ĐÓ LÀ MỘT SỰ THẬT RẤT HIỂN NHIÊN. Nhiều hành vi của con người rất khó lý giải. Bạn đã bao giờ tự hỏi một nhân viên bán hàng luôn chào đón vị khác này một cách nồng nhiệt: "vâng thưa ông, tôi có thể giúp gì cho ông?", nhưng lại phớt lờ vị khác khác. Hay tự hỏi vì sao một người đàn ông chỉ yêu một người phụ nữ này mà không yêu người phụ nữ khác? Tại sao một nhân viên sẽ thi hành ngay lập tức mệnh lệnh của cấp trên này, nhưng lại miễn cưỡng thi thực hiện yêu cầu của vị cấp khác? Hay tại sao chúng ta chỉ chú ý đến những gì người này nói, và bỏ ngoài tai điều người khác nói?
Hãy để ý xung quanh bạn xem. Bạn sẽ thấy có những người được chào đón một cách nồng hậu, thân mật theo kiểu:"Này, Mac" hay "Này, anh bạn", trong khi những người khác thì lại được đối xử cách xã giao:"Vâng, thưa ông". Hay quan sát và bạn sẽ thấy có những người luôn tự tin, luôn nhận được sự trung thành và ngưỡng mộ trong khi những người khác thì không.
Hãy quan sát kỹ hơn một chút, bạn sẽ thấy những người được tôn trọng nhất cũng là những người thành công nhất.
Lý giải cho tất cả những điều trên là? Câu trả lời chỉ cô đọng trong 1 từ: suy nghĩ. Chính suy nghĩ tạo nên những khác biệt đó. Bạn đánh giá bản thân mình thế nào, những người xung quanh cũng sẽ đánh giá bạn như thế. Chúng ta sẽ nhận được sự đối xử tương xứng với những gì chúng ta nghĩ mình đáng được hưởng.
Chính suy nghĩ tạo nên những khác biệt đó. Một anh chàng luôn tự cho mình kém cỏi, cho dù anh ta có đạt được nhiều bằng cấp đến đâu, anh ta cũng vẫn chỉ là một kẻ kém cỏi mà thôi. Bởi vì suy nghĩ điều khiển hành động. Nếu một người cảm thấy mình kém cỏi, anh sẽ hành động như kẻ kém cỏi và không một lý do nào có thể che đậy, bào chữa cho anh ta mãi được. Khi một người nghĩ rằng anh ta không quan trọng thì đúng là anh ta không quan trọng.
Ngược lại, một người luôn nghĩ mình xứng đáng với 1 nhiêm vụ nào đó thì đúng là anh ta xứng đáng.
Để trở lên quan trọng, chúng ta phải nghĩ rằng chúng ta quan trọng, thực sự nghĩ như vậy. Khi đó nhưng người khác cũng sẽ nghĩ như vậy thôi. Dưới đây là một nguyên tắc đúng đắn:
- Tùy vào suy nghĩ thế nào, bạn sẽ hành động như thế đấy.
- Tùy vào bạn hành động như thế nào, những người khác sẽ đối xử với bạn như thế đấy.
Giành được sự tôn trọng của những người khác là một nhân tố cơ bản để dẫn đến thành công. Để người khác tôn trọng, trước hết chính bạn phải tin mình xứng đáng được tôn trọng. Bạn càng tôn trọng bản thân mình bao nhiêu thì những người xung quanh càng tôn trọng bạn bấy nhiêu. Hãy thử nguyên tắc này xem sao. Bạn có tôn trọng những người đắm chìm trong bia rượu không? Đương nhiên là không. Vì sao? Bởi vì bản thân những người đó không hề tôn trọng mình. Họ tự chết dần chết mòn vì thiếu lòng tự trọng.
Lòng tự trọng thể hiện ở mọi việc ta làm. Dưới đây hãy tập trung vào vài cách cụ thể giúp bạn tăng thêm lòng tự trọng, và bằng cách đó, bạn nhận được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh.
THỂ HIỆN SỰ QUAN TRỌNG QUA VẺ BỀ NGOÀI CỦA BẠN
Vẻ bề ngoài của bạn cũng "biết nói". Hãy bảo đảm bề ngoài nói lên những điều tích cực về bạn. Đừng bao giờ ra khỏi nhà nếu bạn chưa yên tâm với vẻ ngoài của mình, chưa có được hình ảnh mà bạn muốn thể hiên.
Một khẩu hiệu quảng cáo chân thực nhất từng xuất hiện là: "Hãy ăn mặc thật đúng mực. Bạn không thể làm vậy!" do Học viên thời trang nam giới Mỹ đưa ra. Đáng được lồng kính đem treo ở tất cả các văn phòng, phòng ngủ, phòng học ở Mỹ.
Việc ăn mặc gọn gàng không hề làm cho bạn phải tốn kém chụt nào. Hãy hiểu ăn mặc đúng sẽ mang lại ích lợi cho bạn. Hãy luôn tỏ ra là người quan trọng vì nó giúp bạn nghĩ như một người quan trọng.
Hãy sử dụng trang phục như một công cụ giúp bạn củng cố tinh thần và xây dựng sự tự tin. Một giáo sư tâm lý học từng dặn tôi hãy luôn khuyên sinh viên của mình trong những giờ phút chuẩn bị cuối cùng cho kỳ thi tốt nghiệp:"hãy ăn mặc thật chính tề cho kỳ thi quan trọng này. Đeo một chiếc cà vạt mới. Ủi quần áo thật thẳng nếp. Đánh bống đôi giày. Hãy tỏ ra thông minh, vì điều đó sẽ giúp bạn thật nhanh nhạy".
Vị giáo sư ấy thấu hiểu tâm lý con người. Vẻ bề ngoài ảnh hưởng đến tinh thần bên trong. Khi bạn cảm thấy hài lòng với vẻ bề ngoài của mình, bạn sẽ có được sự tích cực trong cảm giác và suy nghĩ của mình.
Tôi được biết, mọi cậu bé đều trải qua "thời kì thích đội mũ"*. Điều đó có nghĩa là chúng sẽ đội mũ để tự xem mình giống với nhân vật mà chúng ngưỡng mộ, muốn trở thành sau này. Tôi sẽ không bao giờ quên được những kỉ niệm về con trai tôi, Davey. Hồi đo, nó chết mê chết mệt nhân vật Lone Ranger, nhưng lại chưa có chiếc mũ nào giống chiếc mũ của Lone Ranger cả. Tôi cố thuyết phục nó tìm chiếc mũ khác để đội. Nhưng nó cứ khăng khăng nói: " Cha à. Con sẽ không thể suy nghĩ giống Lone Ranger nếu không có mũ của Lone Ranger!".
(*) Nguyên văn: Hat stage - ý nói giai đoạn chuyển biến tâm lý của tuổi vị thành niên, giai đoạn muốn tự khẳng định mình.
Cuối cùng tôi phải nhượng bộ thằng bé và mua chiếc mũ mà nó muốn. Thằng bé háo hức đội chiếc mũ, tin chắc rằng từ giờ mình là Lone Ranger.
Tôi không bao giờ quên câu chuyện trên, vì đó là một minh chứng rõ ràng cho thấy vẻ bề ngoài ảnh hưởng đến suy nghĩ như thế nào. Bất cứ ai đã từng phục vụ trong quân đội đều hiểu rằng: chỉ có thể suy nghĩ và cảm nhận như một người lính nếu anh ta khoác trên người bộ quân phục. Một phụ nữ sẽ cảm thấy tự tin khi đi dự tiệc, nếu cô ấy ăn mặc sang trọng và lộng lẫy.
Một nhân viên bán hàng từng tâm sự:"tôi không cảm thấy tự tin để liên hệ ký kết những hợp đồng lớn, nếu tôi không thấy tự tin với vẻ bề ngoài của mình".
Vẻ bề ngoài của bạn sẽ góp phần giúp người khác quyết định nên suy nghĩ về bạn thế nào. Về mặt lí thuyết, chúng ta thường được dạy rằng, cần phải đánh giá 1 người thông qua trí tuệ chứ không phải vẻ bề ngoài của họ. Nhưng trên thực tế, mọi truyện hoàn toàn khác. Mọi người xung quanh sẽ đánh giá bạn trước hết qua vẻ bề ngoài của bạn. Đó là ấn tượng đầu tiên mọi người cảm nhận về bạn. Và những ấn tượng đầu tiên đó thường tồn tại rất lâu, lâu hơn khoảng thời gian bạn cần để tạo dựng.
Lần nọ, tại một siêu thị, tôi để ý đến quầy bày bán nho không hạt với giá 15 xu một cân Anh. Một quầy khác gần đó cũng bày bán loại nho này, nhưng được gói trong chiếc túi nhựa ghi giá 35 xu 2 cân.
Tôi rất ngạc nhiên, nêu thắc mắc với anh chàng đứng ở quầy cân:"Sự khác biệt giữa 2 loại nho giá 15 xu một cân và loại túi nhựa ghi giá 35 xu hai cân là gì vậy?".
Anh nhân viên đáp:"Sự khác nhau nằm ở chiếc túi nhựa. Loại nho được đóng trong túi được bán chạy hơn rất nhiều, gần gấp đôi so với loại kia. Vì trông chúng có vẻ ngon và sạch hơn".
Hãy nhớ đến ví dụ về những quả nho khi bạn sắp kí kết hợp đồng. "Được đóng gói " một cách thích hợp sẽ giúp bạn bán được nhiều hàng hơn, với giá cao hơn.
Vấn đề cốt yếu là bạn ăn mặc thanh lịch bao nhiêu thì mọi người xung quanh càng tôn trọng bạn bấy nhiêu.
Ngay ngày mai, bạn hãy tập thói quen quan sát người tự trọng, lịch sự, nhã nhặn ở các nhà hàng, trên xe buýt, ở những nơi công cộng, trong cửa hàng và cơ quan. Người ta thường đánh giá một người qua vẻ bề ngoài và đối xử anh ta tương xứng với hình ảnh ấy.
Khi tôi nhấn mạnh "phải tôn trọng cách ăn mặc của bạn"trong các chương trình đào tạo, mọi người thường hỏi: "Tôi hiểu rất rõ vẻ bề ngoài là quan trọng. Nhưng làm sao tôi đủ tiên mua những bộ cách đắt tiền để giúp tôi thấy tự tin, để khiến người khác tôn trọng tôi?".
Câu hỏi đó làm nhiều người phải bối rối, và khiến tôi phải suy nghĩ trong 1 thời gian dài. Nhưng rồi tôi phát hiện câu trả lời thật đơn giản: Hãy mua ít đi và chỉ chọn những gì tốt và đáng tiền. Hãy nhớ câu trả lời này, sau đó hay áp dụng. Mũ, quần áo, giầy, vớ, áo khoác - tất cả những gì mà bạn khoác lên người. Chất lượng quan trọng hơn số lượng. Khi áp dụng nguyên tắc này, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra lòng tự trọng lẫn sự tôn trọng mà người khác dành cho bạn đều tăng lên.
Hãy nhớ rằng, vẻ bề ngoài rất quan trọng. Hãy để chúng nói với người khác rằng: "Đây là một người có lòng tự trọng. Anh ta quan trọng đấy. Hãy đối xử với anh ta thật lịch sự nhé".
Bạn có nghĩ vụ phải xuất hiện trước mọi người với vẻ bề ngoài nghiêm túc nhất - nhưng quan trọng hơn thế, đó còn là bổn phận mà bạn mà bạn thực hiện với chính bản thân mình.
Bạn là người như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Nếu vẻ ngoài khiến bạn nghĩ mình thật kém cỏi thì bạn đúng là kém cỏi. Nếu nó nghĩ mình nhỏ bé thì bạn quả thật nhỏ bé. Hãy luôn xuất hiện trong vẻ bề ngoài đẹp đẽ nhất, điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ và hành động tốt nhất.
HÃY NGHĨ CÔNG VIỆC CỦA BẠN LÀ QUAN TRỌNG
Mọi người vẫn thường kể cho nhau nghe câu chuyện về thái độ làm việc của 3 người thợ nè. Câu chuyện vắn tắt như sau:
Khi được hỏi về công việc, Người thợ thứ nhất nói: "Tôi đang lát gạch". Người thợ thứ 2 nói: "Tôi đang cố kiếm 9 đô la 30 xu một giờ đây". Còn người thợ thứ 3 đáp: "Tôi đang xây một trong những thánh đường lộng lẫy nguy nga nhất thế giới!".
Câu chuyện không đề cập điều gì sẽ xảy ra với 3 người thợ nề này trong những năm sau đó, nhưng theo bạn, điều gì sẽ xảy ra? Rất có khả năng là 2 người đầu tiên vẫn chỉ là thợ nề đến cuối cuộc đời họ. Họ thiếu tầm nhìn. Họ thiếu tôn trọng nghề nghiệp của chính mình. Chẳng có gì thúc đẩy họ để đạt được những thành công to lớn hơn. Nhưng bạn có thể chắc chắn rằng người thợ thứ 3 - người đã tưởng tượng xây một thánh đường lộng lẫy, sẽ không còn làm thợ nề nữa.
Anh ta có thể trở thành 1 giám đốc, một nhà thầu hay thậm trí là một kiến trúc sư. Anh luôn cố gắng tiến về phía trước. Tại sao? Bởi chính suy nghĩ của ta đã tạo nên điều đó. Người thợ nề thứ 3 đã chọn lối suy nghĩ chứng tỏ được khả năng phát triển nghề nghiệp của mình.
Tầm suy nghĩ về nghề nghiệp nói lên được nhiều điều về một con người, về tiềm năng đảm nhận những trọng trách lớn lao.
Một người bạn của tôi hiện đang điều hành một công ty tuyển dụng, gần đây nói với tôi:"Khi đánh giá những người nộp đơn dự tuyển vào một vị trí nào đó, chúng tôi luôn tìm kiếm và coi trọng một điều, đó là anh ta nghĩ về xông việc hiện tại của mình. Chúng tôi luôn có ấn tượng tốt với những ai với những ai cho biết công việc của họ là rất quan trọng, mặc dù vẫn còn điểm chưa hề hài lòng.
Tại sao? Vì một điều rất đơn giản: nếu ứng viên cảm thấy công việc hiện tại là quan trọng, ắt hẳn ta sẽ tự hào về công việc mới của mình. Chúng tôi còn tìm ra được một tương đồng khá thú vị giữa sự tự hào nghề nghiệp với khả năng hoàn thành công việc".
Cấp trên, đồng nghiệp, hay cấp dưới – tất cả có thể hiểu nhiều về bạn, thông qua cách bạn nghĩ về công việc, cũng giống như thông qua ngoại hình của bạn vậy.
Vài tháng trước, tôi đã dành hàng giờ nói chuyện với một người bạn hiện đang làm giám đốc nhân sự của một công ty sản xuất thiết bị, dụng cụ. Chúng tôi thảo luận về những nhân viên viên có tinh thần xây dựng. Anh ấy kể về"hệ thống theo dõi nhân viên"và những gì anh học được từ đó.
Anh kể: "Chúng tôi có khoảng 800 nhân viên ngoài bộ phận sản xuất. Với hệ thông theo dõi nhân viên, cứ mỗi 6 tháng, tôi cũng 1 thư ký sẽ phỏng vấn từng người một. Mục đích của chúng tôi rất đơn giản. Chúng tôi muốn tìm cách giúp họ làm việc tốt hơn. Đó là một phương pháp hữu ích, vì bất người nào đang làm việc tại công ty cũng đều rất quan trọng, nếu không, danh tính anh ta chẳng có trong bảng lương làm gì.
Thay vì đặt ra những câu hỏi vu vơ, chẳng có mục đích gì, chúng tôi khuyến khích họ nói bất cứ điều gì họ muốn. Mục đích của chúng tôi là thu thập những suy nghĩ, cảm xúc chân thực nhất của họ. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, chúng tôi viết 1 bản đánh giá thái độ của nhân viên đối với từng khía cạnh cụ thể nào đó của công việc đang làm".
"Và đây là những gì tôi đã rút ra,"– anh nói tiếp. "Dựa trên cách suy nghĩ về công việc, tôi chia nhân viên thành nhóm, nhóm A và nhóm B.
Những người ở nhóm B thường bận tâm về an toàn trong công việc hiện tại, chế độ hưu trí, chính sách nghỉ ốm, tăng giờ nghỉ, hoặc những gì công ty sẽ làm để cải tổ chương trình bảo hiểm; họ thường băn khăn có phải làm thêm giờ trong thời gian sắp tới hay không. Họ cũng nói nhiều về những điểm họ không thích trong công việc hiện tại, chưa hài lòng nơi đồng nghiệp và nhiều thứ khác nữa. Những người ở nhóm này chiếm gần 80% số người nằm ngoài bộ sản xuất. Họ coi công việc của họ không được như ý nhưng vẫn phải chấp nhận.
Những người ở nhóm A nhìn công việc qua 1 lăng kính khác hẳn. Họ quan tâm đến tương lai và mong muốn có những gợi ý cụ thể về những gì có thể làm để phát triển sự nghiệp nhanh hơn. Họ không mong chúng tôi mang lại điều gì cho họ, ngoại trừ cơ hội. Những người ở nhóm này có cái nhìn bao quát hơn. Họ đưa ra nhiều đề nghị phát triển kinh doanh. Họ cảm thấy cuộc phỏng vấn sẽ giúp thúc đẩy công ty lớn mạnh hơn. Trong khi đó, những người ở nhóm B lại coi " hệ thống theo dõi nhân viên"chỉ như một công cụ giúp họ xả bớt tức giận và buồn phiền.
Hiện tại tôi đang tìm ra cách để đánh giá thái độ làm việc và tầm ảnh hưởng của thái độ đới với sự thành công nghề nghiệp. Những đề xuất về sự thăng tiến, tăng lương hay những ưu đãi đặc biệt dành cho nhân viên được những người quản lý trực tiếp của họ chuyện đến tôi. Lúc nào cũng vậy, những đề xuất toàn thuộc về nhóm A. Còn những người của nhóm B chỉ nêu nên những rắc rối.
Khó khăn của tôi là cố gắng giúp mọi người từ nhóm B sang nhóm A. Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng vì chúng tôi không thể làm gì giúp họ, trừ phi bản thân họ nhận thức công việc của mình là quan trọng và có cái nhìn thật tích cực."
Đây là một ví dụ cụ thể, chứng minh hình ảnh thực tiễn của bạn tùy thuộc vào những gì bạn tự nghĩ về mình, tùy thuộc vào "sức đẩy"tư duy của chính bạn. Nếu bạn nghĩ mình kém cỏi, thất bại thì bạn sẽ mãi đứng sau người khác. Sẽ mãi làm "kiếp tầm gửi"mà thôi.
Thay vì như thế. Hãy nghĩ tôi là người quan trọng. Tôi có tất cả những phẩm chất cần có. Tôi làm việc xuất sắc. Công việc của tôi rất quan trọng. Nghĩ như thế, rồi bạn sẽ nhanh chóng thăng tiến đến thành công.
Chìa khóa để đạt được những gì bạn mong muốn nắm ngay nơi suy nghĩ tích cực về chính mình. Yếu tố duy nhất thực sự quan trọng, trong sự đánh giá năng lực, là hành động của bạn. Và hành động xuất phát từ chính suy nghĩ của bạn.
Bạn đúng như những gì bạn nghĩ về mình.
Hãy thử đặt mình vào vị trí quản lí trong vài phút, tự hỏi mình sẽ chọn người nào để giới thiệu, đề cử vào vị trí cao hơn:
• Một thư kí luôn tranh thủ đọc tạp chí mỗi khi giám đốc rời khỏi văn phòng, hay một thư biết dùng thời gian đó để làm những việc nho nhỏ có giúp giám đốc hoàn thành công việc tốt hơn, khi ông ta trở lại?
• Một nhân viên nói:"Ồ, không sao, tôi có thể tìm một công việc khác. Nếu họ không thích cách tôi làm việc thì tôi sẽ đi", hay một người biết lắng nghe mọi ý kiên phê bình chân thành, mang tính xây dựng để làm việc tốt hơn?
• Một nhân viên bán hàng nói với khách:"Ồ, tôi tôi chỉ làm những gì họ bảo tôi làm thôi. Họ bảo tôi ra đây và hỏi xem liệu ông còn cần gì không?", hay một nhân viên hồ hởi nói:"Thưa ông Brown, tôi rất vui khi gặp ông..."?
• Một quản đốc nói với nhân viên: "Nói thật với anh, tôi chẳng thấy mấy thích thú công việc của mình. Mấy vị cao cấp trên cứ luôn quấy rầy tôi, và phần lớn chẳng biết họ đang nói về cái gì nữa", hay một người quản lí nói: "Anh phải biết chấp nhận những điều không hài lòng ở bất cứ đâu. Nhưng tôi bảo đảm với anh là những người bên văn phòng bên kia cũng đang cố gắng hết sức. Họ sẽ luôn bên cạnh chúng ta"?
Bạn sẽ thấy rõ tại sao nhiều người luôn ở mãi vị trí của họ, suốt cuộc đời? Chính nếp nghĩ của họ đã khiến họ luôn dậm chân tại chỗ như vậy.
Dưới đây là những điều rất lô-gic, chân thực và dễ hiểu. Hãy đọc ít nhất 5 lần trước khi bạn tiếp tục đọc cuốn sách này:
Một người nghĩ rằng công việc của ta rất quan trọng sẽ biết cách làm thế nào biết làm thế nào để công việc được hiệu quả hơn và một công việc hiệu quả hơn đồng nghĩa với: thăng tiến, lương bổng, uy tín và hạnh phúc hơn.
Chúng ta đều biết trẻ em rất nhanh chóng trong việc bắt chước thái độ, thói quen, nỗi sợ hãi và sở thích của cha mẹ như thế nào. Bất luận đó là sở thích về ăn uống cách hành xử, quan điểm chính trị, tôn giáo,... đứa trẻ sẽ chở thành tấm gương phản chiếu sinh động nhất về việc cha mẹ hoặc người bảo hộ suy nghĩ và hành động ra sao.
Người lớn cũng vậy! Trong cuộc sống, chúng ta không ngừng bắt chước lẫn nhau. Nếu bạn bắt chước những suy nghĩ và hành động của các nhà lãnh đạo công ty hay tổ chức, bạn sẽ chịu ảnh hưởng những người này.
Bạn có thể kiểm chứng điều này rất dễ dàng. Hãy quan sát một người bạn của mình và cấp trên của anh ấy, rồi ghi lại những điểm tương đồng trong suy nghĩ và hành động của họ.
Đó có thể là bắt chước trong cách cư xử từ ngữ, tiếng lóng, cách hút thuốc, một vài biểu hiện gương mặt, cách lựa chọn quần áo và sở thích về xe cộ... Nếu người đứng đầu luôn lo lắng, bồn chồn, thì những đồng nghiệp thân cận nhất của hộ cũng có thái độ tương tượng. Nếu vị lãnh đạo làm việc hết mình, cảm thấy hạnh phúc thì nhân viên của họ cũng cảm thấy như vậy.
Điểm cốt yếu ở đây là: Nếp nghĩ về công việc của hộ như thế nào.
Thái độ làm việc của cấp dưới là sự phản ánh trực tiếp thái độ của cấp trên đối với công việc. Các bạn nên nhớ: những điểm mạnh hoặc điểm yếu của chúng ta sẽ được phản chiếu qua hành vi, ứng xử của những cộng sự với mình, cũng như một đứa trẻ phản ánh thái độ, quan điểm của cha mẹ chúng.
Hãy xem xét một đặc điểm của những người thành đạt lòng nhiệt tình. Bạn đã bao giờ để ý một người bán hàng nhiệt tình có thể khiến bạn - một khách hàng có thể cảm thấy hứng thú thế nào đối với sản phẩm của họ? Hoặc bạn đã bao giờ quan sát một vị linh mục hay một diễn giả nào đó với lòng nhiệt thành mạnh mẽ lôi kéo cử tọa cũng nhiệt tình và tâm huyết đến như thế nào chưa? Nếu bạn có sự nhiệt tình, những người xung quanh bạn cũng như vậy.
Nhưng làm thế nào để phát triển lòng nhiệt tình của mình? Rất đơn giản, bạn hãy suy nghĩ một cách nhiệt tình, hăng say. Hãy tạo ra cho mình một thái độ lạc quan, một bầu nhiệt huyết, hãy nói rằng: "Mọi việc đều thật tuyệt vời, tôi đang dồn 100% sức lực của mình đây".
Hình ảnh của bạn sẽ đúng như những gì bạn nghĩ. Hãy suy nghĩ một cách tích cực nhiệt tình với công việc bạn muốn làm. Mọi người sẽ thấy được lòng nhiệt tình của bạn, và bạn sẽ trở nên một trong những người xuất sắc nhất.
Ngược lại, khi bạn"gian lận"với công ty về công tác phí, tiền trợ cấp, thời gian làm việc và những chuyện khác nữa, bạn mong chờ các cộng sự của bạn những gì? Khi bạn thường xuyên đến muộn, về sớm, bạn sẽ nghĩ cộng sự của bạn sẽ đúng giờ hơn bạn?
Một động lực lớn để có được nếp nghĩ đũng đắn về công việc là tác động những người cộng sự cũng nghĩ tích cực về công việc của họ. Cấp trên đánh giá chúng ta bằng chất lượng và số lượng sản phẩm và chúng ta có được từ cấp dưới của mình.
Hãy xem xét: bạn sẽ cất nhắc ai lên làm giám đốc bán hàng khu vực- một giám đốc chi nhánh có nhân viên hoàn thành tất mọi việc, hay một người mà nhân viên của anh ta chỉ luôn hoàn thành ở mức trung bình? Bạn sẽ đề ra ai làm giám đốc sản xuẩt – một quản đốc mà bộ phận anh ta luôn đạt chỉ tiêu, hay một giám đốc của một bộ phận luôn tụt lại đằng sau?
Dưới đây là 2 gợi ý, giúp người khác làm nhiều hơn cho bạn:
• Luôn luôn thể hiện thái độ tích cực với công việc, nhờ vậy, cấp dưới của bạn sẽ "học được"lối suy nghĩ đúng đắn.
• Mỗi khi bạn làm công việc hàng ngày, hãy tự hỏi: "Xét về mọi mặt, liệu mình có xứng đáng để mọi người bắt chước không? Liệu thói quen hiện giờ của tôi phải là những thứ tôi muốn nhìn thấy ở nhân viên của mình?".
HÃY TỰ TẶNG CHO MÌNH NHỮNG LỜI NÓI ĐỘNG VIÊN NHIỀU LẦN MỖI NGÀY
Vài tháng trước, một nhân viên bán xe hơi kể với tôi về thủ thuật mà anh ấy đã sử dụng để đạt được thành công.
Anh ấy nói:"Một trong những nhiệm vụ chính của tôi, chiếm khoảng 2 giờ mỗi ngày, là để gọi điện cho khách để sắp xếp những cuộc gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm. Ba năm trước, khi mới bắt đâu bán xe hơi, tôi thực sự lúng túng, e dè, sợ hãi, và tôi biết giọng nói của mình trên điện thoại thiếu tự tin đến thế nào. Nhiều khách hàng mà tôi gọi tới đã nhanh chóng trả lời: ‘tôi không quan tâm’, rồi cúp máy.
Hồi đó, cứ mỗi sáng thứ 2, giám đốc bán hàng của chúng tôi lại tổ chức họp. Đó là hoạt đông gây phấn chấn, giúp tôi cảm thấy tốt hơn lên. Thêm vào đó, dường như mỗi thứ 2, tôi lại có nhiều buổi hẹn gặp khách hàng hơn so với những ngày khác trong tuần. Nhưng vấn đề ở đây là niềm cảm hứng mà mỗi thứ 2 tôi có được lại chẳng kéo dài đến thứ 3 hay những ngày còn lại trong tuần.
Rồi tôi nảy ra một ý tưởng. Nếu giám đốc bán hàng có thể khích lệ tôi như vậy, tại sao tôi lại không thể tự khích lệ mình? Tại sao tôi lại không tự tặng cho mình những lời động viên, cổ vũ trước khi bắt tay vào thực hiện những cuộc điện thoại? Hôm đó, tôi quyết định áp dụng điều này. Không nói với ai cả, tôi ra bãi xe, đến một chiếc xe trống. Trong vài phút tôi tự nói với mình: "Tôi là một người bán và sẽ trở thành người bán hàng giỏi nhất. Tôi đang bán những loại xe tốt với những thương cụ hái ra tiền. Những người mà tôi gọi điện tới, họ đang cần những chiếc xe đó, tôi sẽ bán cho họ."
Gần như ngay lập tức, ý tưởng tự khích lệ này đã phát huy tác dụng. Tôi cảm thấy tự tin hơn bao giờ hết, không còn lo sợ khi thực hiện những cuộc điện thoại nữa. Tôi muốn thực hiện! Bây giờ tôi không còn ra bãi xe để tự khích lệ nữa. Nhưng tôi vẫn sử dụng thủ thuật: trước khi tôi gọi đến một số điện thoại nào đó, tôi tự nhắc mình là người bán hàng xuất sắc, chắc chắn tôi sẽ đạt được kết quả tốt trong giao dịch. Và đúng là như vậy".
Đó thật là một ý tưởng hay, phải không bạn? Để trở thành những người dẫn đầu, bạn phải suy nghĩ như bạn chính là những người dẫn đầu. Hãy tự khích lệ bản thân để cảm nhận sự mạnh mẽ và quan trọng nhất của chính bạn.
Bạn là những gì bạn nghĩ. Nếu bạn nghĩ mình tốt hơn, bạn sẽ thực sự tốt hơn!
Hãy xây dựng một đoạn phim "quảng cáo cho chính bạn". Hãy nghĩ về một trong những sản phẩm được ưu chuộc nhất ở Mỹ: Coca-cola. Mỗi ngày bạn nhìn, nghe được bao nhiêu điều hay ho về Coke. Nhưng Coca-cola liên tục quảng cáo, vì một lý do rất dễ hiểu, nếu họ ngừng làm việc đó, dần dần bạn sẽ trở lên thờ ơ và cuối cùng hoàn toàn lạnh nhạt với Coke. Sau đó doanh thu chắn chắc sẽ giảm.
Nhưng công ty Coca-cola không bao giờ để xảy ra điều đó. Họ liên tục cho bạn nghe, thấy và thuyết phục về sản phẩm giải khát.
Hàng ngày, bạn và tôi nhìn thấy rất nhiều người sống hết mình, không tự"quảng cáo"cho chính bản thân họ. Họ thiếu tự tin vào sản phẩm quan trọng nhất: bản thân họ! Họ luôn sống thờ ơ, cảm thấy mình nhỏ bé. Họ cảm thấy mình chẳng giống ai, và bởi vì họ cảm thấy như thế nên đúng là họ chẳng giống ai cả. Lẽ ra họ phải nhận ra họ là những người giỏi nhất. Họ phải thực tin vào chính mình.
Tom Staley là một thanh niên trẻ, anh luôn nhanh chóng tiến về phía trước. Tom thường xuyên tự quảng cáo bản thân ba lần mỗi ngày và anh gọi đó là "60 quảng cáo dành cho Tom Staley". Anh lúc nào cũng mang "đoạn phim quảng cáo"đó trong ví. Dưới đây chính xác là những gì anh quảng cáo về chính mình:
Đây là Tom Staley, hãy gặp Tom Staley – một người quan trọng, thật sự quan trọng. Tom, anh là một người dám nghĩ lớn, vì vậy hãy luôn nghĩ lớn. Nghĩ lớn về mọi thứ. Anh có thừa năng lực để hoàn thành công việc một cách xuất sắc, vì thế hãy làm việc thật xuất sắc.
Tom, anh luôn tin tưởng vào hạnh phúc, Phát triển và Thành công. Vậy, hãy chỉ nói về Hạnh phúc, chỉ nói về Phát triển, chỉ nói về Thành công.
Anh có rất, rất nhiều động lực, vì thế hãy biến những động lực đó thành sức mạnh. Không gì có thẻ cản trở anh được, Tom, không gì cả!
Tom, anh là người luôn nhiệt tình. Hãy để lòng nhiệt đó phát huy tác dụng.
Tom Staley, hôm qua anh đã là một người sắc và anh sẽ còn xuất sắc hơn nữa trong hôm nay. Vậy bây giờ, hãy tiến tới mục tiêu đó, Tom. Hãy luôn bước tới.
Tom tin rằng"đoạn phim quảng cáo"đó sẽ giúp anh trở thành một con người năng động và thành công hơn. Tom nói:"Trước khi tôi tự quảng cáo mình cho chính mình, tôi luôn nghĩ thật kém cỏi so với mọi người xung quanh. Giờ đây, tôi nhận ra tôi có những điều kiện để chiến thắng. Tôi đang chiến thắng và sẽ chiến thắng".
Dưới đây là cách tạo ra một đoạn"phim quảng cáo bản thân".
Đầu tiên, hãy chọn ra những thế mạnh, điểm tốt của bạn. Hãy tự nói:"Đâu là phẩm chất tốt nhất của mình.
Tiếp theo, hãy viết ra giấy bằng chính ngôn từ của bạn. Viết một đoạn quảng cáo cho bạn. Hãy đọc lại đoạn quảng cáo của Tom Staley, chú ý tới cách anh ấy nói với mình. Hãy nói với bạn như vậy, thẳng thắn và trực tiếp. Hãy nhớ rằng, không ai khác mà chính bạn là người đang đọc đoạn quảng cáo của mình.
Kế đến, hãy đọc đoạn văn đó thật rõ, ít nhất một lần mỗi ngày. Sẽ còn có tác dụng hơn nữa, nếu bạn làm việc đó trước gương. Hãy đặt tâm trí bạn vào, lặp đi lặp lại thật mạnh mẽ với sự quyết tâm cao độ. Hãy khiến máu trong người bạn chảy nhanh hơn. Hãy khiến bạn sẵn sàng làm mọi thứ!
Và, hãy thực hành đọc thầm hay đọc lớn đoạn văn đó nhiều lần mỗi ngày. Đọc, trước khi bạn bắt đầu làm bất cứ việc gì đòi hỏi lòng can đảm. Đọc, mỗi khi bạn thấy thất vọng. Hãy luôn luôn giữ bản văn đó bên mình – và nhớ sử dụng!
Cuối cùng, rất nhiều người, thậm trí là đa số, có thể sẽ chế nhạo thủ thuật này, bởi họ không dám nghĩ rằng thành công sẽ đến từ việc điều khiển suy nghĩ. Nhưng hãy bình tĩnh! Đừng vội chấp nhận những đánh giá của kẻ tầm thường như vậy. Bạn không hề tầm thường. Nếu bạn có bất cứ nghi ngờ nào về nguyên tắc " tự quảng cáo bản thân cho chính mình", hãy gọi người thành công nhất mà bạn biết, hỏi xem họ nghĩ gì. Và họ bắt đầu tự quảng cáo mình cho chính bạn.
NÂNG TẦM SUY NGHĨ CỦA BẠN. HÃY NGHĨ THEO CÁCH CỦA NGƯỜI QUAN TRỌNG
Việc nâng tầm suy nghĩ sẽ giúp nâng tầm hành động của bạn để đi đến thành công. Dưới đây là một trong những cách đơn giản có thể giúp bạn nâng cao chính mình:
Hãy lưu trong tâm trí bạn câu hỏi đó"Đó có phải là cách một người quan trọng vẫn thường làm hay không?". Hãy sử dụng câu hỏi này để khiến bạn trở thành một người thành công và quan trọng hơn.
Tóm lại, hãy nhớ rằng:
• Hãy tỏ ra mình quan trọng, điều đó sẽ giúp bạn suy nghĩ cẩn trọng, thấu đáo. Ngoại hình của bạn sẽ tác động đến bạn, giúp nâng cao tinh thần và xây dựng sự tự tin. Ngoại hình của bạn cũng sẽ tác động đến mọi người. Hãy tin tưởng vào ngoại hình của bạn: "Bạn là một người quan trọng, thông minh, thành đạt và độc lập".
• Hãy nghĩ về công việc của bạn là quan trọng. Hãy nghĩ như thế, và bạn sẽ tìm được những chỉ dẫn tâm lý để hoàn thành công việc tốt hơn. Hãy nghĩ công việc của bạn là quan trọng, những cộng sự của bạn khi đó cũng nghĩ những công việc của bạn là quan trọng.
• Hãy tự tặng mình những lời động viên, khích lệ nhiều lần mỗi ngày. Xây dựng một đoạn "Phim quảng cáo cho chính bạn". Bất cứ khi nào có cơ hội, hãy tự nhắc nhở bạn là một trong những người xuất sắc nhất.
• Ở mọi tình huống trong cuộc sống, hãy tự hỏi bản thân."Đây có phải là cách một người quan trọng vẫn thường làm hay không?". Sau đo, hãy làm theo câu trả lời đúng.