L
ebedev sinh năm 1866. Ông là nhà vật lý học vĩ đại, người sáng lập trường phái vật lý Nga, phái đã có những nhà bác học nổi tiếng, nhất là Vivalop và Ladadev. Lebedev cùng với Timiriadep, Umop, Xesenop, Xtoletop, tiếp tục truyền thống duy vật chủ nghĩa của khoa học tự nhiên Nga bắt nguồn từ Lomonoxop. Ông là người đầu tiên đo được áp suất ánh sáng trên chất rắn (1899) và chất khí (1907), khám phá và nghiên cứu sóng milimét, tác dụng của sóng điện từ trong hốc cộng hưởng. Ông đã đấu tranh cho chủ nghĩa duy vật trong khoa học, chống sự miệt thị của chủ nghĩa thế giới đối với khoa học Nga.
Các tác phẩm khoa học của ông đã thể hiện một sự thống nhất không thể chia cắt được giữa lý luận và thực tiễn. Lebedev đã phát hiện ra tác dụng của âm ba, thủy ba và sóng điện từ đối với cộng hưởng, ông đã nghiên cứu đặc tính của vi ba vô tuyến điện, hoàn thành những công trình đã trở thành cơ bản về phương diện siêu âm, quang phổ nghiêm trong tia hồng ngoại và đã phát hiện ra từ trường của vật thể nặng đang quay. Phát hiện khoa học xuất sắc nhất của Lebedev là phát hiện ra sức ép của ánh sáng đối với thể rắn (1899) và thể hơi (1907 - 1910) và cách đo sức ép đó. Phát hiện này đã đặt một cơ sở thực nghiệm vững chắc giúp cho việc phát triển lý luận về điện từ của ánh sáng và lý luận về sao Chổi do nhà bác học nổi tiếng Nga là Bơredikhin sáng lập sau này.
Những công trình nghiên cứu của Lebedev về cách đo sức ép của ánh sáng được dùng làm điểm xuất phát cho việc thẩm tra lại một số khái niệm vật lý học cơ bản như khái niệm về khối lượng, năng lượng, điện từ trường. Các cuộc thí nghiệm của Lebedev đã chứng minh ánh sáng là một biểu hiện đặc biệt về chất của vật chất. Ánh sáng có một khối lượng và năng lượng, hai cái đó thống nhất với nhau không thể tách rời. Đúng như học trò của Lebedev là Vivalop đã vạch rõ, từ công thức P = E-v của Lebedev về sức ép của ánh sáng (E - năng lượng của ánh sáng bị thu hút trong một giây đồng hồ, v - tốc độ của ánh sáng) nảy ra phương trình E = mv2 (E - năng lượng, m - khối lượng, v - tốc độ của ánh sáng), phương trình này có một ý nghĩa rất lớn đối với vật lý học hiện đại. Những thí nghiệm đó có ý nghĩa lớn vì nó vạch rõ tính chất không căn cứ của duy năng luận duy tâm chủ nghĩa hiện đại cho năng lượng là độc lập đối với vật chất. Việc phát hiện ra sức ép của ánh sáng của Lebedev đã giúp cho việc hiểu biết nhiều hiện tượng thiên văn học trọng yếu. Thật vậy, đối với những phần rất bé của vật chất, sức ép của ánh sáng có thể vượt hàng triệu lần sức mạnh của sự hấp dẫn của vạn vật. Người ta cần phải chú ý đến sức ép ấy, vì đó là nhân tố quan trọng của động lực học về các quá trình vũ trụ trong việc sáng lập các lý luận về các vật thể vũ trụ: đuôi sao Chổi, lửa phun lên Mặt trời, nhật hoa, điểm đen trên Mặt trời, khí quyển các ngôi sao, kết cấu nội bộ các ngôi sao và các tinh vân, và trong việc xây dựng các học thuyết về thiên thể học.
Năm 1899, Lebedev đã làm được thí nghiệm xác nhận ánh sáng gây áp suất trên vật rắn và dành được vinh quang. Tin này lan nhanh tới Anh làm Huân tước Kelvin cảm kích viết thư gửi Timiriazev K. A. (thầy dạy Lebedev) rằng: “Ngài có biết không, suốt đời tôi đã giao tranh với Maxwell không thể thừa nhận ánh sáng lại có áp suất như Maxwell tiên đoán... Nhưng thế rồi Lebedev của Ngài đã buộc tôi phải quy hàng trước những thí nghiệm khám phá tuyệt diệu của anh ta”.