D
ubley Robert Herschbach là nhà hóa học Mỹ. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, chưa từng có ai trong gia đình đi học đại học. Quê ông là vùng núi, cha mẹ ông suốt ngày lo kiếm tiền và bận việc nhưng họ đều mong muốn con trai mình sau này sẽ trưởng thành, có kiến thức. Thấy con trai say sưa tìm hiểu tự nhiên, họ cố dành dụm để mua cho Herschbach một cuốn “Bách khoa toàn thư nhi đồng”.
Nhận được cuốn sách đó, Herschbach đọc say mê quên ăn quên ngủ. Cuốn sách đã giúp nuôi dưỡng niềm đam mê khám phá tự nhiên của Herschbach. Từ đó, Herschbach cảm thấy sự thôi thúc nghiên cứu khoa học.
Tại nhà bà ngoại đặt tờ tạp chí Địa lý quốc gia, có rất nhiều hình ảnh và tranh vẽ đẹp, Herschbach rất chăm chỉ đến nhà bà và say sưa cắm đầu đọc sách. Sau này, chính thói quen đọc sách đã giúp ông quan sát, phân tích bằng chính đôi mắt của mình.
Một lần ông sơ ý bỏ quên cuốn sách ở trường. Ông lo lắng đến phát khóc, ông vô cùng buồn. Trong thời khắc ấy, ông đã cố nhớ lại và mô phỏng hính dáng bản đồ sao được vẽ trong tạp chí. Việc làm này đã giúp ông có những khái quát, nhận xét, và có niềm vui khi tìm hiểu khoa học. Sự thử nghiệm mô phỏng lại cuốn sách sau này đã trở thành động lực lớn trên con đường nghiên cứu khoa học của ông.
Năm 1986, Herschbach giành được giải Nobel nhờ cống hiến mở đường trong nghiên cứu phản ứng động lực và giao thoa phân tử.
Herschbach tìm thấy niềm vui và lẽ sống trong nghiên cứu khoa học. Ông nói: “So sánh với niềm vui sau khi phát minh ra thì vinh hoa chẳng đáng kể gì”.