VỊ THẾ MỚI, GÓC NHÌN PHẢI KHÁC
Thế là Tuấn đã giành được hợp đồng với công ty lớn nọ. Đấy mới là bước đầu tiên thôi. Giai đoạn thử thách khó khăn nhất giờ mới bắt đầu.
Tuấn bắt đầu phải tự hoạch định, chịu trách nhiệm về kết quả và điều phối công việc trong một nhóm 5 người. Thăng tiến lên làm quản lí có thể coi là một thành công không nhỏ, tại sao lại là “phải”?
Nghĩ xem, lần đầu làm một chức nho nhỏ, kể cả là lớp phó hay quản ca thôi, bạn có thấy hồi hộp không? Người càng trách nhiệm thì càng lo lắng, nhất là người bản tính rụt rè như Tuấn. Vai trò mới làm anh khá bối rối. Làm sao để dự án thành công tốt đẹp là thử thách của cả một đội ngũ, và cũng là thử thách đặc biệt của Tuấn khi anh lần đầu giữ vai trò trưởng nhóm. Anh không biết phải bắt đầu từ đâu.
Nghĩ thì nghĩ vậy chứ những gì Sếp làm, Tuấn mới chỉ thấy được có một phần, những gì Sếp nghĩ ngợi suy tính thì anh càng không làm sao biết được. Biết được thì đã là Sếp luôn rồi! Cho nên mới nói ở đâu chỉ biết chuyện nơi đấy. Ngay cả sếp nhỏ cũng chỉ biết chuyện của mình, không biết chuyện của sếp lớn.
Giờ Tuấn là nhóm trưởng, anh ta phải biết chắc vai trò của mình là gì, cần làm những gì, cần bổ sung, nâng cao những kỹ năng nào. Tuấn lại tìm gặp anh Hoàng để xin được chỉ dạy:
- Thưa anh, em vẫn chưa nắm chắc những gì cần cải thiện, chú ý để làm tốt vai trò của người trưởng nhóm, anh có thể cho em xin kinh nghiệm được không ạ?
- Ừ, một lãnh đạo tức là cậu không chỉ chịu trách nhiệm về phần công việc của mình mà còn phải chịu trách nhiệm về công việc chung của cả nhóm. Để đảm bảo được điều đấy, có rất nhiều điều cậu phải chú tâm, để rồi thay đổi. Nói ra thì dài dòng, chẳng bằng cứ nhất tâm làm, tất sẽ có được bài học. Mấu chốt chính là hướng đến hiệu quả chung của cả nhóm. Nhân viên giống như tay chân, còn cậu là bộ não, làm sao dẫn hướng, kiểm soát, chịu trách nhiệm cho cả thân thể là nhóm của cậu đó!
- Dạ vâng ạ. Em sẽ ghi nhớ tinh thần này. Em cảm ơn Sếp ạ.
GIAO NGAY LÀM NÊN VIỆC LỚN:
BIẾT ĐÀO TẠO, GIAO VIỆC CHO NHÂN VIÊN
Tuấn thông minh, Sếp nói thì hiểu ngay. Nhưng từ hiểu đến làm có khi là cả một khoảng cách dài. Thời gian đầu, anh ta vẫn quen kiểu làm việc cũ. Anh thường tự làm mọi thứ, thấy nhân viên trong nhóm mình làm chậm, làm sai, anh liền muốn chạy lại giúp một tay. Có lần Tuấn còn làm thay phần họ. Tuấn quên rằng anh ta không còn là nhân viên bình thường, không chỉ nắm một đầu công việc duy nhất mà còn phải dành thời gian giám sát, bao quát nhiều việc khác. Giúp đỡ người này một chút, làm thay người khác một chuyện, Tuấn cứ thế làm mãi mà việc vẫn chất chồng, ngày nào cũng phải ở lại đến tận khuya.
Tình hình đó đương nhiên không qua được mắt Sếp Hoàng. Một nhà quản trị đại tài phải vừa bao quát “đại cục,” vừa không để vuột mất chuyện chi li. Suốt cả tuần thấy nhân viên về sớm mà trưởng nhóm về rất muộn, Sếp mới gọi Tuấn lên hỏi chuyện:
“Làm sao họ tiến bộ được?” Tuấn chưa từng đặt ra câu hỏi này. Anh nhớ lại lời anh Hoàng dặn lúc trước “Mấu chốt chính là hướng đến hiệu quả chung của cả nhóm. Nhân viên giống như tay chân, còn cậu là bộ não, làm sao dẫn hướng, kiểm soát, chịu trách nhiệm cho cả thân thể là nhóm của cậu đó!” Tuấn chỉ lo làm những gì mình làm tốt mà quên mất rằng hiệu quả của cả nhóm mới là quan trọng. Anh ta không xác định rõ công việc của mình, mà làm thay công việc người khác, thể nào chuyện cũng rối loạn. Chưa kể, mọi người trong nhóm sẽ không cảm kích vì được làm thay đâu. Họ sẽ oán trách vì làm việc với anh ta không học hỏi được thêm gì hết.
- Dạ, em sai rồi ạ.
- Dạ vâng ạ. Em cảm ơn Sếp ạ.
Tuấn nhớ lại cách Sếp Hoàng dẫn dắt chỉ dạy mình. Anh quyết tâm phải quan tâm huấn luyện nhân viên của mình, theo sát từng bước tiến của họ, biết họ đang yếu chỗ nào, cần nâng cao ở đâu, làm thế nào để thay đổi.
Bắt tay làm thì ra ngay vấn đề. Việc đào tạo nhân viên không đơn giản như Tuấn nghĩ. Chắc chắn việc hướng dẫn cho một người chưa thành thạo mất thời gian hơn là một người đã thuần thục tự làm. Nhưng Tuấn biết phải đánh đổi và kiên nhẫn, vì chỉ lần đầu như vậy thôi, lần sau công việc sẽ hiệu quả hơn nhiều. Chưa kể nhân viên được nâng cao năng lực, trong lòng cũng cảm kích, có thêm động lực để cống hiến cho công ty. Biết cách đào tạo hướng dẫn nhân viên là khả năng buộc phải có của các lãnh đạo. Đó cũng là mấu chốt để họ thiết lập uy thế trước các nhân viên của mình.
Ban đầu Tuấn khá lúng túng. Bình thường làm theo kinh nghiệm và thói quen, Tuấn không hề “chuẩn hóa” nó thành một lí thuyết rõ ràng. Khả năng hệ thống hóa của anh cũng chưa tốt, nên lúc hướng dẫn nhân viên, Tuấn không biết làm sao diễn đạt cho họ hiểu rõ.
Nghĩ xem, khi bạn nói cho người khác mà họ không hiểu thì ý nghĩ đầu tiên của bạn là gì? “Tự làm cho nhanh!” Nếu bạn cố gắng hướng dẫn họ cho đến lúc họ hiểu và làm được mới thôi thì, chúc mừng, bạn quả thực rất kiên nhẫn, và bạn sẽ thành công nếu thật sự giữ được đức Nhẫn ấy. Có điều, không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy.
Tuấn thì, có khi anh còn cảm thấy rất bực bội, muốn quát mắng vì người ta làm mãi không được như ý. Nhưng anh biết đó là biểu hiện của một tâm cảm yếu đuối. “Mình phải học cách kiên nhẫn từng bước.” Ý chí mạnh mẽ hun đúc qua những lần quyết tâm trước làm anh biết mình phải làm gì.
Tuấn nhận ra, việc này không chỉ là đào tạo mà còn là đồng sự – tăng thêm gắn kết trong đội ngũ.
Tuy vất vả hơn, dễ va chạm, xung đột hơn, nhưng đây là cách duy nhất để hai bên cùng trưởng thành, đội ngũ ngày càng mạnh.
Chính nhờ quá trình đó, Tuấn dần trở thành một nhà lãnh đạo thật sự. Anh nhận ra rằng, mình còn rất nhiều điều cần làm tốt hơn. Dù kỹ năng giao tiếp đã khá hơn, nhưng ở vai trò lãnh đạo, anh ta còn phải nâng cao hơn nữa. Để điều hòa những căng thẳng xảy ra trong quá trình làm việc, Tuấn quan tâm hơn tới từng người, như cách Sếp Hoàng nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Tuấn. Khi người ta nhận ra mình cần làm tốt hơn, có lẽ người ta đã trưởng thành. Trưởng thành cũng là một thành công, thậm chí là thành công lớn, phải vậy không?
LÃNH ĐẠO PHẢI THẲNG THẮN, CHÂN THÀNH
Câu nói đó phát ra từ miệng Linh, một nhân viên của Tuấn. Đây là lần thứ 3 Tuấn nghe thấy câu ấy từ Linh. Cậu ta luôn đi trễ, về sớm, công việc thường xuyên chậm deadline. Linh còn làm việc riêng bị Tuấn phát hiện nhiều lần. Thế nhưng vì ngại xung đột những lần như thế, Tuấn chỉ nói “Tập trung làm việc nhé!” Đương nhiên là câu nhắc đó chẳng có tác dụng gì cả.
Một đội ngũ mạnh không chỉ cần giỏi chuyên môn, điều quan trọng là họ phải có một cống hiến mạnh mẽ, phải có quyết tâm làm được những điều tốt nhất cho công ty. Để khích lệ tinh thần mọi người và đảm bảo kỷ luật nhóm, Tuấn cần học cách thưởng phạt phân minh, khen đúng lúc, phạt đúng tội. Tất cả đều nhìn từ cách Sếp Hoàng làm mà học hỏi. Những lần Tuấn có vấn đề thì Sếp không bao giờ khiển trách mắng mỏ công khai (thậm chí riêng tư cũng không), anh thường khơi gợi chia sẻ và cùng Tuấn tìm cách giải quyết. Tuấn cũng cố gắng dùng cách đó với nhân viên của mình.
Nhưng cũng có những trường hợp phải dám thẳng thắn khiển trách, đó là khi nhân viên có tinh thần làm việc thật sự rất tệ. Linh là trường hợp ấy. Cậu vẫn cứ nhơn nhơn sau nhiều lần Tuấn nhắc. Như thế không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả làm việc của nhóm mà còn gây bất mãn cho các thành viên khác. Nếu cứ tiếp tục tình trạng đó thì uy tín của Tuấn sẽ nhanh chóng giảm sút, mọi người đều cho rằng anh ta không đủ khả năng lãnh đạo nhóm, không thúc đẩy được mọi người đi lên.
Thấy Tuấn lúng túng, Sếp Hoàng lại phải ra tay:
- Nhắc nhở cũng phải rõ ràng, nói xem cậu ta không ổn tốt ở đâu, việc đó gây ra hậu quả thế nào, hướng giải quyết của cậu nếu cứ tiếp diễn tình trạng đó là gì.
- Vâng, em sẽ làm thế ạ.
Tuấn làm theo. Anh gặp cậu nhân viên kia nói thẳng:
- Thái độ làm việc của cậu thời gian qua rất tệ, thường xuyên đi trễ về sớm, liên tục chậm deadline, làm việc riêng trong giờ, làm công việc trì trệ, ảnh hưởng tinh thần làm việc của người khác. Trong 1 tuần tới nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi e là phải cho cậu nghỉ một thời gian để lấy lại tinh thần làm việc.
Thế là đủ những gì Sếp chỉ:
Thấy Tuấn nghiêm khắc như vậy, cậu nhân viên kia bắt đầu sợ hãi:
- Em sẽ cố sửa sai. Xin anh cho em tiếp tục làm việc ạ.
- Tùy thuộc và biểu hiện của cậu trong tuần tới thôi. Cố lên nhé!
- Dạ, em cảm ơn anh ạ.
Từ sau chuyện đó, Tuấn học được rằng phải chân thành và nghiêm khắc hơn với nhân viên. Kỷ luật của Tuấn rất tốt rồi – đó cũng là điều buộc phải có ở một người lãnh đạo – cần làm gương cho nhân viên, nhưng anh ta cũng phải làm sao để nhân viên đảm bảo kỷ luật đó. Tinh thần của một lãnh đạo chính là phải:
Đó là ba phẩm tính buộc phải có để quản lí một đội ngũ.
Lại nói về Lý Thông, biết tin công việc của Tuấn đang tiến triển rất tốt, hắn đố kỵ đến gần như phát điên, “Đấy đáng ra là vị trí của ta, là thành tựu của ta!” Không ăn được thì đạp đổ, đám xấu tính chỉ biết phá hoại. Lần này Lý Thông giở chiêu bài cũ, cố tình để lộ ý tưởng mà Tuấn chia sẻ ra bên ngoài. Trong lúc nhóm Tuấn đang triển khai thì có một bên khác đã kịp tung ra sản phẩm cùng ý tưởng. Hậu quả là phải làm lại gần như toàn bộ. Cũng may Tuấn nhanh trí, sáng tạo, có cách xử lí kịp thời. Thậm chí qua cách làm của bên kia, Tuấn còn nhận ra thiếu sót của ý tưởng bên mình để hoàn thiện.
Đó cũng là một phẩm chất cần có của người lãnh đạo. Anh ta phải đủ mạnh mẽ để làm trụ cột tinh thần cho mọi người trước sóng gió, phải tự tin vào bản thân mới có thể dẫn dắt đội ngũ đi đúng hướng.
Nhưng tư duy của một lãnh đạo không chỉ dừng ở việc giải quyết rắc rối. Lãnh đạo phải tìm ra điểm cần thay đổi để không xảy ra rắc rối như vậy nữa. Mọi vấn đề phát sinh đều là dấu hiệu cho thấy cần đổi mới và người lãnh đạo phải làm sao để có thể đổi mới liên tục.
Bằng mối quan hệ của mình, Sếp Hoàng đã truy ra là bên ăn cắp ý tưởng kia có mối quan hệ với Lý Thông. Thông tin đó đủ lí giải cho tất cả những rắc rối từ trước tới giờ Tuấn gặp phải. Lúc biết chuyện, Tuấn khá sốc. Làm sao không sốc được cơ chứ, Lý Thông là người anh tin tưởng mọi bề, làm gì Tuấn cũng hỏi ý kiến anh ta. Nhưng Tuấn không oán hận Lý Thông, chỉ quyết định không qua lại gì với ông anh gian manh đấy nữa. Nghĩ cho kỹ thì cũng nhờ Lý Thông bày ra đủ trò, Tuấn mới có cơ hội đi công tác và học được rất nhiều điều như vậy. Thật may cho Tuấn, vì nếu oán hận Lý Thông thì anh cũng ngang bằng Lý Thông. Tuấn mạnh mẽ hơn cơn oán hận của mình.
Xung quanh vai trò lãnh đạo còn nhiều kỹ năng mà Tuấn cần học hỏi, rèn luyện. Bằng tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, kỷ luật, luôn hướng đến thành tựu chung của cả đội ngũ, không điều gì có thể làm khó được Tuấn.
Tuấn ghi lại trong đầu những điều anh rút ra về tố chất lãnh đạo:
Lần này Tuấn ghi vào trong đầu. Những gì quan trọng nhất cần khắc ghi ở một nơi sâu thẳm tận cùng.