Hòa thượng Thánh Nghiêm sinh năm 1930 tại vùng Nam Thông – Giang Tô – Trung Quốc. Năm 1943 ngài xuất gia tại Lang Sơn thuộc vùng Nam Thông, vài năm sau đất nước rơi vào cảnh binh loạn nên ngài nhập ngũ, 10 năm sau ngài hoàn tục và tiếp tục xuống tóc xuất gia lần thứ hai. Ngài từng bế quan ở Mỹ Nùng – Cao Hùng – Đài Loan trong sáu năm, sau đó du học Nhật Bản với học vị Tiến sỹ văn học của trường Đại học Rissho ở Tokyo. Năm 1975, nhận lời mời của Mỹ, ngài sang đó truyền bá đạo pháp. Đến năm 1989, ngài sáng lập Pháp Cổ Sơn ở gần vùng Đài Bắc, và năm 2005 khai sáng “Trung Hoa thiền pháp cổ tông”.
Hòa thượng Thánh Nghiêm là một nhà tư tưởng, một tác gia, một vị Thiền sư nổi tiếng thế giới, được tạp chí “Thiên Hạ” của Đài Loan đánh giá là một trong 50 nhân sỹ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử 400 năm qua. Tác phẩm của ngài phong phú, đa dạng về chủng loại bằng các thứ tiếng như tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Nhật; và nhận được nhiều giải thưởng như giải thưởng văn nghệ Trung Sơn, giải Học thuật Trung Sơn, cùng nhiều giải thưởng do các giới trong xã hội phong tặng.
Hòa thượng Thánh Nghiêm đưa ra quan niệm về việc “nâng cao phẩm chất con người, nhằm thiết lập cõi Niết Bàn chốn nhân gian”; chủ trương của ông nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện ba vấn đề giáo dục, đó là giáo dục cấp đại học, giáo dục phổ cập, và giáo dục cách quan tâm chăm sóc đến người học. Ngoài ra, ông còn sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu Phật học Trung Hoa, học viện Phật giáo Pháp Cổ, đại học Tăng già và nhiều học viện trực thuộc Đại học Pháp Cổ dựa trên kinh nghiệm tu thiền, quan niệm Phật pháp đúng đắn cùng với phương pháp, tôn chỉ của nhân sĩ tu hành phương Đông, phương Tây.
Hòa thượng truyền đạt Phật pháp dựa trên ngôn ngữ và quan điểm của con người hiện đại, ngài còn tiếp tục đưa ra các vấn đề cần được bảo vệ như “bảo vệ môi trường tâm linh”, “bốn đối tượng cần bảo vệ”, “cái tâm trong hoạt động ngày 4 tháng 5”, “cái tâm trong sáu nẻo luân hồi” và nhiều hoạt động xã hội khác. Vài năm gần đây ngài còn tích cực mở rộng việc truyền bá ra nhiều quốc gia, thường xuyên tham gia các buổi hội đàm mang tầm cỡ quốc tế nhằm thúc đẩy giao lưu tôn giáo. Hơn thế, còn đề xướng thành lập những điều luân lí mang tính toàn cầu nhằm đi đến hòa bình, bình đẳng trên thế giới. Với tấm lòng rộng mở và có cái nhìn mang tính quốc tế hóa, Hòa thượng Thánh Nghiêm được các giới chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao và khẳng định vị thế của ông trên toàn thế giới.
Cuốn sách này được đúc kết từ những bài thuyết giảng của Hòa thượng về tinh thần trách nhiệm của Pháp Cổ Sơn. Là một vị giáo thọ trên đạo tràng, ngài đã đưa ra nhiều bài học quí báu nhằm nâng cao phẩm chất cá nhân, giúp quần chúng có được cảm giác an định trong công việc.