Ragnar nickname is “Rags.” Arnesens His father, Erik, calls him this; he also calls his son a hero.
Ragnar, named after his Norwegian grandfather, was born in San Francisco and grew up near the waves in Manhattan Beach. At age eleven he learned to surf. But the crashing waves, ca pable of breaking his surfboard in two, posed less of a threat to Rags than his own blood-sugar level. He was diagnosed with diabetes while still an infant, and his blood sugar could crash worse than any wave, leaving him helpless in the ocean.
Nearly two decades ago, Erik Arnesen_himself an avid surfer in the sixties_took his son to San Onofre state beach for the first time. After giving Rags a lesson on dry land, Erik went into the deep water to ride some curls_alone.
“I just couldnt get out there,” Rags, now thirty, describes. “I kept paddling and paddling, but that first day I could never get past the white water where the surf breaks.”
While another, less insightful father might have considered his sons failure a lack of talent, Erik focused on something else.
“I saw what a fighter he was,” Erik recalls. “I offered to help him, but he was determined. He wasnt going to let the frustration defeat him. And that became our credo: “Whatever it is you want in life, you have to paddle out to get it.”
Rags has since paddled through storm surf and tsunamis (tidal waves).
His big trouble began when he was thirteen and diagnosed with kidney problems. The doctors said he would need a trans plant within six months. Rags would hold out for an extra six and a half years.
“I refused to let my condition stop me from doing things,” he says. So he surfed, he cycled and he ran varsity cross country at Mira Costa High_all with failing kidneys and a malfunc tioning pancreas because of severe diabetes.
That first day Rags tried to surf is nothing compared to the time he was training to run the Manhattan Beach with his father a few years later. On the eve of the race, Ragnars blood-sugar level had a wipeout. He was rushed to the ER by ambu lance. “It was touch-and-go,” Erik remembers.
The scare abated at 5:30 the next morning when Rags insisted on leaving the hospital to run. The doctors strongly advised against it, but Erik knew his son.
“I knew if he allowed his diabetes to keep him from running the race, it would have damaged him for the rest of his life,” explains Erik, himself a four-hour marathoner and a cyclist, too. “We took sugar cubes for Rags to suck on while he ran, for a quick energy lift, until he could get an insulin shot after he completed the race.”
Whatever it is you want in life, you have to paddle out to get it.
The disease worsened. Rags paddled. “Even in the most dif ficult times,” he says, “if I could go surfing with my dad I knew things were okay. And even with my obstacles, sports make me appreciate life more... much more. When Im cycling, running or surfing_especially surfing_I feel totally alive.”
Finally, the doctors told Rags that he had to have a trans plant immediately. He and Erik went to their favorite surf spot. There, out on the ocean swells, waiting for the next set of waves, then they picked a date to do the operation. On December 19, 1990, twenty-one-year-old Ragnar checked into UCLA Medical Center to get a new kidney. A fifty-one year-old kidney from his dad.
Sometimes you cant paddle alone. Sometimes we all need some help getting past the white water.
“It was a no-brainer,” Erik says of his decision.
Five days later, on Christmas Eve, father and son left the hospital together. Rags felt more energetic than he had in years, and Erik was in considerable discomfort. “But I never felt better,” he says.
Rags returned to Chico State, where he was majoring in biol ogy. In six weeks he rejoined the university cycling team. He continued taking six to ten insulin shots a day to keep his dia betes under control.
Then the clouds returned_another tsunami hit Rags head-on.
While Rags competed at the 1995 World Transplant Games in Manchester, England, his body began to reject his fathers donated kidney. For five years, the son and father had shared their flesh. Now they shared their anguish.
“I felt terrible for him,” Erik says, “but I also felt bad for myself. I wanted my kidney to work for him_now whatever I had done for him was over.”
Gone too, was Rags fighting spirit. For the first time in his life, he didnt feel like paddling.
“My life felt upside-down. I had been a fit athlete; now I was on kidney dialysis.”
The first three months were especially difficult for Rags.
“I finally decided I could do two things,” Rags recollects. “I could feel sorry for myself, or I could accept it.”
Whatever it is you want in life, you have to paddle out to get it.
Rags paddled. With the help of his mother, Xenia, he studied about dialysis and nutrition to better manage his condition. And paddled: He earned his Emergency Medical Technician degree and started working twelve-hour shifts between his Monday, Wednesday and Friday “part-time job,” as he called his four-hour dialysis treatments. And paddled: He surfed, cycled and started training for a triathlon, which, while on dialysis, is like climbing Mount Everest carrying a 200-pound backpack.
Rags never completed that triathlon, but not for the reason you might think. He skipped it because the day before the race a kidney match was found.
A year earlier, the rejection of his fathers kidney had seemed the cruelest of fates. Now it turned out to be the greatest of blessings. This time, Rags was the recipient of a kidney transplant that not only restored his kidney function, but ended his diabetes as well.
“When I woke up, I wasnt diabetic anymore!” said Ragnar, the excitement still in his voice three years later. “It has been a miracle.”
In September 1999, Ragnar joined a contin gent of international athletes who have donated organs in their bodies at the 1999 XII World Transplant Games in Budapest, Hungary.
For Rags_who competed in cycling, track and field, and volleyball_it was his eighth international game. He has won more than a dozen medals, all silver and bronze.
“Im still looking for my first gold,” the five-feet, seven-inch, 130-pound athlete says. “Id like to give it to my dad.”
But Erik says he already has something better: a collage of pictures of Rags at various Transplant Games, inscribed by his son with the words from Bette Midlers popular song, “The Wind Beneath My Wings.”
Erik Arnesen has known great striving and adventure in his own right. But his greatest hero and treasure is his son.
A “Rags” to riches story, indeed.
- Woody Woodburn
Biệt hiệu của Ragnar Arnesen là “Rags”. Cha của cậu, ông Erik thường gọi anh như thế. Ông ấy cũng thường gọi con trai mình là một anh hùng.
Ragnar được đặt tên theo ông nội là người Na Uy, anh sinh ở San Francisco và lớn lên gần vùng sóng nước nơi vùng biển Manhattan. Năm mười một tuổi, anh học môn lướt sóng. Thế nhưng những cơn sóng hung hãn có thể khiến chiếc ván lướt sóng vỡ làm đôi vẫn chưa phải là mối đe dọa so với lượng đường trong máu mà anh đang phải gánh chịu. Anh được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường từ khi còn bé, và lượng đường trong máu có sức công phá mạnh hơn bất cứ cơn sóng nào, nó khiến anh trở nên bất lực giữa đại dương bao la.
Gần hai thập kỷ trước, Erik Arnesen – một vận động viên lướt sóng đáng nể ở tuổi 60 – lần đầu tiên dắt con trai đến bãi biển San Onofre. Sau khi chỉ dạy cho Rags trên cạn, Erik một mình ra chỗ nước sâu để cưỡi lên những đợt sóng.
Giờ đây Rags đã ba mươi tuổi, anh kể lại : “Tôi không thể ra xa được. Vào cái ngày đầu tiên ấy, tôi chỉ có thể lội bì bõm trong nước chứ không thể vượt qua bọt nước trắng xóa vỡ tan từ những con sóng”.
Trong khi một người cha ít sâu sắc có lẽ sẽ nghĩ rằng con họ thất bại do thiếu năng lực thì Erik lại chú trọng đến chuyện khác.
Erik nhớ lại: “Tôi thấy nó đúng là một chiến binh dũng cảm. Tôi đề nghị giúp nhưng nó rất cương quyết. Nó đã không để cho thất bại hạ gục mình. Và điều đó trở thành phương châm của bố con tôi: “Bất cứ điêu gì bạn muốn có trong cuộc đời, bạn phải tận lực mới có được”.
Kể từ đó, Rags đã có thể chèo thuyền vượt qua những cơn bão tố và sóng lớn.
Mọi rắc rối bắt đầu khi anh mười ba tuổi, lúc đó anh được chẩn đoán bị suy thận. Bác sĩ nói anh cần phải cấy ghép thận trong vòng sáu tháng. Rags sẽ cầm cự được thêm sáu năm rưỡi nữa.
Anh nói: “Tôi không cho phép bệnh tật cản trở công việc của mình”. Vì vậy anh tiếp tục lướt sóng, đạp xe và chạy bộ trong các cuộc đua dành cho những người đại diện quốc gia ở Mira Costa High – cùng với trái thận và lá lách bị thương tổn bởi căn bệnh tiểu đường ở giai đoạn rất nặng.
Cái ngày đầu tiên Rags tập lướt sóng đó cũng không thể so sánh được với khoảng thời gian anh tập luyện để tham dự cuộc đua Manhattan Beach với cha của mình vài năm sau đó. Vào đêm trước khi cuộc đua diễn ra, lượng đường trong máu Ragnar đã cạn sạch. Anh được đưa đi cấp cứu bằng xe cứu thương. “Đó là một sự mạo hiểm”, Erik nhớ lại.
Lúc 5 giờ 30 sáng hôm sau, nỗi sợ hãi dịu bớt và Rags cứ nằng nặc đòi rời khỏi bệnh viện để tham dự cuộc chạy. Các bác sĩ hoàn toàn không đồng ý, nhưng Erik hiểu con trai mình.
“Tôi biết nếu nó để cho bệnh tiểu đường ngăn cản nó tham gia cuộc đua, thì căn bệnh này cũng sẽ hủy hoại những ngày còn lại trong cuộc đời của nó”, Erik giải thích_bản thân ông cũng là một vận động viên marathon lộ trình 4 giờ, đồng thời là một tay đua xe đạp. “Chúng tôi cho Rags ngậm đường trong khi chạy để tăng thêm năng lượng cấp thời, đợi đến lúc nó có thể được tiêm insulin sau khi hoàn tất cuộc đua.”
Bất cứ điều gì bạn muốn trong cuộc đời, bạn phải tận lực mới có được.
Bệnh ngày càng nghiêm trọng. Rags vẫn cố sức chèo chống. Anh nói “Ngay cả những lúc khó khăn nhất, nếu tôi vẫn có thể lướt sóng cùng với cha thì tôi biết mọi việc vẫn tốt đẹp. Và cho dù có đứng trước những trở ngại, thể thao đã khiến tôi thêm yêu cuộc sống này biết bao. Mỗi khi tôi đạp xe, chạy bộ hay lướt sóng – nhất là lướt sóng – tôi thấy mình vẫn đang sống một cuộc sống thật trọn vẹn.
Cuối cùng, các bác sĩ nói với Rags rằng anh phải cấy ghép thận ngay lập tức. Anh cùng cha đã đến địa điểm lướt sóng mà hai cha con yêu thích nhất. Tại đó, họ cùng lướt trên những con sóng rồi cùng nhau chờ đợi đợt sóng kế tiếp ập đến, sau đó quyết định chọn ngày để tiến hành cuộc phẫu thuật. Ngày 19 tháng 12 năm 1990, ở tuổi hai mươi mốt, Ragnar bước vào trung tâm y khoa UCLA để nhận một trái thận mới, trái thận của người cha năm mươi mốt tuổi của mình.
Đôi khi bạn không thể chèo chống một mình. Có những lúc chúng ta cần sự giúp đỡ để vượt qua ngọn sóng trắng xóa.
“Đó là điều không cần phải đắn đo”, Erik nói về quyết định của mình.
Năm ngày sau, vào đêm trước lễ Giáng sinh, hai cha con họ cùng nhau xuất viện. Rags cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn trước nhiều, bù lại, Erik đã gặp nhiều khó khăn đáng kể. “Nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy khỏe hơn thế này”, ông nói.
Rags quay trở lại Chico State, nơi anh đang theo học ngành sinh vật. Trong vòng sáu tuần, anh lại gia nhập vào đội đua xe đạp của trường đại học. Anh vẫn duy trì việc chích từ 6 đến 10 mũi insulin mỗi ngày để kiểm soát căn bệnh tiểu đường.
Chẳng bao lâu sau, mây đen lại kéo đến – những đợt sóng dữ lại tiếp tục trút xuống cuộc đời của Rags.
Thời gian khi Rags tranh tài trong giải đấu World Transplant năm 1995 ở Manchester, thuộc nước Anh, cơ thể anh đã bắt đầu có những dấu hiệu đào thải quả thận mà anh đã nhận được từ cha của mình. Năm năm qua, cha con họ đã cùng chia sẻ một phần máu thịt cho nhau. Giờ đây họ lại chia sẻ nỗi đau đớn cùng nhau.
Erik nói: “Tôi cảm thấy đau khổ cho nó, nhưng tôi cũng cảm thấy thương bản thân mình. Tôi muốn trái thận của tôi giúp ích cho con trai mình – giờ đây những gì tôi cố làm đều vô nghĩa”.
Cuộc chiến tinh thần trong Rags cũng bắt đầu lung lay. Lần đầu tiên trong cuộc đời, anh cảm thấy muốn buông xuôi tất cả.
“Tôi cảm thấy cuộc đời mình hoàn toàn đảo lộn. Tôi đã từng là một vận động viên sung sức, vậy mà giờ đây tôi lại có một trái thận đang trong quá trình thẩm tách.”
Ba tháng đầu đặc biệt khó khăn đối với Rags.
Rags nhớ lại: “Cuối cùng tôi quyết định mình chỉ có thể làm hai việc. Hoặc là tôi sẽ luôn tiếc nuối cho bản thân hoặc tôi phải chấp nhận sự thật”.
Bất cứ điều gì bạn muốn trong cuộc đời, bạn phải tận lực mới có được.
Rags đã chèo chống với số mệnh. Với sự giúp đỡ của mẹ là bà Xenia, anh đã nghiên cứu về sự thẩm tách và các chất dinh dưỡng để kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình tốt hơn. Và anh tiếp tục chống chọi: anh lấy được bằng Kỹ thuật viên cấp cứu và bắt đầu “làm việc bán thời gian” 12 giờ mỗi tuần vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu. “Làm việc bán thời gian” là cách anh đặt tên cho quá trình điều trị thẩm tách 4 giờ mỗi tuần của mình. Anh vẫn tiếp tục chèo chống: anh lướt sóng, đạp xe đạp, và bắt đầu tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi thể thao 3 môn phối hợp trong lúc vẫn đang điều trị thẩm tách, việc này cũng giống với việc vừa leo lên đỉnh núi Everest vừa mang theo túi xách nặng gần 100 ký.
Rags đã không bao giờ hoàn tất được cuộc thi thể thao 3 môn phối hợp đó, nhưng lý do không phải như bạn nghĩ. Anh ấy đã bỏ qua cuộc thi chỉ vì vào hôm trước khi cuộc thi bắt đầu, người ta đã tìm được cho Rags một quả thận thích hợp với anh.
Một năm trước đó, việc cơ thể Rags đào thải quả thận mà anh đã nhận được từ cha mình dường như là một định mệnh vô cùng nghiệt ngã. Nhưng giờ đây điều đó lại mở ra một cơ hội khác cho anh. Lần này, Rags không chỉ được ghép thận để phục hồi chức năng của cơ quan này mà còn có thể giúp anh chấm dứt căn bệnh tiểu đường.
Ba năm sau ca phẫu thuật, giờ đây niềm phấn khởi vẫn còn đọng lại trong giọng nói của anh, anh nhớ lại: “Khi tỉnh dậy, tôi hoàn toàn không còn bị bệnh tiểu đường nữa. Đó quả thật là một phép màu”.
Tháng 9 năm 1999, Ragnar được xếp thi đấu chung với các vận động viên quốc tế vốn là những người đã từng hiến các cơ quan nội tạng của mình trong cuộc thi đấu World Transplant được tổ chức lần thứ 12 vào năm 1999 ở Budapest, Hungary.
Rags tranh tài các môn đua xe đạp, chạy đường mòn, băng đồng, và môn bóng rổ. Đó là lần thi đấu quốc tế thứ tám của anh. Anh đã giành được hơn 12 chiếc huy chương cả bạc lẫn đồng.
“Tôi vẫn đang tìm chiếc huy chương vàng đầu tiên cho mình”. Vận động viên cao 1,70m, nặng 59 kg nói thêm: “Tôi muốn dành tặng nó cho cha tôi”.
Nhưng Erik nói ông đã có thứ còn tuyệt vời hơn thế. Đó là một bộ sưu tập các bức ảnh của Rags trong nhiều trận đấu Transplant khác nhau có lời đề tặng của con trai ông, được trích từ bài hát nổi tiếng của Bette Midler “Ngọn gió nâng đôi cánh tôi”.
Mọi người biết đến Erik Arnesen bởi những khó khăn và mạo hiểm to lớn mà ông đã vượt qua bằng chính khả năng và nỗ lực của bản thân. Nhưng người anh hùng và tài sản lớn nhất của ông chính là cậu con trai của mình.
Quả là câu chuyện về kho báu “Rags”.
- Woody Woodburn