Trước tuổi tiểu học, bạn không cần dạy bé viết vào vở ô li hoặc viết như một học sinh tiểu học vì những lý do sau:
1. Tay bé còn yếu: Đến 6 tuổi cơ tay của bé mới hoàn thiện đủ để cho việc cầm bút.
2. Các kĩ thuật viết chữ cần sự chính xác, tỉ mỉ và vì thế nếu bạn dạy bé không chính xác, khi đi học cô giáo rất khó sửa, “đan đi không tày dặm lại” là thế.
Tuy nhiên, không dạy viết chữ nhưng vẫn cần dạy bé hiểu thế nào là “viết”. Bạn nên thực hành những điều sau:
1. Dạy bé viết bằng các hình thức khác không dùng bút, như dùng đất nặn (nặn các chữ cái và ghép thành tên của bé), viết bằng ngón tay (mực nước), viết bằng cây que (với các trò chơi trên cát).
2. Dạy bé cách viết các nét
Chữ viết thường được cấu tạo từ 5 loại nét cơ bản
• Nét thẳng bao gồm: thẳng đứng, thẳng ngang và thẳng xiên
• Nét cong bao gồm: cong kín, cong hở (cong phải, cong trái)
• Nét móc bao gồm: móc xuôi (móc trái), móc ngược 20 (móc phải) và móc hai đầu (còn gọi là nét thắt)
• Nét khuyết bao gồm: khuyết xuôi và khuyết ngược
3. Dạy bé cách sáng tạo các nét để tạo thành chữ cái hoặc thành số, có thể dùng đất nặn hoặc bút vẽ. Ví dụ các chữ A, B, C sau đây:
Hoặc tạo ra các con số từ các con vật:
Những điều cần chú ý khi dạy viết cho bé:
1. Nên có một bàn học và có thời gian biểu cho việc “luyện viết”. Điều này sẽ giúp bé có “ý niệm” về việc học.
2. Hướng dẫn bé cách đặt vở cho ngay ngắn, không tì tay quá mạnh vào vở hoặc làm vở xê dịch.