Theo lịch cổ Ấn Độ, Vesak là tên gọi của tháng Tư âm lịch (khoảng tháng Năm Tây lịch). Truyền thống Phật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều ghi nhận: “Đức Phật đản sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak”. Tại nhiều quốc gia châu Á như: Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar, Singapore, Lào, Campuchia,... ngày lễ Vesak (lễ Phật đản) hàng năm được coi là ngày nghỉ lễ quốc gia.
Năm 1982, Đại hội Phật giáo tại Sri Lanka đã soạn thảo kiến nghị thư trình Liên Hợp Quốc, xin công nhận Đại lễ Vesak là ngày lễ Quốc tế, dưới sự bảo trợ của Tổng thống nước này, với sự tham dự của 34 quốc gia. Sau 17 năm tìm hiểu, xem xét, đến ngày 15 tháng 12 năm 1999, tại trụ sở chính ở New York (Mỹ), Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc trong phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự, đã chính thức chấp thuận đề nghị của 34 quốc gia, công nhận lễ Vesak là Lễ Hòa bình, là ngày đại lễ của thế giới.
Nghị quyết của Liên Hợp Quốc khẳng định ba điểm chính:
• Công nhận lễ Vesak là ngày đại lễ của thế giới, là Lễ Hòa bình Liên Hợp Quốc;
• Công nhận lễ Vesak là ngày lễ thiêng liêng nhất của thế giới;
• Công nhận sự đóng góp thiết thực của Phật giáo cho thế giới như: Đạo đức, hòa bình, tâm linh, bình đẳng, bảo vệ môi trường,... Liên Hợp Quốc yêu cầu sự hỗ trợ tổ chức Đại lễ Vesak hàng năm ở trụ sở chính và các nước thành viên từ năm 2000 trở đi.
Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được long trọng tổ chức tại Trụ sở chính Liên Hợp Quốc ở New York, với sự tham dự của đại biểu Phật giáo 34 quốc gia. Sau bốn lần liên tiếp Liên Hợp Quốc đứng ra tổ chức (từ năm 2000 đến năm 2003), năm 2004, Phật giáo Thái Lan xin đăng cai, đây được xem là lễ Vesak lần thứ nhất do các nước Phật giáo đăng cai tổ chức.
Đại lễ Vesak lần thứ nhất:
Thời gian: Ngày 25 tháng 5 năm 2004, PL.2548.
Địa điểm: Hội thảo Phật giáo quốc tế tổ chức tại Trung tâm Phật giáo Thế giới Buddhamonthon, Thái Lan và trụ sở Liên Hợp Quốc tại Bangkok, Thái Lan.
Thành phần tham dự: Với sự tham dự của đại biểu từ 35 quốc gia, vùng lãnh thổ và hàng trăm phái đoàn Phật giáo quốc tế. Tháng 6, các hoạt động Đại lễ Phật đản được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc. Tháng 7, Hội thảo Phật giáo quốc tế chủ đề “Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền” được tổ chức tại Thái Lan.
Chủ đề hội thảo: Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền.
Đại lễ Vesak lần thứ hai:
Thời gian: Từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 5 năm 2005, PL.2549.
Địa điểm: Hội thảo Phật giáo thế giới được tổ chức, đánh dấu Tuần lễ Vesak 2005 tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hợp Quốc Châu Á - Thái Bình Dương.
Thành phần tham dự: Trong thông cáo chung, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 41 quốc gia đã chấp thuận Buddhamonthon là Trung tâm Phật giáo Thế giới (Buddhist Center of the World).
Chủ đề hội thảo: Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển bền vững; đề xuất rằng Trung tâm Buddhamonthon, Vương quốc Thái Lan nên được công nhận là Trung tâm Phật giáo Thế giới; đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa các tổ chức Phật giáo, thúc đẩy và chia sẻ các nguồn tài liệu về giáo pháp.
Đại lễ Vesak lần thứ ba:
Thời gian: Từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 5 năm 2006, PL.2550.
Địa điểm: Trung tâm Liên Hợp Quốc Châu Á - Thái Bình Dương và Buddhamonthon, Thái Lan.
Thành phần tham dự: Lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Hòa bình thế giới; sự liên kết giữa các bộ phái Phật giáo; phát triển bền vững và học thuyết kinh tế vừa đủ của Vua H.M Bhumibol.
Đại lễ Vesak lần thứ tư:
Thời gian: Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 5 năm 2007, PL.2551.
Địa điểm: Trung tâm Liên Hợp Quốc Châu Á - Thái Bình Dương.
Thành phần tham dự: 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và các vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Sự đóng góp của Phật giáo trong việc điều hành nhà nước hiệu quả.
Đại lễ Vesak lần thứ năm:
Thời gian: Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 5 năm 2008, PL.2552.
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Thành phần tham dự: Trên 10.000 người tham dự, trong đó có trên 2.000 đại biểu quốc tế, 600 khách mời đến từ trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là lễ hội văn hóa quốc tế có quy mô lớn nhất tại Việt Nam (tính đến thời điểm đó).
Chủ đề hội thảo: Những đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Đại lễ Vesak lần thứ sáu:
Thời gian: Từ ngày 04 đến ngày 06 tháng 5 năm 2009, PL.2553.
Địa điểm: Thái Lan
Thành phần tham dự: Gần 1.700 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo, các học giả, nhà nghiên cứu và Tăng ni, Phật tử đến từ 80 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Giải pháp của Phật giáo về khủng hoảng toàn cầu.
Đại lễ Vesak lần thứ bảy:
Thời gian: Từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 5 năm 2010, PL.2554.
Địa điểm: Thái Lan.
Thành phần tham dự: Đại biểu từ 74 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Quan điểm Phật giáo trong việc khôi phục toàn cầu.
Đại lễ Vesak lần thứ tám:
Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 5 năm 2011, PL.2555.
Địa điểm: Thái Lan.
Thành phần tham dự: Gần 5.000 đại biểu là lãnh đạo Phật giáo các nước, đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Các chuẩn mực của Phật giáo trong việc phát triển kinh tế xã hội.
Đại lễ Vesak lần thứ chín:
Thời gian: Từ ngày 31 tháng 5 đến ngày 02 tháng 6 năm 2012, PL.2556.
Địa điểm: Thái Lan.
Thành phần tham dự: 5.000 đại biểu đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Sự giác ngộ của Đức Phật vì hạnh phúc của nhân loại.
Đại lễ Vesak lần thứ 10:
Thời gian: Từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 5 năm 2013, PL.2557.
Địa điểm: Thái Lan.
Thành phần tham dự: Gần 1.500 đại biểu của các tổ chức Phật giáo từ 87 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Quan điểm của Phật giáo về giáo dục và công dân toàn cầu.
Đại lễ Vesak lần thứ 11:
Thời gian: Từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 5 năm 2014, PL.2558.
Địa điểm: Chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Thành phần tham dự: Khoảng 20.000 người, trong đó có 1.500 đại biểu là khách mời quốc tế đến từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Phật giáo góp phần thực hiện “Các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ” của Liên Hợp Quốc.
Đại lễ Vesak lần thứ 12:
Thời gian: Ngày 28 tháng 05 năm 2015, PL.2559.
Địa điểm: Thái Lan.
Thành phần tham dự: Hơn 5.000 đại biểu, trong đó có hơn 1.500 đại biểu quốc tế đến từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Phật giáo và khủng hoảng thế giới.
Đại lễ Vesak lần thứ 13:
Thời gian: Từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 05 năm 2016, PL.2560.
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Liên Hợp Quốc tại Bangkok, Thái Lan.
Thành phần tham dự: Trên 7.000 người cùng với đại diện 100 Tăng ni của tất cả các truyền thống Phật giáo, với sự hiện diện của Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng liên bang và cấp tỉnh, các nghị sĩ, các thành viên của Quốc hội và các thành viên của Bộ Ngoại giao,...
Chủ đề hội thảo: Con đường Phật giáo đưa đến nền hòa bình thế giới.
Đại lễ Vesak lần thứ 14:
Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 05 năm 2017, PL.2561.
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Quốc tế BMICH - Thủ đô Colombo, Sri Lanka.
Thành phần tham dự: 1.500 đại biểu là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các tổ chức Phật giáo, các học giả và khách mời đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Giáo lý Phật giáo cho công bằng xã hội và hòa bình thế giới bền vững.
Đại lễ Vesak lần thứ 15:
Thời gian: Ngày 25 tháng 05 năm 2018, PL.2562.
Địa điểm: Thái Lan.
Thành phần tham dự: 3.000 đại biểu quốc tế, lãnh đạo các giáo hội, tổ chức Phật giáo, các nhà chính trị đến từ 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Phật giáo cống hiến cho sự phát triển của nhân loại.
Đại lễ Vesak lần thứ 16:
Thời gian: Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 05 năm 2019, PL.2563.
Địa điểm: Trung tâm Phật giáo chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.
Thành phần tham dự: Hơn 10.000 người, bao gồm 1.500 đại biểu và lãnh đạo các giáo hội, hệ phái Phật giáo, các nhà nghiên cứu, học giả Phật giáo từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Chủ đề hội thảo: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Đại lễ Vesak lần thứ 17:
Thời gian: Ngày 13 tháng 5 năm 2022, PL.2566.
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị Liên Hợp Quốc, Thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Thành phần tham dự: Đại lễ cũng được tổ chức trực tuyến trên ứng dụng Zoom với sự tham dự trực tuyến của hơn 300 đại biểu từ các quốc gia và những người yêu mến đạo Phật khắp năm châu.
Chủ đề hội thảo: Từ bi trong thời kỳ khủng hoảng: Những thực hành Phật giáo trong việc chữa lành cho nhân loại toàn cầu.
The international Day of Vesak A great Festival of Peace
According to the ancient Indian calendar, Vesak is named after the fourth month of the lunar calendar (around May of the solar calendar). Both Theravāda and Mahāyāna Buddhist traditions verify that “the Buddha was born on the fullmoon day of Vesak month.” In many Asian countries such as Thailand, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar, Singapore, Laos, Cambodia, etc. the annual Vesak Day is known as a national holiday.
In the year 1982, the Buddhist Conference with the participationof 34 countries was held in Sri Lanka under the sponsor of this country’s President in which a petition was composed and submitted to the United Nations for recognizing Vesak Day as an international festival. After 17 years of reviewing and considering, on December 15th, 1999 at the United Nations Headquarters in New York (the United State of America) the United Nations General Assembly, on the 54th meeting, the 174th article of the agenda, officially accepted the proposal of 34 countries recognizing the Day of Vesak as an international festival, a festival of world peace.
The United Nations resolution asserted three main points:
• Recognizing the Day of Vesak as an international festival and the United Nations Peace Day;
• Recognizing the Day of Vesak as the most sacred holiday of the world;
• Recognizing the practical contributions of Buddhist to the world such as: morality, peace, spiritual practices, equality, protecting the environment, etc., The United Nations requested assistance in organizing the annual Vesak Day at its Headquarters and at the member countries from 2000 onward.
In the year 2000, the f irst International Vesak Day was held at United Nations Headquarters in New York with the participation of Buddhist delegates from 34 countries. After four consecutive times were organized by the United Nations (2000 - 2003), the Thai Buddhism volunteered to be the host of the Vesak Day in 2004, considered as the first time Vesak Festival organized by Buddhist countries.
The First Vesak Festival:
Time: May 25, 2004, Buddhist Calendar: 2548.
Venue: The International Buddhist Conference was held at Buddhamonthon World Buddhist Center, Thailand.
Participation:With the participation of delegates from 35 countries, territories and hundreds of international Buddhist delegations. In June, the Buddha’s Birthday Celebrations were held at the United Nations Headquarters. In July, the International Buddhist Conference, entitled “Theravāda and Mahāyāna Buddhism” was held in Thailand.
Subject for Discussion: Theravāda and Mahāyāna Buddhism
The Second Vesak Festival:
Time: May 18-21, 2005 (Buddhist Calendar: 2549).
Venue: The International Buddhist Conference was held, marked the 2005 Vesak Week in Sanamluang, Buddhamonthon and the United Nations Center for Asia and the Pacific.
Participants: In the Joint Declaration, Buddhist leaders of 41 countries approved Buddhamonthon as Buddhist Center of the World.
Subject for Discussion: To promote and support sustainable development; resolve that Buddhamonthon, The Kingdom of Thailand should be recognized as the Center of world Buddhism; play a leading role in coordinating between Buddhist institutions and in promoting and sharing Dhamma resources.
The Third Vesak Festival:
Time: May 07-10, 2006 (Buddhist Calendar: 2550).
Venue: The United Nations Hall of Asia and the Pacific and Buddhamonthon, Thailand.
Participants: Buddhist leaders from 48 countries and territories.
Subject for Discussion: World peace, cooperation between all schools of Buddhism, sustainable development, and the sufficiency-economy theories of H.M.King Bhumibol.
The Fourth Vesak Festival:
Time: May 26-29, 2007 (Buddhist Calendar: 2551).
Venue: The United Nations Hall of Asia and the Pacific.
Participants: The national delegations from 62 countries and territories.
Subject for Discussion: The Buddhist Contribution to Good Governance.
The Fifth Vesak Festival:
Time: May 13-17, 2008 (Buddhist Calendar: 2552).
Venue: My Dinh National Convention Center, Hanoi, Vietnam.
Participants: Over 10,000 people in total, including 2,000 international delegates, 600 guests from over 80 countries and territories. This was the largest international cultural festival in Vietnam (up to that time).
Subject for Discussion: Buddhist Contribution to building a Just, Democratic and Civilized Society
The Sixth Vesak Festival:
Time: May 04-06, 2009 (Buddhist Calendar: 2553).
Venue: Thailand
Participants: Nearly 1,700 delegates including Buddhist leaders, scholars, researchers, Buddhist monks and nuns, Buddhist lay devotees from 80 countries and territories.
Subject for Discussion: Buddhist Response to Global Crisis
The Seventh Vesak Festival:
Time: May 23-25, 2010 (Buddhist Calendar: 2554).
Venue: Thailand.
Participants: Delegates from 74 countries and territories.
Subject for Discussion: Global recovery: The Buddhist Perspectives
The Eighth Vesak Festival:
Time: May 12-14, 2011 (Buddhist Calendar: 2555).
Venue: Thailand.
Participants: Nearly 5,000 delegates were Buddhist leaders from 58 countries and territories.
Subject for Discussion: Buddhist Virtues in Socio-Economic Development
The Ninth Vesak Festival:
Time: May 31 - June 02, 2012 (Buddhist Calendar: 2556).
Venue: Thailand.
Participants: 5,000 delegates from 85 countries and territories.
Subject for Discussion: The Buddha’s Enlightenment for the Well-Being of Humanity
The Tenth Vesak Festival:
Time: May 21-22, 2013 (Buddhist Calendar: 2557).
Venue: Thailand.
Participants: Nearly 1,500 delegates of Buddhist organizations from 87 countries and territories.
Subject for Discussion: Education and Global Citizenship: A Buddhist Perspective
The Eleventh Vesak Festival:
Time: May 08-10, 2014 (Buddhist Calendar: 2558).
Venue: Bai Dinh Buddhist Temple, Ninh Binh Province, Vietnam.
Participants: About 20,000 people including 1,500 international guests from nearly 100 countries and territories.
SubjectforDiscussion:Contributions of Buddhism to the United Nations Millennium Development Goals.
The Twelfth Vesak Festival:
Time: May 28, 2015 (Buddhist Calendar: 2559).
Venue: Thailand.
Participants: Over 5,000 delegates including more than 1,500 international delegates from 80 countries and territories.
Subject for Discussion: Buddhism and World Crisis.
The Thirteenth Vesak Festival:
Time: May 22-23, 2016 (Buddhist Calendar: 2560).
Venue: United Nations Conference Center, Bangkok, Thailand.
Participants: Over 7,000 people including 100 Buddhist monks and nuns as of all Buddhist traditions, Senators, the Federal and Provincial Ministers, members of parliament (MPP) and members of Ministry of Foreign Affairs, etc.
Subject for Discussion: The Buddhist Path to World Peace
The Fourteenth Vesak Festival:
Time: May 12-14, 2017 (Buddhist Calendar: 2561).
Venue: BMICH National Convention Center - Colombo, Sri Lanka.
Participants: 1,500 delegates including political leaders, leaders of Buddhist organizations, scholars and guests from 85 countries and territories.
Subject for Discussion: Buddhist Teachings for Social Justice and Sustainable World Peace.
The Fifteenth Vesak Festival:
Time: May 25, 2018 (Buddhist Calendar: 2562).
Venue: Thailand.
Participants: 3,000 international delegates, leaders of Buddhist congregations and organi-zations, political leaders from 85 countries and territories.
Subject for Discussion: Buddhist contribution to human development.
The Sixteenth Vesak Festival:
Time: May 12-14, 2019 (Buddhist Calendar: 2563).
Venue: The Buddhist Center of Tam Chuc Buddhist Temple, Ha Nam Province, Vietnam.
Participants: Over 10.000 people including 1,500 leaders of Buddhist congregations, organizations and traditions, Buddhist scholars and researchers from 120 countries and territories.
Subject for Discussion: Buddhist Approaches to Global Leadership and a Shared Responsibility for Sustainable Societies.
The 17th Vesak Celebration:
Time: May 13, 2022, (Buddhist Calendar: 2566).
Venue: United Nations Convention Center, Bangkok, Thailand.
Participants: The great ceremony was also held online on the Zoom application with the online participation of more than 300 delegates from countries and Buddhist lovers across five continents.
SubjectforDiscussion:Compassion in times of crisis: Buddhist practices in global healing of humanity.
TRUNG TÂM BIÊN PHIÊN DỊCH TƯ LIỆU PHẬT GIÁO QUỐC TẾ
Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế thuộc Ban Phật giáo Quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 064/QĐ-HĐTS ngày 12/03/2020 của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Ban Chứng minh: Hòa thượng, TS. Thích Đức Nghiệp; Hòa thượng, TS. Thích Trí Quảng; Hòa thượng, TS. Thích Thiện Nhơn.
Ban chuyên môn:
Chủ tịch hội đồng khoa học: Thượng tọa Thích Đức Thiện
Giám đốc trung tâm: Thượng tọa Thích Thanh Phong
Phó giám đốc điều hành: Đại đức Thích Quảng Lâm
Phó giám đốc chuyên môn: Đại đức Thích Quảng Đại, Đại đức Thích Quang Định, Đại đức Thích Bổn Huân, Đại đức Thích Đồng Lực, Đại đức Thích Vạn Lợi, Đại đức Thích Nguyên Tú, Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn
Trung tâm có nhiệm vụ:
• Tổ chức sưu tầm, biên tập, dịch thuật Hán Nôm Đại Tạng Kinh.
• Dịch thuật tinh tuyển Kinh, Luật, Luận của các truyền thống Phật giáo Nam, Bắc và Tạng truyền.
• Tái bản toàn tập các tác phẩm của chư tôn Thiền đức.
• Dịch thuật các tác phẩm Phật học giá trị trên thế giới sang tiếng Việt, các tác phẩm tiếng Việt sang ngôn ngữ khác và tiếng các dân tộc anh em.
• Hỗ trợ nghiên cứu trước tác, in ấn.
• Xuất bản sách in, sách điện tử, sách nói.
• Đào tạo dịch thuật kinh sách từ tiếng Hán và tiếng Anh sang tiếng Việt.
• Cấp phát học bổng, liên kết đào tạo ở nước ngoài.
Văn phòng Trung tâm Chùa Long Hưng
Địa chỉ: Thôn Phương Trạch, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội Website: http://phathoc.net/
CENTER FOR COMPLITING AND TRANS-INTERRPRETING INTERNATIONNAL BUDDHIST DOCUMENTS
The Center for Compiling and Trans - interpreting International Buddhist Documentsis part of the Department of International Buddhism, Vietnam Buddhist Sangha, established under the Decision No.064/QD-HDTS dated 12/03/2020 by Executive Council of the National Vietnam Buddhist Sangha.
Advisory Board: Most Venerable Dr. Thich Duc Nghiep; Most Venerable Dr. Thich Tri Quang; Most Venerable Dr. Thich Thien Nhon.
Professional Council:
President of the Scientific Council: Most Venerable Thich Duc Thien
Centerdirector: Most Venerable Thich Thanh Phong
Deputy director of center: Venerable Thich Quang Lam
Professional Deputy Director: Venerable Thich Quang Dai, Venerable Thich Quang Dinh, Venerable Thich Bon Huan, Venerable Thich Dong Luc, Venerable Thich Van Loi, Venerable Thich Nguyen Tu, Dr. Pham Van Tuan.
The center has the following functions:
• Organizing to collect, edit, translate Sino-Nom Tripitaka.
• Selectively translating the quintessential Sutta, Vinaya, Abhidhamma in various traditions of Buddhism, including The south, The north and The Tibetan.
• Reprinting the complete works by Buddhist monks and nuns
• Translating valuable Buddhist works in the world into Vietnamese, Vietnamese works into other languages including minority ones.
• Supporting to research, compose, print Buddhist works
• Publishing the printed books, e-books, and audio books.
• Training to translate Budhdist texts from Chinese as well as from English into Vietnamese.
• Granting scholarships, joint training abroad.
Head office:
Long Hung Buddhist Temple Address: Phuong Trach Village, Vinh Ngoc Commune, Dong Anh district, Hanoi, Vietnam.
Website: http://phathoc.net/