G
eorge Porter là nhà hóa học người Anh. Chuyện kể rằng Porter có tính hiếu kỳ ngay từ nhỏ. Lúc Porter còn bé, thường theo cha ra ngoại ô chơi và say sưa với những điều lý thú trong tự nhiên.
Một hôm, Porter bắt được hai con côn trùng và hỏi cha:
- Cha giải thích cho con đi, tại sao hai con này đều có 6 chân?
Người cha tỏ vẻ ngạc nhiên nói:
- Ừ nhỉ, sao chúng lại có 6 chân nhỉ? Hay là con đi bắt các con khác thử xem sao
Porter hăm hở đi bắt một lô lũ côn trùng về và ra sức đếm chân của chúng. Đúng là con nào cũng có 6 chân như vậy. Thấy con trai say sưa tìm hiểu, cha của Porter rất hài lòng. Ông tin chắc rằng tương lai của con ông sẽ rạng ngời. Ông khuyên con:
- Kiến thức trong tự nhiên rộng và sâu như biển. Chắc chắn nhiều điều cha không thể giải thích rõ cho con. Vì thế con cần học hành chăm chỉ để sau này có khả năng khám phá ra mọi bí mật trong thiên nhiên.
Porter ghi nhớ lời khuyên của cha và sau này, khi đã trở nên nổi tiếng, ông thường hồi tưởng lại tính hiếu kỳ trẻ thơ của mình và rất biết ơn cha đã giúp ông rèn luyện thói quen quan sát các hiện tượng trong tự nhiên.
Trong nghiên cứu khoa học, các công trình chủ yếu của ông dành cho các phản ứng hóa học siêu nhanh bằng các phương pháp xung. Hợp tác với Norrish, Porter sáng tạo thiết bị quang phân xung. Porter và Norrish được xem là những người đầu tiên nhận được các phổ hấp thu của nhiều gốc tự do đơn giản, nghiên cứu cơ chế chuyển hóa chúng, chứng minh sự tồn tại của các quá trình tái kết hợp nhanh.
Porter nghiên cứu các phản ứng nhanh trong pha ngưng tụ. Ông đề xướng phương pháp xác định hiệu suất lượng tử tuyệt đối của các trạng thái vạch ba, cho phép hình dung chi tiết các quá trình nhanh xảy ra sau khi bị kích động bằng ánh sáng. Ông xác định các qui luật động học cơ bản của sự chuyển dịch điện tử và nguyên tử hydrogen. Xác định các hằng số cân bằng axit - bazơ cho các trạng thái vạch đôi và vạch ba của phân tử thơm. Ông nghiên cứu mối liên hệ giữa các hằng số tốc độ phản ứng với bản chất của trạng thái kích thích, cơ chế của các phản ứng quang hóa trên các hệ mô hình của quang tổng hợp. Ông đã sáng tạo nên thiết bị quang phân lazer xung.
Năm 1967, Porter đã nhận được giải Nobel hóa học vì những cống hiến trong việc phát triển kỹ thuật phẫu thuật bằng ánh sáng, phát minh ra kỹ thuật đo tốc độ phản ứng hóa học.