In ideal the of past, beauty Americas had always been an essentially white one; American males had looked longingly in the mirror hoping to see Cary Grant or Gregory Peck or Robert Redford. Michael Jordan, shaved head and all, had given America nothing less than a new definition of beauty for a new age.
What America and the rest of the world saw now was noth ing less than a kind of New World seigneur, a young man whose manner seemed nothing less than princely. He was most assuredly not to the manner born_his paternal grandfather had been a tobacco sharecropper in North Carolina. His parents were simple and hardworking people, the first in their families to enjoy full rights of American citizenship, and they produced a young man who carried himself with remarkable natural grace. Because of the loving way he had been raised and because of the endless series of triumphs he had scored over the years, he had an inner confidence that was simply unshakable.
His manner with all kinds of people in even the briefest of meetings was usually graceful, particularly for someone subjected to so many pressures, and those who needed sympathies. He had charm, was very much aware of it, and used it skillfully and naturally, rationing it out in just the proper doses. He was easy to like, and people seemed to vie to be liked by him. Veteran sportswriter Mark Heisler once noted in a maga zine article that he had never wanted an athlete to like him as much as he did Michael Jordan.
Each year he seemed to add a new chapter to the legend in the making.
Probably the most remarkable chapter had been written in June, when he woke up violently ill before Gime Five of the NBA (National Basketball Association) finals against the Utah Jazz. Whether it was altitude sickness or food poisoning, no one was ever sure. Later it was reported that he had woken up with a fever of 103. That was not true: his temperature was high, but not that high, not over 100, but he had been so ill during the night that it seemed impossible that he would play.
At about 8 A.M., Jordans bodyguards called Chip Schaefer, the team trainer, to tell him that Jordan was deathly ill. Schaefer rushed to Jordans room and found him curled up in a fetal position, wrapped in blankets and pathetically weak. He had not slept at all. He had an intense headache, and had suffered violent nausea throughout the night. The greatest player in the world looked like a frail, weak zombie. It was inconceivable that he might play that day.
Schaefer immediately hooked him onto an IV and tried to get as much fluid into him as possible. Schaefer also gave him some medication so he could rest that morning. More than most people, Schaefer understood the ferocity that drove Michael Jordan, the invincible spirit that allowed him to play in games when most high-level professionals were betrayed by their bodies and, however reluctantly, obeyed them. During the 1991 finals against the Lakers, when Jordan badly injured his toe while hitting a crucial jump shot to tie the game, Schaefer had struggled to create a shoe that would protect Jordans foot in the next game. Jordan eventually had to reject the shoe because it hindered his ability to start and stop and cut. “Give me the pain,” he had told Schaefer.
Now, seeing him that sick, Schaefer had a sense that Jordan might somehow manage to play, that Michael Jordan might, as he sometimes did in situa tions like this, use this illness as a motivational tool, one more challenge to overcome. Before the game, he was still frail and weak. Word circulated quickly among journalists that he had the flu and that his temperature was 102, and many assumed he would not play.
One member of the media who was not so sure about that verdict was James Worthy of the Fox network. He had played with Michael Jordan at North Carolina and watched him emerge as the best player in the NBA, and he knew how Michael drove himself. “The fever meant nothing,” Worthy told the other Fox reporters. “Jordan will play,” Worthy warned. “Hell figure out what he can do, hell conserve his strength in other areas, and hell have a big game,” Worthy added.
In the locker room, Jordans teammates were appalled by what they saw. Michaels skin, normally quite dark, was an alarming color, somewhere between white and gray, and his eyes, usually so vital, looked dead. As the game was about to begin, the NBC television crew showed pictures of a frail and haggard Jordan as he had arrived at the Delta Center, barely able to walk, but they showed him trying to practice. It was one of those rare moments of unusual intimacy in sports, when the power of television allowed the viewer to see both Jordans illness and his determination to play nonetheless.
This was to be a unique participatory experience: when before had illness and exhaustion showed so clearly on the face of such an athlete so early in such a vital game? At first, it appeared that the Jazz would blow the very vulnerable Bulls out. At one point early in the second quarter, Utah led 36-20. But the Bulls hung in because Jordan managed to play at an exceptionally high level, scoring twenty- one points in the first half. At halftime his team was down only four points, 53-49. It was hard to understand how Jordan could play at all, much less be the best player on the floor. The unfolding drama of the event transcended basketball.
He could barely walk off the court at halftime. During the break, he told Phil Jackson not to use him much in the second half_just in spots. Then he came out and played almost the entire second half. He played a weak third quarter, scoring only two points, but Utah could not put Chicago away. Late in the fourth quarter, when the camera closed in on him as he ran down court after a basket, Jordan looked less like the worlds greatest athlete than the worst runner in some small-time marathon, about to finish last on a brutally hot day. But what he looked like and what he was doing on the floor when it mattered were two separate things.
With forty-six seconds left and Utah leading by a point, Jordan was fouled going to the basket. “Look at the body language of Michael Jordan,” the announcer Mary Albert said. “You have the idea that he has difficulty just standing up.” He made the first foul shot, tying the score, then missed the second but somehow managed to grab the loose ball.
Then, when the Jazz inexplicably left him open, he hit a three pointer with twenty- five seconds left, which gave Chicago an 88-85 lead and the key to a 90-88 win. He ended up with thirty-eight points, fifteen of them in the last quarter.
It had been an indelible performance, an astonishing dis play of spiritual determination; he had done nothing less than give a clinic in what set him apart from everyone else in his profession. He was the most gifted player in the league, but unlike most supremely gifted players, he had an additional quality rare among superb artists whose chosen work comes so easily: he was an overachiever as well.
- David Halberstam
Trước Mỹ muốn kia, một được người công nhận là có nét đẹp lý tưởng thì trước hết họ phải là người da trắng; đàn ông Mỹ luôn khao khát được là hình bóng của những Cary Grant, Gregory Perk hay Robert Redford. Vậy mà, Michael Jordan với cái đầu trọc lóc, đã mang lại cho thế hệ mới của nước Mỹ một khái niệm hoàn toàn khác về cái đẹp.
Với nước Mỹ và các nước khác trên thế giới, anh xuất hiện chẳng khác nào một ông hoàng của Thế Giới Mới, một thanh niên với phong cách chẳng kém gì các bậc vương giả. Đó hoàn toàn không phải là phong cách bẩm sinh của Jordan_ông nội của anh là một tá điền trồng thuốc lá ở miền Bắc Carolina. Cha mẹ anh là những người sống khá giản dị và cần mẫn trong lao động, họ là những người đầu tiên trong dòng họ được hưởng đầy đủ quyền công dân của một người Mỹ và họ đã sinh ra anh, một thanh niên có phong cách tao nhã bẩm sinh khác thường. Với những tình cảm yêu mến của mọi người dành cho mình và hàng loạt những thành tích đã đạt được trong những năm qua, anh có được sự tự tin không dễ gì lay chuyển.
Anh luôn cư xử nhã nhặn, ngay cả trong những lần gặp mặt ngắn ngủi, đặc biệt là đối với những người đang chịu quá nhiều áp lực và những ai đang cần sự đồng cảm. Anh có sức thu hút và ý thức được điều đó, anh vận dụng nó một cách khéo léo, tự nhiên và chừng mực. Anh rất dễ mến và dường như mọi người đều muốn chen chân để chiếm được cảm tình của anh. Nhà báo thể thao kỳ cựu Mark Heisler từng viết trên một tạp chí rằng ông chưa từng mong muốn chiếm được tình cảm của bất cứ một vận động viên nào nhiều như với Michael Jordan.
Dường như mỗi năm, anh lại bổsung thêm một chương mới vào câu chuyện huyền thoại đang viết dở về đời mình.
Nhưng cólẽ, chương ghi dấu đậm nét nhất được viết hồi tháng sáu, khi anh vẫn gượng dậy trong lúc cơ thể đang ốm nặng ngay trước trận chung kết thứ 5 với Utah Jazz trong giải NBA (Hiệp hội Bóng rổ nhà nghề Mỹ). Không ai biết được rằng đó là vì anh bị chứng chóng mặt do độ cao hay bị ngộ độc thực phẩm. Sau đó người ta thông báo rằng anh đã tỉnh, cơ thể sốt cao hơn 40°C. Nhưng điều đó là không chính xác. Thân nhiệt anh rất cao nhưng không cao quá 39°C, nhưng anh đã sốt cao suốt đêm và có vẻ như không thể tham gia trận đấu được.
Khoảng 8 giờ sáng, cận vệ của Jordan gọi cho huấn luyện viên Chip Schaefer và báo tin Jordan đang bệnh nặng như sắp chết. Schaefer lao nhanh đến phòng của Jordan và thấy anh nằm trong tư thế co quắp như một bào thai, người quấn mền kín mít và trông anh yếu sức đến thảm hại. Anh đã không thể chợp mắt được chút nào. Suốt đêm anh phải chịu đựng những cơn đau đầu và buồn nôn thật khủng khiếp. Vận động viên vĩ đại nhất thế giới lúc này trông giống như một thây ma yếu đuối và nhợt nhạt. Thật không thể tin là anh lại có thể thi đấu ngay trong ngày hôm đó.
Ngay lập tức, Schaefer tiêm thuốc vào tĩnh mạch cho anh, cố gắng truyền đạm vào cơ thể anh thật nhiều. Schaefer cũng cho anh uống một ít thuốc, nhờ vậy mà sáng hôm đó anh mới chợp mắt được. Hơn ai hết, Schaefer hiểu rằng chính nghị lực kiên cường, ý chí không khuất phục đã giúp Michael Jordan có thể tham gia các trận đấu, khi mà phần lớn các vận động viên nhà nghề đỉnh cao một khi đã bị cơ thểmình bỏ rơi, dù miễn cưỡng nhưng đôi lúc họ vẫn phải đầu hàng. Trong trận chung kết năm 1991 với đội Lakers, khi Jordan bị chấn thương ngón chân rất nặng sau cú nhảy có tính quyết định để ném bóng san bằng tỉ số, huấn luyện viên Schaefer đã cố gắng làm một chiếc giày mới để bảo vệ bàn chân cho Jordan trong hiệp kế tiếp. Nhưng sau cùng Jordan đành phải từ chối mang chiếc giày đó vì nó cản trở khả năng chạy, dừng và cắt bóng của anh. “Cứ đưa giày cũ cho tôi”, anh nói với Schaefer.
Giờ đây, nhìn thấy Jordan đau ốm như thế nhưng Schaefer vẫn có cảm giác rằng dù thế nào đi nữa, Jordan cũng sẽ xoay xở để tiếp tục thi đấu vì Jordan vẫn thỉnh thoảng rơi vào tình huống như thế này và anh luôn xem bệnh tật là một động cơ để thúc đẩy, một thử thách để vượt qua. Trước khi trận đấu mở màn, anh vẫn còn rất yếu. Tin tức nhanh chóng lan truyền trong báo giới rằng anh bị cúm và sốt cao 39°C, và nhiều người đã cho rằng anh sẽ không thể thi đấu.
Một thành viên trong giới truyền thông vẫn còn nghi ngờ với nguồn dư luận đó chính là James Worthy, làm việc ở hãng truyền thông Fox. Anh đã từng thi đấu cùng với Michael Jordan ở Bắc Carolina và chứng kiến Jordan nổi bật lên như một vận động viên xuất sắc nhất tại giải NBA, và anh biết rõ Michael đã vực dậy bản thân mình ra sao. Worthy nói với các đồng nghiệp của mình: “Cơn sốt chẳng nghĩa lý gì đâu”. Worthy còn báo trước: “Jordan sẽ thi đấu”. “Anh ấy biết mình có thể làm gì, anh ấy cất giữ sức mạnh của mình ở những nơi khác trên cơ thể và chắc chắn anh ấy sẽ chơi một trận ra trò”, Worthy nói thêm.
Trong phòng thay đồ, các đồng đội của Jordan thật sựkinh hoàng trước những gì họ nhìn thấy. Nước da của Michael mọi khi ngăm đen thì giờ đây đổi màu thật đáng sợ, vài chỗ trông thật nhợt nhạt, xanh xao và đôi mắt tinh anh ngày nào giờ trông vô hồn như đã chết. Khi trận đấu sắp bắt đầu, nhóm phóng viên hãng truyền hình NBC đã phát đi những hình ảnh của một Jordan phờ phạc, hốc hác khi anh vừa đến trung tâm Delta, anh dường như đi lại cũng rất khó khăn, nhưng mọi người đều được thấy sự cố gắng tập luyện của anh. Đó là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi trong thể thao, thể hiện một hình ảnh rất thật và gần gũi đến lạ thường khi sức mạnh của truyền hình truyền đến cho khán giả thấy một Jordan đang rất yếu sức nhưng vẫn quyết tâm thi đấu.
Đây quả là một hình ảnh thi đấu có một không hai: từ khi nào mà vẻ ốm đau và suy kiệt lại hiện rõ trên gương mặt của một vận động viên ngay trước một trận đấu có tính sống còn như thế? Khi trận đấu vừa mới bắt đầu, đội Jazz đã tấn công dồn dập trước một đội Bulls bày ra quá nhiều điểm yếu. Vào đầu hiệp hai, Utah đã dẫn trước 36-20, nhưng đội Bulls vẫn quyết đeo bám vì Jordan chơi khá xuất thần ; trong hai hiệp đầu anh đã ghi được 21 điểm. Đến giờ giải lao giữa trận đấu, đội của Jordan chỉ bị dẫn trước 4 điểm, 53-49. Thật khó mà hiểu được làm sao Jordan lại có thể thi đấu chẳng kém gì một vận động viên xuất sắc nhất trên sàn đấu như thế. Kịch tính của trận đấu diễn ra vượt ngoài những gì có thểmong đợi ở một trận bóng rổ.
Anh chỉ còn đủ sức để lê chân ra khỏi sân đấu vào giờ giải lao. Trong giờ nghỉ, anh nói với Phil Jackson đừng để anh thi đấu nhiều trong những hiệp kế tiếp, ngoại trừ những thời điểm khó khăn thôi. Sau đó, anh lại ra sân và tiếp tục thi đấu gần trọn hai hiệp sau. Hiệp thứ ba anh chơi kém, chỉ ghi được hai điểm, nhưng đội Utah đã không thể đánh bại được Chicago. Gần cuối hiệp thứ tư, khi ống kính truyền hình quay cận cảnh hình ảnh anh đang chạy trên sân sau cú ném rổ ghi được 1 điểm, Jordan trông giống một tay đua marathon thảm hại trong một cuộc tranh tài quy mô nhỏ, sắp về đích sau cùng vào một ngày nóng bức hơn là một vận động viên bóng rổ xuất sắc nhất thế giới. Nhưng bộ dạng của anh và những gì anh đang thể hiện trên sàn đấu vào lúc quan trọng ấy là hai điều hoàn toàn khác biệt.
Khi trận đấu chỉ còn lại 46 giây cuối cùng và Utah đang dẫn trước 1 điểm, Jordan bị đối phương phạm lỗi khi anh đang chạy đến ném rổ. Bình luận viên Mary Albert nói: “Hãy nhìn điệu bộ của Michael Jordan, có vẻ như anh ấy khó mà gượng dậy nổi”. Jordan đã tận dụng quảném phạt đầu tiên để quân bình tỉ số cho đội nhà. Tuy quả thứ hai anh ném trượt nhưng rồi anh cũng đã nhanh chóng giành lại bóng từ tay đối thủ. Khi trận đấu chỉ còn 25 giây cuối cùng, đội Jazz sơ hở không kèm chặt anh và anh đã thực hiện một cú ném bóng mang về thêm cho đội nhà 3 điểm, đưa Chicago lên dẫn trước 88-85 và cuối cùng chiến thắng với điểm chung cuộc 90-88. Anh đã kết thúc trận đấu với 38 điểm, trong đó, 15 điểm anh đã giành được trong những giây cuối cùng của trận đấu.
Đó là một thành tích mà dấu ấn của nó sẽ còn in đậm mãi, một cuộc trình diễn lạ thường xuất phát từ sự quyết tâm cao độ; anh đã mang lại một bài học trực quan sinh động cho mọi người; điều này khiến anh khác biệt với bất kỳ một vận động viên bóng rổ nào. Anh là một vận động viên tài năng nhất của đội, nhưng không giống như hầu hết các vận động viên tài năng hàng đầu khác, anh còn có thêm phẩm chất hiếm có của những nghệ sĩ ưu tú, những người mà thành công đến rất dễ dàng: Anh là một người thành đạt vượt trội.
- David Halberstam