My ten-month-old baby daughter threw her arms around my neck and nuzzled her tear- drenched cheek against my chest, desperate to get away from the doctor who had just fin ished a painful examination. He was a kind man who spoke to me with warm reassurance, but his words were anything but reassuring, and it was all I could do to hold back my own tears as I stroked my childs downy blond hair. She had been born without a hip socket, and the fact that it was being diagnosed so late was crucial.
The doctor said, “I recommend two years in body casts, fol lowed by at least one surgery. At that point, well be able to determine whether she will ever be able to walk normally. Most likely, she will always have a painful, heaving gait.”
The essential issue was time; it was essential to begin her treatment immediately so the condition didnt worsen. But the situation was worse than the doctor knew: The cost of treat ment was beyond anything my husband and I could afford. It was clear Id never see this physician again.
In the car, I sat down and curled my precious child in my arms. Delighted to be out of the office, she was quickly consoled and began to happily tap her little toes against my stom ach. Her unborn brother, due in just a few weeks, kicked back at her from within. Distracted by their sweet tapping rhythm, I glanced down at the new white “walking shoes” I had so opti mistically purchased when she had begun to pull herself to a standing position. She would never be able to walk in those shoes. I was terrified shed never walk at all.
For the next few days, I vacillated between despair and anger. For months Id been telling my pediatrician there was something wrong with her legs. A longtime friend, he had patiently listened to me, but had found nothing amiss. Now it seemed my child was to suffer permanent damage because of the delays. I prayed wed find the help she needed and vowed to do whatever it took to find resources_a process that turned out to be dismal. Doors seemed to close at every turn. Banks refused to lend us the funds for her treatment. Shrine Hospitals had long waiting lists. Far too often, I felt like giving up. But then my darling child would look at me with joy and trust, and I would realize she could not afford the luxury of my discouragement.
Finally, I received a call from the physician who had made the diagnosis. He had been concerned about us. Were we ready to begin the treatment? Embarrassed, I reported that our efforts to raise the funds had failed. After a pause, he said, “When I didnt hear from you, I feared that might be the case. So I took the liberty to make a few phone calls. Ive learned that young families such as yours can often qualify for assistance from the Crippled Childrens Services in our state. I think you should call them right away.” I felt a soaring sense of optimism for the first time.
The ensuing weeks were arduous, but we were carried along on a wave of renewed hope. During that time, I gave birth to a wonderful new baby boy. I also waded through mountains of bureaucratic red tape to get the approval to go to the Childrens Hospital for an evaluation.
Sitting in the waiting room of a hospital for “crippled” children turned out to be an extraordinary experience. The little children, faced with all manner of physical chal - lenges_wearing braces and casts, on crutches and in wheel-chairs_seemed to embody the spirit of optimism so necessary for their healing. They played, laughed and babbled with one another. In contrast, the parents wore worried, tired expres sions. We all were burdened by “the facts” and had to work much harder to maintain a sense of faith.
When our turn came, I picked up my two babies and walked in to meet the physician. My initial reaction was that this beaming man must be a lunatic. “Young lady,” he bubbled, “I have absolutely wonderful news for you. I have reviewed your daughters X rays, and we are going to be able to provide her with state-of-the-art care. A young physician in a nearby state has been specializing in a new treatment for conditions like hers, and he has had incredible success. He has just made the decision to come to our hospital for a year and provide care here.” The door had opened wider, and the future held even greater promise than I had imagined.
The visiting physicians treatment was indeed revolutionary. His surgical procedure was to put a chip of bone where the missing hip socket should have been, and after the surgery my daughter was put in a body cast and sent home with us. Unseen, beneath the thick layers of plaster, a miracle began to grow. Every time they took an X ray, I could see that the small chip of bone was gradually growing and shaping itself into the form of a perfect hip socket.
The surgery was 100 percent successful. After the cast was removed, my little daughter walked pain free and without a limp.
I still remember the visiting nurse coming to our home for a follow-up visit a year later to see the child with the hip dislo - cation. I pointed to our daughter as she ran through the room squealing after her brother. “ No,” the nurse said patiently. “Im here to visit the child who had surgery for her missing hip socket.” Then the light dawned and she said, “This is amazing. Ive never seen a child recover so fully and in such a short period of time.”
My daughter is now a grown woman with a family of her own. We rarely speak of her experience. The only reminder is a small scar on the front of her hip, a scar so insignificant she has been able to pursue a career in modeling. Recently, she and I went roller-skating with her young daughter. As my granddaughter launched herself confidently onto the skating floor, my daughter and I began our somewhat wobbly, but valiant effort at merging with the other skaters. When they called for a “couples skate,” she and I joined hands as we had so often when she was little. As I watched our feet gliding along, I was suddenly struck by the sight of her skates and remembered the little white shoes of the child who could not walk. As we skated along, they began to play “Just the Two of Us.”
I, too, have been forever changed. Out of my despair of not knowing where to turn, I learned to trust. I appreciate the impor tance of listening to my own instincts. From persisting in the face of adversity, I discovered that many of lifes possibilities are unseen, yet may be ready to materialize in the next moment. Despite appearances to thì cơ thể chúng ta vẫn
the contrary, our bodies carry within them great wisdom and the ability to heal in miraculous ways, and somewhere there are always caring and capable people who are willing to lend support. Out of challenges that seemed too heavy for my twenty-one- year-old shoulders to carry, came lessons that have carried me throughout my life.
- Catherine Monserrat, Ph.D.
Miracles happen to those who believe in them.
- Bernard Berenson
Đứa con gái bé nhỏ mới mười tháng tuổi của tôi choàng tay ghì chặt cổ mẹ, áp đôi má giàn giụa nước mắt vào ngực tôi, cố gắng thoát khỏi vị bác sĩ – người vừa thực hiện xong một cuộc kiểm tra sức khỏe khiến con gái tôi vô cùng đau đớn. Vị bác sĩ tốt bụng này đã khuyên tôi hãy yên tâm, nhưng những lời ông nói chỉ có tác dụng trấn an chứ không giúp được gì hơn và tất cả những gì tôi có thể làm là cố kiềm nén những giọt nước mắt chỉ chực trào ra trong khi đưa tay vuốt nhẹ mái tóc tơ vàng hoe của con gái. Con bé sinh ra đã không có khớp xương háng, và vấn đề là căn bệnh được phát hiện quá trễ.
Bác sĩ nói: “Tôi đề nghị cần phải bó bột cho bé trong hai năm, sau đó phải chịu phẫu thuật ít nhất là một lần. Khi đó, chúng tôi sẽ xác định xem cô bé có thể đi lại bình thường hay không. Nhưng nhiều khả năng cô bé sẽ đi đứng nặng nề và đau đớn ”.
Vấn đề ở đây chính là thời gian, cần phải tiến hành chữa trị ngay cho bé trước khi tình hình xấu thêm. Nhưng hoàn cảnh của tôi bi đát hơn nhiều so với những gì bác sĩ biết: đó là chi phí điều trị vượt quá khả năng của vợ chồng tôi. Rõ ràng tôi sẽ không bao giờ gặp vị bác sĩ này thêm lần nữa.
Ngồi trong xe, tôi ôm chặt đứa con gái yêu quý của mình trong tay. Vui mừng được rời khỏi phòng khám của bác sĩ, con bé nhanh chóng vui vẻ trở lại và khẽ đạp nhẹ những ngón chân bé nhỏ vào bụng tôi. Từ trong bụng mẹ, đứa em trai của con bé chỉ còn vài tuần nữa là chào đời, cũng đạp “đáp trả” chị mình. Mải phân tâm trước nhịp điệu êm ái khi hai trẻ đạp khẽ vào bụng mình, tôi chợt nhìn xuống “đôi giày màu trắng” mới tinh mà tôi đã rất phấn khởi chọn mua cho con lúc con bé vừa mới bắt đầu tập đứng. Con bé sẽ không bao giờ có thể bước đi trên đôi giày đó. Tôi sợ rằng con mình sẽ không bao giờ có thể bước đi được nữa.
Những ngày sau đó, thần trí tôi luôn dao động giữa sự tuyệt vọng và nỗi tức giận. Liên tục trong nhiều tháng, tôi đã nói với vị bác sĩ nhi khoa rằng có điều gì đó không ổn với đôi chân của con gái tôi. Là chỗ quen biết đã lâu, ông đã kiên nhẫn lắng nghe tôi, nhưng rồi ông cũng không phát hiện được điều gì. Giờ đây, có thể con gái tôi sẽ phải gánh chịu sự thương tổn suốt đời vì sự chậm trễ đó. Tôi cầu mong chúng tôi sẽ tìm được sự giúp đỡ cần thiết cho con bé và tôi nguyện sẽ làm bất cứ điều gì để tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính_một quá trình hóa ra lại rất vô vọng. Dường như mọi cánh cửa đều đóng lại. Các ngân hàng đều từ chối không cho chúng tôi vay tiền để chữa trị cho con bé, còn các bệnh viện từ thiện thì luôn quá tải. Nhiều lần, tôi đã muốn bỏ cuộc. Nhưng mỗi khi con gái yêu quý nhìn tôi bằng đôi mắt vui tươi đầy tin cậy, tôi chợt nhận ra con bé sẽ không thểcó được hạnh phúc nếu như tôi nản lòng.
Sau cùng, tôi nhận được một cuộc gọi của vị bác sĩ trước đây đã chẩn đoán căn bệnh của con tôi. Ông rất quan tâm đến trường hợp của chúng tôi. Liệu chúng tôi sẵn sàng để bắt đầu chữa trị chưa? Tôi bối rối cho vị bác sĩ nọ biết rằng mọi nỗ lực xoay xở chi phí chữa bệnh của chúng tôi hoàn toàn thất bại. Sau một lúc ngập ngừng, ông nói: “Khi không nhận được liên lạc của cô, tôi đã nghĩ đến tình huống này. Vì vậy tôi đã thực hiện vài cuộc điện thoại mà chưa được sự đồng ý của cô. Tôi được biết những gia đình trẻ như gia đình của cô thường có đủ tư cách để nhận sự trợ giúp từ Hiệp hội Trẻ em tàn tật trong bang của chúng ta. Tôi nghĩ cô nên gọi ngay cho họ”. Lần đầu tiên trong đời, tôi có được cảm giác bay bổng của sự lạc quan.
Những tuần kế tiếp đầy gian nan, nhưng chúng tôi vẫn cố vượt qua với niềm hy vọng vừa được thắp sáng trở lại. Trong suốt thời gian này, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Tôi cũng đã rất vất vả vượt qua vô số những thủ tục quan liêu mới được chấp thuận đến Bệnh viện Nhi khoa để được đánh giá bệnh tình cho con gái.
Việc ngồi trong phòng đợi của một bệnh viện dành cho trẻ em tàn tật hóa ra lại là một trải nghiệm đặc biệt. Bọn trẻ nơi đây đều đang phải đối mặt với đủ mọi khó khăn về hình thể, đứa phải mang nẹp, bó bột, đứa phải mang nạng, hay ngồi xe lăn nhưng tất cả dường như đều là hiện thân của tinh thần lạc quan, và điều này vô cùng cần thiết cho quá trình điều trị. Chúng chơi giỡn, cười đùa và bi bô cùng nhau.
Ngược lại, các bậc cha mẹ lại tỏ ra mệt mỏi, lo lắng. Tất cả chúng tôi đều nặng gánh những mối lo chồng chất và đã phải rất vất vả đểcó thể giữ vững niềm tin.
Khi đến lượt mình, tôi bế hai đứa con bước vào phòng gặp bác sĩ. Thoạt đầu, tôi cứ ngỡ vị bác sĩ luôn tươi cười này chắc hẳn là một người mất trí. Ông hồ hởi: “Này cô, tôi có những tin tức hoàn toàn tốt lành cho cô đây. Tôi đã kiểm tra hình chụp X quang của con gái cô, và chúng tôi sẽ hỗ trợ chăm sóc cho cô bé theo phương pháp tiên tiến nhất. Một bác sĩ trẻ ở tiểu bang gần đây chuyên chữa trị bằng phương pháp mới cho những trường hợp giống con gái cô, và anh ấy đã thành công ngoài sức tưởng tượng. Anh ta vừa quyết định sẽ đến và lưu lại bệnh viện chúng tôi trong vòng một năm để hỗ trợ thực hiện phương pháp này”. Cánh cửa như rộng mở trước mắt tôi, và thậm chí tương lai đã có nhiều hứa hẹn hơn cả những gì tôi từng mong đợi.
Quá trình chữa trị của vị bác sĩ mới đến thực sự là một cuộc cách mạng trong y khoa. Phương pháp phẫu thuật của anh ta là đặt một mảnh xương vào chỗ đã mất khớp háng, và sau khi phẫu thuật, con gái tôi được bó bột và được cho về nhà cùng chúng tôi. Không thể ngờ được rằng bên dưới lớp bột dày cộm, một điều kỳ diệu bắt đầu phát triển. Mỗi lần họ chụp X quang, tôi có thể thấy mảnh xương nhỏ đang từ từ lớn dần lên và tự định hình theo hình dáng của một khớp háng hoàn hảo.
Cuộc phẫu thuật đã thành công mỹ mãn. Sau khi tháo bột, con gái tôi đã có thể bước đi mà không còn đau đớn và khập khiễng nữa.
Tôi vẫn còn nhớ một năm sau cuộc phẫu thuật, có một cô y tá đã đến nhà tôi để xem tình hình của đứa bé từng bị khuyết tật ở khớp háng tiến triển như thế nào. Tôi chỉ con gái mình khi cô bé đang chạy khắp phòng và hò hét đuổi theo em trai nó. “Không!”, cô y tá kiên nhẫn nói: “Tôi đến đây để thăm cô bé đã được phẫu thuật vì mất khớp háng”. Rồi khi hiểu ra mọi chuyện, cô nói: “Đây quả là một phép màu. Tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ nào có thể hồi phục hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn như thế!”.
Con gái tôi giờ đây đã là một phụ nữ trưởng thành và có gia đình riêng. Chúng tôi ít khi nói về những trải nghiệm đã qua. Chứng tích duy nhất là một vết sẹo nhỏ ở phía trước hông, vết sẹo mờ nhạt đến nỗi con gái tôi có thể theo đuổi nghề làm người mẫu. Gần đây, tôi và con gái đã đi trượt patin cùng với đứa con gái nhỏ của nó. Trong khi đứa cháu ngoại của tôi tự tin trượt đi trên sàn patin, tôi và mẹ con bé lại khởi đầu hơi loạng choạng nhưng vẫn cố gắng hòa cùng những người trượt patin khác. Khi mọi người yêu cầu trượt đôi, mẹ con tôi lại siết chặt tay nhau như chúng tôi vẫn thường làm lúc con gái tôi còn nhỏ. Khi cúi nhìn đôi chân chúng tôi đang lướt đi trên sân, chợt tôi bắt gặp hình ảnh đôi giày trượt của con gái mình và chạnh lòng nhớ đến đôi giày trắng bé nhỏ của đứa bé từng được chẩn đoán là sẽ không thể đi được. Khi chúng tôi lướt đi cùng nhau, họ bắt đầu mở bản nhạc “Chỉ có hai chúng ta”.
Chính tôi cũng đã thay đổi rất nhiều. Vượt lên trên nỗi tuyệt vọng vì không biết phải làm gì, tôi đã biết đến đức tin. Tôi rất xem trọng việc lắng nghe bản năng mình mách bảo. Từ việc kiên trì đối diện với nghịch cảnh, tôi nhận ra cuộc sống còn rất nhiều điều không thể đoán trước dù chúng hoàn toàn có thể trở thành hiện thực ngay sau đó. Cho dù diện mạo không bình thường luôn có khả năng to lớn để được chữa lành một cách kỳ diệu, và đâu đó trong cuộc sống này vẫn luôn có những con người có năng lực và hết lòng quan tâm, chăm sóc và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Từ những thử thách dường như quá sức để đôi vai của một người mới hai mươi mốt tuổi như tôi có thể gánh vác, tôi có được những bài học quý giá đã giúp tôi vững bước trong cuộc sống này.
- Tiến sĩ Catherine Monserrat
Điều kỳ diệu chỉ xảy ra với những ai tin vào chúng.
- Bernard Berenson