Bí quyết để có thể suy nghĩ tích cực là tìm kiếm càng nhiều luận chứng để bác bỏ những suy nghĩ tiêu cực và sau đó thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực và thực tế hơn.
THAY ĐỔI SUY NGHĨ CỦA BẠN
Để biến những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, bạn cần nhớ rằng các suy nghĩ tiêu cực luôn phản ánh thực tế một cách lệch lạc. Thật ra, thực tế không hoàn toàn tồi tệ nhưng chính suy nghĩ tiêu cực của bạn đã bóp méo nó. Do đó, bạn hãy tập thói quen phân tích suy nghĩ của mình để hiểu tại sao bạn lại đánh giá sai vấn đề và có thái độ mù quáng như vậy. Nhờ đó, bạn sẽ xây dựng được một trạng thái tư duy cân bằng để tạo nên một sự thay đổi về cảm xúc, suy nghĩ, và từ đó thay đổi cách cảm nhận của bạn về cuộc sống.
⇒ THỪA NHẬN SỰ TIÊU CỰC
Hãy xem lại cuốn nhật ký, bạn sẽ nhận ra những suy nghĩ tiêu cực của mình trong quá khứ. Hãy rút kinh nghiệm để có những phản ứng cân bằng hơn.
KIỂM TRA THỰC TẾ
Ngay khi nhận ra mình có suy nghĩ tiêu cực, bạn hãy thử phân tích và kiểm chứng suy nghĩ đó. Có thể bạn đã đánh giá chưa đúng hoặc hiểu sai thực tế vấn đề. Vì vậy, hãy luôn đặt câu hỏi trước các sự kiện, tình huống, đồng thời tìm kiếm những thông tin khách quan và chuẩn xác. Chẳng hạn, đồng nghiệp của bạn có đúng không khi dự đoán chuyện cắt giảm biên chế ? Hay cô ta chỉ tưởng tượng ra thôi? Một vấn đề bạn cho là đúng nhưng đôi khi trên thực tế lại không đúng.
⇒ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ TIÊU CỰC
Hãy xem lại cuốn nhật ký và thử thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mình bằng một suy nghĩ khác tích cực hơn. Nhớ chú ý tới những cảm xúc mới, ghi điểm cho các cảm xúc đó, và so sánh số điểm này với số điểm có được với cảm xúc tiêu cực trước.
⇒ XÁC NHẬN ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Người đàn ông này nghe được lời đồn đại không mấy dễ chịu về cách cư xử của con trai mình. Biết rằng những suy nghĩ không tốt của mình về con là không có cơ sở, ông ta quyết định nói chuyện thẳng thắn với cậu con trai để xác minh tin đồn đó.
KIỂM TRA LẠI NHỮNG GHI CHÉP CỦA MÌNH
Mỗi người trong chúng ta chắc hẳn vẫn luôn nhớ lại thời điểm chúng ta chờ đợi điều tồi tệ nhất xảy ra nhưng cuối cùng mọi chuyện lại trở nên tốt đẹp. Nhớ lại điều này sẽ giúp bạn thay đổi mọi suy nghĩ tiêu cực đang có và ngăn không cho những suy nghĩ đó quay trở lại. Nếu như trước đây đánh giá của bạn là không chính xác thì rất có thể lần này cũng vậy.
HÃY THỰC TẾ
Ai cũng muốn mọi việc đều hoàn hảo, nhưng hành trình đi tới sự hoàn hảo tất yếu sẽ làm nảy sinh nhiều cảm xúc tiêu cực, đơn giản bởi vì trong mọi lĩnh vực của cuộc số ng, từ công việc, vui chơi, đến tình bạn, tình yêu, sự hoàn hảo không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được. Vì vậy, bạn hãy điều chỉnh những suy nghĩ quá cầu toàn của mình. Hãy đặt ra những kỳ vọng thực tế hơn vào bản thân, mọi người xung quanh và thế giới bên ngoài. Hãy luôn kỳ vọng vào hạnh phúc, vào thành công, cũng như vào những điều tốt đẹp từ phía người khác, nhưng cũng không nên chán nản, sụp đổ khi mọi việc không được như mình mong muốn.
NHÌN NHẬN MỌI VIÊC MỘTCÁCH KHÁCH QUAN
Ngay cả khi mọi chuyện thực sự tồi tệ, bạn vẫn có thể vượt qua được. Để làm được điều đó, bạn đừng để mất thời gian với những khó khăn trước mắt mà hãy tập trung vào những mặt tích cực của vấn đề. Nói cách khác, bạn hãy quan tâm đến những yếu tố tích cực và lờ đi những yếu tố tiêu cực. Hãy tìm hiểu nguyên nhân làm mình phóng đại vấn đề và hãy nhớ rằng dù có phạm một sai lầm lớn trong cuộc đời thì cũng không có nghĩa là cuộc đời của bạn chấm dứt tại đó.
⇒ HÃY LÀM NHỮNG GÌ TỐT NHẤT CÓ THỂ
Đừng quá để ý tới sự thất bại, chẳng hạn, khi bạn không thể đưa bóng vào lỗ chỉ bằng một cú đánh.
Hãy hài lòng với mục tiêu mà mình đặt ra và phấn đấu hết mình cho mục tiêu đó.
TRỌNG TÂM
- Đừng để khó khăn ngăn cản bước tiến của bạn.
- Phải biết nhận ra những suy nghĩ lệch lạc của mình. Dừng lại và chọn cho mình cách phản ứng cân bằng và tích cực hơn.
NÊN VÀ KHÔNG NÊN
Nên:
- Hãy tự bào chữa cho mình; bạn cần biết đâu là điểm dừng khi bắt đầu trách móc bản thân.
- Hãy tìm nguyên nhân hợp lý giải thích sai lầm của mình; con người ai cũng có lúc mệt mỏi, thờ ơ, hay cáu bẳn.
- Hãy luôn nhìn vào tổng thể vấn đề, đừng chỉ để ý tới một yếu tố tiêu cực bé xíu.
Không nên:
- Tránh suy nghĩ theo kiểu đúng sai tuyệt đối; khi điều gì đó tồi tệ xảy ra, đừng nghĩ rằng mọi chuyện hẳn sẽ tồi tệ.
- Tránh coi nhẹ những yếu tố tích cực; khi làm điều gì đó tốt đẹp cho người khác, bạn nên ghi nhận hành động đó.
- Tránh đưa ra nhận định một cách vội vã; hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ mọi chuyện trước khi kết luận chúng là tồi tệ.
TÌM MỘT PHẢN ỨNG CÂN BẰNG
TẬP TRUNG VÀO MẶT TÍCH CỰC CỦA VẤN ĐỀ
Trong mỗi vấn đề bạn gặp phải đều có những cơ hội tiềm ẩn.
Do đó, bạn hãy sớm điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực của mình bằng cách tìm kiếm cơ hội nằm trong vấn đề đó. Khi đó, bạn sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm, khôi phục ý chí và nghị lực, và cuối cùng có thể giải quyết được vấn đề. Hãy tập thói quen nhìn vào mặt tốt của vấn đề, cho dù đó là những vấn đề nhỏ nhất.
⇒ NHÌN VÀO MẶT TÍCH CỰC
Khi bạn nhận được lời nhận xét của thầy cô giáo hay kết quả học tập, hãy chú ý tới những mặt tốt và bỏ qua những mặt còn thiếu sót.