T
ôi đã chọn duy trì cách dịch có tính quy ước đối với các thuật ngữ sử dụng trong các tác phẩm của chủ nghĩa Khắc kỷ cổ đại, nhưng đôi khi cũng đưa ra một số cách dịch khác. Mục đích của tôi là làm cho cuốn sách này có vẻ hiện đại hơn, cũng như để cho độc giả hiện đại dễ dàng tiếp cận hơn, nhưng vẫn không quá thỏa hiệp về ngữ nghĩa. Tôi đã dịch từ Eudaimonia là Hạnh Phúc, một từ có tính quy ước, cho dù cách dịch này chưa thể hiện hết nghĩa, như tôi có đề cập trong sách. Từ này cũng được viết hoa để nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của nó.
Sách tham khảo, các bản dịch và tài liệu đọc thêm
Cuốn sách này được được viết dưới dạng sách tự học (Teach Yourself). Tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng khi bỏ qua nhiều trích dẫn, nhằm biến nó thành một cuốn sách dễ đọc và có tính ứng dụng cao. Trong nhiều trường hợp, tôi trích dẫn hoặc chú giải các nguồn tài liệu cổ mà không đưa ra nguồn tham khảo cụ thể.
Xuyên suốt cuốn sách, tôi trích dẫn nhiều nguồn tài liệu cổ khác nhau, hầu hết là các bản dịch ra tiếng Anh. Để nhất quán, tôi đã tự dịch lại nhiều đoạn từ sách Hy Lạp cổ nguyên gốc, có tham khảo các bản dịch sẵn có. Các bản dịch chủ yếu bằng tiếng Anh mà tôi đã trích dẫn hoặc tham khảo được liệt kê dưới đây1:
1 Toàn bộ tài liệu được giới thiệu trong danh sách này sẽ được đề cập, trích dẫn liên tục trong cuốn sách này. Độc giả không nên bỏ qua danh sách này, đồng thời có thể quay lại tra cứu khi cần. (BBT)
- Seneca, Dialogues and Essays (tạm dịch : Những cuộc đối thoại và những bài luận), John Davie dịch, 2007. Oxford: Oxford University Press. [Bao gồm các bài viết chọn lọc trong On Anger (tạm dịch: Về sự giận dữ), On Clemency/Mercy (tạm dịch: Về lòng khoan dung/nhân từ), the Consolations to Marcia and Helvia (tạm dịch: Những lời an ủi gửi Marcia và Helvia), and On Earthquakes (tạm dịch: Về sự kiện động đất),…]
- Seneca, Selected Letters (tạm dịch: Những lá thư chọn lọc), Elaine Fantham dịch, 2010. Oxford: Oxford University Press.
- Cicero, On the Good Life (tạm dịch: Về cuộc đời tốt đẹp), Michael Grant dịch, 2005. Middlesex: Penguin.
- Musonius Rufus, Lectures and Sayings (tạm dịch: Những bài giảng), Cynthia King dịch, 2010). Lulu.
- Marcus Aurelius, The Meditations (tạm dịch: Suy tưởng), C.R. Haines dịch, 1989). The Loeb Classical Library. Cambridge: Harvard University Press.
- Epictetus, The Discourses (tạm dịch: Đàm luận) và Encheiridion hay Handbook (tạm dịch: Cẩm nang thư), W.A. Oldfather dịch, 1925. The Loeb Classical Library. Cambridge: Harvard University Press.
- Lucan, The Civil War (tạm dịch: Nội chiến), Susan H. Braund dịch, 1992). Oxford: Oxford University Press.
- Cicero, On Moral Ends (De Finibus/ De Finibus Bonorum et Malorum) (tạm dịch: Về tận cùng của thiện và ác), Raphael Woolf dịch, 2001. Cambridge: Cambridge University Press.
- Cicero, On the Good Life (tạm dịch: Về cuộc đời tốt đẹp),Michael Grant dịch, 1971. Middlesex: Penguin. [Bao gồm Tusculan Disputations (tạm dịch: Những buổi tranh luận Tusculan), On Duties (tạm dịch: Về bổn phận), Laelius, On Friendship (tạm dịch: Laelius, về tình bằng hữu) và The Dream of Scipio (tạm dịch: Giấc mơ của Scipio),…]
- Diogenes Laertius, Lives of Eminent Philosophers (tạm dịch: Cuộc đời của những triết gia xuất chúng), R.D. Hicks dịch, 1925). The Loeb Classical Library. Cambridge: Harvard University Press.
Hai bản dịch quan trọng của tài liệu chủ nghĩa Khắc kỷ Hy Lạp thời kỳ đầu là:
-The Hellenistic Philosophers, Vol 1: Translations of the Principal Sources with Philosophical Commentary (tạm dịch: Những triết gia Hy Lạp tập 1: Bản dịch các tài liệu chính yếu kèm các bài bình luận triết học), 1987, A.A. Long và D.N. Seldey dịch. Cambridge: Cambridge University Press.
- The Stoics Reader: Selected Writings and Testimonia (tạm dịch: Sổ tay Khắc kỷ: Những bài viết và lời chứng chọn lọc) 2008, B. Inwood, & L. P. Gerson dịch. Cambridge: Hackett.
Bản dịch các tài liệu của chủ nghĩa khuyển nho (hay yếm thế), triết học Hermetic, và trường phái Pythagore, cũng như các tác phẩm của Plato như sau:
- Diogenes the Cynic, Sayings and Anecdotes (tạm dịch: Nhà khuyển nho Diogenes: Châm ngôn và giai thoại), 2012, Robin Hard dịch. Oxford: Oxford University Press.
- The Way of Hermes: New Translations of The Corpus Hermeticum and The Definitions of Hermes Trismegistus to Asclepius (tạm dịch: Con đường của Hermes: Bản dịch Corpus Hermeticum mới và những định nghĩa của Hermes Trismegistus về Asclepius), 1999, C. Salaman, D. van Oyen, W.D. Wharton, J.P. Mah dịch. London: Duckworth.
- The Pythagorean Sourcebook (tạm dịch: Tư liệu về Pythagoras), 1988. (K.S. Guthrie dịch). MI: Phanes.
- Plato: Complete Works (tạm dịch: Tổng tập tác phẩm của Plato), 1997, J. M. Cooper biên tập. Cambridge: Hackett. [Bao gồm mọi tác phẩm của Plato, do một số viện sĩ dịch].
Lưu ý về giới
Tất cả các tác phẩm cổ đại đều do nam giới viết. Họ có xu hướng nhắc đến chủ nghĩa Khắc kỷ nói chung theo thuộc tính nam. Tôi giữ lại cách viết này khi nói đến nhà Hiền triết nhằm đảm bảo sự nhất quán với các văn bản nguồn, nhưng tôi cũng cân nhắc việc thử thay đổi giới tính giả định đó khi nói về các nhà Khắc kỷ (ngày càng) hiện đại, để cho cân bằng, tôi thường gọi các môn đồ giả định của phái Khắc kỷ là “cô ấy”. Zeno, người sáng lập phái Khắc kỷ, bắt đầu quá trình rèn luyện triết học bằng cách theo học triết gia nổi tiếng phái khuyển nho là Crates xứ Thebes suốt nhiều năm. Vợ ông này là Hipparchia xứ Maroneia, là một trong những nữ triết gia danh tiếng nhất thời cổ đại. Zeno và các môn đệ của ông có vẻ xem nam và nữ là ngang tài ngang sức, và các trường học của phái Khắc kỷ cũng được biết đến là thường nhận học trò nữ, một điều bất thường ở thời đó. Ngày nay, chúng ta còn lưu giữ được hai bài thuyết giảng của triết gia Khắc kỷ vĩ đại người La Mã Musonius Rufus, trong đó ông lập luận rằng phụ nữ cũng có quyền hưởng nền giáo dục triết học giống như nam giới, bởi vì họ cũng có khả năng sở hữu những đức tính nền tảng giống như nam giới. Hai bài giảng đó có tên là: Phụ nữ cũng nên học triết và Các bé gái có nên được nhận nền giáo dục giống như các bé trai không?
Loạt sách Teach Yourself Breakthrough (tạm dịch: Tự rèn để đột phá) có một loạt yếu tố đặc trưng nhằm giúp bạn thu thập được nhiều nhất khi đọc. Chủ nghĩa Khắc kỷ bao gồm các mục quan trọng sau:
Khung “Tư tưởng chính” tóm tắt các ý kiến và tư tưởng quan trọng nhất
Khung “Ghi nhớ” giúp ghi nhớ những điều quan trọng
Khung “Thực hành” đưa ra các bài luyện và kỹ thuật có ích
Khung “Các điểm trọng tâm” ở cuối mỗi chương giúp đúc kết thông điệp chính của mỗi chương