng chảy máu bên trong. Trường hợp chảy máu trong miệng phải nói trẻ nhổ máu ra, không nên nuốt.
- Trong vòng 2h ngay sau khi ngã cần chườm lạnh.
- Sau đó dùng điếu ngải cứu hoặc Máy sấy hơ ấm vùng bị va đập (nếu thuận tiện). Hơ trong khoảng 1-3 phút, lưu ý không nên hơ quá nóng tránh bị bỏng rát. Thực hiện 1 lần/ngày. Sau đó có thể băng gạc lại nếu xước da, chảy máu.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết: 1-3 lần/ngày. Lưu ý liều lượng theo [mục 1.7]
- Cắt cao Salonpas 2x2mm dán vào vị trí các huyệt sau: 156, 50, 37, 61, 16, 0 theo [hình 2.8b] (Để cao khoảng 1 tiếng sau đó bóc ra, đối với trẻ quá nhỏ có thể đợi khi trẻ ngủ mới dán vì khi thức trẻ sẽ bóc ra). Thực hiện 1-3 lần/ngày cho đến khi giảm sưng, giảm tụ máu.
Lưu ý: Không dùng khi trẻ bị dị ứng cao Salonpas. Trường hợp bị sưng và máu tụ nhiều thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra.
2.9. Nôn trớ
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Dùng đầu ngón tay ấn giữ vị trí dưới đáy mũi giao với điểm cao nhất của rãnh Nhân Trung, đồng thời vuốt vị trí cạnh dái tai theo chiều xuôi xuống, mỗi bên 30 cái theo [hình 2.9a]. Thực hiện khi nôn trớ.
- Vuốt nhẹ từ cổ tay xuống bụng tay của trẻ, mỗi lần 20- 30 cái. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Day ấn nhẹ nhàng các vị trí huyệt theo [hình 2.9b]: 19, 0, 124, 34, 50.
Lưu ý:
- Đối với trẻ đang bú mẹ: bế đứng trẻ khoảng 30 phút sau khi bú. Không nên mặc quần áo quá chật.
- Nếu nôn trớ kèm theo triệu chứng đau bụng, nôn ra mật xanh, trẻ quấy khóc và nhợt nhạt thì nên đưa trẻ đi khám ngay.
2.10. Quấy khóc đêm không rõ nguyên nhân (trẻ 0-3 tuổi)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Nướng quả bồ kết hoặc đốt nhang ngải cứu xông phòng ngủ khoảng 30 phút (Nên làm vào buổi tối trước giờ ngủ khoảng 1–2 giờ, sau đó mở cửa cho bay hết mùi khói).
- Dùng đầu ngón tay day rất nhẹ tại các điểm sau [hình 2.10a], khoảng 30 giây/điểm, làm 2–3 lượt cách quãng, 1–3 lần/ngày.
- Massage (xoa) nhẹ nhàng vùng thắt lưng và mông cho trẻ khi ru trẻ ngủ.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng đầu day huyệt, day nhẹ các huyệt: 124, 34, 233, 41, 50 [hình 2.10b]. 1–3 lần/ngày.
2.11. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm các vùng sau: vùng bụng xung quanh rốn, thắt lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân (mỗi vùng 3 phút).
- Dùng lòng bàn tay chà ấm vùng miệng và vùng trán của trẻ (khoảng 10-20 cái mỗi vùng) theo [hình 2.11a].
- Dùng đầu ngón tay ấn giữ vào vùng hõm cằm khoảng 1 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Hơ ngải cứu ấm vùng bụng, vùng cằm và mang tai (mỗi vùng 1-2 phút).
- Cắt cao Salonpas 2x2mm dán vào các vị trí sau: 365, 22, 127, 50, 37, 19, 103, 0 theo [hình 2.11b], thực hiện 1-2 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và lưu ý:
- Nếu tình trạng tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì cho trẻ uống Oresol hoặc nước cháo muối để bù nước và điện giải.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, nước ngọt, nước giải khát, nước đá lạnh.
2.12. Sốt (do nhiều nguyên nhân)
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Dùng thìa inox chà nhẹ các vùng theo chiều mũi tên theo [hình 2.12a], khoảng 2-3 phút mỗi vùng, cứ 1 tiếng thực hiện 1 lần đến khi hạ sốt thì dừng.
- Dùng khăn nóng lau dọc sống lưng, dọc trước ngực và bụng, hốc nách, quanh cổ; khi nguội khăn lại nhúng nước nóng rồi làm tiếp. Mỗi lần lau khoảng 3-5 phút, cách 1 tiếng thực hiện 1 lần đến khi hạ sốt thì dừng.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu nhẹ và chậm bằng đầu 3 chia, cách 30 phút thực hiện 1 lần cho đến khi hạ sốt.
- Dùng que dò chấm dầu dừa (hoặc Vaseline) day nhẹ các huyệt theo thứ tự sau: 26, 3, 38, 143, 85, 87 theo [hình 2.12b]. (Cách 1 tiếng thực hiện 1 lần cho đến khi hạ sốt).
Lưu ý:
- Nên uống Oresol đúng liều lượng để bù nước.
- Nếu sau khoảng 4-5 lần gạch mà chưa thấy hạ sốt thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt và vẫn tiếp tục gạch cho đến khi hạ sốt thì dừng
- Nếu sốt quá cao (trên 39 độ) trong thời gian dài 1-2 ngày cần đưa trẻ đến bệnh viện.
2.13. Táo bón
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người (có thể làm 1 trong các cách sau hoặc phối hợp các cách):
- Dùng đầu ngón tay vuốt nhẹ 2 bên từ đầu lông mày ra đuôi lông mày và vuốt nhẹ đầu mũi theo [hình 2.13a] khoảng 20-30 cái. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng móng tay day nhẹ vị trí dưới đầu mũi theo [hình 2.13a] khoảng 30 giây -1 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng lòng bàn tay chà ấm miệng cho trẻ, sau đó dùng đầu ngón tay vuốt xung quanh miệng theo chiều kim đồng hồ theo [hình 2.13a] khoảng 20-30 cái. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng lòng bàn tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ 30 – 50 cái. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
Lưu ý: Không nên chà quá mạnh. Cần hướng dẫn trẻ tự làm (nếu được). Thực hiện cho đến khi hết táo bón thì dừng lại.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết (Dùng đầu 3 chia của cây Sao Chổi), thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng Que Dò chấm dầu dừa hoặc tinh dầu Vietmassage day các huyệt sau: 19, 143, 38, 41 theo [hình 2.13b] (Mỗi huyệt 5-10 giây, thực hiện 3 lần cách khoảng), thực hiện 1-3 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt:
- Cho trẻ ăn đầy đủ rau củ quả và bổ sung chất xơ.
- Hạn chế dùng nước ngọt đóng chai, sô-cô-la, ca-cao, hồng xiêm, đồ ăn nướng, chiên, xào.
- Hàng ngày chải đầu nhẹ nhàng cho trẻ từ mí tóc trán ra sau gáy, mỗi lần 50 cái.
2.14. Tự Kỷ/Tăng Động:
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Chà trán, chà gáy, cào đầu (động tác số 6, 9, 10 trong [mục 1.3]), massage lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, các ngón tay, ngón chân, 2-3 lần/ngày. Lưu ý:
• Khi trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý, các tác động cần chậm rãi, nhẹ nhàng, mơn trớn, tạo cho Trẻ có cảm giác thư giãn, dễ chịu thì tốt, kiên trì tiếp cận dần, không nên gượng ép.
• Khi trẻ có biểu hiện tự kỷ dạng trầm tính, nhút nhát, sợ hãi..., thì các tác động lại cần nhanh, mạnh hơn, tạo cảm giác kích thích mới tốt.
- Dùng đầu ngón tay tác động tại các điểm trên [hình 2.14a], 2-3 lần/ ngày. Lưu ý, khi trẻ có biểu hiện tăng động giảm chú ý, thì nên day nhẹ, còn nếu trẻ có biểu hiện trầm tính, nhút nhát thì nên gõ vào các điểm cần tác động này với lực thích hợp (cần quan sát trạng thái của trẻ, thấy sự dễ chịu và hợp tác của trẻ là tốt).
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Massage dọc sống lưng bằng các thủ pháp Khai Sơn Phá Thạch, lăn và hơ ngải cứu, 1 lần/ngày. Chú ý thao tác nhẹ nhàng đối với trẻ tăng động và tác động mạnh hơn đối với trẻ tự kỷ dạng trầm.
- Day ấn, dán cao Salonpas bộ huyệt theo thứ tự: 127, 50, 37, 1, 26, 34, 124, 197, 103 [Hình 2.14b], 1-2 lần/ ngày. Lưu ý:
• Đối với trẻ tăng động, nên day nhẹ các huyệt theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bên phải trước, bên trái sau.
• Đối với trẻ tự kỷ dạng trầm, nên ấn huyệt theo thứ tự từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong, bên trái trước, bên phải sau.
• Việc dán cao Salonpas trên huyệt sau khi day/ấn có thể gây khó chịu đối với một số trẻ, cần làm thử một vài lần, nếu thấy không thích hợp thì thôi, bỏ qua thao tác này.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế dùng nước ngọt đóng chai, đồ ăn nướng, chiên, xào.
- Bổ sung các vi chất có tác dụng bồi bổ não cho trẻ, thường có trong một số loại thực phẩm như cá, óc động vật nói chung, thịt và trứng gà, hạt bí ngô, hạt quả óc chó, súp lơ, các loại củ...
- Hạn chế xem tivi, chơi game.
- Nên tập thể dục, thể thao hàng ngày.
2.15. Viêm họng, ho
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Dùng đầu ngón tay day vào các vị trí đánh dấu trên [hình 2.15a], mỗi vị trí day khoảng 10-15 tiếng đếm. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Bôi dầu cao rồi chà ấm vùng cổ tay, cổ chân, mặt dưới của các ngón chân (đặc biệt là ngón chân cái) và lòng bàn chân của trẻ. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm vùng phổi sau lưng cho trẻ, khoảng 3-5 phút. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Dùng ngải cứu hoặc Máy ngải điện dò và xử lý sinh huyệt tại vùng gần dái tai và dưới ngón chân.
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết 1-2 lần/ngày.
- Cắt cao Salonpas 2x2mm dán vào các huyệt theo [hình 2.15b]: 14, 64, 61, 3, 8, 26, 0. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Hạn chế ăn đồ lạnh, nước đá lạnh, cam, chanh, dừa.
- Giữ ấm bàn chân và cơ thể cho trẻ, chú ý lau mồ hôi trên lưng (nếu có) cho trẻ lúc ngủ.
- Hạn chế tắm muộn sau 19 giờ; Sau khi tắm xong phải lau khô người và dùng máy sấy để sấy khô và ấm cơ thể.
- Sử dụng mật ong, nghệ, quất giúp giảm ho và tiêu đờm.
2.16. Viêm mũi, sổ mũi
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Dùng tăm bông chấm dầu cao (không dùng dầu nước) và ngoáy nhẹ nhàng vào lỗ tai. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay ấn và giữ vào 2 vị trí gần lỗ mũi theo [hình 2.16a] khoảng 10-20 giây. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay chà ngược từ đầu mũi lên sát mí tóc trán và vùng mang tai sao cho ấm lên theo [hình 2.16a]. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm dọc xương ức trước ngực, và vùng phổi sau lưng (mỗi vùng 3-5 phút). Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Hơ ngải cứu tại sống mũi, sống trán, mang tai, lòng bàn tay, lòng bàn chân (mỗi vùng 1-2 phút). Thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Cắt cao Salonpas 2x2mm dán vào vị trí các huyệt theo [hình 2.16b]: 127, 19, 14, 287, 7, 113, 61, 16, 0. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Hạn chế ăn đồ lạnh, nước đá lạnh, cam, chanh, dừa.
- Giữ ấm bàn chân và cơ thể cho trẻ.
- Hạn chế tắm muộn sau 19 giờ; Sau khi tắm xong phải lau khô người và dùng máy sấy để sấy khô và ấm cơ thể.
- Sử dụng mật ong, nghệ, quất giúp giảm ho và tiêu đờm.
2.17. Viêm tai
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Dùng đầu đũa inox gạch xung quanh gốc tai, và đường viền cánh mũi theo [hình 2.17a] mỗi vùng khoảng 20- 30 cái, thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm vùng bàn chân, vùng thắt lưng mỗi vùng 3-5 phút. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Vệ sinh lỗ tai bằng nước muối sinh lý, thực hiện 2-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết 1-2 lần/ngày.
- Hơ ngải cứu ấm nóng vành tai, sau đó thổi 3-5 hơi ngải vào lỗ tai bị viêm.
- Cắt cao Salonpas 2x2mm dán vào những vị trí huyệt theo [hình 2.17b]: 127, 19, 41, 37, 38, 14, 16, 65, 74. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Giữ ấm bàn chân cho trẻ.
- Hạn chế ăn đồ lạnh, nước đá lạnh, cam, chanh, dừa.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ
2.18. Bốc hỏa ở phụ nữ tiền mãn kinh
Cách đơn giản (dành cho mọi người):
- Cào đầu, chà trán, chà miệng, chà gáy (động tác số 5, 6, 9, 10 trong 12 động tác xoa mặt), 1–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay, 2–3 lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.18a], 2–3 phút/vùng/lần, 2–3 lần/ngày.
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết, lưu ý gạch nhẹ bằng dụng cụ mát (như cán bút bằng kim loại, cán thìa, đũa inox...), 1–3 lần/ngày.
- Sấy/chườm nóng các đường giữa ngực, bụng và dọc sống lưng, tập trung nhiều tại bụng dưới và thắt lưng, nếu có hiện tượng lạnh chân/tay thì sấy thêm bàn chân, bàn tay, 2–3 phút/vùng/lần, 1–2 lần/ngày (có thể làm thêm nếu thấy lạnh nhiều).
Cách chuyên sâu (dành cho người đã thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết bằng đầu âm Cây Sao Chổi, 1–3 lần/ngày.
- Lăn đinh inox hoặc lăn đồng láng tại các vùng theo [hình 2.18a], 2–3 phút/vùng/lần, 2–3 lần/ngày.
- Hơ Nhâm Đốc, 1 lần/ngày, theo liệu trình gợi ý tại [mục 1.9].
- Xoay cổ tay 2-3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt điều hòa nội tiết tố, giảm bốc hỏa: 300, 108, 26, 8, 12, 189, 290, 63, 7, 113, 17, 38, 50, 37, 127; theo [hình 2.18b], 1–2 lần/ngày.
Cách sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn đồ chua, lạnh, đồ nướng, chiên, xào, chất kích thích.
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, cá biển.
- Tập dưỡng sinh hoặc thể dục thể thao thường xuyên.
2.19. Đau bụng kinh
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Gạch mặt, chà miệng, chà gáy, chà trán từ 1–3 lần/ ngày.
- Sấy nóng vùng bụng dưới, thắt lưng 3 phút/vùng hoặc chườm nóng 1–2 lần/ngày.
- Dán cao 4x4cm vào các vị trí như [hình 2.19a] (Hoặc chấm dầu day vào các vị trí đó).
- Day hoặc xoa ấm lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng tay, bụng chân, đốt thứ hai của các ngón tay từ 1–2 phút/vùng, 2–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dò và xử lý sinh huyệt tại các vùng trên [hình 2.19a].
- Hơ ngải cứu dò và xử lý sinh huyệt các vùng bụng, tay, chân, mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
- Day ấn dán cao bộ huyệt giảm đau bụng kinh: 103, 124, 34, 26, 1, 19, 63, 113, 127, 22, 0 theo [hình 2.19b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Uống nhiều nước.
- Kiểm tra các bệnh phụ khoa.
- Tập dưỡng sinh và thể dục đều đặn.
- Không dùng các chất kích thích (cà phê, rượu, bia, thuốc lá...).
Lưu ý:
- Đối với chứng đau bụng kinh nguyên phát (vô căn) có thể uống nước gừng tươi nóng, tập dưỡng sinh, vệ sinh vùng kín.
- Đối với chứng đau bụng kinh thứ phát cần đi khám sức khỏe để xác định bệnh nền.
2.20. Kinh nguyệt không đều
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Gạch mặt, chà sống mũi, chà miệng 3 lần/ngày.
- Sấy dọc sống lưng (tập trung nhiều ở thắt lưng), bụng dưới.
- Gạch các vùng theo [hình 2.20a].
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng cây cào mini và búa mai hoa tác động lần lượt vào các vùng trên [hình 2.20a].
- Dán cao Salonpas theo sinh huyệt tại các vùng trên [hình 2.20a].
- Day ấn dán cao bộ huyệt nội tiết tố mở rộng, giúp điều hòa kinh nguyệt: 28, 8, 12, 196, 189, 1, 63, 7, 113, 17, 38, 127 [hình 2.20b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Uống nhiều nước.
- Kiểm tra các bệnh phụ khoa.
- Tập dưỡng sinh và thể dục đều đặn (các môn Thể Dục Tự Ý và Âm Dương Khí Công đặc biệt tốt).
- Không dùng các chất kích thích (cà phê, rượu, bia, thuốc lá...).
2.21. Thai yếu (chỉ áp dụng khi thai trên 4 tháng)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Sấy ấm bụng và thắt lưng 2–3 phút/vùng, 2 lần/ngày.
- Day/chà nhẹ các vùng theo [hình 2.21a] từ 1–2 phút/ vùng, và 2–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Hơ ngải cứu ấm vành tai và lỗ tai 1–2 lần/ngày, 1–2 phút/lần/vùng.
- Day nhẹ hoặc dán cao Salonpas bộ huyệt làm khỏe thai [hình 2.21b]: 0, 6, 127, 113, 63, 19, 23, 1, 108, 103, 300. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Lưu ý: Bỏ huyệt 6, 63, 19 nếu bị huyết áp thai kỳ.
- Thở Âm Dương Khí Công đặc biệt tốt.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Ăn uống đủ chất.
- Ngủ đúng giờ và đủ giấc (nên ngủ trước 23 giờ).
- Giữ trạng thái tâm lý bình ổn (tránh cảm xúc tiêu cực).
MỘT SỐ VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP KHÁC
2.22. Cơn thèm chất kích thích (thuốc lá, rượu...)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch khắp mặt và tập trung vào vùng trán [hình 2.22a], ba lần ngắt quãng. Thực hiện khi lên cơn thèm và duy trì làm 1–3 lần/ngày.
- Gạch khắp da đầu ba lần ngắt quãng.
- Chà/gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng búa mai hoa đầu cao su gõ khắp mặt ba lần ngắt quãng, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 124, 34, 103, 106, 300, 50, 19, 37, 127 theo [hình 2.22b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng, tăng thể lực và trí lực (Thể Dục Tự Ý, xoay cổ tay, xoa mặt, cào đầu...)
- Hạn chế tiếp xúc với những môi trường có chất kích thích.
Quyết tâm từ bỏ thói quen sử dụng chất kích thích. Có thể từng bước giảm dần liều lượng để cơ thể thích nghi với điều đó.
2.23. Côn trùng đốt, giời leo, zona thần kinh
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Nếu có lở loét: Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý 1-2 lần/ngày.
- Dùng đầu đũa inox gạch nhẹ tại các vùng theo [hình 2.23a] mỗi vùng 30 giây, thực hiện 2 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc hoặc điếu ngải cứu hơ nóng vùng bị tổn thương khoảng 3-5 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Sau khi hơ nóng, có thể dùng lòng trắng trứng gà bôi lên vết thương. (Nên dùng trứng gà ta, có tác dụng giải độc tố, nhanh liền da).
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết từ 1-3 lần/ngày cho đến khi bớt bệnh.
- Hơ ngải cứu tại các vùng như cách trên.
- Day ấn và dán cao Salonpas vào các huyệt theo [hình 2.23b]:
+ Nếu bị côn trùng đốt, giời leo: 26, 3, 38, 41, 60, 5, 7, 29, 50, 57, 61, 85, 143.
+ Nếu bị Zona thần kinh: 26, 19, 127, 0, 50, 37, 38, 300, 124, 34, 61, 1, 7, 113, 156.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Giữ gìn vệ sinh; Hạn chế đồ ăn chua, lạnh; Kiêng ăn rau muống, thịt gà, thịt bò.
- Tập dưỡng sinh, thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng.
2.24. Đau cổ vai gáy
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Thực hành xoay cổ tay, khi xoay tập trung ý nghĩ về vùng cổ vai gáy. Thực hiện 3–5 lần/ngày.
- Chà ấm vùng cổ gáy 1–3 lần/ngày.
- Dùng vật cứng và trơn nhẵn gạch vào những vùng đánh dấu như [hình 2.24a]. Thực hiện 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Dùng cây lăn cầu gai hoặc đinh (tùy cảm giác) lăn trực tiếp vùng cổ gáy và vùng vai khoảng 3–5 phút, có thể kết hợp vừa lăn vừa sấy ấm bằng máy sấy tóc hoặc hơ ngải cứu. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Dùng Que Dò day ấn và dán cao Salonpas các huyệt sau theo [hình 2.24b]: 26, 65, 87, 106, 156, 100, 188, 290, 127. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Tránh gió lạnh thổi trực tiếp cổ gáy.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Duy trì tập thể dục hằng ngày.
2.25. Đau dạ dày
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Chà xát ấm nóng vành tai.
- Chà ấm nóng vùng miệng và trán.
- Cào khắp đầu 100–200 cái, ngày 2–3 lần.
- Dùng vật cứng và trơn nhẵn gạch vào các vùng đánh dấu trên [hình 2.25a].
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện): 61, 5, 39, 37, 50, 41, 124, 34 [hình 2.25b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày. Để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng cữ: Nước đá trước và trong bữa ăn, cà phê, rượu, trà đặc lúc bụng đói, chuối già (chuối tiêu).
- Kiêng làm việc nặng nhọc hoặc suy nghĩ căng thẳng ngay sau khi ăn.
- Kiêng giao hợp sau khi ăn no.
2.26. Đau đầu
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 1–3 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay hoặc móng tay cào khắp đầu khoảng 200 cái, tập trung nhiều tại vùng bị đau.
- Vê các đầu ngón tay, ngón chân mỗi vị trí khoảng 30 giây (tập trung về nhiều hơn tại những vị trí có biểu hiện đau bất thường).
- Massage đầu gối, nắm tay (cho ngón tay cái vào trong cho đồng ứng với đầu): Thực hiện khoảng 30 giây.
- Gõ hai đầu lông mày: 30–60 cái.
- Gạch/chà các vùng theo [hình 2.26a]: 1–3 lần/ngày.
Lưu ý: Nếu cơ thể lạnh, nhiễm hàn thì nên sấy nóng bụng dưới và vùng xương cụt 2 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Day ấn bộ huyệt ba lượt cách quãng và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo thứ tự: 103, 50, 106, 41, 51, 26, 87, 156, 0. [Hình 2.26b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế thói quen tắm muộn (sau 19 giờ).
- Hạn chế các chất kích thích.
- Tập luyện dưỡng sinh hoặc thể dục thường xuyên.
2.27. Đau khớp gối
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt ba lần cách khoảng, sau đó tập trung gạch vào vùng đánh dấu trên [hình 2.27a].
- Xoa nóng vành tai và tập trung vò vào điểm đánh dấu trên vành tai [hình 2.27a], thực hiện 3 lần/ngày.
- Cào khắp đầu khoảng 150 cái, thực hiện 3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch Sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Hơ ngải cứu hoặc sấy ấm tại vùng khớp gối bị đau nếu có hiện tượng sưng do nhiều dịch, sau đó dùng cây lăn cầu gai hoặc con bọ chà tại vùng đau, thực hiện khoảng 1–3 phút.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu tiện [hình 2.27b]: 26, 61, 156, 9, 197, 421, 405. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế đi lại.
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Duy trì thực hành Đại giản thuật xoay cổ tay, khi xoay tập trung ý nghĩ về vùng khớp gối bị đau, thực hiện 3 lần/ngày.
2.28. Đau khớp háng
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt ba lần cách khoảng, sau đó tập trung gạch vào vùng đánh dấu trên [hình 2.28a], thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Vê các gốc ngón tay, nếu thấy điểm đau nhói thì tập trung day vào đó cho đến khi bớt đau Thực hiện 3-5 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Dùng ngải cứu hoặc máy sấy tóc sấy ấm vùng khớp háng bị đau, và vùng khớp háng đối xứng khoảng 1–3 phút mỗi vùng.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu tiện: 26, 61, 3, 74, 64, 145 [hình 2.28b], thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế đi lại.
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Duy trì thực hành Đại giản thuật xoay cổ tay, khi xoay tập trung ý nghĩ về vùng khớp háng bị đau, thực hiện 3 lần/ngày.
2.29. Đau khớp ngón tay
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Chà mặt bằng khăn nóng.
- Gạch khắp mặt 3 lần cách khoảng sau đó gạch những vùng đánh dấu trên [hình 2.29a]. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Vận động bàn tay như sau: Mở bàn tay chậm rãi đồng thời hít vào, khi mở hết cỡ thì nín thở và tập trung ý nghĩ vào khớp bị đau khoảng 2–3 giây, nắm bàn tay lại chậm rãi đồng thời thở nhẹ ra. Lặp lại quy trình 3–6 lượt, thực hiện 3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
- Dùng cây lăn đinh inox lăn trực tiếp vào vùng khớp tay bị đau sao cho cảm thấy vừa đủ thoải mái, lăn khoảng 3–5 phút cho toàn bộ khớp tay, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 26, 3, 38, 19, 460, 130, 50, 60 theo [hình 2.29b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế rửa tay nước lạnh.
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Duy trì thực hành xoay cổ tay, thực hiện 3 lần/ngày.
2.30. Đau khớp vai
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Giơ thẳng cánh tay lên cao hết cỡ, dừng lại tập trung ý nghĩ tại điểm đau và nín thở 2–3 giây, sau đó hạ tay xuống. Thực hiện 3–6 cái, ngày làm 1–3 lần.
- Dùng vật cứng, trơn nhẵn gạch vào những vùng đánh dấu [hình 2.30a]. Mỗi vùng gạch khoảng 30–40 giây. Thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay gõ vào vùng đánh dấu trên [hình 2.30a]. Mỗi vùng gõ khoảng 30 cái, thực hiện 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Dùng cây lăn cầu gai hoặc đinh (tùy cảm giác) lăn trực tiếp vùng cổ gáy vai khoảng 3–5 phút, có thể kết hợp vừa lăn vừa sấy ấm bằng máy sấy tóc. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Dùng Que Dò day ấn và dán cao Salonpas các huyệt sau: 88, 278, 564, 219, 65, 19, 16, 73 theo [hình 2.30b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn; Hạn chế xách nặng.
- Duy trì thực hành Đại giản thuật xoay cổ tay, khi xoay tập trung ý nghĩ về vùng khớp vai bị đau, thực hiện 3 lần/ngày.
2.31. Đau lưng
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt ba lần cách khoảng, sau đó tập trung gạch vào vùng đánh dấu trên [hình 2.31a].
- Cào đầu 150–200 cái, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Chà ấm vùng sống tay, sống chân, lòng bàn chân, loa tai 3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Chà/gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
- Dùng ngải cứu hoặc máy sấy tóc sấy ấm sau đó dùng cây lăn để lăn dọc sống lưng và hai bên thăn lưng khoảng 7–10 phút.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 1, 143, 19, 342, 558, 559, 300, 45, 0 theo [hình 2.31b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Không cúi để bê, vác nặng.
- Hạn chế uống nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Không nằm trực tiếp xuống nền gạch đá hoa, giữ ấm cơ thể khi ngủ.
- Duy trì thực hành xoay cổ tay, khi xoay tập trung ý nghĩ về vùng lưng bị đau, thực hiện 3 lần/ngày.
2.32. Đau răng
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Súc miệng sát khuẩn hàng ngày.
- Dùng 2 đầu ngón tay trỏ và ngón cái vuốt từ đầu lông mày xuống Sơn Căn theo [hình 2.32a], khoảng 30 lần, sau đó day ấn tại vị trí đó 10-15 giây. Thực hiện 1-3 lần mỗi ngày khi bị đau răng.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết 1-3 lần/ngày khi bị đau.
- Hơ ngải cứu dò Sinh Huyệt tại vùng má bên ngoài răng bị đau và bên đối xứng khoảng 1-3 phút, thực hiện 1 lần/ngày.
- Hơ ngải cứu dò tìm và xử lý sinh huyệt theo đồ hình đồng ứng hai bàn tay hình hàm răng (tại vị trí gốc của các móng tay). Thực hiện 1 lần/ngày.
- Day ấn và dán cao Salonpas bộ huyệt theo [hình 2.32b]: 34, 60, 57, 180, 0, 188, 196. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Giữ vệ sinh răng miệng hàng ngày.
- Nên đi khám nha sĩ để thăm khám định kỳ và điều trị triệt để nếu bị sâu răng.
2.33. Đầy bụng, ăn không tiêu
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Dùng ngón tay chà ấm dọc mang tai khoảng 5–7 lần/ngày.
- Dùng các vật cứng và trơn nhẵn (đũa inox, giắc tai nghe, chuôi thìa inox...) gạch vào các vùng sát chân tóc trán [hình 2.33a] khoảng 30 giây, ngày làm 3–5 lần.
- Dùng đầu ngón tay chà ấm vùng cạnh chân cánh mũi trái [hình 2.33a] khoảng 30 giây, ngày làm 3–5 lần.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.33b]: 126, 405, 14, 39, 0. Để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn đồ khó tiêu, nhiều dầu mỡ.
- Thực hành những Đại giản thuật hằng ngày như: 12 động tác xoa mặt vào buổi sáng, và xoay cổ tay mỗi lần 3–5 phút và làm 3 lần/ngày, sẽ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp chuyển hóa tốt hơn.
- Kiêng dùng nước đá, cam, chanh, dừa, kiêng tắm gội muộn.
2.34. Đổ mồ hôi (tay, chân, toàn thân)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt và chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 1–3 lần/ngày.
- Massage dọc sống lưng, sấy nóng sống lưng, trước ngực, cẳng tay, ống chân, bàn tay, bàn chân: Làm 1–2 lần/ngày.
- Chà sống mũi (động tác 5 trong bài tập xoa mặt): Làm 3–5 lần/ngày.
- Gõ/gạch các vùng theo [hình 2.34a] 30–60 cái/vùng, làm 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Lăn hoặc hơ ngải cứu vào các vùng trên [hình 2.34a]: 1–2 lần/ngày.
- Làm thủ pháp khai thông lưng và hơ Nhâm Đốc: 2–3 lần/tuần.
- Day ấn bộ huyệt theo [hình 2.34b] 1–3 lần/ngày, dán lưu cao Salonpas để qua đêm, theo thứ tự: 57, 16, 60, 106, 189, 1, 180, 156 , 113, 287. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích.
- Tập dưỡng sinh và thể dục thường xuyên (tập luyện Âm Dương Khí Công đặc biệt tốt).
2.35. Động kinh – co giật
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Trường hợp cấp cứu khi lên cơn co giật:
- Ấn tương đối mạnh vào hai vị trí 1 và 2 [hình 2.35a] và giữ đến khi giảm cơn co giật. Sau đó day nhẹ vào vị trí 3 và 4 [hình 2.35a] khoảng 1–2 phút mỗi vùng.
- Hỗ trợ hằng ngày cho người bệnh:
- Day nhẹ nhàng lần lượt vào các vị trí 1, 2, 3, 4 [hình 2.35a], 1–2 phút/1 vùng, làm 1–3 lần/ngày.
- Chà trán, chà gáy, cào đầu (động tác 6, 9, 10 trong 12 động tác xoa mặt), làm 1–3 lần/ngày. ӧ Massage dọc sống lưng 1–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay 1–3 lần/ngày, mỗi lần 3–5 phút.
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng cây lược tiên cào nhẹ nhàng khắp đầu, khoảng 50–100 cái, ngày làm 2–3 lần.
- Lăn đinh inox nhẹ nhàng khắp mặt 2–3 phút, làm 1–3 lần/ngày.
- Gạch mặt, đánh sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Làm thủ pháp Vòng tròn sinh địa: 2 lần/ngày.
- Làm thủ pháp Khai sơn phá thạch: 2 lần/ngày.
- Day ấn nhẹ nhàng bộ huyệt (không dán cao Salonpas) theo [hình 2.35b], theo thứ tự: 0, 300, 124, 197, 34, 26, 16, 63, 127, 14, 103, 106, 97, 98, 8. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Tránh kích động mạnh.
- Hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ nướng, chiên xào và các chất kích thích.
- Tập dưỡng sinh và thể dục thường xuyên.
2.36. Gút (Gout - rối loạn chuyển hóa)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Để giảm cơn đau cấp tính ở các khớp: Dùng vật cứng, trơn nhẵn (đầu chìa khóa, đầu đũa inox...) gạch mạnh vào vùng cằm và đầu lông mày khoảng 1 phút, ngày làm 2–3 lần cho đến khi bớt đau theo [hình 2.36a].
- Dùng đầu ngón tay chà ấm các vùng trên trán và dưới mặt theo [hình 2.36a], ngày làm 2–3 lần.
- Xoay cổ tay, chà mặt bằng khăn nóng hằng ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Nếu bị sưng đau và nóng các khớp: Dùng cây lăn đồng láng lăn tại chỗ bị đau khoảng 1 phút, thực hiện 3–5 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt theo [hình 2.36b]: 26, 3, 38, 85, 87, 41, 50, 37, 39, 63, 113, 17, 300, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế đồ ăn bổ dưỡng, hải sản, thịt bò.
- Hạn chế bia, rượu, cà phê, trà, nước có ga.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau củ.
- Uống đủ nước hằng ngày.
2.37. Huyết áp cao (giảm triệu chứng khi bị tăng huyết áp)
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
Khi lên cơn tăng huyết áp, thực hiện các cách sau theo [hình 2.37a]:
- Dùng các đầu ngón tay vuốt từ đầu lông mày ra phía đuôi lông mày khoảng 30-50 lượt,
- Vuốt từ chân tóc mai xuống cằm khoảng 30-50 lượt.
- Vuốt từ vùng giữa đầu lông mày xuống đầu mũi 30- 50 lượt.
- Vuốt từ vùng lõm sau dái tai xuống cạnh cổ (vùng động mạch cảnh) khoảng 30-50 lượt.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch mặt theo [mục 1.4].
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng đầu Âm, thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Day ấn nhẹ nhàng lần lượt các huyệt theo [hình 2.37b], từ 1-2 lần/ngày: 26, 8, 61, 3, 16, 57, 15, 14, 222, 85, 87, 51.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Tập thể dục dưỡng sinh hằng ngày tùy theo thể trạng.
- Theo dõi huyết áp thường xuyên và thăm khám định kỳ.
- Hạn chế: đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên xào, đồ ăn mặn, chất kích thích (rượu bia, thuốc lá, cà phê...)
- Hạn chế: suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, stress, áp lực công việc.
- Nên ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.
- Nên ăn nhiều rau củ quả.
- Nếu đang theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn cần uống thuốc đều, kết hợp song song với việc thực hành Diện Chẩn. Khi các chỉ số sức khỏe ổn định hơn thì có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để có lộ trình giảm dần thuốc một cách phù hợp.
2.38. Huyết áp thấp (giảm triệu chứng khi bị tụt huyết áp)
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Khi huyết áp hạ thấp, thực hiện các cách sau theo [hình 2.38a]:
- Bôi dầu cao, chà ấm nóng vùng hõm cằm và vành tai 1-3 phút.
- Chà vùng mang tai theo chiều từ dưới lên 30-50 lượt.
- Chà từ đầu mũi lên sát mí tóc trán 30-50 lượt.
- Sấy nóng bụng dưới, thắt lưng, cổ gáy và lỗ tai.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch mặt theo [mục 1.4]
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết bằng đầu Dương, thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Day ấn và dán cao Salonpas lần lượt các huyệt theo [hình 2.38b]: 127, 6, 63, 50, 37, 19, 1, 103, 300, 126, 0. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Thực hành xoay cổ tay, chà mặt khăn nóng và xoa mặt hàng ngày.
- Hạn chế: nước đá lạnh, nước cam, chanh, dừa.
- Hạn chế tắm muộn sau 19 giờ, sau khi tắm cần lau khô nhanh và sấy ấm cơ thể (tập trung sấy vùng bụng dưới, bẹn, nách, dọc trước và sau cơ thể).
- Bổ sung thêm lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn, không được bỏ bữa.
- Bổ sung thêm muối và nước hàng ngày.
- Nên khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân bệnh và liên hệ với chuyên gia để được tư vấn giải pháp xử lý tận gốc.
- Nếu đang theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn cần uống thuốc đều, kết hợp song song với việc thực hành Diện Chẩn. Khi các chỉ số sức khỏe ổn định hơn thì có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để có lộ trình giảm dần thuốc một cách phù hợp.
2.39. khan tiếng, ho, ngứa cổ
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Bôi dầu cao vào cổ tay và chà ấm hai cổ tay vào nhau, thực hiện 3 lần/ngày.
- Chà ấm vùng cổ gáy 3–5 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay gõ vào vùng cạnh dái tai theo [hình 2.39a] khoảng 30 cái, thực hiện 3–5 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.39b]: 26, 8, 20, 14, 275. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng nước đá, đồ ăn lạnh, đồ khô, bia rượu.
- Tránh gió thổi trực tiếp vào vùng họng và gáy.
2.40. Liệt mặt, méo miệng
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt và chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 1–3 lần/ngày.
- Làm 12 động tác xoa mặt kết hợp chà mặt bằng khăn nóng vào buổi sáng.
- Hơ ngải cứu vào hốc mắt, cánh mũi và lỗ tai bên mặt bị liệt, hơ 1–2 phút/vùng, làm 2 lần/ngày. Lưu ý hơ cách xa khoảng 2–3 cm.
- Gõ hoặc gạch theo các vùng đánh dấu trên [hình 2.40a], làm 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Làm theo thứ tự các bước: Lăn cầu đinh, lăn cầu gai, sau đó gõ búa mai hoa tại các vùng trên [hình 2.40a].
- Dán cao Salonpas liên tục theo các đường trên bằng các miếng nhỏ kích thước 4x4mm.
- Day ấn và dán cao Salonpas bộ huyệt theo [hình 2.40b]: 511, 491, 197, 184, 156, 113, 74, 64, 61, 45, 34, 7, 127, 63, 16, 0, 14. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế thói quen tắm muộn (sau 19 giờ).
- Không để điều hòa và quạt thổi trực tiếp vào người.
- Hạn chế các chất kích thích, các đồ ăn uống lạnh, đồ nướng, chiên xào.
2.41. Mất ngủ
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Đối với người thể tạng nóng, huyết áp cao:
- Làm nhẹ nhàng các động tác cào đầu, chà trán, chà gáy (động tác 6, 9 và 10 trong 12 động tác xoa mặt).
- Xoay cổ tay chậm hoặc vừa (90–150 vòng/phút): Làm 1–3 lần/ngày.
- Vuốt nhẹ các vùng trên theo [hình 2.41a]: Vuốt theo chiều từ trên xuống và từ trong ra ngoài, mỗi vùng 30 cái/lần, làm 3 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm dọc sống lưng, có thể kết hợp vừa sấy vừa dùng bàn tay massage dọc sống lưng.
- Đối với người thể tạng lạnh, huyết áp thấp:
- Làm mạnh các động tác cào đầu, chà trán, chà gáy (động tác 6, 9 và 10 trong 12 động tác xoa mặt).
- Xoay cổ tay nhanh (khoảng 150–200 vòng/phút): Làm 1–3 lần/ngày.
- Chà nóng đều các vùng trên [hình 2.41a].
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm dọc sống lưng, có thể kết hợp vừa sấy vừa dùng bàn tay massage dọc sống lưng.
2.42. Mệt mỏi, lờ đờ, thiếu năng lượng
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt ba lượt cách quãng, gạch tập trung nhiều tại các vùng đánh dấu trên [hình 2.42a].
- Cào đầu, xoa khắp mặt, chà gáy và vò nóng vành tai (động tác số 3, 9, 10 và 11 trong bài tập xoa mặt).
- Dùng lòng bàn tay, chà xát vùng thắt lưng cho nóng ấm lên, khoảng 30 cái là vừa.
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
Lưu ý: Nếu biểu hiện này đã kéo dài nhiều ngày (mãn tính), thì nên áp dụng các thao tác trên, từ 2–3 lần trong ngày, đến khi ổn định thì giảm dần liều lượng nhưng vẫn nên duy trì thường xuyên theo thời gian biểu phù hợp để phòng triệu chứng tái phát.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Hơ ngải cứu tại các vùng đánh dấu trên [hình 2.42a], khoảng 30–60 giây/vùng.
- Day ấn bộ huyệt, ba lượt cách quãng và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo thứ tự: 6, 127, 19, 0, 103, 300 theo [hình 2.42b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Lưu ý: Trường hợp có kèm theo huyết áp cao, thì bổ sung thêm các huyệt 26 và 15 vào bộ huyệt trên và không dán cao. Nếu triệu chứng ở dạng mãn tính, thì nên thực hiện 1–3 lần/ ngày và theo liệu trình gợi ý nêu tại [mục 1.7].
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Nên ngủ sớm và dậy sớm, tập dưỡng sinh hoặc thể dục thường xuyên.
- Không nên ngủ trưa nhiều (tối đa 30 phút).
2.43. Mệt tim, suy tim
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu h ệ B ạ c h Hu y ế t 1– 3 lần/ngày.
- Xoa khắp mặt, chà sống mũi 3 lần/ngày.
- Chà mặt bằng khăn nóng buổi sáng.
- Xoay cổ tay.
- Gạch mặt cấp cứu khi có cơn suy tim/mệt tim cấp tính.
- Gạch nhẹ hoặc chà/day nhẹ các vùng theo [hình 2.43a], 1–3 lần/ngày.
- Nếu có người thân hỗ trợ được thì nên massage dọc sống lưng (từ giữa lưng đến chân tóc gáy) 2–3 lần/ tuần, 5–10 phút/lần.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Day tam giác tim 3–5 lần/ngày.
- Khai thông lưng với thủ pháp Khai sơn phá thạch 2–3 lần/tuần.
- Hơ ngải cứu dò sinh huyệt trên nắm tay đồng ứng tim.
- Day ấn bộ huyệt (có thể dán cao nếu hợp) 2 lần/ngày.
- Bộ huyệt làm khỏe tim [hình 2.43b]: 0, 62, 6, 127, 19, 13, 34, 106, 103, 8, 60, 68, 69. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Tập dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công và Thể Dục Tự Ý đặc biệt tốt).
- Nên ăn (táo, cà chua) rau xanh, hoa quả tươi.
- Không dùng các chất kích thích, chất béo, thức ăn giàu đạm, lên men.
2.44. Ngứa, dị ứng
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Dùng móng ngón tay gãi nhẹ vào vùng đánh dấu trên [hình 2.44a], mỗi vùng khoảng 30–50 tiếng đếm, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Cắt cao Salonpas (loại cao nóng) hình vuông kích thước 4x4mm rồi dán vào cách vị trí 1, 2, 3, 4, 5 theo [hình 2.44a]. Để cao khoảng 2–3 tiếng. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Hơ ngải cứu ấm tại vùng bị ngứa, dị ứng khoảng 1–2 phút. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Bôi tinh dầu Vietmassage vào chỗ bị ngứa.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 26, 19, 127, 0, 61, 3, 50, 41 theo [hình 2.44b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Lưu ý một số thức ăn có thể gây dị ứng: Sữa, trứng, hải sản...
- Tập luyện hằng ngày để nâng cao sức đề kháng (xoay cổ tay, 12 động tác xoa mặt).
2.45. Nóng gan, nổi mề đay
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Gạch nhẹ các vùng theo [hình 2.45a] 1–3 lần/ngày.
- Sấy/chườm nóng trực tiếp tại các vùng nổi mề đay trong trường hợp cấp tính.
- Bôi tinh dầu Vietmassage (chiết xuất từ hạt Sachi và mùi già) hoặc dầu ô liu.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Cào mini hoặc lăn đồng láng vào các vùng theo[hình 2.45a] 2–3 phút/vùng, 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt làm mát gan 1–3 lần/ngày theo [hình 2.45b]: 26, 3, 38, 222, 16, 143, 41, 50, 233, 58, 235. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Không dùng chất kích thích đặc biệt là rượu, bia.
- Hạn chế ăn đồ nướng, chiên, xào, giàu đạm.
- Nên uống nhiều nước, ăn ngũ cốc, rau xanh, trái cây tươi.
2.46. Phục hồi sau tai biến, đột quỵ
Cách xử lý đơn giản dành cho mọi người:
- Cào đầu 100-200 cái, thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Gạch mặt theo [mục 1.4], và gạch vào các vùng đánh dấu theo [hình 2.46a], mỗi vùng 30 giây-1 phút, thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay theo [mục 1.1] từ 1-3 lần/ngày, mỗi lần 3-5 phút (có thể tập từ từ rồi tăng dần, nếu tay bị yếu hoặc bị liệt thì tập xoay cổ tay còn lại cũng có hiệu quả).
- Dùng rượu gừng hoặc rượu xoa bóp massage các vùng cổ, vai, gáy, lưng, cánh tay, bàn tay, cẳng chân, bàn chân; thực hiện 2-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết 1-3 lần/ngày (chọn đầu dụng cụ phù hợp thể trạng).
- Gạch khắp mặt 3 lần cách khoảng, sau đó tập trung gạch vào những vùng phản chiếu đầu, tay, chân.
- Dùng Cây Lăn Gai (với vùng cơ mềm nhão), hoặc dùng Cây Lăn Đinh (với vùng cơ co cứng) lăn khắp cơ thể (cổ, vai, gáy, cánh tay, bàn tay, mông, đùi, chân, bàn chân) khoảng 3-5 phút mỗi vùng. Nếu bị méo miệng thì lăn ngược với chiều bị méo. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
- Dùng Cây Búa Lớn đầu cao su lõm gõ khắp toàn bộ vùng cơ thể vừa lăn.
- Làm các bộ huyệt sau theo [hình 2.46b]:
- Sáng: Day ấn và dán cao bộ huyệt làm Tan máu bầm và bộ vị của não: 156+, 38+, 7+, 50, 61+, 3+, 290+, 16+, 26, 0, 1, 34, 103, 124, 300.
- Tối: Day ấn và dán cao bộ huyệt: 34, 97, 98, 99, 100, 219, 113, 222, 51, 19.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Kiểm tra huyết áp hằng ngày.
- Giữ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn nhạt và ăn nhiều rau củ quả.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu tức giận, buồn chán hoặc những suy nghĩ tiêu cực.
- Tập thể dục, dưỡng sinh hàng ngày.
2.47. Rối loạn tiền đình, chóng mặt
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Xử lý trường hợp chóng mặt, say tàu xe cấp tính:
- Gạch mặt.
- Gạch vùng số 6 (trong kỹ thuật sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết) 200 vòng mỗi bên.
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết:1–3 lần/ngày. Riêng vùng số 6 (quanh vành tai) khoanh 100 vòng. (Đặc biệt tốt với người say xe). ӧ Xoay cổ tay 3 lần/ngày.
- Chà miệng, trán, chà gáy, cào đầu, chà viên tai, vò tai, nút lỗ tai (động tác số 4, 6, 7, 9, 10, 11 trong bài tập xoa mặt): Làm 1–3 lần/ngày.
- Gạch các vùng đánh dấu trên [hình 2.47a], khoảng 30–60 giây mỗi vùng.
Lưu ý: Nếu có thêm biểu hiện lạnh người, lạnh bàn tay, bàn chân thì nên sấy nóng bụng dưới và thắt lưng.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Cào đầu bằng cây lược tiên, 50–100 cái/lần, 1–3 lần/ngày.
- Gõ búa trường thọ hoặc búa mai hoa vào các vùng trên [hình 2.47a]
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo thứ tự: 126, 300, 103, 124, 34, 65, 63, 16, 57, 0, 19, 127, 26 theo [hình 2.47b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế thức khuya.
- Hạn chế các chất kích thích.
2.48. Sỏi mật
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 2–3 lần/ngày.
- Sấy/chườm nóng bụng trên, tập trung nhiều về phía bên phải: 3–5 phút/lần, 2–3 lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.48a], 1–2 phút/vùng, 2–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay 3–5 phút/lần, 2–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Làm theo thứ tự các bước: Gõ búa mai hoa (30 cái), tô màu (30–60 giây), hơ ngải cứu (30 giây) vào các vùng theo [hình 2.48a], 2–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo thứ tự: 156+, 7+, 50, 3+, 61+, 290+, 16+, 37, 124+, 41, 184 theo [hình 2.48b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Không được bỏ bữa.
- Hạn chế đồ ăn chứa nhiều mỡ động vật (thịt nướng, chiên xào), trứng.
- Hạn chế cà phê, cacao, chocolate.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi (bưởi, dứa, chanh…).
- Tập dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công, Thể Dục Tự Ý) hằng ngày.
2.49. Sỏi thận
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 1–3 lần/ngày.
- Sấy/chườm nóng thắt lưng: 3–5 phút/lần, 1–3 lần/ngày
- Gạch nhẹ các vùng theo [hình 2.49a], 1–2 phút/vùng, 1–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay 3–5 phút/lần, 1–3 lần/ngày
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Làm theo thứ tự các bước: Gõ búa mai hoa (30 cái), tô màu (30–60 giây), hơ ngải cứu (30 giây) vào các vùng theo [hình 2.49a], 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo thứ tự: 156+, 7+, 50, 3+, 61+, 290+, 16+, 26, 37, 0, 300, 1, 45, 19, 17, 38, 73 theo [hình 2.49b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp: - Cần uống đủ nước: 2–2,5 lít/ngày.
- Nên uống nước bưởi, nước chanh hoặc cà phê (nhưng không nên lạm dụng).
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ (nướng, chiên xào), các loại nước ngọt đóng chai.
- Hạn chế ăn mặn.
- Tập dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công, Thể Dục Tự Ý) hằng ngày.
2.50. Sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết: 1–3 lần/ngày.
- Sấy/chườm nóng bụng dưới: 3–5 phút/lần, 1–3 lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.50a], 1–2 phút/vùng, 1–3 lần/ngày.
- Xoay cổ tay: 3–5 phút/lần, 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Làm theo thứ tự các bước: gõ búa mai hoa (30 cái), tô màu (30–60 giây), hơ ngải cứu (30 giây) vào các vùng theo [hình 2.50a], 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo [hình 2.50b]: 156+, 7+, 50, 3+, 61+, 290+, 16+, 26, 37, 38, 222, 104, 124+, 14, 277, 94, 95, 62. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Cần uống đủ nước: 2–2,5 lít/ngày.
- Nên uống nước bưởi, nước chanh hoặc cà phê (nhưng không nên lạm dụng).
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ (nướng, chiên, xào), các loại nước ngọt đóng chai.
- Hạn chế ăn mặn.
- Tập dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công, Thể Dục Tự Ý) hằng ngày.
2.51. Sốt (do virus hoặc nguyên nhân khác)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch nhẹ nhàng sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết (nên dùng vật dụng bằng kim loại mát, như đũa inox, cán thìa inox). Khi đang sốt, cần gạch nhiều lần (cách 60 phút làm 1 lần) cho tới khi hạ sốt thì thôi.
- Nếu đã dứt hẳn sốt, thì vẫn nên duy trì 2–3 lần/ngày sau đó, đến khi cơ thể khỏe mạnh bình thường thì thôi.
- Dùng thìa inox (loại nhỏ như thìa cà phê), chà nhẹ các vùng [hình 2.51a] theo chiều mũi tên, 2–3 phút/ vùng, làm sau mỗi lần gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
- Dùng khăn nóng lau dọc sống lưng, ngực, bụng, hốc nách, quanh cổ, bẹn, khoeo tay, khoeo chân.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Truyền nước theo phương pháp Diện Chẩn (uống khoảng 200ml nước ấm, sau đó dùng ngải cứu hơ ấm mắt cá chân, lòng bàn chân, thắt lưng vùng thận cho đến khi thấy cơ thể rịn mồ hôi).
- Day ấn (không dán cao) bộ huyệt, cách 60 phút làm một lần đến khi hạ sốt thì thôi, theo thứ tự: 26, 60, 3, 38, 16, 29, 15, 143, 85, 87, 222, 235; theo [hình 2.51b].
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh và hoa quả.
- Duy trì tập luyện giúp nâng cao sức khỏe (xoay cổ tay, xoa mặt...).
2.52. Stress (căng thẳng, suy nhược thần kinh, hay gặp ác mộng)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Chà trán, chà gáy, cào đầu (động tác số 6, 9, 10 trong bài tập xoa mặt): 1-3 lần/ngày
- Massage dọc sống lưng, sấy nóng sống lưng và trước ngực: 1-2 lần/ngày.
- Gõ/gạch các vùng theo [hình 2.52a], 30-60 cái/ vùng, làm 1-3 lần/ngày.
- Dùng máy sấy tóc sấy ấm bụng dưới và thắt lưng: làm 1-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch mặt và Gạch 6 vùng phản chiếu Hệ Bạch Huyết: 1-2 lần/ngày.
- Lăn khắp mặt bằng Cây Lăn Đinh (với người thể tạng nóng) hoặc Cây Lăn Gai (với người thể trạng lạnh): 2-3 phút/lần, 1-3 lần/ngày.
- Làm thủ pháp Khai Thông Lưng (với các kỹ thuật
- Khai Sơn Phá Thạch, lăn, gõ, hơ) 2-3 lần/tuần.
- Hơ Nhâm Đốc: 2-3 lần/tuần.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện), theo thứ tự: 300, 103, 124, 34, 106, 26, 8, 50, 189, 127, 0. [hình 2.52b]. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Tập thể dục dưỡng sinh; Nghỉ ngơi hợp lý.
- Ghi chép lại nội dung các giấc mơ nếu có thể nhớ.
- Khám sức khỏe để xác định bệnh nền/nguyên phát khác.
2.53. Sưng phù chân
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch khắp mặt ba lần cách khoảng, sau đó gạch vào vùng đánh dấu trên [hình 2.53a].
- Chà mặt bằng khăn nóng vào buổi sáng.
- Xoa ấm hoặc dùng máy sấy tóc sấy vùng thắt lưng 1–3 lần/ngày.
- Xoa bóp và vuốt vùng chân bị phù theo chiều từ ngón chân ngược lên đùi từ 7–10 phút, sau đó dùng máy sấy sấy ấm chân.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng cây lăn gai lăn trực tiếp vùng bị phù theo chiều từ ngón chân ngược lên đùi, thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể dán lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 103, 37, 51, 17, 300, 290, 235, 85, 87 theo [hình 2.53b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa.
- Kiêng tắm gội muộn.
- Duy trì thực hành xoay cổ tay, thực hiện 3 lần/ngày.
2.54. Suy nhược sinh dục - Yếu sinh lý (Nam và Nữ)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Xoa mắt, chà mũi ngược từ dưới lên, chà miệng (động tác 1, 2, 4, 6 trong 12 động tác massage), 3 lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.54a], 3 lần/ngày.
- Day ấn các điểm 1, 2, 3, 4, 5 theo [hình 2.54a], 3 lần/ngày.
- Chà xát thắt lưng 1–2 phút, 3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Thực hiện các thao tác đơn giản như trên.
- Day ấn bộ huyệt theo [hình 2.54b]: 0, 62, 63, 38, 17, 113, 1, 290, 189, 8, 103, 300. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Tập luyện Âm Dương Khí Công và Thể Dục Tự Ý.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế tắm đêm.
- Hạn chế ăn chua, lạnh, đồ nướng, chiên, xào.
2.55. Suyễn, khó thở
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Khi lên cơn suyễn, khó thở: dùng đầu móng tay ấn và giữ vào điểm Huyệt 28 dưới gò má [hình 2.55a].
- Chà ấm vùng mang tai, sống mũi, cánh mũi, trán [hình 2.55a], thực hành 3–5 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) [hình 2.55b]: 26, 3, 19, 127, 61, 14, 275, 60, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng nước đá, sữa bò, cam, chanh, mắm các loại, thức ăn lên men, tắm gội muộn.
- Tập thể dục thường xuyên, tập hít thở sâu, xoay cổ tay, xoa mặt.
- Chà mặt bằng khăn nóng hằng ngày.
2.56. Táo bón
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch mặt.
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày (gạch nhẹ).
- Cào đầu, chà trán, chà miệng (3 lần/ngày).
- Vuốt đầu mũi từ trên xuống (vùng 1) theo [hình 2.56a].
- Vuốt vùng 2 theo chiều mũi tên (phải sang trái).
- Day nhẹ vùng 3 (30–60 giây) theo [hình 2.56a].
- Xoa bụng bằng tay phải (từ hạ sườn phải, lên trên rốn, vòng sang trái xuống dưới).
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Thực hiện các thao tác đơn giản như trên.
- Lăn đinh Inox vùng trán và quanh miệng 1–3 lần/ ngày, 2–3 phút/vùng/lần.
- Trường hợp rặn không ra, ấn huyệt 19, há miệng rặn.
- Day nhẹ bộ huyệt (nếu người nóng)/ấn và dán cao bộ huyệt (nếu người lạnh) trên [hình 2.56b]: 26, 61, 16, 3, 19, 38, 85, 87, 143. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, chua, lạnh, đồ chiên, xào, nướng.
- Tránh suy nghĩ căng thẳng, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý đan xen với công việc.
2.57. Thận yếu, suy thận
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Xoay cổ tay theo [mục 1.1] mỗi lần 3-5 phút, thực hiện 1-3 lần/ngày. Khi xoay tập trung để ý vào vùng thận sau thắt lưng.
- Chà mặt bằng khăn nóng vào buổi sáng theo [mục 1.2].
- Chà trán, chà miệng, chà mang tai, vò tai (động tác 4, 6, 7, 11 trong [mục 1.3] – Bài tập 12 động tác xoa mặt), thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Chà ấm vào các vùng đánh dấu theo [hình 2.57a], mỗi vùng 1-2 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
- Xoa bóp, sấy ấm lòng bàn chân và thắt lưng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Tập kiễng chân (nhón gót) nhiều lần trong ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyệt 1-3 lần/ngày.
- Khai thông lưng (Lăn, gõ, hơ ngải cứu): Dọc cột sống lưng và làm thêm vùng đốt sống thắt lưng (L1-L5).
- Day ấn và dán cao Salonpas bộ huyệt theo [hình 2.57b]: Thực hiện 1-2 lần/ngày. 22, 127, 50, 37, 28, 3, 17, 1, 45, 300, 0.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Tập thể dục dưỡng sinh hàng ngày với cường độ phù hợp.
- Hạn chế: sử dụng thuốc giảm đau, nước ngọt và nước có ga, lạm dụng muối, bia rượu, chất kích thích, nội tạng động vật, đồ ăn nhiều chất.
- Nên ăn rau củ quả, các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ...)
2.58. Tiêu chảy/kiết lỵ
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Sấy nóng bụng dưới, thắt lưng (Nếu tiêu chảy thì sấy thêm trên đỉnh đầu).
- Cào đầu, chà trán, chà miệng, gõ răng, đảo lưỡi, nuốt nước bọt.
- Gạch mặt.
- Gạch các vùng 1 và 2 theo [hình 2.58a] từ 1–2 phút/ vùng, làm 1–3 lần/ngày.
- Cắt miếng cao 4x4cm dán vào các vị trí theo [hình 2.58a] khoảng 2 lần/ngày (mỗi lần lưu cao từ 1–3 tiếng).
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch/lăn và hơ ngải cứu các vùng trên và hai lỗ tai 3 lần/ngày.
- Day ấn dán cao bộ huyệt [hình 2.58b]. Thực hiện từ 1–2 lần/ngày.
- Tiêu chảy: Huyệt 22, 127, 63, 103.
- Kiết lỵ, thêm bộ huyệt tiêu viêm: 41, 143, 127, 19, 37, 38.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Nên dậy sớm, tập thể dục và đại tiện vào lúc từ 6–7 giờ sáng (nếu bị dài ngày).
- Ăn nhiều tỏi sống hoặc uống rượu tỏi.
2.59. Tiểu đường
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Dùng mặt lồi của thìa inox chà các vùng được đánh dấu theo hình [hình 2.59a], mỗi vùng khoảng 30 giây-1 phút. Thực hiện 1-3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ năng Dưỡng Sinh Diện Chẩn căn bản):
- Gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết và gạch thêm vùng môi trên khoảng 30 lượt. Thực hiện từ 1-3 lần/ngày.
- Dùng Cây Lăn Gai hoặc Đinh hoặc Đồng Láng (tùy thuộc thể trạng) lăn ngón tay và bàn tay theo đồ hình đồng ứng Tuyến Tụy khoảng 1-3 phút, thực hiện 2-5 lần/ngày.
- Day ấn và dán cao Salonpas các huyệt theo [hình 2.59b]: 103, 106, 26, 8, 20, 189, 290, 63, 7, 113, 17, 235.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và một số lưu ý:
- Tập thể dục dưỡng sinh hằng ngày tùy theo thể trạng.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, ăn nhiều rau củ quả tươi, nên ăn nhạt.
- Hạn chế chất béo, đồ ngọt, bia rượu, thuốc lá...
- Nếu đang theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn cần uống thuốc đều, kết hợp song song với việc thực hành Diện Chẩn. Khi các chỉ số sức khỏe ổn định hơn thì có thể tham vấn ý kiến bác sĩ để có lộ trình giảm dần thuốc một cách phù hợp.
2.60. Tiểu nhiều, tiểu đêm
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Cào đầu, chà trán, chà cằm 3 lần/ngày (riêng vùng cằm nên chà 5–6 lần/ngày).
- Gạch các vùng theo [hình 2.60a] theo chiều mũi tên 1–2 phút/vùng, 2–3 lần/vùng (Riêng vùng dái tai thì dùng hai ngón tay vò nóng lên).
- Sấy/chườm nóng bụng dưới và vùng xương cụt 2–3 phút/lần, 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Thực hiện các cách đơn giản như trên.
- Day ấn bộ huyệt theo [hình 2.60b] (có thể dán cao nếu hợp). Bộ huyệt trị tiểu nhiều: 87, 19, 1, 0, 37, 103, 124, 300, 126. Thực hiện 1–2 lần/ngày
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Nên uống nước ấm.
- Hạn chế các chất kích thích (cà phê, bia, rượu).
- Tập dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công, Thể Dục Tự Ý).
2.61. TIỂU RẮT, BÍ TIỂU
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Chà vuốt các vùng mũi tên tại các vùng theo [hình 2.61a], thực hiện 3–5 lần/ngày.
- Sấy nóng và massage bụng dưới, xương cụt và thắt lưng 1–2 lần/ngày.
- Chà nóng cườm tay và gót chân 3–5 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Lăn đinh trước, lăn gai sau/hơ ngải cứu các vùng trên [hình 2.61a] từ 1–2 lần/ngày.
- Day ấn dán cao bộ huyệt theo [hình 2.61b] (1–2 lần/ ngày): 26, 3, 29, 85, 87, 40, 222, 37, 290, 235.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Tăng cường ăn rau ngót, rau sam.
- Nên tập dưỡng sinh hoặc thể dục thường xuyên(Âm Dương Khí Công, Thể Dục Tự Ý).
2.62 Trào ngược dạ dày
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Dùng đầu ngón tay vuốt dọc sống mũi và viền cánh mũi bên trái theo chiều từ trên xuống khoảng 30 cái, thực hiện 3–5 lần mỗi ngày [hình 2.62a].
- Vuốt cổ họng xuống đến thượng vị khoảng 30 cái, thực hiện 3–5 lần mỗi ngày.
- Gõ răng, đảo lưỡi, nuốt nước bọt 7–10 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.62b]: 16, 61, 3, 45, 4, 39, 37, 275, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng cữ: Nước đá, nước có gas trước và trong bữa ăn, cà phê, rượu, trà đặc lúc bụng đói, chuối già (chuối tiêu).
- Khi ăn nên tập trung ăn chậm, nhai kỹ, tránh suy nghĩ căng thẳng.
2.63. Trĩ, lòi dom
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Xử lý dứt điểm chứng táo bón theo [mục 2.56].
- Tập: kiễng chân (nhón gót) hít hơi vào, nín thở và nhíu hậu môn 3–5 giây, thở ra, hạ chân xuống, thả lỏng. Mỗi lần tập 30–50 lượt.
- Bôi tinh dầu Vietmassage (hoặc dầu dừa) vào búi trĩ.
- Chà sống mũi ngược từ dưới lên.
- Ấn giữ vào các điểm theo [hình 2.63a], lần lượt từ số 1 đến số 3. Mỗi điểm giữ khoảng 30–60 giây, làm 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Thực hiện các cách đơn giản như trên.
- Hơ ngải cứu trực tiếp vào hậu môn trong trường hợp bị trĩ nội khoảng 1–2 phút (bôi tinh dầu Vietmassage trước khi hơ).
- Day ấn bộ huyệt giảm trĩ theo [hình 2.63b]: 521, 6, 127, 63, 19, 18, 103, 126, 143. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, chua, lạnh, đồ chiên, xào, nướng.
- Tránh suy nghĩ căng thẳng, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý đan xen với công việc.
- Chú ý hạn chế ngồi xổm.
2.64. Vẩy nến
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch các vùng được đánh dấu trên [hình 2.64a], thực hiện 1–3 lần/ngày.
- Chà/gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết, thực hiện 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng búa mai hoa đầu inox gõ tại vùng vảy nến khoảng 1 phút, sau đó dùng lăn đinh inox lăn và hơ ngải cứu khoảng 1 phút. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt theo [hình 2.64b] và có thể dán lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 26, 63, 7, 113, 156, 50, 127, 300, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Không tự ý dùng thuốc mà cần có sự tư vấn của bác sĩ.
- Giữ tinh thần ổn định, tránh suy nghĩ căng thẳng.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích, thuốc lá, bia, rượu, chất béo, dầu mỡ.
- Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức đề kháng (xoay cổ tay, Thể Dục Tự Ý, xoa mặt...).
2.65. Viêm đại tràng, đại tiện nhiều lần, phân lỏng/nát
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Cào đầu, chà trán, chà miệng, 1–3 lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.65a], 1–3 lần/ngày.
- Sấy/chườm nóng bụng dưới và thắt lưng 2–3 phút/ vùng/lần, 2 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Thực hiện các cách đơn giản như trên.
- Hơ Nhâm Đốc 1 lần/ngày.
- Day ấn, dán cao bộ huyệt trị chứng đại tràng co thắt theo [hình 2.65b]: 126, 300, 103, 124, 34, 342, 19, 38, 9, 104, 97. Thực hiện 1–2 lần/ngày. (Nếu có viêm loét thì thêm các huyệt: 41, 143, 127, 37).
- Gạch nhẹ các huyệt: 124, 34, 103 khoảng 30 giây/ huyệt, 3 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn uống đồ chua, lạnh.
- Hạn chế các chất kích thích.
- Tập dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công và Thể Dục Tự Ý).
- Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, suy nghĩ nhiều.
2.66. Viêm đường tiết niệu
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Sấy nóng xương cụt, bụng dưới, viền mông trên, bẹn (khớp háng) 1–2 lần/ngày (mỗi lần 1–2 phút).
- Chà trán, chà miệng 3–5 lần/ngày, mỗi lần chà khoảng 30-40 cái (Động tác số 4 và số 6 trong 12 động tác xoa mặt).
- Chấm dầu và gạch các vùng theo [hình 2.66a].
Lưu ý: Nên đến bệnh viện khám kiểm tra sỏi đường tiết niệu.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch/cào theo các vùng trên 3 lần/ngày.
- Dán cao Salonpas liên tiếp theo các vùng trên [hình 2.66a].
- Hơ ngải cứu, dò và xử lý sinh huyệt (các vùng trên mặt, bụng, xương cụt và viền mông).
- Day ấn và dán bộ huyệt theo [hình 2.66b]: 41, 143, 127, 19, 37, 38, 222, 156, 6, 62, 94, 95, 277, 14, 0, 558. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, các chất kích thích.
- Tập dưỡng sinh và thể dục thường xuyên. (Tập luyện Âm Dương Khí Công đặc biệt tốt).
2.67. Viêm gan A, B, C
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Chà mặt bằng khăn nóng buổi sáng.
- Gạch các vùng theo [hình 2.67a] 2–3 phút/lần, 3–5 lần/ngày.
- Sấy nóng phần bụng trên (tập trung bên phải) 2–3 phút/lần, 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Cào mini hoặc lăn đinh inox (trường hợp bị nóng gan có thể dùng lăn đồng láng) vào các vùng theo [hình 2.67a] 2–3 phút/vùng, sau đó hơ ngải cứu 1 phút/ vùng; 1–3 lần/ngày.
- Day ấn bộ huyệt giảm viêm gan (có thể dán cao nếu thấy phù hợp): theo [hình 2.67b] 26, 61, 3, 14, 143, 127, 19, 37, 38, 356, 41, 50, 233, 58. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Không dùng chất kích thích đặc biệt là rượu, bia.
- Hạn chế ăn muối, mỡ, đồ chua, lạnh, chất ngọt nhân tạo, đồ nướng, chiên, xào, giàu đạm.
- Nên uống nhiều nước, ăn ngũ cốc, cá, rau xanh, trái cây tươi, dầu Sachi, dầu ô liu.
- Tập luyện dưỡng sinh (Âm Dương Khí Công, Thể Dục Tự Ý).
2.68. Viêm hoàng điểm, thoái hóa võng mạc (ruồi bay)
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Thực hiện động tác xoa tay áp mắt (động tác 1) và chà xung quanh hốc mắt (động tác 2) trong 12 động tác xoa mặt. Thực hiện 3–5 lần/ngày.
- Chà ấm những vùng đánh dấu theo [hình 2.68a]: Thực hiện 3 lần/ngày.
- Chà/gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Dùng cây lăn đinh inox nhỏ lăn xung quanh xương hốc mắt mỗi vùng khoảng 30 giây, sau đó hơ ấm bằng ngải cứu khoảng 5–10 giây.
- Day ấn ba vòng bộ huyệt sau và có thể lưu cao Salonpas nếu thuận tiện: 26, 61, 5, 38, 34, 16, 175, 100, 102, 130 theo [hình 2.68b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Giữ môi trường đủ ánh sáng khi mắt làm việc.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh nhìn quá lâu vào máy tính hoặc điện thoại.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thuốc lá.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh và hoa quả.
- Duy trì tập luyện giúp nâng cao sức khỏe (xoay cổ tay, xoa mặt...)
2.69. Viêm họng, viêm họng hạt
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Vuốt cổ 30 lần, thực hiện 35 lần/ngày.
- Chà ấm vùng gáy 3–5 lần/ngày.
- Gõ răng, đảo lưỡi, nuốt nước bọt 5–7 lần/ngày.
- Dùng đầu ngón tay gõ vào vùng cạnh dái tai [hình 2.69a] khoảng 30 cái, thực hiện 3–5 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Gạch và hơ ấm bằng điếu ngải cứu vùng cạnh dái tai khoảng 1 phút. Hơ tại vùng họng khoảng 1–3 phút.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.69b]: 14, 275, 38, 61, 8, 20. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng: Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa, mắm các loại.
- Nên dùng: Gừng, nghệ, sả, tỏi.
- Nếu thấy có hiện tượng trào ngược dạ dày, ợ chua thì nên thực hành thêm bài Trào ngược dạ dày [mục 2.62].
2.70. Viễm mũi dị ứng, sổ mũi
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Xoay cổ tay khoảng 3–5 phút, làm ba lần mỗi ngày.
- Thực hành 12 động tác xoa mặt hoặc chà mặt bằng khăn nóng hằng ngày, lưu ý chú trọng động tác cào đầu, chà mũi, chà gáy, chà mang tai.
- Chà ấm nóng vùng sống mũi, sống trán, cánh mũi, mang tai khoảng 1–3 lần/ngày [hình 2.70a].
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ ngày. Có thể kết hợp vừa gạch vừa hơ ấm bằng điếu ngải cứu.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.70b]: 39, 65, 103, 300, 45, 61, 287, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng: Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa, mắm các loại.
- Nên dùng: Gừng, nghệ, sả, tỏi.
2.71. Viêm tai giữa có mủ
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Gạch/chà sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ngày.
- Xoa mắt, chà viền tai, vò nóng vành tai, 1–3 lần/ngày.
- Vệ sinh lỗ tai bằng nước muối sinh lý 1–3 lần/ngày.
- Nhờ người nhà thổi vào lỗ tai 5–6 hơi/lần/ngày.
- Gạch các vùng theo [hình 2.71a], 1–3 lần/ngày.
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Hơ ngải cứu kết hợp thổi nhẹ vào lỗ tai 2 lần/ngày.
- Day ấn, dán cao bộ huyệt 1–3 lần/ngày: 26, 61, 14, 41, 37, 38, 65, 74, 421, 0, 15, 138. theo [hình 2.71b]. Thực hiện 1–2 lần/ngày.
- Ấn huyệt 0 và 65 theo thủ pháp ấn chậm 30–60 giây/ huyệt/lần, làm 3 lần/ngày.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Nút bông vào lỗ tai khi tắm gội.
- Kiêng thịt gà, thịt bò, rau muống.
2.72. Viêm xoang
Cách xử lý đơn giản (dành cho mọi người):
- Xoay cổ tay khoảng 3–5 phút, làm ba lần mỗi ngày.
- Làm 12 động tác xoa mặt hoặc chà mặt bằng khăn nóng hằng ngày, lưu ý chú trọng động tác cào đầu, chà mũi, chà gáy, chà mang tai.
- Chà ấm nóng vùng sống mũi, cánh mũi, lông mày, mang tai khoảng 1–3 lần/ngày [hình 2.72a].
Cách xử lý chuyên sâu (dành cho người đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật Diện Chẩn Bùi Quốc Châu):
- Gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết 1–3 lần/ ngày. Có thể kết hợp vừa gạch vừa hơ ấm bằng điếu ngải cứu.
- Day ấn bộ huyệt và có thể dán cao Salonpas nóng (nếu thuận tiện) theo [hình 2.72b]: 240, 184, 287, 38, 50, 3, 126, 0. Thực hiện 1–2 lần/ngày, để cao dán từ 2–3 tiếng, hoặc có thể để qua đêm.
Chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp:
- Kiêng: Nước đá, nước cam, nước chanh, nước dừa, mắm các loại, chuối tiêu, cà các loại, thịt gà, rau dền.
- Nên dùng: Gừng, nghệ, sả, tỏi.