Sự bày biện hoàn hảo chỉ cần ở mức tối thiểu, nhưng nó vẫn phải cất tiếng với một giọng nói mạnh mẽ, tươi sáng như một sứ giả cho cái tổng thể lớn hơn và phức tạp hơn.
Nghệ thuật nấu ăn được cảm nhận khi các món ăn được nhai ngấu nghiến, và thường sẽ có một vài hành động với nhiều cảnh để nhử, lôi kéo và cuối cùng khiến chúng ta thỏa mãn. Mỗi một món ăn sẽ mang đến một trải nghiệm độc đáo, nhưng vẫn là một phần của cái tổng thể tức là thực đơn đầy đủ. Thông thường, khi được chọn để dùng trong một bữa tiệc hay buổi lễ, một bữa ăn có thể bao gồm ba món hay nhiều hơn, từ món khai vị tối thiểu khi bắt đầu cho đến món chính thịnh soạn, món tráng miệng, phô mai, cà phê hay rượu mùi ở cuối bữa. Sự kết hợp của các món ăn sẽ khác nhau trong mỗi gia đình, từ nơi này đến nơi khác, với một số bữa ăn bắt đầu với salad rau xanh và một số bữa ăn khác lại mang món salad ra trước món tráng miệng để làm tươi mới khẩu vị. Với mỗi món ăn, mỗi một đĩa ăn đều cho ta cơ hội để bày biện trang trí – vì vậy nghệ thuật bày biện trở thành cái gì đó mà chúng ta phải luyện tập hết lần này đến lần khác.
BÀY BIỆN ĐỂ LÀM ĐẸP
Công việc bày biện hoàn hảo phải là sự phản ảnh cho nội dung của món ăn. Nó không bao giờ nên quá cầu kỳ như thể để ngụy trang hoàn toàn cho cái món ăn mà lẽ ra nó phải tôn lên: Ngược lại, việc bày biện nên gợi ý cho những gì ở bên trong. Ngoài ra, bày biện trang trí có thể chỉ đơn giản là mang đến một sự tương phản đẹp đẽ, như thể một bông hoa trên chóp một món quà nhìn cho đẹp nhưng không có chức năng gì. Việc dùng một lối trang trí không có liên quan gì đến món ăn có thể là quan trọng, chẳng hạn khi món pate nâu hay đậu nhúng trông khá là nhàm chán, những lá cải xoong màu xanh bày xung quanh có thể giúp cải thiện vẻ bề ngoài màu xám của món ăn, khiến trông chúng trở nên ngon miệng hơn. Thường thì, những đồ trang trí làm từ rau xanh tươi như là mùi tây, rau mùi và dưa chuột, cùng với một chút chanh có thể đem lại vẻ tươi sáng cho cả mùi vị và màu sắc. Một thứ cũng rất đáng yêu là khi trang trí các loại hoa ăn được như hoa sen, cúc vạn thọ và cánh hoa hồng. Chúng cũng nên được giữ ở mức tối thiểu để hiệu quả và độ tương phản đạt đến tối ưu.
Vào những lúc cần kiềm chế dùng hoa quá mức, sao cho bề mặt của món salad không bị biến thành một vườn hoa thực thụ mà chỉ có chút lá xanh thoáng hiện giữa đám hoa. Một số loại hoa được sử dụng tốt hơn và dễ ăn hơn khi cánh hoa được tách ra và trộn lẫn với salad: Cánh hoa cúc vạn thọ đem đến một đốm vàng cam trang nhã, trong khi đài hoa thì lại khá dai. Mặc dù vậy, có những lúc mà một bông hoa chỉ đơn giản là để trang trí, và không có nghĩa là mọi đồ trang trí đều phải ăn được; một số thứ có thể được bỏ lại bên rìa đĩa sau khi đã xong nhiệm vụ của nó. Tiếp theo, chúng sẽ được dùng để ủ phân bón.
Có ý kiến rằng trang trí có thể được coi như một sự “tương tức” (interbeing), một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong các bài viết của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Tương tức nhấn mạnh sự cùng tồn tại và sự phụ thuộc lẫn nhau của nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Trong một quả táo, chẳng hạn, chúng ta không chỉ thấy được độ giòn của những miếng táo trắng trên răng và nếm được vị tươi ngon của nước táo khi chúng tràn vào miệng ta; chúng ta còn nhìn thấy công việc của những người hái táo và những người chăm sóc vườn cây ăn quả, chúng ta nhìn thấy những con cừu đang gặm cỏ quanh những cái cây, và ánh nắng mặt trời, mây, mưa đã nuôi dưỡng cho cây lớn lên từ khi nó còn là một hạt giống nho nhỏ, chúng ta nhìn thấy những vì sao và mặt trăng xuyên qua bầu trời tối đen hàng đêm, báo hiệu sự chảy trôi của các mùa, các năm, các thập kỷ.
Tất cả những điều này chúng ta có thể nhìn thấy trong một trái táo – và trong cách trang trí chúng ta lại thấy một sự tương tác khác. Sự trang trí bày biện cho ta thấy sự tương tác mà người đầu bếp đã tham gia vào cùng với các nguyên liệu, giữ lại một số để sau đó dùng trang trí, số còn lại được áp chảo, xay, trộn, nêm nếm một cách cẩn thận.
Trước đó, những nguyên liệu đã được gieo trồng và lớn lên, và có lẽ, một khi đã sẵn sàng, thức ăn được bảo quản lạnh, chờ đến lúc được bày lên bàn. Vào thời khắc cuối cùng, ngay trước khi được phục vụ, bề mặt của món ăn sẽ được tô điểm bằng một nét trang trí từ bàn tay của người đầu bếp. Đó có thể là một chút thảo mộc tươi được rắc lên, một vết cắt rực rỡ của một thứ gia vị cay hay chút lún phún của dầu, bởi tất cả những thứ này sẽ giúp hồi phục sự tươi mát và sức sống trên bề mặt thức ăn vốn nằm chờ. Sự trang trí cuối cùng, tô điểm trên thức ăn làm cho nó trông đẹp hơn một chút, giống như thể một thông điệp bí mật giữa món ăn và người đầu bếp. “Tôi yêu bạn – và tất cả mọi người cũng thế! Tạm biệt để bạn bước vào cuộc hành trình, và có lẽ bạn sẽ lan tỏa niềm hạnh phúc và sự mãn nguyện.”