I've life always provides believed a series that of experiences that serve our growth, insight and wisdom. That philosophy was tested_and ultimately deepened_during a series of sur prising and challenging incidents at the age of twenty-six in the year 1979.
The previous year I had run my first under-three-hour marathon and, armed with the goal of improving that time, I intensified my training. By midsummer I was running seventy miles per week and keeping up with much faster runners for the first time in my racing career. My training partners included elite-level runners whose presence and encouragement con tributed to my progress. They told me I could run a 2:40 marathon (two hours and forty minutes), with the potential to reach 2:20, given the progress in our training. Running had become both a physical and spiritual passion in my life, and I was riding a wave of rising excitement and bliss.
That all came to a grinding halt when I developed a painful injury in my knee. From running an effortless twenty miles at a fast tempo in the mountains, I could now barely run one mile. The pain increased until I couldnt even run a few steps without sharp pain. I decided to rest a few weeks, expecting to return to my training. As the weeks passed, however, my body experi enced no improvement and my spirits sank. The doctors were unable to predict when I might recover. With each passing day, I could see the benefits of my hard, progressive work of the last six months ebbing away, and I grew increasingly disheartened.
I had to find some way to sustain my fitness as my knee healed. My body had grown accustomed to the rigors of training for two or more hours a day. It felt imperative that I keep my cardiovascular system strong and not lose the gains of the last half-year. I bought some swimming goggles, joined the local YMCA (Young Mens Christan Association) and set about duplicating my training regimen, assuming Id soon be able to swim for several hours a day. I was about to receive my second difficult lesson in dealing with challenges and setbacks.
I had a smattering of swim lessons as a kid and believed that, as a marathoner, I would have no problems with a transition to the pool. But the first day I plunged into the water, it was painfully apparent that my expectations far exceeded my ability. After swimming only one length of the pool, I stopped and clung to the edge, gasping and winded. I tried a second lap with the same result. This continued for about twenty minutes, one lap at a time. I was exhausted.
I recalled that while growing up in New York I had little exposure to swimming. I didnt really like being in the water. In fact, the ocean frightened me. I remembered when a camp counselor forced us to stay out in the ocean for “our full thirty minutes,” despite the chilling water temperature. A poor swimmer, I found the waves intimidating. Even as an adult I had rarely ventured into the sea.
In early July, determined to solve my dilemma, I befriended the lifeguard. He patiently guided me seven days a week. I worked hard, determined to improve, but progress was slow. I would swim every day until exhausted; then Id wait a few minutes and try a few more laps. Week by week, my effort and his coaching and encouragement began to pay off.
By August I was swimming nearly forty laps a day. In September I swam a mile a day, learned the breaststroke, back-stroke and crawl, and even started lifesaving lessons. Feeling more competent, my confidence grew and I pushed onward. By December I could swim two miles a day and felt as com fortable in the water as I had running on land. By the Christmas holidays, my knee had improved, but it was not yet ready for running. So I decided to travel to Hawaii, hitchhike around the islands and camp on the beaches. This seemed an idyllic break_and besides, my budget didnt allow for much else.
I learned soon after my arrival, however, that during this period in the islands, tensions between locals and tourists had reached a peak. Newspapers and radio reports had related several incidents of campers being burned out of their tents and visitors being assaulted at night by locals. As I made my way around Maui, I was repeatedly warned to be cautious when hitchhiking and especially careful if sleeping on the beach.
Hearing this news, I remember standing on Makena Beach late that afternoon, feeling vulnerable, depressed and alone, when a distant scream pulled me out of my dark reverie. It was a voice crying “Help!” from the ocean. I looked out to see sev eral figures bobbing in the ocean beyond large, crashing waves. Without thinking, I threw off my shirt and shoes and raced into the water. Swimming through the rough surf I found two men in their twenties holding up a terrified, much older man. They said they were exhausted from the riptide and had no strength left to bring him in. They asked me to take over so they could swim to the beach and get help.
The older man started panicking, grabbing my neck and pulling me under as huge waves thrashed us. I grabbed him firmly, looked directly into his terrified eyes and said, “Do what I tell you and I promise I wont let you die.” He nodded and stopped struggling. I turned him on his back, held him with my left arm and, using all the strength of my right arm, started to swim against the riptide. The surf was very terrible. A fierce storm two days earlier had shifted the sand and left behind enormous waves and an even more ferocious undertow. Sharp coral to the east precluded swimming at an angle to the beach. I would have to overcome the waves and swim straight in, against the riptide, towing the weight of an exhausted elderly man.
At first I swam with all my strength, thinking my fitness would be enough. I quickly tired, however, in the strong surf and undertow, which repeatedly pulled us out back into the sea as if we were weightless corks. I realized I had to conserve my energy_not only to make it back in with this man, but to save my own life as well.
Little by little, I neared the beach, trying to ride each wave and swim when propelled forward. After an eternity, struggling with waves and riptide, I pulled the man within thirty feet of the beach and placed him into the arms of the other rescuers.
I staggered out of the water and collapsed onto the beach, breathing hard. Then I stumbled away from the rescue group and the elderly man, to sit alone with my thoughts, which were rushing back in like the tide. Only minutes earlier I had been standing on the beach consumed by my own problems. Now, a few paces down the beach lay a man whose life I had saved. My past concerns disappeared. His cry for help had pushed me to a place far beyond my inward troubles and personal predicaments_past my fear of the ocean into an act of courage and strength.
I never again spoke to the man I saved. I never even learned his name. It wasnt necessary. He was safe, surrounded by the group. Lifes incredible lessons and opportunities had again worked their magic.
The knee injury that seemed to end my marathon dreams had catapulted me into choices and events that had a profound effect in my life_and had saved the life of another human being. It struck me then how the interconnected threads of our destiny are profoundly tied to one another. I used to wonder if things happen for a reason. Now I believe I understand: When things happen, its our job to make the best use of the events. Everything that happens is a chance to grow, to create something positive out of a negative. When one door closes, another always opens. Its our job to pay attention.
I work as a sports chiropractor now, and when my patients struggle with an injury, I sometimes share the story of my favorite injury_one that save a life, and maybe two.
- Leonard Stein
You save your soul by saving someone elses body.
- Arthur Hertzberg
Tôi luôn tin rằng những trải nghiệm trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta trưởng thành, chín chắn và khôn ngoan hơn. Triết lí này đã được kiểm nghiệm và càng tỏ ra sâu sắc hơn qua hàng loạt những biến cố đầy thử thách và đáng ngạc nhiên mà tôi đã trải qua vào năm 1979, khi đó tôi 26 tuổi.
Một năm trước đó, lần đầu tiên tôi chạy marathon đạt thời gian dưới 3 giờ đồng hồ. Với mục tiêu sẽ rút ngắn thời gian chạy đó, tôi đã nỗ lực luyện tập rất vất vả. Vào thời điểm giữa hè, tôi chạy 70 dặm mỗi tuần và lần đầu tiên trong sự nghiệp thi đấu của mình, tôi có thể đuổi kịp những vận động viên chạy nhanh hơn mình nhiều. Những người cùng luyện tập với tôi có cả những vận động viên nổi tiếng mà sự có mặt và những lời động viên của họ đã giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ của tôi. Họ nói rằng tôi có thể chạy quãng đường đó chỉ với 2 giờ 40 phút, thậm chí có thể đạt được thời gian là 2 giờ 20 phút căn cứ theo những tiến bộ đạt được trong việc luyện tập. Chạy bộ đã trở thành một niềm đam mê đối với tôi cả về thể chất lẫn tinh thần, và niềm vui cùng sự hứng khởi luyện tập đang lớn dần trong tôi.
Thế nhưng tất cả dường như đã chấm dứt khi tôi bị một chấn thương rất đau ở đầu gối. Từ việc chạy 20 dặm với tốc độ nhanh ở đường đèo dốc mà không cần phải gắng hết sức, giờ đây tôi chỉ có thể chạy được khoảng một dặm. Chấn thương ngày càng trầm trọng cho đến lúc tôi không thể chạy dù chỉ vài bước mà không bị những cơn đau buốt hành hạ. Tôi quyết định nghỉ ngơi vài tuần và mong được tiếp tục luyện tập trở lại. Tuy vậy, đã nhiều tuần trôi qua mà cơ thể tôi vẫn không khá hơn và tinh thần tôi bắt đầu suy sụp. Các bác sĩ cũng không đoán được lúc nào thì tôi có thể bình phục. Mỗi ngày trôi qua, tôi càng nhận thấy những nỗ lực, tiến bộ trong sáu tháng qua của mình dần trở nên vô nghĩa, và tôi càng ngày càng cảm thấy nản chí.
Tôi phải tìm cách để duy trì thể lực của mình khi chấn thương ở đầu gối bình phục. Cơ thể của tôi đã quen với cường độ luyện tập cao, ít nhất là 2 giờ mỗi ngày. Tôi nhận thấy việc duy trì được một hệ tim mạch khỏe mạnh đồng thời không đánh mất những gì mình đã đạt được trong 6 tháng qua là điều rất cần thiết. Tôi mua cho mình cặp kính bơi và quyết định gia nhập hội YMCA (Hội thanh niên Cơ Đốc) ở địa phương. Tôi bắt đầu nhân đôi mức độ tập luyện với hy vọng sẽ bơi được nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Tôi sẽ tiếp nhận bài học gian nan thứ hai để đương đầu với những khó khăn và thất bại.
Tôi cũng biết bơi chút ít do lúc nhỏ có học qua, và tôi tin rằng một vận động viên chạy marathon như tôi sẽ không gặp khó khăn gì khi chuyển sang môn bơi lội. Nhưng ngay từ ngày đầu tiên lao xuống nước, tôi đau đớn nhận ra rằng những gì tôi từng mong đợi đều nằm ngoài khả năng của mình. Sau khi bơi hết chiều dài của hồ bơi, tôi đã phải dừng lại, bám tay vào thành hồ và thở hổn hển. Tôi cố thử lần thứ hai nhưng kết quả cũng chẳng khá hơn. Tình trạng này tiếp diễn khoảng 20 phút, mỗi lần tôi cũng chỉ bơi được một vòng dọc theo chiều dài hồ. Tôi cảm thấy kiệt sức.
Nhớ lúc nhỏ khi còn sống ở New York, tôi hầu như không đi bơi bởi tôi thực sự không thích xuống nước. Quả thật biển luôn làm tôi kinh sợ. Tôi còn nhớ có lần một vị quản trại đã buộc chúng tôi phải ngâm mình dưới biển “đủ 30 phút”, dùnước biển lạnh thấu xương. Với khả năng bơi lội rất tệ của mình, tôi thấy những cơn sóng biển thật đáng sợ. Ngay cả khi đã trưởng thành, tôi cũng ít khi mạo hiểm ra biển.
Vào khoảng đầu tháng bảy, với quyết tâm xóa bỏ nỗi sợ hãi của mình, tôi kết bạn với một nhân viên cứu hộ. Anh ấy đã kiên trì chỉ dẫn cho tôi suốt bảy ngày trong tuần. Tôi luyện tập chăm chỉ với quyết tâm phải cải thiện tình hình nhưng quá trình ấy diễn ra rất chậm. Mỗi ngày tôi đều bơi cho đến lúc nào mệt nhừ người; chỉ nghỉ ít phút rồi tiếp tục luyện tập trở lại. Nhiều tuần trôi qua, nỗ lực của tôi cộng với sự tận tình chỉ dẫn và động viên của anh ấy bắt đầu có kết quả.
Bước qua tháng tám, mỗi ngày tôi bơi gần 40 vòng. Đến tháng chín, tôi đã có thể bơi một dặm mỗi ngày. Tôi học bơi ếch, bơi ngửa, bơi sải và thậm chí là cả những bài cứu hộ. Càng ngày tôi càng cảm thấy những động tác bơi lội của mình thuần thục hơn, tôi tự tin hơn và càng nỗ lực nhiều hơn nữa. Đến tháng mười hai, tôi đã có thể bơi 2 dặm mỗi ngày đồng thời tôi nhận thấy việc bơi dưới nước cũng thoải mái như việc chạy bộ trên mặt đất vậy.
Giáng sinh đến, chấn thương ở đầu gối của tôi đã hồi phục nhưng tôi vẫn chưa được trở lại đường chạy. Vì thế tôi quyết định đi du lịch đến Hawaii, đi nhờ xe tham quan khắp các đảo và dựng lều trên bãi biển. Đây là khoảng thời gian tôi tận hưởng những thú vui bình dị đồng thời có thể tiết kiệm hầu bao của mình.
Tuy nhiên, ngay khi đến đảo, tôi nhanh chóng nhận ra rằng trong thời gian này, những căng thẳng trong quan hệ giữa cư dân địa phương và du khách đã lên đến đỉnh điểm. Báo đài đã đưa tin về một vài trường hợp khách cắm trại bị đốt lều còn du khách thì bị người dân địa phương tấn công vào ban đêm. Khi tôi dạo quanh Maui, tôi nhiều lần được cảnh báo là phải thật thận trọng mỗi khi quá giang xe và đặc biệt là phải đề phòng nếu ngủ qua đêm trên bãi biển.
Khi nghe tin này, tôi nhớ lại lúc xế chiều khi đang đứng ở bãi biển Makena, với tâm trạng rất thất vọng và cô đơn, bỗng một tiếng kêu cứu từ xa vọng lại khiến tôi sực tỉnh. Tiếng kêu cứu vọng lên từ dưới biển. Tôi nhìn ra và thấy một vài người đang chới với giữa những cơn sóng lớn đập mạnh dữ dội. Không cần phải suy nghĩ, tôi vội cởi áo, tháo giày của mình ra và lao ngay xuống nước. Bơi qua những con sóng hung hãn, tôi thấy hai thanh niên độ khoảng hai mươi tuổi ôm một người đàn ông khá lớn tuổi đang rất hoảng sợ. Hai thanh niên kia nói rằng họ mệt rã rời vì phải vật lộn với sóng dữ và không còn đủ sức để đưa người đàn ông nọ vào bờ. Họ đã nhờ tôi giữ giúp ông ấy để họ bơi vào bờ tìm người giúp.
Người đàn ông thật sự hoảng loạn. Ông túm chặt lấy cổ tôi và kéo tôi xuống nước mỗi khi có đợt sóng mạnh đập vào. Tôi giữ chặt ông ta, nhìn thẳng vào đôi mắt hoang mang của ông ấy và nói rằng: “Hãy làm theo những gì tôi bảo. Tôi hứa sẽ không để ông chết đâu”. Ông ta gật đầu và thôi không còn vùng vẫy nữa. Tôi dùng tay trái ôm và giữ ông ta ở tư thế nằm ngửa rồi dùng hết lực của cánh tay phải để bơi ngược sóng vào bờ. Những con sóng quả thật rất khủng khiếp. Trước đó hai ngày, một cơn bão hung tợn đã quét qua nơi đây, để lại hậu quả là những đợt sóng khổng lồ và những cơn sóng dội khủng khiếp. Những mảng san hô sắc bén trải dài theo hướng Đông đã cản trở không cho tôi bơi nương theo sóng. Tôi buộc phải vượt qua và bơi thẳng vào bờ, ngược hướng với những đợt sóng dội đang chảy xiết bên dưới. Đã thế tôi còn phải gánh thêm sức nặng của người đàn ông đã hoàn toàn kiệt sức.
Lúc đầu, tôi dùng hết sức để bơi và nghĩ rằng mình sẽ đủ sức để vào đến bờ. Tuy nhiên, tôi nhanh chóng bị đuối sức bởi những đợt sóng ầm ầm phía trên và cả những con sóng dội ác liệt bên dưới. Chúng cứ thế cuốn giật ngược chúng tôi ra xa bờ, như thể chúng tôi là những cái nút chai nhẹ tênh. Tôi nhận ra rằng mình cần phải giữ sức, không những để đưa người đàn ông này vào bờ mà còn để cứu cả chính bản thân mình.
Dần dần, tôi cũng bơi được gần đến bờ, cố cưỡi trên từng con sóng và bơi nương theo khi sóng cuốn về phía bờ. Sau một thời gian dài vật lộn với sóng biển, tôi kéo lê ông ta vô bờ khi chỉ còn cách đó khoảng mười mét và giao ông lại cho những nhân viên cứu hộ khác.
Tôi lảo đảo bước lên bờ và ngã quỵ xuống bãi biển, thở dốc. Sau đó tôi loạng choạng đứng dậy, tách khỏi nhóm nhân viên cứu hộ và người đàn ông kia. Tôi ngồi đó, chỉ mình tôi với những suy nghĩ cứ liên tục ùa về như những đợt thủy triều kia. Chỉ vài phút trước đó, tôi còn đứng ở nơi này, chán nản với những vấn đề khó khăn của mình. Còn bây giờ, chỉ cách đây vài bước chân là một nguời đàn ông mà tôi vừa mới cứu mạng. Những lo lắng trước giờ của tôi chợt tan biến. Tiếng kêu cứu của ông đã kéo tôi thoát khỏi những nghĩ suy trăn trở trong lòng và cả những khó khăn của bản thân. Nỗi sợ hãi trong tôi đã chuyển thành hành động của sự dũng cảm và sức mạnh.
Tôi chẳng nói chuyện với người đàn ông mà tôi cứu hôm đó thêm lần nào nữa, tôi cũng không hề biết tên ông ấy. Nhưng điều đó cũng chẳng hề gì. Ông ấy đã được an toàn bên cạnh những nhân viên cứu hộ. Những bài học và cơ hội khó tin mà cuộc sống mang lại một lần nữa đã làm nên những điều kỳ diệu.
Chấn thương ở đầu gối dường như đã chấm dứt ước mơ tham gia vào những cuộc chạy marathon của tôi nhưng chính nó đã mang lại cho tôi một sự lựa chọn có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mình, và nó giúp tôi cứu được tính mạng của người khác. Tôi chợt nhận ra rằng có những sợi dây liên kết chặt chẽ những số phận giữa con người với nhau. Tôi đã từng nhiều lần thắc mắc về nguyên nhân của tất cả mọi việc. Bây giờ tôi tin là mình đã hiểu: khi điều gì đó xảy ra, chúng ta phải biết tận dụng nó một cách tốt nhất. Mỗi một trải nghiệm là một cơ hội để trưởng thành, để biến cái bất lợi thành cái có lợi. Khi một cánh cửa khép lại, luôn có một cánh cửa khác mở ra. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra cơ hội đó.
Giờ đây tôi đã là một bác sĩ chuyên chữa trị chấn thương cho các vận động viên thể thao và mỗi khi bệnh nhân của tôi nỗ lực đấu tranh để chiến thắng thương tật, tôi thỉnh thoảng vẫn chia sẻ với họ câu chuyện về chấn thương đáng nhớ ở đầu gối của mình. Chấn thương ấy đã giúp tôi cứu mạng sống của một con người_mà không, nó đã cứu hai mạng sống đó chứ.
- Leonard Stein
Bạn cứu rỗi linh hồn mình bằng cách cứu lấy thể xác của người khác.
- Arthur Hertzberg