Nhận định và xử trí theo thứ tự ưu tiên DRs. ABC, bộ công cụ dùng để tiếp cận, xử trí nạn nhân một cách an toàn, toàn diện và có hệ thống. Mục đích là nhanh chóng xác định và can thiệp đối với những tình trạng đe dọa tính mạng:
D - (Danger) - Các yếu tố nguy hiểm: Đảm bảo hiện trường an toàn, loại bỏ nguy cơ chập điện, cháy nổ, xe cộ qua lại, an toàn an ninh, ... Không mạo hiểm sự an toàn của bản thân.
R - (Response) - Đáp ứng của nạn nhân: Kiểm t r a nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh bằng cách lay gọi (Bạn có ổn không?) hoặc kích thích đau (Véo mạnh vào mặt trong cánh tay)
*Lưu ý : trường hợp nghi ngờ có chấn thương cột sống ở nạn nhân tai nạn giao thông, nạn nhân ngã từ trên cao ( gợi ý một số dấu hiệu: bầm tím, đau chói tại vùng cột sống cổ, cột sống lưng, tê bì hay yếu liệt các chi ) ==> Không di chuyển nạn nhân, để nạn nhân nằm bất động tại chỗ, không tác động bất kì lực nào lên vùng cột sống cổ, cột sống lưng của nạn nhân.
S - (Send for help) - Kêu gọi hỗ trợ : Gọi hỗ trợ y tế càng sớm càng tốt (tổng đài 115) , hô hoán người xung quanh đến giúp đỡ
Thứ tự ưu tiên trong nhận định và xử trí cấp cứu
A – (Airway) - Đường thở: Nạn nhân có nói chuyện được không?
• Nếu Có: đường thở thông thoáng
• Nếu Không: nghi ngờ có dị vật đường thở ==> thực hiện các biện pháp cấp cứu dị vật đường thở (xem phần dị vật đường thở trang 5)
• Nếu nạn nhân hôn mê: thực hiện biện pháp ngửa đầu nâng cằm, nếu có chất nôn, đàm nhớt nghiêng đầu nạn nhân qua một bên để chất nôn, đàm nhớt chảy ra ngoài
*Lưu ý : trường hợp nghi ngờ chấn thương cột sống cổ chỉ áp dụng biện pháp Nâng hàm, không ngửa đầu, không tác động lực lên cột sống cổ nạn nhân
B – (Breathing) - Hô hấp : Nạn nhân còn thở được không?
• Áp sát tai cảm nhận hơi thở từ mũi miệng, mắt quan sát sự di động lên xuống của lồng ngực
• Còn thở: Bình thường hay bất thường? Có thở nhanh, thở chậm hay thở ngắt quãng không?
• Không thở : Thực hiện biện pháp hồi sinh tim phổi (xem phần thao tác hồi sinh tim phổi - CPR trang 33)
C - (Circulation) - Tuần hoàn: Đánh giá dấu hiệu của sự giảm tưới máu?
Quan sát màu mắc của da, môi, hồng hào hay tái nhợt? Tay chân lạnh hay ấm? Nạn nhân tỉnh táo hay lơ mơ? (xem phần Sốc giảm thể tích trang 8)
Có vết thương chảy máu hay không? (xem phần xử lý chảy máu mất/máu trang 7
Kiểm tra thời gian đổ đầy mao mạch bằng cách ấn làm trắng đầu ngón tay, giữ trong vòng 3 giây và thả ra, thời gian ngón tay hồng trở lại bình thường sẽ nhỏ hơn 2 giây.
Các bước tiếp cận này được thiết kế để đảm bảo rằng những tình trạng đe dọa tính mạng có thể được phát hiện và xử lí một cách nhanh chóng theo thứ tự ưu tiên. Nếu một vấn đề được phát hiện ở bất cứ bước nào cần phải được giải quyết ngay lập tức trước khi chuyển qua bước kế tiếp. Tiếp cận DRs.ABC nên được thực hiện trong vòng 5 phút đầu tiên và lặp lại bất cứ khi nào tình trạng nạn nhân thay đổi hay nặng hơn.