T
hành công chính là đạt được thành quả như mong đợi, là chinh phục được mục tiêu đã đề ra. Đó có thể là sự giàu có về mặt vật chất như sở hữu một ngôi nhà đẹp, tận hưởng những kỳ nghỉ thú vị, có được sự an toàn về mặt tài chính và khả năng dành những điều kiện học tập tốt nhất chô con cái; cũng có thể đó là sự dồi dào của những giá trị tinh thần như quyền lãnh đạo, sự ngưỡng mộ và tôn trọng của những người xung quanh, dù trong tổ chức, gia đình hay ngoài xã hội. Thành công giúp giải tỏa mọi âu lo, sợ hãi, thất vọng hay cảm giác bị thất bại, đồng thời giúp ta thêm tự tin, hài long về bản than và luôn tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống. Không những vậy, người thành công còn có thể mang đến nhiều điều tốt đẹp hơn cho những người đang cần đến sự trợ giúp của họ.
Ai cũng mong muốn được thành công, được tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống. Không ai thích phải luồn cúi, sống một cuộc đời tẻ nhạt và cũng không ai muốn mình trở nên thấp kép hoặc trở thành những côn dân hạng hai.
Từ Kinh thánh, chúng ta có thể tìm thấy nhiều quan niệm rất gần gũi với thực tiễn trong việc tạo dựng thành công – tựu trung đều nhấn mạnh rằng: niềm tin có thể giúp chúng ta làm được những điều tưởng chừng như không thể. Hãy tin và thực sự tin là mình có thể đạt được những điều bản thân chưa từng làm, rồi ta sẽ làm được. Nhiều người không dám tin rằng họ có thể, và thế là họ chẳng đạt được điều gì cả!
Đôi khi chúng ta nghe ai đó nói: “Thật vớ vẩn khi nghĩ rằng con người có thể dịch chuyển cả ngọn núi chỉ bằng câu nói ‘Núi ơi, hãy dời đi’.”Đơn giản chỉ vì ta cho rằng đó là điều không thể. Có lẽ những người nói câu “Núi ơi, hãy dời đi” đã nhầm lẫn giữa niềm tin với sự mơ tưởng. Rõ ràng chúng ta không thể chỉ ước mà có thể di chuyển được ngọn núi. Hay chúng ta không thể chỉ ước mà có được một căn hộ cao cấp. một ngôi nhà có năm phòng ngủ, ba phòng tăm hay một mức thu nhập có thể đưa mình vào tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Và chúng ta cũng không thể chủ ước mà ngồi được vào vị trí lãnh đạo.
Nhưng nếu có niềm tin, chúng ta có thể làm được tất cả. Chúng ta có thể đạt được thành công nếu tin rằng mình sẽ thành công.
Sức mạnh của niềm tin không có gì là ma thuật hay bí ẩn cả. Niềm tin, tức thái độ “Tôi-tin-là-tôi-có-thể”, luôn lan tỏa một sức mạnh, khơi dậy những khả năng tiềm ẩn và tiếp thêm nghị lực cho ta. Khi bạn tin rằng tôi- có-thể-làm-được thì cách-thức-thực-hiện sẽ xuất hiện.
Có không ít bạn trẻ bắt đầu một công việc mới mỗi ngày trên khắp thế giới. Mỗi người đều” mơ ước” một ngày nào đó, mình sẽ vươn đến đỉnh cao của sự nghiệp. Điều đáng tiếc là phần lớn những bạn trẻ này lại chưa tin hẳn vào bản thân mình. Chính nếp nghĩ “tôi-không-thể” đã hạn chế khả năng sáng tạo và khiến họ không tìm ra được con đường thích hợp để vươn lên. Đây là lề thói suy nghĩ thường thấy ở những người “bình thường”.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít bạn trẻ dám tin rằng họ sẽ thành công. Họ bắt tay vào công việc bằng một thái độ tích cực: “Tôi đang-vươn-đến-đỉnh-cao đây!”.
Và với niềm tin lớn lao ấy, họ đã thành công. Bằng suy nghĩ không-gì-là-không-thể, những người trẻ này quan sát và học hỏi cách làm việc của thế hệ đi trước. Họ tìm hiểu cách tiếp cận vấn đề, cách ra quyết định cũng như thái độ làm việc của những người thành đạt. Thật vậy, bí quyết cần-phải-thực-hiện-như-thế-nào luôn đến với những ai tin rằng mình có thể làm được.
Hai năm trước, một cô gái trẻ mà tôi quen quyết định mở một công ty chuyên kinh doanh nhà lưu động.
Khi ấy cô nhận được rất nhiều lời khuyên rằng cô không nên- và cũng không thể- làm việc đó.
Với khoản tiết kiệm chưa đến 3.000 đô-la, mọi người khuyên cô ấy từ bỏ ý định bởi số vốn đầu tư tối thiểu để kinh doanh nhà lưu động lớn gấp nhiều lần khoản vốn ít ỏi kia.
Mọi người khuyên: “Cô hãy nhìn xem, thị trường bây giờ cạnh tranh gay gắt đến mức nào. Trong khi đó, cô chẳng có kinh nghiệm gì nhiều trong việc kinh doanh nhà lưu động, nói chi đến điều hành cả một doanh nghiệp”.
Nhưng cô gái trẻ ấy vẫn tràn đầy niềm tin vào bản thân, tin vào khả năng thành công của công việc kinh doanh này. Cô thừa nhận là mình thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, và mức độ cạnh tranh trong ngành này đang ngày càng khốc liệt hơn.
Nhưng cô vẫn quả quyết: “Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy ngành kinh doanh nhà lưu động đang ngày càng phát triển. Không những vậy, sau khi nghiên cứu thị trường, tôi tin mình có thể làm tốt công việc kinh doanh này hơn bất cứ ai. Ắt hẳn tôi sẽ mắc phải một số sai lầm nào đó, nhưng tôi sẽ đi đến thành công nhanh thôi”. Và cô đã thực hiện đúng như lời mình nói. Cô hầu như chẳng gặp chút khó khăn nào trong việc huy động vốn. Niềm tin tuyệt đối vào sự thành công đã giúp cô chiếm được lòng tin của hai nhà đầu tư. Với niềm tin tuyệt đối đó, cô gái đã làm được “điều không thể” – cô đã thuyết phục được một công ty chế tạo nhà lưu động cho cô một hạn mức cung cấp mà không phải trả tiền trước.
Cô cho biết: “Năm ngoái doanh thu bán hàng của chúng tôi đạt 1 triệu đô-la”. Cô hy vọng năm tới sẽ đạt được hơn 2 triệu đô-la.
Niềm tin, một niềm tin mãnh liệt, sẽ thúc đẩy chúng ta suy nghĩ đến cùng để tìm ra phương hướng, phương tiện và phương pháp thực hiện. Chỉ khi bạn tin vào chính mình thì người khác mới có thể đặt niềm tin vào bạn!
Chẳng mấy ai dám nghĩ rằng chỉ cần có niềm tin là sẽ làm được mọi việc. Nhưng bất cứ người nào có niềm tin mạnh mẽ vào bản thận, chắc chắn họ sẽ đạt được thành công. Ngay sau đây tôi sẽ kể một câu chuyện để minh chứng cho khả năng “làm nên những điều tưởng không thể” của cong người. Đó là câu chuyện về một công ty xây dựng cầu đường nhà nước, nơi một người bạn của tôi đang làm việc, thuộc một bang vùng trung tâm phía bắc Hoa Kỳ.
Người bạn đó kể: “Tháng trước, công ty chúng tôi gửi thông báo đến nhiều nơi cho biết chúng tôi đang cần tìm một đối tác thích hợp để đảm nhiệm việc thiết kế tám cây cầu thuộc một dự án xây dựng quốc lộ. Kinh phí xây cầu là 5 triệu đô-la. Doanh nghiệp thiết kế sẽ nhận thù lao trị giá 4% hợp đồng, tương đương với 200.000 đô-la.
Tôi đã trao đổi với 21 công ty có khả năng thiết kế dự án đó. Bốn công ty mạnh nhất không ngần ngại quyết định nộp hồ sơ dự thầu, 17 công ty còn lại đều có quy mô khá nhỏ (mỗi công ty chỉ có từ 3 đến 7 kỹ sư). Chính vì thế, chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên khi 16 trong số 17 công ty đó chấp nhận đứng ngoài cuộc chơi. Họ xem qua dự án và lắc đầu: ‘Dự án này quá lớn đối với chúng tôi’.
Tuy nhiên, công ty còn lại trong số 17 công ty nhỏ ấy, với vỏn vẹn 3 kỹ sư, sau khi nghiên cứu dự an đã khẳng định: Chúng tôi có thể làm được! Chúng tôi sẽ nộp hồ sơ dự thầu ngay.
Họ đã nộp hồ sơ và đã được chọn.
Chỉ những ai dám tin mình có thể làm được những việc tưởng chừng bất khả thi thì mới càng đáng được công việc! Trái lại, những người thiếu niềm tin thì chẳng bao giờ đạt được gì cả. Niềm tin cho ra sức mạnh để thực hiện mọi điều dù khó khăn nhất.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, niềm tin có thể giúp ta làm được nhiều việc lớn hơn cả dịch chuyển một ngọn núi. Chẳng hạn như trong thám hiểu vũ trụ, yếu tố quan trọng nhất, cũng là yếu tố cần thiết nhất, chính là niềm tin vào khả năng nhân loại có thể làm chỉ được khoảng không bao la ấy. Nếu không có niềm tin vững chắc vào khả năng con người du hành trong không gian, các nhà khoa học đã không thể có đủ lòng dũng cảm, niềm đam mê và sự nhiệt tình để biến điều đó thành sự thật. Trong việc đối diện với ung thư cũng vậy, niềm tin vào khả năng chữa khỏi căn bệnh nan y này đã tạo động lực lớn lao giúp con người tìm ra nhiều pháp đồ điều trị. Hoặc vào trước năm 1994, người ta bàn luận xôn xao chung quanh việc xây dựng đường hầm xuyên biển Manche nối liền nước Anh với lục địa Châu Âu, dài trên 50km, với e ngại đố là một dự án viển vông. Quả thực, dự án xuyên biển Manche được khởi đầu với không ít sai lầm, nhưng cuối cùng đã thành công vào năm 1994, trở thành đường hầm dưới biển dài nhất thế giới. Chính niềm tin kiên trì là động lực quang trọng dẫn đến sự ra đời của đương hầm biển Manche, mà Hiệp hội Kỹ Dân dụng Mỹ gọi đó là một trong bảy kỳ quan thế giới hiện đại.
Niềm tin vào những thành quả tốt đẹp chính là động lực, là sức mạnh giúp con người sáng tạo ra những tác phẩm văn học để đời, những vở kịch kinh điển hay những phát minh khoa học vĩ đại. Không chi đối với cá nhân, niềm tin mãnh liệt vào tương lai còn là một nhân tố quan trọng luôn ẩn chứa sau thành công của các doanh nghiệp lớn, các tổ chức chính trị hay tôn giáo tên tuổi. Có thể khẳng định: niềm tin thực sự là yếu tố cơ bản và cần thiết để vươn tới thành công.
Hãy tin tưởng vào thành công, rồi bạn sẽ thành công!
Trong nhiều năm qua, tôi đã nghe không ít người tâm sự về thất bại của họ, không chỉ trong kinh doanh mà cả trong các lĩnh vực, ngành nghề khác. Họ đưa ra vô vàn lý do hay những lời bào cho thất bại của mình. Tôi nhận ra trong lời bào chữa ấy, bao giờ cũng xuất hiện những suy nghĩ kiểu như “Thực tình, tôi đã không nghĩ việc này có thể thành công” hoặc “Ngay trước khi bắt tay vào việc, tôi đã không thực sự tin rằng mình sẽ thành công”, hoặc “ Tôi không lấy gì làm bất ngờ khi việc đó không thành công”.
Những suy nghĩ kiểu này chính là biểu hiện của thái độ tiêu cực: “Được-tôi-sẽ-thử-xem-sao-nhưng-tôi- không-nghĩ-là-sẽ-thành-công”. Chính vì thế, hầu hết không thể đạt được mục tiêu của mình. Sự hoài nghi, ngờ vực vào bản than, nỗi lo lắng sẽ thất bại và thái độ không thực sự khao khát thành công chính là nguyên nhân dẫn đến hầu hết mọi thất bại.
Vẫn còn hoài nghi thì vẫn còn thất bại.
Thành công chỉ đến với nhưng ai tin tưởng hoàn toàn vào chiến thằng sau cùng.
Gần đây, một nữ văn sĩ trẻ có tâm sự với tôi về những tham vọng của cô trong sự nghiệp cầm bút của mình. Khi nhắc đến một cây bút nổi tiếng trên văn đàn, “Ôi, ông ấy là một cây bút quá đỗi tài hoa, tôi có mơ cũng chẳng bao giờ được như thế đâu”
Thái độ của cô gái trẻ ấy khiến tôi vô cùng thất vọng, bởi lẽ tôi biết khá rõ về nhà văn mà chúng tôi đang nói tới. Ông ấy chỉ là một nhà văn bình thường như mọi nhà văn khác, nhưng ông ấy xuất sác hơn người khác ở sự tự tin. Ông ấy luôn tin rằng mình là một trong số những người giỏi nhất, vì thế ông suy nghĩ và hành động theo cách của người giỏi nhất.
Tôn trọng những người giỏi hơn mình là việc nên làm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên học hỏi từ họ, chứ không nên tôn sùng quá mức. Hãy tự tin bạn cũng có thể vượt trội. Hãy tự tin bạn sẽ còn tiến xa. Những người không có niềm tin sẽ chỉ luôn là kẻ theo đuôi người khác.
Hãy thử nhìn nhận vấn đề theo cách khác xem sao. Niềm tin giống như một cỗ máy tự động điều chình những gì ta sẽ đạt được trong cuộc sống. Hãy quan sát một người đang cố vùng vẫy thoát ra khỏi cảnh sống tầm thường. Anh ta không tin mình đáng được nhận nhiều hơn, do đó những gì anh ta nhận được thật ít ỏi. Anh ta không tin mình làm được việc gì to tát cả, và đúng là anh ta không thể. Anh ta không tin rằng mình quan trọng, bởi vậy những gì anh ta làm đều bị gắn cái mác “không quan trọng”. Dần dần, thái độ thiếu niềm tin vào bản thân sẽ thể hiện qua cách nói năng, đi đứng hay cách anh ta đối xử với mọi người xung quanh. Nếu không sớm xây dựng được niềm tin vào tương lai thì anh ta sẽ càng thụt lùi, ngày càng thấy mình nhỏ bé. Và trong mắt những người xung quanh, anh ta cũng sẽ ngày càng trở nên mờ nhạt hơn.
Còn bây giờ, hãy đến với một người đang tự tin vươn tới thành công. Anh ta tin tưởng mình xứng đáng gặt hái được nhiều quả ngọt, quả nhiên anh ta gặt hái được không ít. Anh ta tin mình hoàn toàn càng đáng được những trọng trách lớn lao, và anh ta thực sự làm được. Mọi thứ anh ta làm, cách anh ta đối xử với mọi người, những suy nghĩ, quan điểm, tính cách, tất cả đều thể hiện rằng: “Anh ta thật nổi bật. Đó quả là một người quan trọng”.
Mỗi cá nhân là sản phẩm từ ý chí của chính mình. Hãy tự tin vào bản thân, tin vào bản thân, tin vào những điều kiện kỳ diệu. Hãy lao vào cuộc chinh phục thành công với niềm tin tuyệt đối rằng bạn có thể. Chắc chắn bạn sẽ làm được.
Vài năm trước, sau một buổi diễn thuyết trước giới doanh nhân tại Detroit, tôi có cơ hội trò chuyện với một người trong số họ. Anh ta chủ động đến gặp tôi, tự giới thiệu về mình và bày tỏ lòng ngưỡng mộ: “Tôi thực sự rất thích bài diễn văn của ông. Ông có thể dành cho tôi ít phút được không? Tôi rất muốn được chia sẻ với ông về những trải nghiệm của chính bản thân tôi”.
Chúng tôi nhanh chóng tin được một quán cà-phê nhỏ. Trong khi chờ vài món ăn nhẹ, anh ta vào chuyện ngay:” Tôi rất tâm đắc với những điều ông đã trình bày tối nay. Nó rất giống với những điều tôi học được từ cuộc sống. Đó là hãy khiến ý chí hỗ trợ, thay vì cản trở chúng ta. Trước đây, tôi chưa từng kể cho ai nghe về cách tôi làm thế nào để có được cuộc song như ngày hôm nay, nhưng giờ tôi rất muốn chia sẻ với ông”.
“Tôi rất sẵn lòng nghe đây.” – Tôi nói.
“Vâng, mới chỉ 5 năm trước, tôi còn là một kỹ sư quan trong một xưởng chế tạo dụng cụ và khuôn cắt. Cuộc sống của chúng tôi cũng khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn còn kém xa so với những gì mà tôi hằng mơ ước. Ngôi nhà quá nhỏ và cần có quá nhiều thứ phải sắm sửa nhưng chúng tôi lại không đủ tiền. Thật may là vợ tôi rất tuyệt vời, cô ấy chẳng hề phàn nàn hay kêu ca gì. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm nhận ở cô ấy toát lên vẻ cam chịu số phận. Tôi thực sự rất đau lòng mỗi khi tự nhìn lại, biết rằng mình đã không thể chăm lo tốt cho vợ và hai đứa con yêu quý”
“Thế nhưng bây giờ mọi việc đã hoàn toàn khác trước”,
Anh ấy hồ hởi kể tiếp. “Hiện chúng tôi đang sống trong một ngôi nhà mới rất đẹp trên mảnh đất rộng gần một héc-ta, ngoài ra còn có một ngôi nhà nhỏ cách đây 300km về phía bắc nữa. Chúng tôi không còn phải lo lắng chuyện tiền nong sao cho các con có thể theo học những trường đại học uy tín, vợ tôi cũng không còn phải áy náy mỗi khi sắm sửa cho mình vài bộ quần áo mới. Kỳ nghỉ hè tới, cả gia đình sẽ đi du lịch châu Âu. Bây giờ, chúng tôi mới thực sự cảm thấy mình đang sống”.
Tôi vô cùng ngạc nhiên hỏi: “Ồ, làm sao tất cả những điều đó lại xảy ra được?”
Anh từ tốn trả lời:”Vâng, những điều đó đang thực sự xảy đến với tôi đấy. Đúng như lời ông tối nay, ‘Tôi đã cố gắng phát huy hết sức mạnh niềm tin của mình’. Năm năm trước, tôi tình cờ biết một xưởng chế tạo dụng cụ và khuôn cắt ở Detroit này đang tuyển người. Lúc đó, dù chúng tôi vẫn đang sống tại Cleveland nhưng tôi quyết định thử vận may của mình với hy vọng sẽ kiếm được một công việc mới có khoản thu nhập khá hơn. Tôi đến đây vào một tối Chủ nhật để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn vào ngày hôm sau.
Sau bữa tối, tôi ngồi một mình trong căn phòng của khách sạn và suy ngẫm. Chẳng hiểu sao, tôi bỗng thấy chán ghét bản thân mình. Tôi tự hỏi “Tại sao mình mãi chỉ là một anh kỹ sư quèn? Tại sai mình lại phải cố gắng để có được một công việc mà tương lai cũng chắc gì khấm khá hơn so với chỗ cũ?
Chẳng hiểu điều gì xui khiến, tôi lấy ra một mảnh giấy và ghi họ tên của năm người tối biết rất rõ lâu nay. Họ đều là những người có được vị trí công việc và quyền lực hơn hẳn tôi. Hai người trong số đó là hàng xóm cũ của tôi. Sau một thời gian làm việc chăm chỉ, với mức lương khá, họ đã chuyển đến nơi ở khác tốt hơn. Hai người khác từng là ông chủ cũ của tôi, và người cuối cùng là ông ảnh rể tôi.
Rồi tôi lại tự chất vấn bản thân: ngoài một công việc tốt hơn, nhưng người đó có gì hơn tôi chứ? Họ thông minh hơn tôi chăng? Hay ho hơn tôi về học vấn, về phẩm chất các nhân? Tôi ngầm so sánh và tự nhận thấy, về những mặt ấy, thực tình, họ chẳng hơn gì tôi cả.
Nhưng rồi, tôi nhớ tới một phẩm chất để thành công mà người ta vẫn thường nhắc đến. Đó là sự tiên phong chủ động. Về điểu này, dù chẳng vui vẻ gì nhưng tôi buộc phải thừa nhận là mình kém xa những người bạn thành đạt này.
Dù lúc đó đã nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng, nhưng thật ngạc nhiên là tâm trí tôi vẫn hoàn toàn minh mẫn. Lần dầu tiên, tôi nhận ra điểm yếu của chính mình. Từ trước đến nay tôi đã luôn do dự, để rồi bao cơ hội tốt vuột khỏi tầm tay. Càng suy nghĩ, tôi càng hiểu ra một điểu: tôi không có được sự chủ động, bởi vì trong thâm tâm, tôi dã không dám tin mình xứng đáng có được nhiều thứ.
Suốt cả đêm, tôi chỉ ngồi và suy ngẫm xem trong suốt thời gian qua, cảm giác qua, cảm giác mất tự tin ấy đã chi phối bản thân mình như thế nào. Những năm qua, tôi không hề tin tưởng hay động viên bản thân mà chỉ luẩn quẩn trong ý nghĩ mình chẳng thể làm nên trò trống gì. Lúc nào tôi cũng đánh giá thấp bản thân mình. Giờ đây, mọi điều trở nên sáng tỏ hơn bao giờ hết. Sẽ không ai trao tặng niềm tin cho tôi, nếu tôi không biết tin vào chính mình!
Lúc ấy, ngay lập tức tôi quyết định,’Bao lâu này mình vẫn nghĩ sẽ mãi là một anh kỹ sư quèn mà thôi. Từ bây giờ mình không hạ thấp bản thân như vậy nữa. MÌnh xứng đáng được nhiều hơn thế’.
Sáng hôm sau, tôi đến dự buổi phỏng vấn với sự tự tin cao nhất mà trước nay tôi chưa từng có. Trước buổi sáng đó, tôi chỉ hy vọng mình có đủ can đảm để yêu cầu mức lương cao hơn trước mọt chút, khoảng 750 đô-la, hay cao nhất cũng chỉ là 1000 đô-la. Nhưng giờ đây, sau một đêm dài suy nghĩ và ý thức được rõ hơn giá trị của bản thân, tôi đã không ngần ngại yêu cầu mức lương 3.500 đô-la. Và tôi đã được tuyển dụng.
Sau hai năm nỗ lực làm việc, tôi đã tạo dựng được uy tín cho riêng mình. Tôi đã thể hiện và khẳng định với mọi người rằng tôi là một người các khả năng kinh doanh. Thế rồi tình hình hoạt động của công ty rơi vào suy thoái, trong bối cảnh đó giá trị của tôi càng được xem trọng hơn bao giờ hết, bởi tôi vốn được đánh giá là một trong những người có tài năng kinh doanh nhất trong ngành này. Sau đó, khi công ty được cải tổ, tôi nhận được một lượng cổ phiếu đáng kể cùng với mức lương cao hơn.”
Đó là toàn bộ câu chuyện của người bạn tôi. Chẳng có gì bí ẩn cả. Điểm mấu chốt chính là việc anh ấy nhận ra một chân lý: Trước tiên hãy tin vào bản thân mình, rồi những điều tốt đẹp mới có thể bắt đầu đến với bạn.
Thực ra, có thể ví tâm trí chúng ta như một “nhà máy sản xuất ý tưởng”. Nhà máy đó hoạt động không ngừng nghỉ, sản sinh ra vô số ý tưởng mỗi ngày.
Nhà may đó cùng lúc được điều hành bởi hai người quản đốc. Chúng ta tạm “tạo ra những suy nghĩ tích cực. Chuyên môn của ông là đưa ra những lý lẽ cho thấy chúng ta có đầy đủ năng lực, giải thích lý do tại sao chúng ta nên gánh lấy công việc và tin chắc chúng ta sẽ làm được.
Trái lại, ông Thất bại chuyên sản xuất những suy nghĩ tiêu cực, những lý do cho thấy chúng ta không thể làm được hay những biểu hiện chỉ rõ chúng ta yếu kém đến mức nào. Chuyên môn của ông ta là tạo ra một chuỗi những ý nghĩ “tại-sao-chúng-ta-sẽ-thất-bại”.
Cả hai đều có khả năng nắm bắt mệnh lệnh của chúng ta rất nhanh. Để ra lệnh cho một trong hai người này, chúng ta chỉ cần ra dấu thật kín đáo. Nếu dấu hiệu đó mang tính tích cực, ông Chiến Thắng sẽ bắt tay ngay vào việc. Còn nếu dấu hiệu đó mang tính tiêu cực, ông Thất Bại sẽ bước tới.
Để hiểu rõ hơn về cách làm việc của hai ông quản đốc này, chúng ta thử xem xét ví dụ sau. Khi một ngày mới bắt đầu, bạn cho rằng: “Hôm nay sẽ là một ngày tồi tệ đây”. Câu nói của bạn sẽ tác động đến ông Thất Bại và ông ta sẽ đưa đến cho bạn một loạt dẫn chứng để chứng minh rằng ngày hôm nay của bạn tồi tệ đến mức nào: thời tiết hôm nay quá nóng hoặc quá lạnh, công việc kinh doanh buôn bán chẳng ra sao, bạn có thể bị ốm, hay vợ bạn sẽ lại càu nhàu vì vài chuyện không đâu. Ông Thất Bại làm việc rất hiệu quả. Chỉ trong ít phút, ông đã thuyết phục được bạn rồi. Và hôm đó đúng là một ngày tệ hại, kể cả khi bạn chưa biết rõ nó sẽ diễn ra như thế nào.
Nhưng nếu bạn cho rằng:” Hôm nay sẽ là một ngày tốt lành đây” thì ông Chiến Thắng sẽ bắt tay ngay vào việc. Ông ấy sẽ nhắc bạn: “Hôm nay là một ngày tuyệt vời. Thời tiết thật dễ chịu. Bản cảm thấy mình thật hứng khởi, tràn đầy sinh lực, với niềm tin sẽ gặt được nhiều kết quả tốt trong công việc!”. Quả nhiên, hôm đó trở thành một ngày tốt lành của bạn.
Bằng cách của mình, ông Thất Bại luôn gieo nỗi ám ảnh cho rằng bạn chẳng làm được gì cả, còn ông Chiến Thằng thì ngược lại. Ông Thất Bại luôn cố gieo vào đầu bạn sự lo ngại mình sẽ chuốc lấy thảm hại, trong khi đó, ông Chiến Thắng sẽ chứng minh bạn hoàn toàn có thể thành công. Ông Thất Bại luôn bày ra các lý lẽ, chứng cứ để chống lại một nhân vật nào đó, còn ông Chiến Thắng sẽ cho bạn thấy tất cả những ưu điểm đáng quý của người ấy.
Rõ ràng là bạn giao cho bên nào nhiều việc hơn, bên đó sẽ trở nên mạnh hơn. Nếu ông Thất Bại càng có nhiều việc để làm, ông ta sẽ ngày càng chiếm ưu thế trong tâm trí bạn. Nếu cứ tiếp tục như vậy, chẳng chóng thì chầy ông ta sẽ kiểm soát toàn bộ quá trình suy nghĩ của bạn. Khi đó mọi ý nghĩ đều trở nên tiêu cực.
Tốt nhất là bạn nên sa thải ngài Thất Bại ngay lập tức. Bạn không cần đến ông ta đâu. Chắc chắn bạn cũng không muốn ông ta lởn vởn quanh mình, suốt ngày lải nhải: bạn không thể làm nổi, bạn không có đủ khả năng, bạn sẽ thất bại thôi, hay đại loại như thế. Ông Thất Bại chẳng thể giúp bạn thành công được đâu, vì vậy, hãy tống cổ ông ta đi thôi!
Hãy khiến ông Chiên Thắng luôn luôn bận rộn. Mỗi khi một ý nghĩ nào đó vụt lên trong đầu, hãy bảo ông ta làm việc. Ông ấy sẽ tìm ra cho bạn phương hướng để đi tới thành công.
Hiện nay, tính trung bình cứ một ngày nước Mỹ lại đón nhận thêm 11.500 cư dân mới. Dân số tăng lên với tốc độ chóng mặt. Người ta dự đoán chỉ trong 10 năm tới, dân số Mỹ sẽ tăng thêm khoảng 35 triệu người, tương đương với tổng số dân hiện nay của năm thành phố lớn nhất Hoa Kỳ: NewYork, Chicago, Los Angeles, Detroit và Philadenphia. Hãy thử tưởng tượng xem lúc ấy tất cả mọi thứ sẽ ra sao. Những ngành nghề mới, những bước đột phá trong khoa học, những thị trường được mở rộng hơn so với trước – tất cả đều đưa đến nhiều cơ hội mới. Đó là tín hiệu tốt lành. Và đó là khoảng thời gian quý giá để sống hết mình!
Hiện nay có một điều dễ thấy là nhu cầu về nhân lực cho các vị trí lãnh đạo đang rất lớn trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Những người sẽ đảm nhiệm các vị trí đó, không ai khác, chính là những người đã trưởng thành hay sắp trưởng thành. Rõ ràng bạn là một trong số đó.
Tuy nhiên, sự phát triển về mọi mặt của một quốc gia không có nghĩa rằng tất cả các cá nhân thuộc quốc gia đó đều thành đạt. Trong suốt một thời gian dài, nước Mỹ đã không ngừng đạt được những thành tựu đáng kể, cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hoá, xã hội. Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua, bạn cũng thấy có đến hàng triệu, hàng chục triệu người đã nỗ lực nhưng không thành công. Hai thập niên qua, những cơ hội làm giàu mở ra ngày càng nhiều nhưng phần đông dân chúng vẫn bị vướng trong cái vòng luẩn quẩn của một cuộc sống tầm thường. Đa số họ đắm chìm trong lo lắng, sợ hãi và sống qua ngày với cảm giác mình thuộc hàng thứ yếu, không được xã hội đánh giá cao, cứ than thở mình không thể làm được những điều mình những phần thưởng xoàng xĩnh, những hạnh phúc tầm thường mà thôi.
Những người khôn ngoan là những người biết tận dụng cơ hội, biến họ thành lợi thế cho riêng mình. Họ luôn có quyết tâm cao độ và biết làm thế nào để hướng suy nghĩ của mình tới thành công. Tôi thực sự tin bạn là một trong số đó. Còn nếu không, bạn được như bây giờ chỉ là do may mắn mà thôi, và bạn cũng chẳng cần bận tâm đến những điều đúng đắn trong cuốn sách này.
Hãy tự tin tiến về phía trước. Cánh cửa dẫn đến thành công chưa bao giờ rộng mở đến thế. Hãy dõng dạc tuyên bố bạn là một trong số người sẽ thành công và sẽ đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống.
Dù đây mới chỉ là bước khởi đầu để đi tới thành công, nhưng lại chính là bước cơ bản nhất mà bạn không thể bỏ qua. Thật vậy đấy!
Hãy tin tưởng vào bản thân mình, hãy tin bạn có thể thành công
KHAI THÔNG SỨC MẠNH NIỀM TIN
Sau đâu là ba gợi ý giúp bạn nắm bắt và khai thông sức mạnh niềm tin của mình:
1. Hãy luôn hướng tới thành công thay vì chỉ nghĩ đến thất bại.
Dù trong công việc hay cuộc sống thường ngày, hãy luôn để tâm trai bạn ngập đầy những suy nghĩ tích cực. Mỗi khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự tin nghĩ rằng.”Tôi sẽ vượt qua”, chứ không phải “Có lẽ không làm nổi”. Mỗi khi phải cạnh tranh với một ai khác, hãy nghĩ “Tôi chẳng thua kém gì những người giỏi nhất”, chức không phải: “Tôi sẽ bị họ bỏ xa mất thôi”. Khi cơ hội đến, hãy tin: “Tôi làm được”, chứ đừng bao giờ nghĩ “Tôi không thể”. Hãy dành cho ý nghĩ “Tôi sẽ thành công” có được một vị trí thường trực trong tâm trí bạn. Chính việc suy nghĩ tích cực giúp bạn lập nên các kế hoạch cụ thể và khả thi để đi đến thành công. Ngược lại, việc suy nghĩ tiêu cực chỉ khiến bạn lởn vởn với những điều sẽ mang lại thất bại mà thôi.
2. Mỗi ngày, hãy tự nhắc nhở rằng bạn còn rất nhiều khả năng tiềm ẩn mà chính mình chưa khám phá hết được.
Những người thành đạt không phải là siêu nhân. Thực ra họ chẳng có phép màu gì cả. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ thành công không phải nhờ trí tuệ siêu việt, cũng không phải nhờ may mắn, mà bởi vì họ luôn biết cách khơi dậy và giữ vững niềm tin vào bản thân, tin vào những điều đang làm. Chính vì thế, hãy nhớ một điều: Đừng bao giờ đánh giá thấp bản thân mình.
3. Hãy nghĩ đến và tin tưởng vào những điều lớn lao.
Bạn càng tin tưởng vào bản thân bao nhiêu thì thành công bạn đạt được càng rực rỡ bấy nhiêu. Nếu chí hướng đến những mục tiêu nhỏ bé, bạn sẽ chỉ gặt được những thành quả cỏn con. Hay đặt ra cho mình những mục tiêu lớn lao, rồi bạn sẽ đạt được những thành công vang dội. Đặc biệt, bạn nên nhớ rằng: thực hiên những ý tưởng và kế hoạch lớn lao không hề khó khăn hơn – thậm chí có đôi lúc còn đơn giản hơn – so với việc thực hiện những ý tưởng hay kế hoạch nhỏ bé.
Trong một cuộc hội thảo của các nhà lãnh đạo cấp cao, chủ tịch Tập đoàn General Electric, ông Ralph J.Cordiner nói: “Bất cứ ai khao khát được ngồi vào vị trí lãnh đạo – dù chỉ vì lợi ích của anh ta hoặc mong mỏi cống hiến cho công ty – đều cần có một quyết tâm cao độ để không ngừng tự hoàn thiện bản thân. Không ai có thể “cưỡng bức” một người hãy cố gắng. Việc anh ta thăng tiến hay thụt lùi, chỉ bản thân anh ta quyết định mà thôi. Điều này đòi hỏi thời gian, công sức và cả sự hy sinh của mỗi cá nhân. Không ai có thể cố gắng hộ người khác”.
Nhận định của Cordine được đặt trên nền tảng thực tế. Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ hơn. Những người đan thành đạt trong cách ngành quản trị kinh doanh, bán hàng, kỹ thuật, trong lĩnh vực tôn giáo, văn chương, biểu diễn hay bất cứ một ngành nào khác, tất cả đều lập ra cho mình một kế hoạch tự phát triển bản thân sáng suốt, hợp lý và liên tục.
Bất kỳ một kế hoạch rèn luyện nào cũng đều phải đạt được ba mục tiêu – đó cũng là những điểu mà cuốn sách này hướng tới. Thứ nhất, định rõ nội dung những việc cần làm. Thứ hai, vạch ra được phương thức để thực hiện. Thứ ba, kế hoạch đó cần phải trải qua những phép thử khắt khe nhất và phải chứng minh được là thực sự hiệu quả.
Quan điểm và cách làm của những người thành đạt sẽ giúp bạn thiết kế một chương trình tự rèn luyện bản thân với nội dung hợp lý nhất. Làm thế nào những người thành danh có thể sắp xếp được cuộc sống và công việc? Làm thế nào mà họ có thể vượt qua những khó khăn trở ngại? Họ tư duy như thế nào? Điều gì đã khiến họ vượt lên hẳn những người bình thường khác và được mọi người nể trọng?
Còn cách thức để thực hiện chương trình tự rèn luyện bản thân ấy? Qua từng chương trong cuốn sách này, bạn sẽ thu thập được hàng loạt những chỉ dẫn cụ thể về những việc cần làm. Hãy thử áp dụng và tự mình kiểm nghiệm.
Kết quả ra sao? Tôi dám chắc với bạn: việc áp dụng một cách hợp lý chương trình được giới thiệu trong cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn những thành quả mà bạn không ngờ đền! Hãy xây dựng kế hoạch của bạn theo từng bước như cuốn sách gợi ý. Thành quả đến với bạn có thể là sự nể trọng nhiều hơn từ phía các thành viên trong gia đình, hoặc sự ngưỡng mộ từ bạn bè và đồng nghiệp. Bản thân bạn cũng sẽ cảm thấy mình có ích hơn, có địa vị cao hơn trong xã hội. Thành quả đó cũng gồm cả mức thu nhập khá hơn, và đương nhiên là một mức sống tốt hơn.
Quá trình tự rèn luyện do bạn quyết định hoàn toàn. Sẽ không có ai đứng bên cạnh nhắc nhở bạn phải làm gì và làm như thế nào. Cuốn sách này sẽ đưa ra cho bạn những chỉ dẫn hợp lý, nhưng chỉ có bạn mới hiểu rõ bản thân mình mà thôi. Chỉ có bạn mới tự đánh giá được sự tiến bộ của bản thân. Và, cũng chỉ có bạn mới có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết. Tóm lại, bạn cần rèn luyện liên tục để vươn tới những mục tiêu ngày càng cao hơn.
Thực ra, bạn luôn có sẵn “một phòng thí nghiệm” với đầy đủ phương tiện để học hỏi và làm việc. Đó chính là cuộc sống là những người xung quanh bạn- cung cấp nhiều ví dụ sinh động, thực tế nhất về mọi loại hành vi của con người. Bạn chính là nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của mình, những điều bạn được ở đây là vô tận. Điều đáng nói hơn là bạn không phải mua bất kỳ thứ gì, chẳng phải thuê hay trả bất kỳ một loại phí tổn nào. Bạn có thể thoải mái sử dụng phòng thí nghiệm đó theo ý mình.
Với hẳn một phòng thí nghiệm của riêng mình, bạn sẽ làm những việc như tất cả các nhà khoa học khác: quan sát và thử nghiệm.
Bạn có ngạc nhiên không, nếu biết rằng hầu hết mọi người không hiểu rõ tại sao họ lại có cách cư xử như hiện nay. Bởi hầu hết họ đều không học cách quan sát. Một trong những mục đích quan trọng nhất của cuốn sách này là giúp bạn tự học cách quan sát, phân tích và thấu hiểu những hành động của con người. Đôi khi, bạn sẽ muốn tự đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Tại sao người này quá giàu có trong khi người kia làm quần quật mới đủ ăn?”, “Tại sao có người có rất nhiều bạn bè, trong khi người khác chỉ có vài người bạn?”, hay “Tại sao mọi người vui vẻ chấp nhận những gì một người nào đó nói với họ, trong khi lại bỏ ngoài tai lời người khác, mặc dù họ nói hệt như thế?”.
Một khi biết cách quan sát, bạn sẽ học được nhiều bài học vô cùng giá trị từ cuộc sống quanh bạn.
Dưới đây là hai gợi ý đặc biệt có thể giúp bạn trở thành người quan sát tinh tế. Hãy chọn một người thành đạt và một người chỉ có những thành tích vụn vặt mà bạn biết. Hãy quan sát và đối chiếu xem họ đã thực hiện được bao nhiêu nguyên tắc trong cuốn sách này. Khi quan sát những ví dụ đối lập nhau như vậy, bạn sẽ biết cách áp dụng linh hoạt và khôn ngoan những chỉ dẫn được trình bày nơi đây.
Từ mỗi con người thành đạt xung quanh bạn, bạn sẽ học được những bài học khác nhau dẫn đến thành công và áp dụng một cách có điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với bạn và sau đó biến chúng thành thói quen. Càng luyện tập nhiều, những thói quen đó sẽ càng sớm trở thành bản chất thứ hai (bên cạnh bản chất bẩm sinh) của bạn.
Ví dụ sau đây sẽ cho bạn thấy rõ hơn nữa chương trình này hữu ích đến mức nào. Đa số chúng ta đều có một vài người bạn hay vài người bà con yêu thích trồng cây, và không dưới một lần chúng ta nghe họ hào hứng nói rằng: “Thật là thú vị khi nhìn những cây chúng ta trồng lớn lên mỗi ngày. Hãy thử quan sát xem chúng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước như thế nào. So với tuần trước, tháng trước, chúng mới lớn nhanh làm sao!”. Nhưng sự thú vị đó chẳng bằng một phần mười nếu so với hằng ngày, hàng tháng bạn được chứng kiến mình trở nên tự tin, có ích và thành công hơn- nhờ việc áp dụng chương trình tự kiểm soát suy nghĩ của bản thân!
Không một điều gì khác trong cuộc sống này giúp bạn trở nên thoải mái bằng những lúc bạn biết mình đang đi trên con đường dẫn tới thành công. Và cũng trên con đường đó, không có một trở ngại nào khác lớn hơn chính bản thân bạn.