1Các kỹ năng cơ bản cần nắm vững
1.1. Bài tập xoay cổ tay
Đây là kỹ thuật giúp làm lưu thông khí huyết rất nhanh. Thực hành đều đặn hằng ngày sẽ có những tác dụng sau:
- Điều hòa nhiệt độ, làm nóng hoặc làm mát từng bộ phận của cơ thể cho đến toàn thân.
- An thần, giúp tạo giấc ngủ dễ dàng.
- Làm hồng hào da mặt.
- Hỗ trợ tiêu u, tiêu bướu.
- Làm mạnh sinh lý (cho cả nam lẫn nữ).
- Giảm sưng đau xương khớp, đặc biệt giảm đau mỏi cổ vai gáy và cột sống lưng.
- Làm mạnh gân cốt.
- Làm săn chắc da thịt.
- Hỗ trợ phục hồi sau tai biến.
Cách thực hành
- Nắm hai bàn tay lại với ngón cái nằm trong bốn ngón còn lại, nắm vừa phải không cần chặt. Rồi giữ yên cánh tay và chỉ quay khớp cổ tay theo một chiều nhất định trong một lần tập.
- Người yếu hoặc có bệnh thì xoay 3–4 lần, mỗi lần khoảng 3–5 phút, nhanh hay chậm tùy theo sức. Người bình thường thì tùy theo nhu cầu.
Lưu ý:
- Để đạt kết quả tốt, khi tập cần có sự tập trung, theo nguyên lý Ý dẫn khí dẫn huyết dẫn lực. Nếu tập để lưu thông khí huyết toàn thân thì tập trung chú ý vào động tác. Còn nếu hỗ trợ trị liệu bộ phận nào thì chú ý vào bộ phận đó. Sau mỗi buổi tập mà có cảm thấy ấm nóng một số vùng trong người hoặc ấm nóng toàn thân, toát mồ hôi, thì đó là dấu hiệu tốt.
- Tư thế quay: Đi, đứng, nằm ngồi đều được. Miễn là tư thế đó hợp, thoải mái, cho kết quả tốt nhất đối với người bệnh là quay, không cần cố gắng nhiều.
- Quay đến khi nào mỏi tay thì dừng, hết mỏi quay lại, ngày tập 4–5 lần vẫn được.
- Quay mà nóng người quá thì dừng, sau khi khỏe thì quay lại.
- Quay mà có cảm giác nóng người và thoải mái (không khó chịu) là được. Nếu khó chịu hoặc mệt thì quay chiều ngược lại. Quay chiều ngược lại mà không kết quả thì chuyển qua giản thuật khác.
1.2. Bài tập chà mặt bằng khăn nóng
Những ích lợi của chà mặt bằng khăn nóng mỗi sáng (hoặc trước khi đi ngủ):
- Làm mịn, sáng và săn chắc da mặt; giảm nám, tàn nhang. Giảm đau mỏi xương khớp.
- Giúp ăn ngon, ngủ tốt (trừ trường hợp cơ thể nóng, nếu chà vào buổi tối có thể khó ngủ).
- Làm mạnh sinh lý.
- Phòng ngừa và giảm bệnh liệt dây thần kinh số 5 và số 7 (liệt mặt, méo miệng).
- Làm khỏe tim, hỗ trợ các bệnh do rối loạn chuyển hóa (mỡ máu, men gan cao).
- Làm ấm phổi, tăng sức đề kháng, phòng chống tai biến...
Cách thực hành
Nhúng khăn vào nước nóng già (khoảng 45–50ºC), vắt khô và chà vào các vị trí sau (phải đảm bảo khăn luôn ấm nóng):
1. Mắt trái – phải (liên hệ tới: phổi, thận, hệ sinh sản... và như thể mở cửa sổ sau khi thức dậy).
2. Má trái (liên hệ tới phổi, lá lách, dạ dày).
3. Má phải (liên hệ tới phổi, gan, mật).
4. Xung quanh môi (ruột non, ruột già, tuyến tụy, thận).
5. Cằm (bàng quang, ruột non, tử cung).
6. Trán (nội tạng, não).
7. Hai bên tai (thận, dạ dày).
Sau đó bạn có thể massage lại nhẹ nhàng với một chút kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu Vietmassage BQC.
Lưu ý: Để giúp làm quen dần với cảm giác nóng ấm, trước khi chà, ta có thể áp khăn đã vắt khô vào các vị trí nêu trên và tập trung cảm nhận hơi nóng dẫn truyền vào sâu dưới da, cảm giác rất dễ chịu.
1.3. Bài tập 12 động tác xoa mặt dưỡng sinh
Cách thực hành và tác dụng
Lưu ý:
- Nếu nhằm mục đích dưỡng sinh thông thường, thì nên thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi sáng, ngay khi mới ngủ dậy, nhằm khởi động toàn bộ cơ thể, chuẩn bị năng lượng tràn đầy cho một ngày mới.
- Trường hợp muốn hỗ trợ trị liệu cho một số vùng bị bệnh trong cơ thể, thì nên chọn ra một vài động tác phù hợp (theo phân tích về tác dụng nêu trên), thực hiện thêm 2–3 lần nữa trong ngày.
1.4. Kỹ thuật gạch và Đại giản thuật gạch mặt
Kỹ thuật gạch
Để thực hiện kỹ thuật này, ta dùng một dụng cụ chuyên dụng của Diện Chẩn gọi là que dò huyệt bằng inox có đường kính khoảng 1,5mm, có thể thấy ở một số dụng cụ đa nhiệm như Cây Dò Day, đầu lớn của Cây Giọt Sương, đầu nhỏ của Cây Dò Hai Đầu và ở nhiều dụng cụ Diện Chẩn khác cũng có tích hợp. Trong trường hợp chúng ta không có sẵn dụng cụ chuyên dụng này thì có thể sử dụng đầu chìa khóa trơn nhẵn, đầu giắc cắm tai nghe, đầu gọng kính… thậm chí dùng ngay đầu móng tay của mình cũng thực hiện được và vẫn đạt kết quả tương đối, có điều lưu ý, nếu không dùng dụng cụ chuyên dụng được thiết kế đảm bảo an toàn tối đa thì có thể gây xây xước bề mặt da.
Kỹ thuật gạch trong phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu là một kỹ thuật căn bản thường dùng trong các thủ pháp tác động khác nhau. Cách thực hiện như sau: Cầm dụng cụ bằng ba ngón tay giống như cầm bút, đặt đầu que dò vuông góc trên bề mặt da và nên có ngón tay út hoặc áp út tỳ lên bề mặt để giữ vững tư thế giúp cho lực tác động được đều. Rồi dùng lực, vừa ấn đầu dụng cụ vừa kéo miết thành từng đường thẳng trên bề mặt da, từ trán xuống má, gò má, sống mũi, hai bên mũi, bờ môi trên, ụ cằm, mang tai. Phân tích theo tính chất cơ học của kỹ thuật, cùng với nguyên lý phản xạ thần kinh đa hệ trên da, thì thủ pháp gạch này tạo thành những sóng tác động theo dạng đơn tuyến sâu trên bề mặt da và gửi tín hiệu lên não, nó có tác dụng khai thông những tắc nghẽn từ toàn thể đến cục bộ rất hiệu quả. Chúng ta có thể liên hệ, hình dung tác động này tương tự như ta cầm một cây gậy cứng để khơi thông một đoạn rãnh thoát nước, đang bị bùn đất và rác làm cho tắc nghẽn vậy. Ở kỹ thuật này, lực tác động mạnh hay nhẹ, đường gạch ngắn hay dài và tốc độ nhanh hay chậm sẽ cho những tác dụng khác nhau.
Đại giản thuật gạch mặt: Có hai mức độ tác động:
- Mức độ tác động sâu: Chúng ta cần gạch từng đường dài khoảng 5–7cm với lực tương đối mạnh, theo chiều hướng đi từ trên xuống, không nên gạch theo chiều ngang, đặc biệt là ở vùng trán, vì như vậy sẽ dễ làm tổn thương các mạch máu dưới da, cũng không nên gạch theo chiều từ dưới lên sẽ khiến lực tác động không đủ và thao tác khó khăn, không được trơn tru, nhất là khi tự tác động cho mình. Trừ những vị trí đặc biệt như ở xương cung mày, xương hốc mắt và hai bên sống mũi thì gạch theo đường cong hay chéo của cấu trúc xương. Mức độ tác động sâu này chỉ nên áp dụng trong một số tình huống đặc biệt như cấp cứu ngất xỉu, đột quỵ, huyết áp cao hoặc thấp, chảy máu, thoát dương (mồ hôi lạnh dầm dề, mắt không có thần) hoặc tiêu chảy nặng.
- Mức độ tác động vừa: Cách thực hiện cũng tương tự như trên nhưng giảm lực tác động đi và điều chỉnh sao cho phù hợp với sức chịu đựng của mỗi người, với mức độ này thì mỗi đường gạch thường ngắn hơn, chỉ khoảng 3–4cm. Đây là mức độ thường áp dụng nhất với nhiều tình huống đa dạng.
Hình 1.4a: Cây Dò Day – Dụng cụ chuyên dùng để gạch mặt ấn huyệt.
Đầu nhiệt kế điện tử
Đầu giắc cắm tai nghe
Đầu chìa khóa trơn nhẵn
Gọng kính
Hình 1.4b: Một số vật dụng có thể thay thế que dò huyệt
1.5. Kỹ thuật gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết
Như chúng ta đã biết, hệ Bạch Huyết là một bộ phận quan trọng đảm nhiệm vai trò đề kháng và miễn dịch, bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại các mầm bệnh, nó bao gồm một mạng lưới ống dẫn lưu phân bố khắp cơ thể cùng một số vùng tập trung các hạch Bạch Huyết. Ta có thể tác động một số vùng trên gương mặt để thúc đẩy hoạt động hiệu quả của hệ Bạch Huyết, dựa trên nguyên lý phản chiếu.
Để thực hiện kỹ thuật này đạt hiệu quả tối ưu, chúng ta cần một dụng cụ chuyên dụng của Diện Chẩn gọi là Cây Sao Chổi, có đầu âm (ba chân inox nhỏ) và đầu dương (một chân inox lớn), ngoài những tính năng chính của thủ pháp sẽ trình bày ở phần sau, thì khi chúng ta tác động bằng đầu âm sẽ cho tác dụng làm mát, hỗ trợ tốt cho người có thể tạng dương hoặc chứng huyết áp cao, còn khi tác động bằng đầu dương, lại có tác dụng làm ấm, hỗ trợ cho người có thể tạng âm hoặc huyết áp thấp. Trong trường hợp chưa có sẵn dụng cụ chuyên dụng thì chúng ta có thể dùng các đồ vật có sẵn để thay thế như cán bút, đầu đũa inox, gọng kính đeo…, thậm chí dùng ngay đầu ngón tay của mình cũng làm được, tuy không được tối ưu nhưng cũng có tác dụng tương đối.
Cách thực hành
Dùng Cây Sao Chổi hoặc vật dụng thay thế gạch theo các vùng sau đây [hình 1.5a]:
Vùng 1: Từ dưới đầu mày xuống hai bên Sơn Căn, cạnh sống mũi.
Vùng 2: Dọc sống mũi (từ giữa hai đầu lông mày đến đầu mũi).
Vùng 3: Viền cánh mũi.
Vùng 4: Đường pháp lệnh (nếp nhăn mũi, má) xuống quá khóe miệng.
Vùng 5: Viền cong ụ cằm.
Vùng 6: Xung quanh tai (trước và sau) sao cho sát vào gốc tai.
Hình 1.5a: Sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
Tính năng và tác dụng của kỹ thuật này:
Với những tính năng tác dụng như vậy, nên kỹ thuật này có thể hỗ trợ trị liệu tới hơn 70 bệnh chứng thông thường khác nhau thuộc các nhóm bệnh về tâm thần kinh, về tim mạch, đường tiêu hóa, bài tiết, bệnh tự miễn…
Lưu ý:
- Để nhằm mục đích bảo dưỡng cho hệ Bạch Huyết hoạt động ổn định thì hằng ngày, chúng ta nên gạch sáu vùng phản chiếu này một lần, nên thực hiện trước lúc đi ngủ tối thiểu khoảng hai tiếng đồng hồ là tốt nhất. Sau vài ngày thực hiện, nếu thấy hiện tượng khó ngủ thì nên đổi sang làm vào buổi sáng. Trong trường hợp cần dùng kỹ thuật này để hỗ trợ trị liệu cho những chứng bệnh cụ thể nào đó thì chúng ta nên thực hiện từ 1–3 lần trong một ngày, tùy theo tình trạng nặng nhẹ. Một số tình huống đặc biệt, như làm hạ sốt chẳng hạn, thì cần làm liên tục (cách 20–30 phút làm một lần) cho đến khi thân nhiệt ổn định thì thôi, nhất là các trường hợp sốt do nhiễm virus, vi khuẩn thì rất hiệu quả.
- Đối với trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì (khoảng 12 – 18 tuổi), trường hợp cần hỗ trợ tích cực cho một chứng bệnh nào đó thì vẫn cần thực hiện theo liều lượng đủ, còn nếu chỉ dùng để chăm sóc, bảo dưỡng hệ miễn dịch thì không cần làm hằng ngày, mà nên làm 2–3 lần/tuần là vừa, để tránh bị nóng trong và có thể thúc đẩy nhanh quá trình dậy thì.
- Đối với phụ nữ đang mang thai, thì không nên thực hiện kỹ thuật này trong thời gian thai nhi dưới 4 tháng tuổi, nhưng khi thai đã được trên 4 tháng thì lại nên làm hằng ngày vì đây là một phương pháp dưỡng thai rất tốt.
Hình 1.5b: Cây Sao Chổi – dụng cụ chuyên dùng để gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết.
1.6. Một số lưu ý về sinh hoạt và ăn uống để phòng bệnh, theo nguyên tắc Dưỡng Sinh Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
Các bệnh thường gặp nếu sinh hoạt sai lầm:
Tác hại của việc lạm dụng một số loại thực phẩm thông thường:
1.7. Chín điều lưu tâm để sử dụng cẩm nang có hiệu quả
Bí quyết thực hành:
- Nên chú trọng vào các cách làm đơn giản, người bệnh tự thực hiện sẽ có kết quả cao hơn và bền vững hơn.
- Trong khi thực hiện các thao tác, cần hướng sự tập trung chú ý vào bộ phận hay vùng đang bị bệnh.
- Nên thực hiện khi bụng không quá no cũng không quá đói.
- Sau khi thực hiện các thao tác, nghỉ khoảng 2–3 giờ mới được tắm rửa.
Liều lượng phù hợp:
- Trong một lần tác động, mỗi thao tác nên được lặp lại 2–3 lượt cách quãng (mỗi lượt cách nhau khoảng 30–60 giây).
- Trong một ngày, các thao tác có thể được lặp lại từ 1–3 lần, tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như cảm nhận (dễ chịu hay khó chịu) của từng người đối với mỗi thao tác cụ thể. Trừ những vấn đề có tính đặc thù cần thực hiện nhiều hơn thì được ghi chú cụ thể trong chuyên mục.
- Nếu cần phải thực hiện dài ngày đối với một nhóm thao tác nào đó (hỗ trợ trị liệu bệnh mãn tính), thì chú ý, các tác động có dùng đến sấy nóng, chườm nóng, hơ ngải cứu và day ấn/dán cao Salonpas, liệu trình là tùy vào từng cá nhân. Nếu hơ thấy trong người nóng và khô thì ngưng vài ngày, sau nếu hết nóng thì hơ tiếp nếu bệnh chưa dứt. (Có thể tham khảo liệu trình 12/3 – làm 12 ngày thì nghỉ 3 ngày).
Khi nào nên giảm bớt hoặc dừng tác động:
- Trường hợp có thao tác nào đó tạo cho chúng ta cảm giác khó chịu (đau quá hay nhột nhạt, nóng quá hoặc lạnh quá…), thì nên giảm bớt cường độ và số lần tác động đi. Nếu sau 3–5 lần thực hiện với số lần thao tác đã giảm mà vẫn thấy khó chịu thì nên dừng thao tác đó.
- Với các vấn đề có triệu chứng rõ rệt như đau, nhức, ngứa, tê bì, sưng tấy,… khi tác động đã xử lý giảm được tới khoảng 80–90% cảm giác triệu chứng rồi thì nên dừng lại trong lần tác động đó hoặc liệu trình đó.
Đối với phụ nữ đang mang thai:
Có thể áp dụng các kỹ năng chăm sóc sức khỏe trong sách này, nhưng cần thao tác nhẹ hơn người bình thường. Ngoài ra, cần tuân thủ các lưu ý riêng dành cho thai phụ trong từng chuyên mục (nếu có).
Đối với trẻ em:
- Từ 0 đến 6 tuổi: Tất cả các thao tác cần thực hiện nhẹ nhàng, nên dùng ngón tay thay cho dụng cụ sẽ dễ tiếp cận hơn, cùng với sự quan sát kỹ phản ứng của trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện khó chịu với thao tác nào thì cần giảm nhẹ bớt lực hoặc ngừng thực hiện kỹ thuật đó.
- Từ 7 đến 18 tuổi: Có thể kết hợp thao tác bằng tay cùng với dụng cụ để tăng hiệu quả tác động.
- Không nên gạch sáu vùng phản chiếu hệ Bạch Huyết quá 2 lần/ngày trong nhiều ngày liên tục khi hỗ trợ trị liệu những triệu chứng thông thường cho trẻ. Trừ những trường hợp bệnh nặng, hoặc nhằm hỗ trợ hạ sốt thì cần thực hiện nhiều hơn 2 lần/ngày trong một khoảng thời gian ngắn.
Đối với người cao tuổi và những người mang bệnh nặng:
Nên thực hiện các bài tập và các thao tác nhiều lần trong ngày hơn so với người trẻ tuổi hoặc người mang bệnh nhẹ.
Đối với người có thể tạng thường nóng, hoặc huyết áp cao:
Các thao tác cần thực hiện chậm, nhẹ hơn mức độ trung bình (mức độ trung bình được xác định theo cảm nhận vừa đủ của người bệnh), chú ý chiều hướng tác động nên thực hiện “từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài”. Nếu bạn đã thạo các kỹ thuật chuyên sâu, thì nên chọn các dụng cụ có tính âm.
Đối với người có thể tạng thường lạnh, hoặc huyết áp thấp:
Các thao tác cần thực hiện nhanh và mạnh hơn mức độ trung bình, chú ý chiều hướng tác động nên thực hiện “từ dưới lên trên, từ ngoài vào trong”. Nếu bạn đã thạo các kỹ thuật chuyên sâu, thì nên chọn các dụng cụ có tính dương.
Phối hợp điều trị:
- Bạn nên tìm hiểu kỹ về các triệu chứng đang mắc phải, qua các chuyên trang về y tế trên internet và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế, để nắm rõ về vấn đề và tình trạng sức khỏe của mình.
- Nếu bạn đang phải điều trị dài ngày bằng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc, thì bạn cứ duy trì song song với việc áp dụng cẩm nang này. Cho đến khi thấy tình trạng sức khỏe tương đối ổn định, bạn có thể tham vấn ý kiến của thầy thuốc để có lộ trình dùng thuốc giảm dần, hướng đến dừng hẳn. Bạn không nên tự ý dừng uống thuốc đột ngột, có thể dẫn đến những phản ứng không tốt, do cơ thể chưa kịp thích nghi.
- Nếu bạn đang có những liệu trình điều trị dài ngày bằng các phương pháp y học bổ sung khác như vật lý trị liệu hay châm cứu, bấm huyệt trung y…, thì nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để phối hợp điều trị cho hiệu quả, hoặc nên thực hiện xong liệu trình theo các phương pháp trên, trước khi áp dụng cẩm nang này.