Sống trong gia đình, nếu xảy ra chuyện gì đó không hay, người đàn ông thường giải quyết băng cách đặt ra cho mình nhiệm vụ là phải thành đạt hơn nữa. Khi quan hệ tình cảm gặp rắc rối, họ ít khi tìm đến chuyên gia tư vấn, cũng không muốn tìm hiểu qua sách vở mà thường đọc sách về kinh doanh và bí quyết thành công. Điều này là bởi ngay từ xưa, hoàn thành tốt vai trò chu cấp là cách nam giới đem lại hạnh phúc cho bạn đời của mình.
Tuy nhiên, ngày nay sự rạn nứt trong hôn nhân thường không nằm ở nguyên nhân vật chất mà là ở chỗ thiếu vắng tình yêu, thiếu sự quan tâm chăm sóc. Nếu người đàn ông không tâm lý, không nắm bắt được những nhu cầu mới của bạn đời thì cảm giác thất vọng ở người phụ nữ là không thể tránh khỏi. Điều này cũng làm anh buồn chán. Ra đi là lựa chọn cuối cùng khi người đàn ông không biết làm thế nào để bạn đời hạnh phúc. Sự day dứt và bế tắc bắt nguồn từ cảm giác bất lực, không hiểu được nhu cầu của người bạn đời.
KHÓ KHĂN CỦA MỘT NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI
Làm việc cật lực, chịu nhiều căng thẳng, người phụ nữ hiện đại thường cảm thấy không được hỗ trợ và mọi việc dường như quá sức chịu đựng của bản thân. Tối thiểu một tuần năm ngày họ phải đến công sở, làm việc từ tám đến mười hai tiếng. Về nhà, họ phải dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chăm sóc và dạy dỗ con cái. Không những thế, họ phải tỏ vẻ hạnh phúc, cởi mở để vui lòng chồng... Tất cả khiến họ như bị ngạt thở trong một đống nhiệm vụ.
Trong công việc, người phụ nữ cũng phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và cách hành xử như ở nam giới. Ngược lại, ở nhà, họ phải giữ nét nữ tính, nhân hậu và vị tha. Vì thế chẳng có gì lạ khi rất nhiều phụ nữ ước mơ được về nhà trong sự chào đón dịu dàng của người mình yêu.
Môi trường công việc ngày nay hầu hết có tác động xấu đến giá trị nữ tính của phụ nữ.
Tuy nhiên, với những phụ nữ chỉ ở nhà lo việc gia đình thì họ cũng gặp phải những khó khăn không kém. Trong lúc mọi người đi làm, con đi nhà trẻ, họ thiếu hẳn sự bầu bạn, hỗ trợ của người đồng cảnh. Cuộc sống vì vậy mà trở nên buồn tẻ và nhàm chán.
Xưa kia, phụ nữ có thể tự hào khi thấy mình suốt ngày ở nhà chăm lo cho gia đình. Nhưng ngày nay, không ra ngoài xã hội học hỏi, làm việc là một thiếu sót lớn; bởi điều đó không chỉ giới hạn sự hiểu biết của người phụ nữ mà còn khiến họ thiếu đi sự sẻ chia, giúp đỡ của những người xung quanh. Đặc biệt, sự hy sinh tận tụy này của họ hầu như không được đánh giá một cách tương xứng.
SỰ THẤT VỌNG CỦA PHÁI MẠNH
Với nam giới, khó khăn chung mà ngày nay họ gặp phải là đồng lương không tương xứng, công việc nhiều khi bấp bênh, và bản thân không được trọng dụng. Thực tế đó khiến họ mặc cảm mình không thể chu cấp tốt cho gia đình. Mất đi sự tự tin khẳng định vai trò trụ cột của bản thân, trong thâm tâm (và đôi khi cả trong tiềm thức) họ dễ có cảm giác thất bại khi nhìn thấy vẻ không vui hoặc thất vọng của người bạn đời.
MỤC TIÊU CHÍNH CỦA NGƯỜI ĐÀN ÔNG
Khi thực sự yêu ai đó, người đàn ông luôn muốn làm tất cả để đem đến hạnh phúc cho người mình yêu. Họ sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt trong công việc để đổi lấy thái độ ghi nhận, cảm kích của người bạn đời. Với họ, đó chính là phần thưởng xứng đáng nhất với công sức mà họ đã bỏ ra.
Ngày nay, vì phải làm việc quá sức, nữ giới thường thấy nhu cầu của mình không được đáp ứng. Sau một ngày làm việc đằng đẵng, hai vợ chồng đều mong đợi sự thương yêu, trân trọng. Người vợ nghĩ rằng bản thân mình cũng lao động cực khổ nên quên mất việc nói lời cảm ơn với chồng. Mệt mỏi khiến cô không dành cho người đàn ông của mình sự động viên tinh thần như anh mong đợi.
Về phần người chồng, vẻ không vui của vợ khiến anh lầm tưởng rằng mình là kẻ thất bại, rằng những nỗ lực của bản thân anh chẳng được quan tâm. Đáng tiếc là cả hai đều không đánh giá hết tác hại của kiểu quan hệ tình cảm này.
Vẻ mặt không vui của vợ khiến người đàn ông có cảm giác mình là kẻ bại trận.
PHỤ NỮ ĐI LÀM VÀ Ở NHÀ
Khi chỉ ở nhà lo việc nội trợ, người phụ nữ có thể tạm giải lao trong lúc làm việc, chuyện trò cho vơi đi mệt mỏi, đồng thời vun đắp tinh thần hợp tác, không một chút cạnh tranh. Họ không bị gò bó thời gian trong việc trang trí nhà cửa, thu dọn vườn tược. Không những thế, họ có điều kiện chăm sóc người khác hơn và cũng nhận được sự quan tâm của những người xung quanh. Đây là yếu tố thuận lợi giúp nuôi dưỡng nét nữ tính, sự dịu dàng, ân cần trong trái tim họ. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tăng thêm sức mạnh để người phụ nữ vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống và thấy đời mình nhiều ý nghĩa hơn.
Nhưng với hai trách nhiệm cùng lúc: vừa chăm lo, vừa chu cấp cho gia đình, người phụ nữ hiện đại ngày phải đối diện với nhiều khó khăn hơn. Không có thời gian tạo dựng những mối quan hệ thân thiết, hỗ trợ như trước, buộc họ phải nỗ lực nhiêu hơn.
Trong một buổi hội thảo, một người phụ nữ đã phát biểu: “Tôi thích mẫu người phụ nữ mạnh mẽ như nam giới. Không hiểu sao mọi người đều muốn nữ giới chúng tôi vừa phải mạnh mẽ, tự tin, vừa phải dịu dàng, nữ tính. Rốt cuộc tôi cũng không biết mình thật sự là ai nữa”.
Khi phụ nữ lao vào công việc như nam giới, họ rất khó duy trì nét nữ tính cho mình. Giờ giấc, nguyên tắc, kỷ luật nơi công sở cùng nhiều cạnh tranh khác làm cằn cỗi dần sự nhạy cảm, tinh tế và nữ tính ở họ. Căng thẳng trong công việc bất lợi cho phụ nữ nhiều hơn nam giới, bởi áp lực làm việc bên ngoài tăng gấp đôi gánh nặng trên vai họ. Ở cơ quan, họ phải cống hiến như nam giới, về nhà, ban năng làm vợ, làm mẹ trỗi dậy khiến họ không thể dửng dưng trước một đống việc nhà, thành thử họ lại tiếp tục hy sinh. Không những thế, ám ảnh công việc không dễ gì buông tha họ, tâm trí họ thường bị choáng ngợp, không con thời gian để thư giãn.
Trong công việc, nữ giới nỗ lực là vì ý thức sinh tồn, còn ở nhà hoàn toàn là do bản năng chi phối.
Thử nghĩ xem, những việc trước đây cả ngày mới làm xong thì nay họ phải hoàn thành trong vài tiếng để còn tranh thủ làm việc khác. Do đó, người phụ nữ hầu như không có đủ thời gian, sức lực cũng như không được động viên tương xứng để thực hiện mong muốn rất giản dị về một mái ấm xinh xắn, bình yên, tràn đầy yêu thương. Họ chỉ thấy mình chịu quá nhiều áp lực.
Thông thường áp lực cuộc sống gia đình càng tăng lên khi họ có con. Dù chỉ là nhu cầu và áp lực tinh thần, nhưng lại đến từ một thực tế mà thế hệ phụ nữ trước không phải đối mặt khi xây dựng tổ ấm gia đình. Do vậy, không riêng nữ giới phải học cách hành xử mới, nam giới cũng phải biết cách hỗ trợ bạn đời của mình tốt hơn.
NAM GIỚI ĐI LÀM VÀ Ở NHÀ
Theo truyền thống, người đàn ông ra ngoài lao động và đóng vai trò trụ cột trong gia đình; trở về mái ấm, họ được đón nhận sự quan tâm, vỗ về của người đàn bà mình yêu. Ngày nay lối sống ấy vẫn còn ảnh hưởng đến tư tưởng nam giới. Cả ngày phấn đấu cho sự nghiệp, tối về, họ chỉ muốn được thư giãn, chơi đùa, hoặc chăm sóc trìu mến. Khi nghe bạn đời than phiền rằng họ phải cáng đáng quá nhiều việc, nam giới thường nghĩ cô ấy đang có ý trách móc anh chưa tích cực hoặc đang thôi thúc anh phải làm nhiều hơn nữa. Bản tính người đàn ông khó chấp nhận chuyện này vì thâm tâm họ luôn tự nhủ: về nhà là về chỗ nghỉ ngơi, yên bình và hưởng thụ, hạnh phúc sau những lúc làm việc căng thẳng.
Với nam giới, gia đình là chốn nghỉ ngơi, nhưng với phụ nữ - đó lại là trung tâm của mọi hoạt động.
CHO VÀ NHẬN
Đặc trưng của nam giới là làm việc hết mình, rồi về nhà và đón nhận, còn phụ nữ lại muốn cho và nhận cùng lúc. Người phụ nữ sẵn sàng cho đi, nhưng đồng thời cũng cần nhận lại, nếu không, họ dễ có khuynh hướng hy sinh nhiều hơn nữa để cuối cùng rơi vào cảm giác trống rỗng và phẫn nộ.
Sau một ngày làm việc vất vả, dù đã rất tận tâm nhưng không được thừa nhận hay giúp đỡ như mong muốn, về nhà trong tình trạng mệt rũ, nhưng thay vì nghỉ ngơi, nhiều phụ nữ lại phải tiếp tục dành thời gian cho chuyện gia đình.
Đây là điều làm nên sự khác biệt quan trọng giữa hai phái. Khi mỏi mệt, nam giới thường có xu hướng bỏ qua tất cả để thư giãn. Nếu đã tận tâm hết sức với công việc ở cơ quan mà chẳng được gì, về nhà, họ vẫn thích được nghỉ ngơi, đón nhận sự quan tâm, hay ít ra cũng dành ít thời gian cho riêng mình.
Trái lại, khi không được hỗ trợ, phụ nữ thường tự nhủ phải cố gắng hơn nữa và họ bắt đầu suy tư đủ mọi chuyện, dù điều đó chẳng giải quyết được gì. Càng bị áp lực, họ càng khó nghỉ ngơi và không thể gạt bỏ những chuyên lặt vặt sang một bên.
Trước áp lực, phụ nữ thường lúng túng không biết nên ưu tiên việc nào trước, việc nào sau. Đây cũng là lúc cảm xúc bản năng ở họ thể hiện rất rõ. Trong tiềm thức, phụ nữ luôn cố gắng làm tròn bôn phận chăm lo nhà cửa, phục vụ chồng con và nghĩ rằng mình đủ sức cáng đáng tất cả. Đặc biệt khi không tìm được người giúp việc trong lúc mình bận đi làm, họ sẽ mặc cảm rằng mình chưa làm tròn bổn phận. Bản năng mách bao phải cố hơn nữa, nhưng thực tế thật khó có thể làm hết mọi việc. Trong con người họ vẫn có sự chi phối bởi quy định xã hội lỗi thời rằng phụ nữ phải đảm đương hết mọi việc nhà.
Suy nghĩ này không chỉ có ở nữ giới ma đôi khi do ảnh hưởng từ quan niệm truyền thống, nhiều người đàn ông cũng cho rằng hoàn thành việc nhà là trách nhiệm của phụ nữ. Bởi vậy, trong lúc người phụ nữ không biết làm sao giảm bớt khối lượng công việc thì nam giới lại thấy lúng túng và không biết đỡ đần vợ việc gì. Khi đã hiểu được nguyên nhân của vấn đề này, cả hai hẳn sẽ bao dung với nhau hơn.
Nam giới xưa nay thường cho rằng họ đã làm xong việc khi về đến nhà, còn phụ nữ lại luôn nghĩ rằng mình cần cố gắng hơn nữa.
CÂU CHUYỆN GIỮA SCOTT VÀ SALLEY
Scott đi làm từ sáng đến tối, còn vợ anh là Salley thì chỉ làm một buổi nên cũng có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. Đi làm về, Scott dường như chẳng ngó ngàng gì đến Salley trừ khi vợ anh nhờ giúp đỡ chuyện gì đó. Mỗi lần như vậy, anh thường làm trong tâm trạng bực bội, khó chịu. Đến bữa ăn, anh không hiểu sao vợ mình có thái độ lạnh lùng, xa cách.
Một lần trò chuyện với tôi, Salley giãi bày: “Anh ấy có thèm quan tâm hay ít ra là hỏi thăm tôi hôm nay thế nào đâu. Thậm chí, anh ấy cũng chẳng động tay giúp tôi việc gì. Về đến nhà là ngồi chơi, ỷ lại mọi chuyện cho tôi”.
Còn với Scott, anh giải thích: “Một ngày làm việc khiến tôi đủ mệt lắm rồi, bởi vậy tôi cần được nghỉ ngơi, thư giãn chứ. Nếu hỏi thăm Salley, tôi biết chắc thế nào cô ấy cũng than thở rằng công việc của em thế này thế nọ, rằng chuyện nhà cửa thế nọ thế kia… Điều đó khiến tôi càng thêm bực bội. Nếu nhiều việc như vậy, cô ấy chỉ cần bớt làm lại là được”.
Salley phân trần: “Anh có biết rằng em cũng cần thời gian nghỉ ngơi không? Nhưng nếu em nghỉ, ai sẽ là người nấu cơm, lau chùi nhà cửa, chăm sóc con cái? Sao anh không chịu khó thêm một chút, hay ít ra cũng động viên, san sẻ những việc em đã làm?”.
Scott chỉ biết nhìn tôi rồi bảo: “Anh thấy chưa?”.
Tôi biết câu nói của Scott ngụ ý rằng: “Anh thấy đấy! Đó là lý do mỗi khi về đến nhà, tôi không muốn nghe Salley nói. Nếu có, cô ấy toàn bảo tôi phải làm nhiều việc hơn nữa mà thôi. Làm sao chấp nhận được!”.
Mâu thuẫn giữa họ là ở chỗ, Salley bực mình vì chồng không tỏ ý giúp việc nhà, còn Scott thì thất vọng vì cho rằng vợ nghĩ mình chưa làm hết bổn phận. Salley muốn được chồng để ý, quan tâm, giúp đỡ, còn chồng cô lại muốn vợ hiểu và trân trọng công sức anh đã bỏ ra suốt một ngày làm việc và phải thấy rằng anh xứng đáng được nghỉ ngơi khi về nhà.
Để giải quyết vấn đề, cả hai cần thừa nhận rằng không ai trong họ có lỗi, và khi đó họ có thể áp dụng những kỹ năng quan hệ ứng xử mới để thay đôi tình trạng này.
Scott đề nghị Salley bớt việc lại chẳng khác nào bảo con sông ngừng chảy. Bản tính thương yêu của người phụ nữ khiến họ sẵn sàng dâng hiến, phục vụ. Mong muốn lớn nhất của phụ nữ thời nay là tình yêu của họ không bị kiềm chế và họ được đón nhận nhiều hơn nữa sự động viên trong quan hệ vợ chồng.
Ngược lại, muốn Scott phải làm thêm việc cũng phi lý như bảo dòng sông chuyển hướng mà thôi!
Nhưng một khi đã hiểu được nhu cầu của nhau, cả hai sẽ có những giải pháp thích hợp. Có thể nói, rất nhiều kỹ năng giao tiếp mới không yêu cầu gì nhiều ở người đàn ông mà lại rất có ích cho phụ nữ. Cả hai có thể học cách thực hành dễ dàng để đem lại sự hỗ trợ tinh thần cho nữ giới và cảm giác được trân trọng ở người đàn ông.
Khi được hỗ trợ nhiều hơn trong quan hệ tình cảm, người phụ nữ sẽ có thêm thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, sắp xếp ưu tiên công việc, nhất là biết rõ nên làm gì với quỹ thời gian và sức lực hạn hẹp của mình. Tương tự, với cảm giác được trân trọng hơn khi trở về tổ ấm, người đàn ông sẽ có động lực hơn nữa để giúp gia đình. Quan trọng hơn, họ sẽ có sự thông cảm, hiểu được nhu cầu và tấm lòng của người vợ.
Phụ nữ hiện đại không muốn kiềm chế những thôi thúc yêu thương của mình, họ cần sự quan tâm, chăm sóc hơn nữa trong quan hệ vợ chồng.
CẢM GIÁC TRỐNG RỖNG Ở NGƯỜI PHỤ NỮ
Ngày nay, cũng như nam giới, phụ nữ phải ra ngoài bươn chải kiếm sống. Họ không có thời gian, sức lực, hay cơ hội tương trợ nhau như xưa. Họ vẫn tiếp tục hy sinh, cống hiến không ngừng, nhưng vì không được hỗ trợ, nên thường trở về nhà trong cảm giác kiệt sức.
Hơn nữa, khi không còn phụ thuộc đàn ông về kinh tế, xu hướng hào phóng cho đi của họ cũng bị hạn chế. Để kiếm tiền, họ phải đổ mồ hôi, công sức bản thân, bởi vậy sự hỗ trợ của họ không còn “miễn phí” nữa. Kiểu cho có điều kiện này làm mai một dần nữ tính ở họ.
Khi ra ngoài xã hội làm việc, nữ giới có xu hướng thiên về nam tính. Họ không có điều kiện thể hiện nữ tính qua vai trò làm mẹ hay những quan hệ giúp đỡ, chăm sóc, quây quần bên nhau nữa. Cảm giác trống rỗng, kiệt quệ thường nảy sinh là bởi công việc không đáp ứng đầy đủ nhu cầu được chăm sóc ở họ.
Làm việc nhiều không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác kiệt quệ ở người phụ nữ, vấn đề chính nằm ở quan hệ tình cảm của họ ra sao.
HỌC HỎI TỪ QUÁ KHỨ
Làm mẹ là một thiên chức vô cùng thiêng liêng, cao quý. Một số nền văn hóa xem thiên chức ấy đồng nghĩa với vai trò sáng tạo thế giới, bởi người mẹ là người có khả năng tạo ra sự sống. Phụ nữ được tôn vinh khi làm mẹ, và nam giới vui sướng với vai trò người bảo vệ, sẵn sàng làm hết sức mình để chu cấp, bảo vệ vợ con.
Ngày nay, hầu hết các bà mẹ đều không có điều kiện ở nhà cả ngày để chăm sóc gia đình. Con cái và công việc đồng thời đặt ra nhiều nghĩa vụ khó khăn đòi hỏi phải có những kỹ năng mới mà chắc chắn thế hệ trước không thể truyền dạy. Không có những kỹ năng này, người phụ nữ sẽ phải chật vật xoay xở để có thể làm được cả hai. Cho nên, cũng dễ hiểu tại sao phụ nữ ngày nay rất ngại chuyện sinh con.
Đề cập đến điều này không có nghĩa là tôi khuyến khích chị em an phận ở một góc nhà với công việc bếp núc và sinh con, mà quan trọng là ta phải hiểu là mình đã bỏ mất cái gì. Cùng với nỗ lực tìm kiếm, xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả hai giới, lúc có thể, bạn nên vận dụng những bai học trong kinh nghiệm làm mẹ của các thế hệ trước. Việc làm mẹ vốn chứa đựng trong đó rất nhiều yếu tố quan trọng làm thăng hoa cảm xúc cho cả hai vợ chồng. Từ đó, bạn sẽ biết cách vạch ra những biện pháp hiệu quả hơn, giúp nhu cầu bản năng được thỏa mãn, đồng thời tạo điều kiện đáp ứng những mục tiêu, ước mơ mới.
PHẢI CHĂNG PHỤ NỮ KHÔNG BAO GIỜ HẾT VIỆC?
Tôi xin dẫn ra đây một câu chuyện khá ấn tượng về đề tài làm mẹ thời hiện đại. Lúc ấy, tôi đang ký tặng sách ở một cửa hàng, vợ tôi đứng tâm sự cùng ba người phụ nữ khác. Họ bàn tán về những khó khăn của việc làm me ngày nay. Một chị tiết lộ rằng mình đang là mẹ của bảy đứa con. Nghe thế, người phụ nữ bên cạnh tỏ vẻ ngạc nhiên, thán phục và đầy cảm thông.
- Tôi chỉ có hai đứa. - Cô nói. - Thế mà tôi nghĩ mình không lo nổi cho chúng cơ đây. Sao chị giỏi thế?
Người thứ ba tiếp lời:
- Tôi chỉ có một cháu thôi mà đã cảm thấy mệt lắm rồi.
- Nhà tôi ba đứa. - Vợ tôi bảo. - Vậy cũng là nhiều rồi. Làm sao chị lo cho xuể cả bảy đứa nhỉ?
- Một, hai, ba, hay bảy đứa thì lúc nào cũng phải làm hết sức mình. - Người mẹ có bảy đứa con lên tiếng. - Nhiều thứ cho con lắm, đã làm mẹ, ai chẳng dành tất cả cho con!
Nghe thế, cả ba người mẹ còn lại đều gật đầu mỉm cười. Mỗi người mẹ đều dành mọi thứ mình có cho con cái. Điều này dường như đã trở thành bản năng.
Cuộc đối thoại giữa họ đã làm thay đổi tình cảm và cái nhìn của tôi dành cho vợ. Trước đây, khi nghe cô ấy than phiền về công việc, tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ vợ mình hạnh phúc trừ phi cô ấy biết bớt việc lại. Giờ tôi mới hiểu vấn đề không phải ở khối lượng công việc. Cô ấy sẽ luôn làm tất ca những gì mình có thể. Vì thế, tôi bắt đầu quan tâm đến khía cạnh nữ tính ở vợ mình nhiều hơn. Điều đó không những làm cho cô ấy vui lên, mà nhờ có sự hỗ trợ của chồng, vợ tôi có thể nghỉ ngơi và dành thời gian chăm sóc nhiều hơn cho bản thân.
HY SINH QUÁ NHIỀU CÓ PHẢI LÀ MỘT SAI LẦM?
Cho đi quá nhiều chỉ trở thành vấn đề khi người phụ nữ không biết nhận lại sự hỗ trợ cần thiết để tiếp tục cho đi nhiều hơn nữa. Nhiều người nghĩ rằng, khi phụ nữ cho đi quá nhiều, họ sẽ trở thành “phụ thuộc”, trường hợp ngược lại là “trái thiên chức”. Thực ra, sự hy sinh, độ lượng ở người phụ nữ là một phần bản chất nữ tính trong họ.
Bản năng cho đi vô điều kiện ở phụ nữ chỉ có vấn đề khi công việc và quan hệ cá nhân không đem lại cho họ sự hỗ trợ, động viên.
Công việc càng đòi hỏi sự tập trung, tính thi đua, sự tháo vát và trách nhiệm cao, người phụ nữ càng khó lấy lại nét dịu dàng, mềm mại nữ tính khi về nhà. Điều đó càng khiến họ khó nhận biết nhu cầu của chính mình. Về đến nhà mà họ vẫn luôn nghĩ đến nhu cầu của người khác. Thay vì dành thời gian nghỉ ngơi, họ lại bắt tay vào làm thêm một số việc gì đo. Bản năng thôi thúc họ phải cố làm, nhưng lại không đủ sức. Những cảm giác trái ngược ấy tồn tại cùng lúc khiến họ dễ cảm thấy trống rỗng, thất vọng về chính mình.
SỨC MẠNH CỦA SỰ AN ỦI, VỖ VỀ
Những người phụ nữ như vậy cần được chăm sóc nhiều hơn để hồi phục lại thể chất cũng như tinh thần. Cảm giác kiệt quệ xuất hiện chỉ vì họ thiếu sự nuôi dưỡng, chăm sóc khía cạnh nữ tính của mình mà thôi.
Khi nét nữ tính của người phụ nữ được chăm sóc, quan tâm, cơ thể họ sẽ lấy lại nhịp điệu hoạt động tự nhiên. Sự mệt mỏi sẽ biến mất như một phép màu.
Sự giúp đỡ của nam giới trong công việc gia đình là một sự hỗ trợ quan trọng. Nam giới phải hiểu rằng phu nữ hiện đại thực sự mong muốn được hỗ trợ nhiều hơn nữa trong gia đình. Tuy nhiên, người phụ nữ cũng không nên kỳ vọng một cách thái quá về sự hỗ trợ của chồng, bởi điều đó có thể không công bằng với anh.
Dù mỗi tình huống cụ thể có cách xử lý vấn đề khác nhau, nhưng mâu thuẫn tiềm ẩn này có được giải quyết thành công hay không là do lòng kiên nhẫn, bao dung và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai người quyết định.
MỘT SỐ ĐIỀU NGƯỜI CHỒNG CẦN LƯU TÂM
Chỉ cần dành thêm hai mươi phút trong ba hay bốn ngày mỗi tuần là người chồng có thể tạo ra phép màu nuôi dưỡng nét nữ tính ở người mình yêu. Không chỉ bản thân cô vui hơn, anh cũng có được sự trân trọng, mong chờ như ý mỗi khi về nhà. Dù thấy mình phải làm việc cật lực, nhưng chỉ cần được chồng quan tâm, chú ý, người phụ nữ cũng có cảm giác được chăm sóc, yêu thương. Điều đó đem lại khác biệt rất lớn trong quan hệ của họ.
Nếu không hiểu hết việc nuôi dưỡng giá trị nữ tính ở người phụ nữ quan trọng thế nào, có thể người đàn ông sẽ vô tình bỏ mặc bạn đời của mình, hoặc ra sức thuyết phục cô ấy làm ít việc lại. Chẳng cách nào trong số này hiệu quả, mà thực tế nó có thể làm cho cô càng xa lánh anh hơn.
Những câu nói sau đây của nam giới thường dẫn đến hiểu lầm. Khi phát ngôn, trong thâm tâm họ cho rằng mình đang tỏ ý giúp vợ, nhưng thực chất lại đang khiến mọi việc xấu đi.
Nhiều khi vì quá mệt mỏi, người phụ nữ không nhận thấy sự thiếu thốn của mình. Để khắc phục, họ rất cần một quan hệ tình cảm tốt đẹp. Bất cứ cử chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc nào của chồng cũng đều giúp cô giải tỏa âu lo của mình.
Người chồng có thể khéo léo giúp vợ vượt qua áp lực công việc bằng cách đáp ứng nhu cầu được quan tâm, vỗ về ở cô ấy.
Đây cũng là cách giúp anh khéo léo xử lý tình cảm trước cảm giác choáng ngợp và kiệt quệ của vợ. Hiểu rõ khía cạnh nữ tính và nam tính trong cô, anh mới có thể giúp cô lấy lại trạng thái cân bằng và cảm giác được là chính mình.
NÉT KHÁC BIỆT HAY SỰ BỔ SUNG CHO NHAU?
Phụ nữ có thể vượt qua căng thẳng trong cuộc sống nếu được đón nhận nguồn động viên, chia sẻ, hỗ trợ tinh thần to lớn từ gia đình. Đây là điều mà ở nơi làm việc họ không có được. Qua trò chuyện, họ sẽ dần thoát khỏi ám ảnh và xác định rõ mấu chốt vấn đề, tư đó tìm ra cách giải quyết. Chỉ có như vậy, họ mới dần thoát khỏi ảnh hưởng nam tính thống trị trong lòng.
Tuy nhiên, hầu hết nam giới không nhận ra rằng giãi bày là cách để người phụ nữ giũ bỏ mọi vướng mắc trong ngày. Và khi nghe những vấn đề khúc mắc vợ kể, ngươi chồng lại tự đặt cho mình nhiệm vụ phải giải quyết. Điều nay xuất phát từ sự khác nhau trong suy nghĩ của hai giới. Nam giới thường tránh nói tới vấn đề đang khiến mình căng thẳng, ngược lại - nữ giới lại luôn bứt rứt và phải nói đến nó. Tuy nhiên, sự khác biệt này thực ra là một cách bổ sung rất hoàn hảo.
Khi phụ nữ cần trò chuyện, người đàn ông không nhất thiết phải nói. Sự im lặng của anh đôi khi có sức mạnh gấp nhiều lần ngôn từ. Tuy nhiên, nếu chỉ lặng im theo đuổi những ý nghĩ riêng, không tập trung chú ý vào câu chuyện chị kể, anh sẽ khiến chị mất hứng và không nói nữa.
Thực tế, người đàn ông nào cũng sẵn sàng lắng nghe nếu được tiếp cận đúng cách. Không nên mở đầu bằng những lời nhận xét, trách móc như: “Anh chẳng bao giờ chịu nghe em”, hay “Vợ chồng mình ít khi cởi mở, chúng ta cần trò chuyện nhiều hơn nữa chứ!”. Những câu nói này sẽ làm người đàn ông cảm thấy có lỗi, bị công kích và trở nên dè dặt, phòng thủ trong lúc trò chuyện.
Người chồng nào cũng biết cách lắng nghe nếu được tiếp cận một cách vui vẻ, trân trọng.
LÀM SAO ĐỂ CHỒNG LẮNG NGHE?
Vợ tôi có một cách đơn giản là yêu cầu tôi lắng nghe. Những lúc như vậy, cô ấy thường bảo: “Ồ, mưng quá có anh ở nhà. Hôm nay em mệt thật. Bây giờ nói chuyện này được không anh?”. Tạm dừng một lát, cô ấy nói tiếp: “Anh không cần phải nói lại đâu. Còn em, chắc sẽ thấy dễ chịu hơn khi nói hết những điều bức xúc trong long”.
Tất nhiên, tôi rất sẵn lòng, bởi điều đó có thể giúp vợ tôi vui vẻ, đáp ứng nhu cầu bức thiết nhất của cô lúc ấy. Không những thế, đó cũng là cơ hội để tôi có thể chuyện trò, chia sẻ và vỗ về nét nữ tính trong cô.
Khi phụ nữ khuyến khích người chồng động viên họ, cả hai sẽ cùng thấy thoải mái hơn. Dần dần, người đàn ông sẽ thấy rằng lắng nghe một cách cảm thông là một chuyện khá dễ dàng. Thật lạ vì chỉ cần một chút cố gắng, ho đã có thể đáp ứng mong muốn quan trọng nhất ở người phụ nữ thương yêu của mình.
Nghệ thuật lắng nghe không phải đến thời đại này mới được phát huy mà nó vốn là một năng lực mà loài người đã trau dồi hàng ngàn năm nay. Ngay từ thời săn bắt, hái lượm, do phải im lặng theo dõi và lắng nghe con mồi, người đàn ông đã rất giỏi việc này. Bởi vậy, một khi biết áp dụng sở trường truyền thống ấy vào việc lắng nghe bạn đời chuyện trò, thái đô tập trung chú ý ở anh sẽ đem lại cảm giác thỏa mãn, hài lòng nơi người mình yêu.
NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE
Biết lắng nghe không có nghĩa là phải đưa ra cách giải quyết hay lời khuyên cho người đang tâm sự. Ngược lại, trong khi lắng nghe, nam giới nên đặt ra cho mình mục tiêu chính là giúp bạn đời lấy lại sự thăng bằng giữa giá trị nữ tính và nam tính trong người.
Nhiệm vụ mới này xác định rất rõ mục tiêu của người đàn ông, đồng thời cũng chỉ cho họ cách theo dõi, lắng nghe và dành cho bạn đời sự cảm thông như cô mong đợi.
Đừng quên rằng, nhiều khi người phụ nữ nói về khúc mắc của mình không phải là để tìm cách giải quyết mà là để được nâng đỡ, vỗ về sự yếu đuối trong họ.
Để trau dồi kỹ năng lắng nghe, nam giới phải hiểu khi phụ nữ bực mình và có vẻ rất cần cách giải quyết vướng mắc, đó là vì cô đang bị khía cạnh nam tính trong người chi phối. Những lúc này không cần anh đưa ra giải pháp mà hãy giúp cô tìm lại nét nữ tính cố hữu, và rồi cô sẽ cảm thấy tốt hơn. Ngược lại, khi cố tìm cách xử lý vấn đề bởi cho răng như thế mới làm đối phương dễ chịu, người đàn ông sẽ khiến vấn đề càng thêm rối rắm.
Ghi nhận điều này đặc biệt có ích khi nam giới thấy người mình yêu đang bực bội với họ. Cố giải thích rằng cô không nên cư xử như vậy sẽ chẳng giải quyết được điều gì. Dù có thể trước đó anh đã làm gì đó khiến cô thất vọng, nhưng anh nên nhớ lý do thực sự của việc cô phàn nàn chính là vì không có ai lắng nghe, vỗ về hay chăm sóc sự mềm yếu trong cô.
Khi bị vợ giận, người chồng cần nhớ rằng đó chẳng qua là vì cô ấy tạm thời quên mất hình tượng tuyệt vời của mình và điều cô ấy cần lúc này đó là được chồng lắng nghe.
Nắm bắt được đặc điểm tâm lý trên sẽ giúp nam giới khéo léo hơn trong cách ứng xử với bạn đời. Cũng từ đó, người vợ sẽ vui vẻ, sẵn sàng dành cho chồng sự cảm kích và ghi nhận vị trí quan trọng của anh trong lòng họ.
ĐIỀU GÌ LÀ CẦN NHẤT VỚI NGƯỜI CHỒNG?
Ngày nay, về đến nhà, người chồng thường có cảm giác vợ mình không chỉ mệt mỏi do làm quá nhiều việc mà cô ấy còn có vẻ hờ hững, thiếu tình cảm. Có thể trái tim cô vẫn đầy yêu thương, nhưng anh không nhận ra.
Thâm tâm anh mong được vợ nhìn nhận, trân trọng công sức lao động của mình và ít nhiều thỏa mãn vì điều đó. Nhưng nhìn vẻ mặt không vui của cô, anh lại cảm thấy dường như có chuyện tồi tệ sắp xảy đến. Mong ước dịu dàng mà cháy bỏng muốn làm cho người mình yêu hạnh phúc, muốn bảo vệ và chu cấp cho cô trong anh bị chặn lại và tan biến.
Nhìn chung, trong hoàn cảnh ấy nam giới cũng không xác định rõ cảm giác của mình thế nào vì họ còn mải nghĩ cách làm vợ hài lòng. Tuy nhiên, trước những phản ứng xuất phát từ sự không vui của vợ, trong anh như có cái gì đó đổ vỡ. Bản thân anh cũng mệt mỏi nhưng lại không được cô ấy nhìn nhận, động viên, quan hệ tình cảm do đó sẽ mất dần niềm vui và ý nghĩa đối vơi anh.
Hãy nhớ, điều người chồng mong muốn nhất là làm cho vợ hạnh phúc. Khi yêu, mục tiêu hàng đầu của anh là khiến người ấy thỏa mãn. Vẻ hạnh phúc của cô thể hiện rằng anh được thương yêu. Sự chào đón ấm áp, tình cảm cô dành cho chồng khi anh đi làm về giống như tấm gương phản chiếu hình ảnh người chồng tuyệt vời mà anh ao ước.
Khi vợ không vui, người chồng cảm thấy mình bị thất bại và cuối cùng có thể anh sẽ không còn cố gắng làm vợ hai lòng nữa.
HÃY GHI NHỚ MỘT KHÁC BIỆT QUAN TRỌNG
Khi yêu, ai cũng muốn người mình yêu được hạnh phúc, nhưng giữa hai giới có những khác biệt chúng ta cần chú ý, quan trọng nhất là đặc điểm tâm lý sau:
Có thể người chồng gánh chịu rất nhiều căng thẳng sau một ngày làm việc, nhưng chỉ cần thấy vợ vui vẻ là anh đã cảm thấy mãn nguyện. Trước thái độ trân trọng của vợ, bao căng thẳng trong anh dần tiêu tan. Niềm vui của cô như cơn mưa rào rửa sạch những hạt bụi lo âu, phiền toái trong ngày của anh.
Ngược lại, khi người vợ mệt mỏi trở về nhà, vẻ mặt vui tươi, hạnh phúc của chồng không thể ảnh hưởng đến tâm trạng trong ngày của cô. Có thể anh rất thông cảm với nỗi nhọc nhằn của vợ, nhưng như vậy vẫn không đủ làm cô nguôi bớt bực dọc, khó chịu. Như trên đã phân tích, người phụ nữ phải được trò chuyện, phải được vỗ về, chăm sóc thì mới có thể trân trọng tình cảm anh dành cho cô.
Người chồng hạnh phúc khi được trân trọng, thừa nhận, vì cảm giác ấy trực tiếp tác động một cách tích cực đến giá trị nam tính của anh. Người vợ hân hoan vui vẻ lúc được trò chuyện tâm sự với chồng bởi điều đó lập tức hỗ trợ, chăm sóc khía cạnh nữ tính trong cô. Đây là chính là sự khác biệt quan trọng ta cần nắm bắt để tạo dựng quan hệ tình cảm gắn kết, cảm thông, thương yêu nhau.
Biết vận dụng những quy luật tâm lý và bài học kinh nghiệm trên vào thực tế cuộc sống, chắc chắn quan hệ tình cảm của bạn sẽ ngày càng tốt đẹp hơn. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể những nhiêm vụ mới của hai giới trong quan hệ vợ chồng để bạn có thể áp dụng những hiểu biết này một cách hiệu quả hơn.