Hầu hết những người trưởng thành đều dành 1/3 thời gian của mình để làm việc. Vì vậy điều cốt yếu là bạn phải cảm thấy thích thú, say mê với công việc mình đang làm. Khi đó, việc phát triển sự nghiệp cũng đồng thời là sự phát huy những cảm nhận tốt đẹp của bạn về cuộc sống.
TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢ N THÂN
Công việc sẽ gây hứng thú cho bạn khi bạn được làm những việc có ý nghĩa quan trọng với bạn, được làm những gì mà bạn yêu thích. Nếu bạn quý mến mọi người, hãy làm việc với họ.
Nếu bạn thích tri thức, ý tưởng, thời trang, hoặc cơ hội giao tiếp, hãy tìm những công việc có thể kết hợp các sở thích của mình. Đánh giá kết quả công việc, và thường xuyên lắng nghe góp ý của người khác để tự hoàn thiện mình.
Và hãy phấn đấu không ngừng: bạn đã làm tốt nhưng hãy phấn đấu làm tốt hơn nữa để luôn đạt được những bước tiến mới.
TRỌNG TÂM
Đừng mang công việc cơ quan về nhà. Nếu cần thiết, hãy giải tỏa những mối bận tâm của bạn bằng cách viết bài cho bản tin cơ quan.
Nếu công việc quá căng thẳng, hãy tự hỏi tại sao mình phải làm việc cật lực như vậy – nguyên nhân có thể là do chính bạn lựa chọn chứ không phải do yêu cầu của sếp.
⇒ BIẾT VƯƠN LÊN TRONG MỌI HOÀN CẢNH
Người suy nghĩ tích cực biết hành động để cải thiện tình hình mỗi khi họ không hài lòng về công việc. Nếu bạn không hài lòng về công việc, hãy cố gắng để tâm tới công việc nhiều hơn thay vì lảng tránh trách nhiệm. Khi bạn càng đóng góp tích cực vào công việc thì bạn càng có khả năng kiểm soát nó.
XÂY DỰNG NHỮNG MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP
Sự hài lòng với đồng nghiệp và khách hàng sẽ tạo nên những mối quan hệ làm việc hiệu quả, ngay cả khi bạn chịu áp lực hay bị chỉ trích. Hãy nói những điều tốt đẹp về người khác. Khen ngợi thành công của họ, ngay cả khi bạn đang chịu thất bại. Hãy đứng ra nhận sơ sót của mình và đừng đổ lỗi cho người khác; không bao giờ huyênh hoang về thành công của mình nếu thành công đó là thất bại của người khác. Hãy là một con người tích cực, chia sẻ niềm vui khi mọi chuyện suôn sẻ, đưa ra giải pháp và hỗ trợ khi mọi chuyện trở nên tồi tệ.
⇒ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC
Các đồng nghiệp và khách hàng chắc chắn sẽ luôn tỏ ra vui vẻ, hăng hái trước thái độ nhiệt thành của người khác. Với thái độ cởi mở và thân thiện vị giám đốc này có thể khuyến khích đồng nghiệp, nhân viên làm việc hiệu quả.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA BẠN
Bạn cảm nhận về công việc của mình như thế nào? Hãy đánh dấu vào những ô bạn lựa chọn dưới đây:
• Tôi luôn mong đợi giây phút làm việc mỗi sáng
• Tôi cảm thấy công việc của mình đầy ý nghĩa.
• Lúc nào tôi cũng cảm thấy hăng say và hứng thú khi làm việc
• Tôi được đồng nghiệp và khách hàng tôn trọng và đánh giá cao.
• Hiếm khi tôi tức giận hay chán nản với công việc.
• Tôi không quan tâm đến các quảng cáo tuyển dụng vì không có ý định chuyển việc.
Phân tích: Bạn càng đánh dấu vào ít ô thì bạn càng không hài lòng, hạnh phúc với công việc. Hãy suy ngẫm những nhận định trên và tìm cách khắc phục để thay đổi tình hình hiện tại của mình.
DUY TRÌ SỰ SAY MÊ CÔNG VIỆC
Được trả lương cao không phải lúc nào cũng tạo ra cho bạn niềm say mê, hứng thú trong công việc, nhưng một thái độ tích cực, mang tính xây dựng của bạn sẽ luôn tạo ra điều đó. Hãy đến công sở với nụ cười trên môi và luôn mỉm cười ngay cả khi bạn phải chịu áp lực nhiều nhất của công việc. Hãy nhiệt tình trong công việc thay vì phàn nàn khi trao đổi công việc với lãnh đạo. Nếu bạn không hài lòng, hãy thẳng thắn trao đổi với ban lãnh đạo đồng thời đề nghị giải pháp của mình.