Có câu “Đời thay đổi khi ta thay đổi,” ngẫm thấy rất đúng. Mỗi thay đổi đều đồng nghĩa với việc ta sẽ phải hành động khác đi, lựa chọn khác đi, và rồi ta sẽ gặp gỡ những con người khác, những cơ duyên khác. Thế là đời ta thay đổi rồi. Đời Tuấn cũng vậy, không ngừng thay đổi sau mỗi tri thức anh nhận được, mỗi điều anh nắm bắt.
Ý thức được tầm quan trọng của việc liên tục nâng cao năng lực, Tuấn rất chăm chỉ tham gia các khóa học ngắn hạn về truyền thông và cả các buổi hội thảo trao đổi chuyên môn. Sau lần thuyết trình thành công ở sự kiện trước, anh thường mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
Anh biết thêm rất nhiều điều từ các vị tiền bối, qua đó vừa có thêm hiểu biết, vừa mở rộng các mối quan hệ trong nghề.
Bạn có thấy Tuấn chăm chỉ, nỗ lực không? Ban đầu không có gì, Tuấn luôn cố gắng để vươn lên, từ từ từng bước một gặt hái thành công. Giống như chàng Sọ Dừa nỗ lực thành trạng nguyên, từ không có gì thành anh hùng (from zero to hero). Nhưng “Sọ Dừa Tuấn” của chúng ta thì chưa thành anh hùng ngay.
Trong một buổi hội thảo nọ, anh làm quen với một ông anh tên là Lý Thông. Anh Lý Thông này không chỉ thông thạo truyền thông mà còn là cao thủ giao tiếp. Chỉ sau vài lần trò chuyện, anh ta đã kết thân được với Tuấn. Hai người trở thành anh em hảo hữu, có chuyện gì cũng chia sẻ với nhau. Ngay từ lần gặp đầu tiên, Lý Thông đã suy tính là:
Quen nhau vài tháng, Lý Thông không ngừng tìm cách chê bai chỗ làm hiện tại của Tuấn rồi cố nhồi vào đầu anh ý nghĩ là mọi người ở chỗ làm không ưa gì anh. Tuấn vốn được mọi người ở công ty quý nên nghe thế cũng hơi bất ngờ, nhưng anh chỉ nghĩ là “Do anh Lý Thông quan tâm đến mình đấy thôi, anh ấy thật tốt.” Để biến lời bịa đặt đó thành sự thật, Lý Thông trong một lần gặp Sếp của Tuấn ở hội thảo đã vờ hỏi thăm tình hình của dự án mới mà Tuấn là người phụ trách. Thông tin dự án và khách hàng vốn là bí mật công ty, về nguyên tắc Tuấn không được nói ra. Thật ra Tuấn cũng không kể gì, chỉ là có lần vô tình nhắc đến tên đối tác đó. Nhưng Sếp Tuấn nghĩ ngay rằng anh ta đã tiết lộ thông tin cho “anh bạn thân” (như Lý Thông tự nhận) này.
Sếp bắt đầu nghi kỵ Tuấn, các dự án mới chỉ cho anh tham gia một phần nhỏ hoặc hỗ trợ những việc lặt vặt. Lúc đầu Tuấn thấy chuyện đó cũng bình thường, Sếp giao việc thì cố gắng hoàn thành tốt là được. Nhưng anh Lý Thông mỗi ngày đều quan tâm hỏi han tình hình ở chỗ làm và không ngừng cảnh báo rằng Tuấn đang bị mọi người ghét.
Người ta nói “Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng,” Tuấn làm sao ngờ được ông anh thân thiết lại bày trò gian xảo đấy sau lưng mình. Thái độ của Sếp và việc bị đẩy ra rìa, không được làm những việc đúng khả năng làm Tuấn ngày càng thấy nặng nề. Trong lúc đó, anh Lý Thông luôn ở bên nghe tâm sự làm anh càng thấy tin tưởng.
Nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại. Việc này không thể trách Lý Thông hoàn toàn. Tuấn sẽ không chấp vào biểu hiện của Sếp nếu anh bỏ được thói cầu tình từ người khác. Anh ta cũng không xuôi theo những lời xúi bẩy kia nếu lí trí hơn.
Đến đây bạn có thể thắc mắc, hành động lí trí trong trường hợp này là gì? Nhiều lắm. Chẳng hạn đến nói chuyện thẳng thắn với Sếp về vướng mắc của mình để tìm cách giải quyết là một phương án nên làm.
Lý Thông đã nghĩ trước chuyện đó. Đề phòng Tuấn tìm cách giải quyết vướng mắc với Sếp, khi Tuấn tích lũy tâm trạng nặng nề được khoảng 1 tuần thì hắn bắt đầu ra tay. Dù gian xảo nhưng có một điểm phải công nhận là Lý Thông rất kiên nhẫn, tinh nhạy. Nếu chờ lâu hơn thì Tuấn không chịu ngồi yên cho tâm trạng nặng nề hành hạ mình nữa đâu. Anh còn là người trung thành nên sẽ chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ việc. Chỉ có lúc đang tâm trí bất minh này, Lý Thông mới có thể lợi dụng để thao túng. Hắn ta hẹn gặp Tuấn thủ thỉ:
Lúc này Tuấn chẳng còn nghĩ được gì, lại đang tổn thương về tình nên có người yêu thương mình liền muốn dựa dẫm người đấy. Anh cũng ngại từ chối, vì sợ làm phật lòng người ta. Một chút yếu đuối lúc ấy đã đẩy Tuấn rơi vào tay Lý Thông. Anh chuyển sang công ty mới, làm đồng nghiệp của ông anh hờ gian xảo.
Để đưa ra quyết định này, Tuấn cũng nghĩ nhiều lắm. Công ty cũ là nơi giúp anh trưởng thành hơn, nơi anh gặp biết bao người thầy. Nhưng lúc đó bối rối, anh ta cũng chẳng thực nghĩ được gì nữa. Tuấn cố gắng nén lại những u uẩn về công ty cũ, cố gắng làm thật tốt ở chỗ mới.
Mỗi lần có dự án mới, Lý Thông thường trao đổi ý tưởng với Tuấn. Chờ cho cậu em nói xong anh ta liền bảo: “Anh em mình đúng là tâm đầu ý hợp, anh cũng vừa có suy nghĩ đấy. Anh nghĩ rất có tiềm năng đấy, để anh trao đổi lại với Sếp ý tưởng của anh em mình như vậy nhé!” Nói là “ý tưởng của anh em mình,” nhưng đến tai Sếp chỉ còn là “ý tưởng của mình tôi – Lý Thông” mà thôi.
Nhờ lợi dụng cậu em, Lý Thông dần trở thành “ngôi sao mới” trong công ty, được Sếp hết sức tin tưởng. Còn Tuấn vẫn chỉ là một nhân viên mới vào mờ nhạt, lặng lẽ.
Con đường thăng tiến của Lý Thông đang rộng mở thì hắn bất ngờ nghe được tin là Sếp có ý định điều chuyển hắn vào làm ở chi nhánh mới một thời gian để hỗ trợ họ (Dễ hiểu thôi, một kẻ ma lanh như Lý Thông luôn cố gắng nghe ngóng tình hình ở khắp nơi, hắn có thể nhanh chóng đánh hơi thấy bất kỳ thay đổi nào.) Việc chuyển công tác cho thấy Sếp rất tin hắn, nhưng vào chi nhánh mới phải làm mọi thứ từ đầu, công việc có khi gấp đôi gấp ba lần bình thường, lại phải sống xa nhà. Hắn nhất định không muốn chịu khổ như thế.
Hắn nghĩ ngay đến cậu em hiền lành. “Đành phải xa cậu ta một thời gian vậy. Trong lúc đó mình vẫn có thể trò truyện với cậu ta qua mạng để khai thác ý tưởng. Thế là vẹn cả đôi đường. Haha, mình phục mình quá!”
Ngay hôm ấy Lý Thông tìm đến Tuấn kêu than:
- Hôm nay anh mới biết tin là Sếp định phân anh vào công tác ở chi nhánh mới một thời gian. Anh nghĩ cũng là cơ hội tốt để lập công với công ty. Vốn là chuyện đáng mừng, nhưng nghĩ lại chuyện nhà thì thấy không vui nổi.
- Hay anh cứ trao đổi thẳng thắn hoàn cảnh gia đình như vậy, em nghĩ Sếp cũng hiểu cho thôi ạ.
- Chú ngây thơ quá, kể cả là thế thì Sếp cũng không vui vì bị từ chối, sẽ không tin tưởng anh nữa. Giá anh cũng như chú, không vướng bận chuyện gia đình thì anh có khi còn tự xin đi luôn, cơ hội tốt như vậy...
Lý Thông nói thế chính là gọi ý Tuấn hãy tự xin đi thế chỗ cho mình. Nhưng Tuấn không nhận ra sự nham hiểm của Lý Thông, anh ta chỉ nghĩ “Thật ra mình cũng không vướng bận gì thật, hơn nữa chỉ đi có ba tháng...”
Suy nghĩ một hồi Tuấn mới đáp:
- Thế này đi. Anh cứ yên tâm ở nhà lo cho hai bác, em sẽ xin đi thay, chắc Sếp sẽ đồng ý thôi.
Lý Thông trong bụng mừng rỡ, nhưng vẫn cố giả vờ băn khoăn:
- Nhưng không có chú ở đây anh sẽ buồn lắm. Mặc dù anh biết là việc đó cũng tốt cho chú, nhưng đang quen có người bầu bạn...
- Không sao đâu anh, thiếu gì cách nói chuyện, chỉ không lê la trà đá được thôi. Haha.
- Ừ, mong là 3 tháng qua nhanh, nhỉ.
Nói là làm, hôm sau Tuấn liền xin phép Sếp vào công tác ở chi nhánh. Chuyến công tác này vốn không phải ai đi cũng được, phải là nhân sự “cứng” có khả năng đảm trách nhiều đầu công việc. Nó còn là bài test chọn người vào đội ngũ cốt cán của công ty. Mọi việc đã sắp đặt sẵn cho Lý Thông nên đề xuất này làm Sếp khá bất ngờ. Nhưng anh ta không vội từ chối mà muốn tìm hiểu thử xem cậu nhân viên này rốt cuộc có năng lực đến đâu, bởi vì dám xin đi như thế chứng tỏ cậu ta cũng có bản lĩnh đấy. Thế là lần đầu Tuấn có cơ hội thể hiện năng lực trước Sếp. Bạn nhớ chứ, trước đó Lý Thông luôn tìm cách giới hạn anh. Kinh nghiệm và tầm nhìn của Tuấn làm Sếp ấn tượng và tin tưởng, anh ta đồng ý để Tuấn thực hiện thử thách lần này.
BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN LÀ KHÓ NHẤT
Thế là Tuấn chuyển vào Sài Gòn công tác ba tháng thay cho ông anh gian manh. Ở cơ sở mới mọi thứ đều khác nơi cũ. Khách hàng có thói quen tiêu dùng và thị hiếu khác. Tuấn thấy khá hoang mang, không biết nên bắt đầu từ đâu. Suốt một tuần đầu, anh ta cứ làm những việc lặt vặt quen thuộc, nhưng về cơ bản không giúp ích gì cho công ty. Cảm giác giống như bị lạc giữa một vùng đất mới, không biết đi đường nào để đến được đích.
Ý tưởng thì có đấy. Lúc Sếp hỏi anh ta lập tức nảy ra được vài ý trong đầu rồi. Nhưng xem ra từ ý tưởng đến hiện thực cách nhau xa lắm. Ý tưởng, kinh nghiệm lúc này không giúp được gì cho anh ta cả. Luẩn quẩn suốt một tuần đầu, anh vẫn chưa biết làm cách nào để thoát ra. Ông anh Lý Thông biết chuyện đó thì mừng thầm, “May mà mình khôn ngoan không đi. Không làm được coi như chú em mình phúc mỏng thôi.” Nghĩ thế nhưng mở miệng ra hắn vẫn động viên “chú em” bằng giọng điệu giả tạo:
Đúng là mọi người ở cơ sở mới rất tạo điều kiện. Tuấn làm việc trực tiếp với anh giám đốc chi nhánh tên Hoàng – người bản địa. Chính anh là người trực tiếp đón Tuấn vào ngày đầu Tuấn đặt chân đến đây, rồi chỉ dẫn cho Tuấn nơi ăn chốn ở. Anh ấy cũng dặn dò là nếu có chuyện gì, cần tìm ai, cứ hỏi anh. Mọi việc anh đều sẵn lòng giúp đỡ. Tuấn cảm kích lắm nhưng trong chuyện công việc này anh lại không biết phải nói sao với Sếp Hoàng. Nhìn phía trước chỉ thấy mờ mịt, rối ren.
Tuấn cố gắng bình tĩnh lại bằng cách:
Về mặt lí thuyết thì là thế. Lúc đang mơ hồ thì Tuấn chỉ biết mục đích, mục tiêu đấy, nhưng không biết làm gì cụ thể cả.
Như vậy bước này không giúp ích gì?
Không đúng.
Hết một tuần đầu sếp Hoàng mới gọi riêng Tuấn ra hỏi chuyện:
- Công việc mấy ngày của cậu thế nào?
Tuấn không dám giấu mà cũng không thể giấu, đành thành thật chia sẻ:
- Tạm thời vẫn hơi rối ạ, em không biết phải bắt đầu từ đâu, càng nghĩ càng không biết đi lối nào.
Trạng thái đó sếp Hoàng rất hiểu. “Chinh chiến” nhiều năm, anh ta đương nhiên đã gặp tình trạng này rồi. Trước một việc khó mà bản thân không có kinh nghiệm gì, người ta thường cảm thấy rất bế tắc. Bế tắc không phải vì không đủ trí tuệ, khả năng, mà chủ yếu là vì tâm lí. Càng khó lại càng không dám làm, càng đắn đo suy nghĩ, sợ sai sợ hỏng, thiếu niềm tin. Cách duy nhất để lấy lại niềm tin là bắt tay hành động, là “đặt bước chân đầu tiên.” Rồi Sếp Hoàng nói:
- Cậu từng nghe chuyện chim con tập bay rồi chứ?
- Ơ...
Tuấn ngơ ngác chưa hiểu sao Sếp tự nhiên muốn kể chuyện chim chóc ra đây.
- Để tôi kể lại là cậu nhớ ngay thôi.
Kể xong, Sếp hỏi Tuấn:
- Sao, cậu thấy chuyện hay không?
- Em bây giờ có phải cũng như con chim đang đứng trên vách núi ạ?
- Đúng vậy, bây giờ cậu chỉ cần dám lao xuống, tự khắc sẽ biết đường hướng đi tiếp thế nào. Còn cứ đứng mãi trên vách núi thì cậu sẽ không bao giờ bay lên cao hơn được.
- Ý Sếp là em cứ làm, rồi sẽ thấy hướng ạ?
- Chỉ khi cậu bắt đầu đặt bước chân đầu tiên thì cậu mới có cơ hội tới đích. Cho nên, hãy bỏ lại tất cả những sợ-ngại, cứ bước ra ngoài kia tìm kiếm con người và chinh phục họ đi! BAY đi!
Lời nhắc nhở đó làm Tuấn sáng hẳn ra. Đúng là nỗi sợ-ngại đã kìm giữ, làm anh ta đứng im một chỗ. Để thoát ra khỏi nó, anh cần phải hành động, phải bước đi. “Điều làm mình lo ngại, mất tự tin nhất chính là việc thiếu hiểu biết về thị trường và khách hàng nơi đây. Thế thì việc cần làm chính ra bước ra ngoài kia gặp gỡ họ, tìm hiểu họ.”
Nghĩ đến đó Tuấn nhanh chóng hỏi xin Sếp Hoàng liên hệ của người có thể giúp anh tìm hiểu con người vùng này, đồng thời chuẩn bị ra ngoài một vòng xem xét tình hình. Hít một hơi thật sâu, Tuấn mạnh dạn bước ra khỏi văn phòng. Đó cũng là bước chân đưa anh ta ra khỏi chỗ bế tắc.
Người ta nói mười ý tưởng viển vông chẳng bằng một hành động thiết thực. Không ai ngăn chúng ta nghĩ ý tưởng, nhưng phải kèm theo hành động thì những ý tưởng đó mới có cơ biến thành hiện thực. Thành công chỉ đến với ai dám nghĩ và dám làm. Chỉ có một trong hai thì chính là khuyết thiếu. Trong cuộc sống không hiếm khi nhiều người cùng nghĩ đến một chuyện, nhưng phần đông sẽ dừng lại ở dạng ý tưởng, chỉ một số ít người thực sự bắt tay thực hiện. Những người đó mới dễ thành công.
Vốn là người nhạy cảm nên chỉ sau vài ngày quan sát, thấm nhập không khí và cuộc sống nơi đây, Tuấn đã nắm bắt được tính cách và thói quen của họ. Nhờ mối quan hệ của Sếp Hoàng, anh bắt đầu móc nối được với một số nhân vật dày dạn kinh nghiệm. Những cuộc trao đổi cho anh thêm hiểu biết và ý tưởng. Mọi chuyện dần “có lối có hướng” hơn.
Hóa ra Sếp lớn đã có sắp xếp sẵn. Mặc dù đây là thử thách để xem Tuấn sẽ vật lộn thế nào nhưng vẫn luôn có người được đặt sẵn ở bên để chỉ lối dạy dỗ anh. Người đó chính là Sếp Hoàng. Và bài học đầu tiên anh ta dạy Tuấn chính là tự tin bước tới, mạnh dạn đặt bước chân đầu tiên.
TÌM CÁCH RÚT NGẮN THỜI GIAN, KHÔNG LÀM VIỆC THỪA
Khó khăn bước đầu đã vượt qua, vấn đề tiếp theo đặt ra cho Tuấn là làm sao đẩy nhanh tiến độ công việc. Tính Tuấn chỉn chu quá, thành ra mọi việc anh ta làm đều có đầu có đũa, chuẩn chỉnh mọi thứ. Nhưng như thế thì khó mà làm nhanh được. Mặc dù lúc nào Tuấn cũng bận rộn, nhưng hiệu quả công việc lại chưa cao.
Để giúp anh ta vượt qua vấn đề này, Sếp Hoàng bắt đầu đặt tiêu chuẩn cao hơn. Sếp yêu cầu Tuấn lập bảng kế hoạch công việc tháng, tự đặt ra deadline rồi nộp lên để xem xét. Thường thì nội dung công việc không có chỉnh sửa gì, chỉ duy có thời hạn hoàn thành thì Sếp yêu cầu đẩy nhanh hơn gấp rưỡi. Chẳng hạn phần việc Tuấn tự đặt ra là làm trong 7 ngày thì Sếp rút xuống còn 5 ngày.
Trước đây Tuấn luôn đặt trọng tâm vào chất lượng, làm sao để làm tốt nhất. Nhưng vì không đặt ra vấn đề thời gian, không có áp lực thời gian, cái “tốt nhất” đó cũng chỉ ở trong mức hiện có của Tuấn mà thôi. Cứ như thế thì rất khó để đột phá năng lực bản thân. Còn giờ dưới sức ép thời gian, Tuấn bằng mọi cách phải tìm ra cách làm sao cho vẫn đảm bảo chất lượng. Trong quá trình đó, anh ta nhất định có đột phá. Cái lí của Sếp Hoàng là như vậy.
Với Tuấn thì không dễ dàng thế. Lúc đầu anh ta khá là ấm ức, “Làm sao có thể hoàn thành trong thời gian đó được. Anh Hoàng không hiểu rõ chuyện truyền thông mới đưa ra thời hạn như thế.” Vì chỉ tin theo thói quen, giới hạn của mình, anh ta vẫn làm việc theo kiểu cũ, mặc kệ chậm deadline.
Chậm trễ đương nhiên là bị mắng. Đến lúc bất bình, Tuấn còn hơi “láo.” Sếp vừa giảm thời hạn hoàn thành, anh ta liền cãi:
- Sếp ơi, nhưng việc này khó mà rút ngắn thời gian hơn được.
Thực ra Tuấn vốn định nói là “không thể rút ngắn,” nhưng anh cảm giác chờn chợn khi chuẩn bị nói ra từ KHÔNG, có gì đó không đúng lắm. Anh bắt đầu nghĩ “cũng có thể là rút ngắn được, chỉ không thể với mức năng lực hiện tại của mình thôi.” Đấy cũng chính là điều Sếp Hoàng muốn anh ta nhận ra.
“Đúng là thế” là cụm từ vạn năng để sử dụng khi người khác có ý công kích bạn, người ta sẽ lùi bước khi đó. Sếp Hoàng thì không muốn công kích Tuấn, nhưng anh cũng “hiền dịu” hơn. Sếp ôn tồn chỉ cho Tuấn:
Để nhanh hơn, có hai điểm:
Sếp Hoàng dặn Tuấn:
- Cứ bám theo đó, cậu sẽ đi được đến đích.
- Dạ, em cảm ơn Sếp ạ.
Nói thì đơn giản thế, khi thực hiện mới thấy nhiều vấn đề phải đối mặt. Chẳng hạn việc làm nhanh hơn một việc cụ thể yêu cầu anh ta phải chuyên tâm hơn, bớt những ý nghĩ linh tinh đi. Để tìm ra quy trình nhanh nhất, anh ta phải bỏ được tính tùy tiện ngẫu hứng của mình... Cũng may là Tuấn một khi đã hiểu ra vấn đề là ở mình thì nhất định tìm cách nâng cao bản thân.
Trong quá trình vật lộn, để đảm bảo deadline, Tuấn rút ra một số kinh nghiệm “xương máu”:
Chuyên tâm làm việc, loại bỏ các yếu tố gây xao lãng, các ý nghĩ linh tinh.
Xác định phương pháp, quy trình rõ ràng, không làm việc tùy hứng.
Làm việc đúng quy trình, trình tự. Ngay từ đầu đã đúng thì chuyện sẽ ổn tốt. “Chỗ này một chút, chỗ kia một tí, chuyện sẽ bung bét hết, không thể hoàn thành nổi một việc gì.” Tuấn có rất nhiều trải nghiệm rồi.
Sắp xếp công việc xong thì bình tĩnh kiên nhẫn làm từng việc một. Đừng ở một chỗ trông chờ hoàn cảnh thuận lợi, hãy tự tạo ra hoàn cảnh thuận lợi (Việc gì cũng cần bước chân đầu tiên, bạn nhớ chứ?). Nỗ lực trong từng bước tiến trên con đường thực hiện mục tiêu.
Làm tốt từ việc nhỏ nhất. Để đến được đích thành công không có cách nào khác là đi hết con đường dẫn tới đó. Mỗi bước đi dù nhỏ nhất cũng giúp người ta tiến lên thêm một chút.
LUÔN HÀNH ĐỘNG THEO LÍ TRÍ,
KHÔNG BAO GIỜ MÙ QUÁNG
Thế là Tuấn ngày càng tiến bộ, được việc hơn. Có vẻ như Sếp Hoàng thường khen ngợi anh ta với Sếp tổng. Rồi lan truyền thế nào, chuyện đến tai Lý Thông. Có thêm manh mối là những chuyện Tuấn kể về tình hình “trong này”, Lý Thông nhận ngay ra vấn đề – “Thằng em hờ này đang tỏa sáng hơn mình, không chừng còn có cơ hội thăng chức.” Vậy thì, hắn phải phá cho bằng được, bằng việc tìm cách lôi Tuấn về trụ sở chính.
Hắn giả vờ lo sợ nói với Tuấn:
- Chú ơi, anh mới nghe được một chuyện hệ trọng này. Sếp tổng chuẩn bị tuyển người mới làm thay phần việc của chú ở đây, nghe nói còn muốn kéo dài thời gian công tác của chú. Chắc ý là để chú làm Sếp trong đó.
- Thật ạ? Em không muốn ở trong này đâu. Làm thế nào bây giờ??
- Nghe nói kết quả công việc trong đó của chú rất tốt. Anh cũng không muốn chú ở mãi trong đó, nhưng đây cũng là một cơ hội tốt.
- Trong này vẫn đang rất ổn, nhưng em không định ở lại lâu. Làm thế nào bây giờ? Anh nghĩ cách giúp em với!
- Ừ, để anh nghĩ xem. Thành tích đang tốt như vậy, nếu chú xin về nhỡ không có người làm tốt hơn, ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh thì lại thành gây tội đó.
- Vậy đúng là cũng không được.
- Ừ, chuyện này Sếp vẫn đang cân nhắc không nói cho ai đâu. Anh tình cờ dò la được nên liều báo với chú thế. Chú cứ nghĩ kỹ thêm nhé.
Cái tin phải ở lại chi nhánh làm Tuấn khá sốc. Suy nghĩ bắt đầu hỗn loạn rối ren. Nếu cứ làm tốt thì không có cách nào từ chối việc ở lại. Nhưng nếu làm không tốt thì bị khiển trách.
Ngẩn ngơ mất nửa ngày, Tuấn mới nhớ ra hình như mình từng trải qua trạng thái này rồi – lo lo lắng lắng suông, tâm trạng nặng nề không làm được việc gì nên hồn cả. Đó là một tình trạng ám ảnh. Tuấn muốn kiểm soát mọi chuyện, cố gắng kiểm soát chuyện đi-ở, thành ra những ý nghĩ cứ lộn xộn trong đầu. Nhưng trải qua nhiều chuyện, anh nhanh chóng tỉnh táo:
Lý Thông vốn định đánh đòn tâm lí, làm Tuấn mất tập trung vào công việc rồi kết quả sa sút, chẳng ngờ chút tâm cảm vặt vãnh đó chẳng làm khó được Tuấn. Cứ nỗ lực, rồi sự thay đổi sẽ diễn ra. Thay đổi âm thầm nhưng mạnh mẽ, chỉ mình bạn cảm nhận sức mạnh ấy ở trong mình. Tuấn vẫn duy trì phong độ làm việc bình thường. Cuối cùng anh cũng nghĩ ra một cách để thăm dò ý Sếp.
Hôm đó Tuấn rủ anh Hoàng đi uống cà phê tối rồi giả vờ buồn rầu tâm sự:
“Thế tức là không phải Sếp định giữ mình lại à?” Tuấn mừng rỡ. Thấy thế anh Hoàng nói tiếp:
- Xem cậu kìa, chắc đang lo bị giữ lại đây chứ gì.
- Ơ…
Tuấn ngượng ngùng vì bị Sếp Hoàng “bắt bài”. Hoàng bao quát bao nhiêu thứ, trải qua bao nhiêu chuyện, chút lo lắng thế này làm sao qua được mắt anh.
- Chỗ của cậu ở trụ sở chính vẫn trống, nên cậu làm sao chuyên tâm giúp mọi việc ở đây ổn định nhanh còn về nhé!
- Dạ vâng ạ. Em cảm ơn Sếp ạ.
Tuấn thầm nghĩ anh Hoàng đúng là cao thủ, nghe vài câu đã thấu hiểu nỗi lòng Tuấn.
Thế là Tuần lại thoát nạn, lần này là nhờ khả năng kiểm soát cảm xúc, chuyên tâm hành động của anh.
Khả năng này thật sự rất quan trọng. Bởi hành động cần thuận theo lí trí. Người nào hành xử theo tâm cảm thì dễ mắc sai lầm. Kiểm soát được cảm xúc mới có thể bình tĩnh lí trí xử lí mọi việc. Vào những lúc then chốt, chỉ những người đủ bình tĩnh mới có thể nắm bắt thời cơ và tránh được hiểm họa, không bị những khó khăn gây nản lòng, cũng không bị cái lợi làm hoa mắt.
Cũng chính nhờ bình tâm suy xét, Tuấn mới nghĩ ra việc hỏi Sếp. Thực ra là Tuấn hỏi “dò”, nhưng thay vì tin theo lời người khác rồi tinh thần sa sút thì tự mình kiểm định là một cách làm lí trí trong trường hợp này. Tất nhiên, lí trí ấy có thể là một tiếng nói sâu thẳm, mang tính trực giác trong bạn. Trí tuệ thực sự thì trực tiếp, xác thực. Tuấn ghi khắc một điều làm nên thành công:
GIỮ VỮNG TINH THẦN
“TA NHẤT ĐỊNH LÀM ĐƯỢC”
Nói là để thăm dò Sếp nhưng Tuấn quả thật nhớ Hà Nội. Anh cũng muốn nhanh nhanh ổn định công việc ở chi nhánh để về. Thật trùng hợp là một công ty lớn ở địa phương này đang tìm đối tác thực hiện dự án truyền thông. Nếu vụ này thành công thì chi nhánh công ty cũng tạo được danh tiếng nhất định, rồi có thể hoạt động ổn định hơn. “Như thế mình sẽ về sớm hơn,” Tuấn thầm nghĩ. Anh chia sẻ ngay ý tưởng với ông anh Lý Thông:
- Em nhất định phải thành công vụ này.
Đương nhiên là Lý Thông tìm cách can ngăn:
- Chú có tham vọng thế cũng tốt, nhưng vụ này lớn thế, theo kinh nghiệm của anh thì nguồn lực ở cơ sở của mình không đủ để làm đâu. Lỡ đầu tư nhiều công sức quá vào đây rồi làm lỡ dở còn nguy hại hơn. Hay chú thử nhắm đến khách hàng tầm trung thôi.
- Anh tính thế cũng phải, để em suy nghĩ thêm xem.
Nếu là lúc trước hẳn Tuấn đã rất tin tưởng nghe theo kinh nghiệm của ông anh. Nhưng giờ thì “đỡ” rồi, nhất là sau vụ thăm dò Sếp Hoàng vừa qua. Mặc dù Sếp không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn nhưng lại là người khôn ngoan, sâu sắc. Tuấn hoàn toàn tin tưởng vào lời khuyên của Sếp.
Lần này Sếp Hoàng không nói rõ nên làm hay không, lại nhắc nhở Tuấn suy xét thêm, chính là vì muốn chờ xem bước tiến mới ở Tuấn. Để xem khi người khác can ngăn, thậm chí nhắc nhở, cho rằng năng lực của anh chưa đủ, thì Tuấn có dám quyết tâm thực hiện không.
Khi muốn thử ai, phải cho người ta thời gian suy nghĩ. Trừ những trường hợp đặc biệt, người nào trả lời luôn khi bạn bảo người ta “suy nghĩ đi” là người rất “lạ kỳ,” người đó hẳn chưa đáng tin.
Tuấn là người đáng-tin, nên anh suy nghĩ rất kỹ. Tuấn băn khoăn lắm, thấy người khác nhắc đến việc khó bắt đầu cũng sợ-ngại, không tin vào mình. “Nhưng cứ như thế lại sa vào tâm cảm rồi, thế không được. Sếp không nói KHÔNG làm được hay KHÔNG NÊN làm, tức là việc này dù khó vẫn có khả năng thành công. Chỉ cần có khả năng thành công thì mình quyết tâm làm bằng được.” Tuấn quyết tâm nghĩ.
Tuấn báo xin Sếp cho bắt đầu triển khai. Sếp Hoàng hài lòng lắm. Tuấn đã thêm phần mạnh mẽ, giữ vững quyết tâm hành động dù có ai can ngăn thế nào.
Dù người khác có hoài nghi, thậm chí ngăn cản, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, niềm tin của mình. Dù rằng Ý chí sắt đá và Mong ước viển vông nhiều khi chỉ cách nhau một đường ranh mỏng mảnh, ta luôn có thể nhìn ra ranh giới. Chỗ phân biệt chính là lí trí. Lí trí phải tỉnh táo, ý chí phải mạnh mẽ. Người có lí trí không bao giờ mù quáng. Người có ý chí luôn biết rõ hướng đi.
Đương nhiên vẫn có nguy cơ thất bại và ai cũng phải sẵn sàng chấp nhận một mức rủi ro, thiệt hại nhất định. Nhưng người đã quyết chí thực hiện nhất định nhận được những bài học quý giá. Đó mới là điều quan trọng hơn cả. Có thể đến một điểm nào đó, bạn nhận ra cái đích mình muốn đến là một điều khác, nhưng bạn không bao giờ hối hận về thời gian và công sức đã bỏ ra.
Tuấn nhanh tay ghi chép lại những điều cần nhớ cho một người thành công:
Lại một ngày mới sắp đến.