Everyone a wants to win first-place blue ribbon, to be the best in something. Even kids in kindergarten want that blue ribbon. In sports, I was never a blue- ribbon person. In a race I was always last. In baseball I was likely to be hit on the head or drop the ball. In basketball I was fine as long as there werent other players on the court with me. I dont know where I got my horrible sports ability, but I got it_and got it early.
During the spring of my kindergarten year, our class had a field trip to a park in a town about twenty miles away. Making that drive now is no big deal, but when youre six and youve lived in a town of about 300 people all your life, going to a big town of a couple of thousand people is a major event. I dont remember much of that day, but Im sure we ate our little sack lunches, played on the swings and slid down the slide. Then it was time for the races.
These were no ordinary races. Someone had come up with the idea to have picnic kind of races, like pass the potato under your neck and hold an egg on a spoon while you run to the finish line. I dont really remember too much about those, but there was one that I will never forget_the three-legged race.
The parents decided not to use potato sacks for this particu lar event. Instead, they tied our feet together. One “lucky” little boy got me for a partner. Now what you have to know about this little boy is that he was the second most athletic boy in our class. Im sure he knew he was in trouble the second they laced his foot to mine. As for me, I was mortified. He usually won at everything, and I knew that with me tied to him he didnt have a chance.
Apparently, he didnt realize that as deeply as I did at the time. He laced his arm with mine, the gun sounded and we were off. Couples were falling and stumbling all around us, but we stayed on our feet and made it to the other side. Unbelievably, when we turned around and headed back for home, we were in the lead! Only one other couple had a chance to win, and they were a good several yards behind us.
A few feet from the finish line, disaster struck: I tripped and fell. We were close enough that my partner could have easily dragged me across the finish line and won. He could have, but he didnt. Instead, he stopped, reached down and helped me up_just as the other couple crossed the finish line. We received a small red ribbon for coming in second.
I still remember that moment, and I still have that little red ribbon. When we graduated thirteen years later, I stood on the stage and gave the valedictory address to the same group of students, none of whom even remembered that moment anymore. I told them about the young boy who had made a split-second decision and decided that helping a friend get on his feet was more important than winning a blue ribbon. I said, “One of the boys sitting up here on the stage is that young boy, but I wont tell you which one he is.” I wouldnt tell because in truth, at one time or another, all of them had been that little boy - helping me up when I fell, taking time out from their pur suit of their own goals to help a fellow person in need.
And I told them why Id kept that red ribbon. “You see, to me that ribbon is a reminder that you dont have to be a winner in the eyes of the world to be a winner to those closest to you. The world may judge you a failure or a success, but those closest to you will know the truth. Thats important to remember as we travel through life.”
You may not have a red ribbon to prove it, but I sincerely hope you have at least a few friends who took time out from their pursuit of the worlds blue ribbons to help you. Im think ing those friends will be the ones who really count_I know that such a friend was the one who counted the most to me.
- Staci Stallings
A series of failures may culminate in the best possible result.
- Gisela M. A. Richter
Mọi người đều muốn mình là người giỏi nhất trong một lĩnh vực nào đó để nhận được dải băng màu xanh dương. Ngay cả bọn trẻ mẫu giáo cũng muốn đạt được dải băng màu xanh ấy. Trong lĩnh vực thể thao, tôi chưa từng một lần sở hữu dải băng đó. Trong các cuộc chạy đua, tôi luôn về chót. Trên sân bóng chày, tôi luôn bị gậy đánh trúng vào đầu hoặc làm rớt banh. Còn đối với môn bóng rổ, tôi sẽ chơi rất tốt miễn là đừng có bất kỳ ai khác chơi trên sân. Tôi chẳng biết do đâu mà khả năng chơi thể thao của mình kém cỏi đến thế, chỉ biết rằng khả năng ấy xuất hiện trong tôi đã lâu.
Mùa xuân năm ấy, lớp mẫu giáo chúng tôi được đi chơi công viên tại một thành phố cách trường khoảng 20 dặm. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy chuyến đi đó thật ra chẳng phải là chuyện to tát gì. Nhưng khi bạn chỉ là một đứa nhóc mới sáu tuổi và trước giờ vẫn sống tại một thị trấn chỉ vỏn vẹn khoảng 300 cư dân, nay lại đi đến một thành phố rộng lớn khác với hàng ngàn con người thì đó quả là một sự kiện trọng đại. Tôi không nhớ rõ lắm về ngày hôm ấy, nhưng tôi có thể nhớ là chúng tôi đã ăn bữa trưa qua loa, đã chơi xích đu và trượt cầu tuột. Sau đó là thời gian tham gia các cuộc thi chạy.
Đó không phải là những cuộc chạy đua thông thường. Có người đưa ra ý tưởng tổ chức thi chạy kiểu như đi picnic, chẳng hạn như bạn phải vừa chạy về đích vừa chuyền một củ khoai tây kẹp dưới cổ hoặc giữ trứng yên vị trên một cái muỗng. Thực sự tôi cũng không nhớ nhiều lắm về những chi tiết đại loại như vậy, nhưng có một điều mà tôi sẽ không bao giờ quên, đó là cuộc thi “chạy đua ba chân”.
Các bậc phụ huynh quyết định thôi không dùng những bao tải khoai tây trong cuộc thi đặc biệt này. Thay vào đó, họ buộc chân của chúng tôi lại với nhau. Một cậu nhóc khá “may mắn” khi được làm đồng đội với tôi. Điều tôi muốn nói là cậu nhóc ấy chính là người khỏe thứ hai trong lớp. Tôi chắc rằng hẳn cậu ấy đã biết mình gặp phải rắc rối ngay khi người ta buộc chân cậu với tôi. Còn tôi lại cảm thấy xấu hổ. Thường thì cậu ấy luôn thắng trong mọi cuộc thi tài, nhưng tôi biết rằng khi được buộc chân với tôi, cậu ấy sẽ không còn cơ hội đó.
Dường như lúc đó cậu bạn tôi chẳng nhận thức rõ nhiều về chuyện ấy như tôi. Tay cậu ấy cũng bị buộc vào tay tôi; súng lệnh xuất phát vừa vang lên, thì chúng tôi đã lao về phía trước. Rất nhiều đôi khác bị vấp ngã xung quanh hai chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn còn đứng vững trên đôi chân của mình, cứ thế tiến về phía mức bên kia. Thật không thể tin được, khi vòng lại chạy lượt về, chúng tôi nhận ra mình đang dẫn đầu cuộc đua. Ngoài hai chúng tôi, chỉ cómột đôi nữa là có cơ hội chiến thắng, nhưng họ còn ở sau chúng tôi một quãng khá xa.
Ngay khi chỉ còn cách đích chừng vài mét, điều tồi tệ nhất đã xảy ra: tôi bị trượt chân và té ngã. Vì lúc đó chúng tôi rất gần đích đến và đồng đội tôi có thể dễ dàng kéo lê tôi qua mức đến để giành chiến thắng. Cậu ấy hoàn toàn có thể làm được điều đó, nhưng cậu ấy đã không làm thế. Thay vào đó, cậu ấy quyết định dừng lại, cúi xuống và đỡ tôi đứng dậy. Vừa lúc đó, cặp đôi kia vượt lên băng qua mức đến. Hai chúng tôi về nhì và được trao cho một dải băng nhỏ màu đỏ.
Tôi vẫn nhớ khoảnh khắc đó và tôi vẫn còn giữ dải băng bé nhỏ màu đỏ ấy. Mười ba năm sau, chúng tôi tốt nghiệp ra trường, tôi đã đứng trên lễ đài đọc bài diễn văn từ biệt của mình trước nhóm bạn năm xưa. Không một ai còn nhớ đến khoảnh khắc ấy. Tôi kể cho họ nghe về cậu bạn ngày xưa đã quyết định không chút do dự rằng việc dừng lại và đỡ bạn mình đứng dậy còn quan trọng hơn nhiều so với việc giành được dải băng xanh. Tôi nói: “Trong số những người đang ngồi trên lễ đài này có “cậu bé” tôi đang nhắc đến, nhưng tôi sẽ không tiết lộ với các bạn anh ấy là ai đâu”. Tôi không nói bởi vì sự thật là, tất cả họ đều có lần là “cậu bé” ấy, đã từng nâng tôi dậy khi tôi vấp ngã, hoặc gạt bỏ mục đích riêng để giúp đỡ bạn mình khi cần thiết.
Tôi cũng nói cho họ nghe lý do vì sao tôi giữ lại dải băng màu đỏ ấy: “Các bạn biết không, với tôi dải băng ấy luôn nhắc nhở rằng chúng ta không cần thiết phải trở thành người chiến thắng trong mắt của tất cả mọi người, mà hãy là người chiến thắng trong mắt những người thân thuộc bên cạnh mình. Mọi người có thể phân định bạn là người chiến thắng hay kẻ bại trận, nhưng những người thân tín bên cạnh bạn luôn biết rõ sự thật về bạn. Đây là điều vô cùng quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ suốt đời”.
Có thể bạn không có dải băng đỏ để kiểm chứng điều tôi nói, nhưng tôi thật sự hy vọng rằng chí ít bạn cũng có được những người bạn sẵn sàng gạt bỏ mục tiêu giành dải băng xanh trong mắt mọi người để giúp đỡ bạn. Tôi thực sự nghĩ rằng những người bạn như vậy sẽ thật đáng quý biết bao, và tôi biết rằng một người bạn như thế có ý nghĩa với tôi nhiều như thế nào.
- Staci Stallings
Hàng loạt những thất bại có thể dẫn đến một kết quả tốt đẹp nhất.
- Gisela M. A. Richter