Lựa chọn nghề nghiệp là một trong những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời của mỗi chúng ta, bởi nó định hướng con đường phát triển sự nghiệp và xác định chỗ đứng của chúng ta trong xã hội. Khi chọn nghề, chúng ta thường vấp phải một số sai lầm, như đánh đồng việc chạy theo một nghề đang thịnh hành với triển vọng nghề nghiệp; lấy thước đo giá trị của người khác làm căn cứ chọn nghề của mình; lấy thù lao nhận được làm thước đo giá trị nghề nghiệp... Vậy, làm thế nào để chọn đúng nghề? Trước hết cần đặt đam mê hứng thú làm nghề lên hàng đầu; sau đó cần làm rõ giá trị quan nghề nghiệp của bản thân; cuối cùng phải phân định rõ giá trị thực và giá trị phương tiện trong nghề, căn cứ vào tiêu chuẩn giá trị cao nhất của mình để xác định mục tiêu nghề nghiệp.
Trắc nghiệm nhỏ:
GIÁ TRỊ QUAN NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN NHƯ THẾ NÀO?
Dựa trên yêu cầu và điều kiện cụ thể của bản thân, bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây, đồng thời tự điền điểm số của mình vào trong dấu ngoặc đơn theo thang điểm cho sẵn.
5 điểm: Ý này vô cùng quan trọng
4 điểm: Ý này tương đối quan trọng
3 điểm: Ý này bình thường
2 điểm: Ý này có chút quan trọng
1 điểm: Ý này không quan trọng
Nhóm 1
1. Công việc của bạn mang lại lợi ích trực tiếp cho xã hội? ( )
2. Công việc của bạn có thể thường xuyên giúp đỡ được người khác? ( )
3. Khi phục vụ người khác, bạn cảm thấy rất vui khi làm đối phương hài lòng? ( )
4. Vì tính chất công việc, bạn thường xuyên được người khác cảm ơn? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 2
1. Công việc của bạn mang tính nghệ thuật? ( )
2. Công việc của bạn có thể làm cho thế giới trở nên tươi đẹp hơn? ( )
3. Sản phẩm mà công việc của bạn tạo ra không phải sản phẩm bình thường, mà là sản phẩm nghệ thuật? ( )
4. Công việc của bạn liên quan đến các ngành nghệ thuật như: âm nhạc, mĩ thuật, văn học, điện ảnh? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 3
1. Công việc của bạn cần phải thường xuyên giải quyết vấn đề mới? ( )
2. Công việc của bạn là vượt qua thử thách trí tuệ? ( )
3. Công việc của bạn cần tư duy nhạy bén? ( )
4. Bạn thường xuyên phải đưa ra nhiều ý tưởng mới cho công việc? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 4
1. Công việc của bạn luôn giúp bạn có được cảm giác thành công? ( )
2. Qua kết quả làm việc, bạn thấy mình làm rất tốt? ( )
3. Bạn có thể biết trước kết quả mà nỗ lực của bạn mang lại? ( )
4. Kết quả công việc của bạn thường được người khác thừa nhận? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 5
1. Bạn được tự do phát huy khả năng trong phạm vi công việc của mình? ( )
2. Bạn được thử áp dụng một vài ý tưởng mới của mình vào công việc? ( )
3. Trong lúc bạn làm việc, không được có người tới quấy rầy bạn? ( )
4. Trong công việc, bạn không bị người khác sai khiến? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 6
1. Bạn bè và đồng nghiệp vô cùng ngưỡng mộ công việc của bạn? ( )
2. Trong đánh giá của người khác, công việc của bạn vô cùng quan trọng? ( )
3. Người khác đánh giá cao tác phong làm việc của bạn? ( )
4. Công việc mà bạn làm thường được giới truyền thông nhắc đến, rất được xã hội quan tâm? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 7
1. Công việc của bạn trao cho bạn quyền lực cao hơn người khác? ( )
2. Công việc đòi hỏi bạn phải quản lí một vài việc đâu vào đó? ( )
3. Công việc của bạn đòi hỏi bạn phải lên kế hoạch và sắp xếp công việc của người khác? ( )
4. Trong công việc, bạn tin rằng “thà làm binh đầu còn hơn tướng cuối”?
Tổng điểm: ( )
Nhóm 8
1. Công việc của bạn có tiền thưởng rất cao? ( )
2. Nếu cố gắng bạn sẽ có mức lương cao hơn so với người cùng lứa tuổi hoặc sẽ được tăng lương nhiều lần hơn người khác? ( )
3. Công việc của bạn có thêm nhiều khoản thu nhập ngoài? ( )
4. Công việc của bạn có thêm các khoản phụ thu ở mức cao như: phí làm thêm giờ, phí bảo hiểm, bồi dưỡng hoặc tiền ăn? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 9
1. Công việc khiến bạn được tiếp xúc với rất nhiều kiểu người khác nhau? ( )
2. Công việc của bạn yêu cầu bạn phải thường xuyên ra ngoài, tham gia các cuộc họp hoặc các hoạt động? ( )
3. Công việc của bạn có thể giúp bạn quen biết với những người nổi tiếng thuộc các ngành nghề khác nhau? ( )
4. Công việc của bạn làm cho nhiều người biết đến bạn? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 10
1. Cho dù thành tích và hiệu quả làm việc của bạn ra sao, bạn luôn được thăng chức và tăng lương giống như đa số mọi người? ( )
2. Bạn không thể để người khác xem thường sức khoẻ, thể lực khi làm việc? ( )
3. Chỉ cần bạn làm được công việc này, sẽ không bị điều đến bộ phận hoặc vị trí khác? ( )
4. Trong công việc, bạn không phải lo lắng những việc đã làm sẽ khiến bạn bị lãnh đạo khiển trách hoặc bị phạt tiền? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 11
1. Giờ giấc làm việc của bạn khá tự do, thoải mái? ( )
2. Cơ quan bạn làm có phòng nghỉ, phòng ăn, phòng thay đồ, nhà tắm... dành cho nhân viên? ( )
3. Phòng làm việc của bạn ngăn nắp gọn gàng, ánh sáng vừa phải, không gian thoáng đãng, nhiệt độ dễ chịu? ( )
4. Công việc của bạn không vất vả, cũng không căng thẳng thần kinh? ( )
Tổng điểm: ( )
Nhóm 12
1. Nội dung công việc của bạn thường thay đổi? ( )
2. Công việc bạn đang làm phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc, phương pháp làm việc? ( )
3. Bạn thường xuyên được tiếp xúc với cái mới trong công việc? ( )
4. Bạn có thể thường xuyên thay đổi các dạng công việc trong cơ quan? ( )
Tổng điểm: ( )
Bạn hãy tìm ra hai nhóm có tổng số điểm cao nhất, hai nhóm này đại diện cho khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn đang đi làm, hãy cân nhắc xem công việc hiện tại của bạn có đạt tới giá trị quan nghề nghiệp của bạn hay không? Nếu bạn đang lựa chọn công việc, hãy cân nhắc chọn nghề phù hợp với giá trị quan nghề nghiệp của bạn.
Nhóm 1: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là phục vụ xã hội: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc nằm ở sự nỗ lực cho hạnh phúc và lợi ích của mọi người trong xã hội.
Nhóm 2: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là thưởng thức cái đẹp: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc là ở chỗ không ngừng theo đuổi cái đẹp, được thưởng thức cái đẹp.
Nhóm 3: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là nâng cao năng lực: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc nằm ở chỗ không ngừng học hỏi và tìm tòi cái mới, giải quyết vấn đề mới, phát hiện khả năng và tiềm lực của mình.
Nhóm 4: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là làm nên sự nghiệp: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc nằm ở chỗ không ngừng sáng tạo, luôn giành được thành tựu, luôn được lãnh đạo và đồng nghiệp khen ngợi, liên tục đạt được mục tiêu mà mình mong đợi.
Nhóm 5: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là độc lập tự chủ: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc, là có thể phát huy hết tính độc lập và chủ động của mình, làm việc theo chủ ý của mình, không để bị người khác chi phối.
Nhóm 6: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là địa vị xã hội: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc là ở chỗ công việc mà mình làm có địa vị xã hội khá cao trong mắt mọi người, từ đó giúp cho bản thân được người khác đánh giá cao.
Nhóm 7: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là tổ chức quản lí. Cho rằng mục đích và giá trị của công việc là ở chỗ có được quyền quản lí đối với người hoặc sự việc, có thể chỉ huy và điều khiển người hoặc vật trong một phạm vi nào đó.
Nhóm 8: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là thù lao: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc là ở chỗ có được thù lao hậu hĩnh, giúp bản thân có đủ kinh tế để đạt được thứ mình muốn, làm cho cuộc sống được đầy đủ sung túc.
Nhóm 9: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là giao tiếp xã hội: Cho rằng mục đích và giá trị của công việc nằm ở chỗ có thể giao tiếp với các kiểu người, xây dựng mối quan hệ xã hội rộng lớn, thậm chí có thể quen biết với các nhân vật nổi tiếng.
Nhóm 10: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là an toàn ổn định: Hy vọng rằng cho dù năng lực của mình có thế nào, đều có một cục diện yên ổn, không cần phải thường xuyên thấp thỏm, lo lắng vì những chuyện như được phát tiền thưởng, tăng lương, bị điều động công tác hoặc bị cấp trên khiển trách.
Nhóm 11: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là thoải mái dễ chịu: Mong rằng công việc là một hình thức tiêu khiển hoặc hưởng thụ, theo đuổi môi trường và điều kiện làm việc khá dễ chịu, thoải mái, tự do, ưu việt.
Nhóm 12: Khuynh hướng giá trị quan nghề nghiệp là theo đuổi cái mới lạ: Mong muốn nội dung công việc, nơi làm việc hoặc phương thức làm việc thường xuyên thay đổi, công việc và cuộc sống đa dạng nhiều màu sắc, không khô khan đơn điệu.