CÂU HỎI, CÂU TRẢ LỜI
Liệu có thích hợp để thừa nhận Khổng Tử và khoa học phương Tây như là một phần của Đạo, và do đó như một phần của tâm linh không?
Đạo thật bao la - khoa học có thể hàm chứa trong Đạo. Nhưng khoa học thì không bao la và Đạo không thể hàm chứa trong nó. Khoa học là một phần của điều huyền bí bao la của cuộc sống. Nếu bạn xem khoa học như một bộ phận, thế thì không có gì sai; nhưng khoa học lại ra vẻ, tuyên bố rằng nó là cái toàn thể, do đó mọi thứ lệch lạc. Tình huống cũng y hệt như thế với trí tuệ, tính toán, số học. Chẳng có gì sai với trí tuệ nếu nó vận hành như một bộ phận và đừng bắt đầu tuyên bố: “Ta là cái toàn thể”. Khi trí tuệ tuyên bố: “Ta là cái toàn thể”, thế thì có rắc rối.
Nếu bạn xem khoa học như một bộ phận, thế thì không có gì sai; nhưng khoa học lại ra vẻ, tuyên bố rằng nó là cái toàn thể, do đó mọi thứ lệch lạc.
Khi trí tuệ nói: “Ta chỉ là một bộ phận của thực thể bao la, của thực thể to lớn, và ta làm việc của ta - ngoài điều đó ta không biết điều gì đang diễn ra”, thế thì chẳng có vấn đề gì. Tôi không chống lại trí tuệ như vậy. Tôi chống lại thứ trí tuệ dám tuyên bố nó là cái toàn thể.
Và đó là quan điểm của Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử. Họ không chống lại trí tuệ. Làm sao họ có thể thế được? Họ không chống lại bất cứ cái gì. Bàn tay tôi là một bộ phận của thân thể tôi, nhưng nếu bàn tay bắt đầu tuyên bố: “Ta là cái toàn thể”, và nếu bàn tay bắt đầu nói: “Ta phải thống trị toàn bộ bởi vì ta là cái toàn thể, mọi cái khác đều là thứ yếu”, thế thì bàn tay đã phát rồ, thế thì bàn tay ấy thật nguy hiểm - nó đã mất sự tiếp xúc với cái toàn thể.
Tự thân khoa học chẳng có gì sai, nhưng khoa học nên là một bộ phận của tôn giáo, thế thì nó đẹp. Trí tuệ nên là một bộ phận của toàn bộ con người, thế thì nó đẹp. Trí tuệ cũng đẹp. Tôi vẫn sử dụng trí tuệ hằng ngày. Ngay bây giờ tôi đang làm gì ở đây? Trí tuệ có ý nghĩa tới mức ngay cả khi bạn phải nói về điều gì đó không thuộc về trí tuệ, bạn vẫn phải dùng trí tuệ. Ngay cả nói về Đạo, bạn phải nhờ tới sự giúp đỡ của trí tuệ, bạn phải dựa vào trí tuệ. Làm sao Đạo có thể chống lại trí tuệ, chống lại lí trí được? Điều duy nhất mà Đạo muốn bạn hiểu là cuộc sống vốn dĩ nhiều hơn lí trí, bao la hơn lí trí. Lí trí bao phủ một không gian nhỏ, nhưng cái đó không phải là ranh giới của cái toàn thể.
Lão Tử thì to lớn và Khổng Tử có thể hàm chứa trong ông ấy, nhưng Khổng Tử lại rất nhỏ hẹp và Lão Tử không thể hàm chứa trong ông ta. Lão Tử là Đạo. Khổng Tử là Torah. Torah là một từ Do Thái, nhưng tôi thích nó vì nó rất phù hợp để so sánh với Đạo. Đạo nghĩa là yêu, Torah nghĩa là luật. Trong từ tarot là từ torah. Tarot bắt nguồn từ hai từ: torah rota; nó có nghĩa là bánh xe của luật, bánh xe quay của luật. Torah nghĩa là luật. Luật nhất định phải cứng nhắc và luật nhất định phải hạn hẹp. Luật cần được định nghĩa hoàn hảo; nếu không được định nghĩa, nó sẽ chẳng có công dụng gì. Luật phải có những định nghĩa, những ranh giới rõ ràng, chỉ thế thì nó mới có thể có công dụng.
Đó là nơi mà Jesus đã đi vào lịch sử của người Do Thái: ngài đem Đạo vào trong thế giới của Torah. Lẽ tự nhiên ngài bị đóng đinh - điều đó vô cùng tự nhiên, bởi lẽ Torah không thể dung thứ cho Đạo. Luật và tâm trí hướng về luật không thể cho phép tình yêu được, bởi lẽ khi tình yêu tới thì mọi luật lệ đều tiêu tan. Tình yêu bao la là thế, mênh mông là thế và nó đến trong thế giới hạn hẹp của luật và luật bị phá vỡ. Người Do Thái không thể cho phép Jesus bởi lẽ ngài đã mang đến một bầu không khí ngoại lai, thứ chưa hề là một phần của tâm trí Do Thái.
Jesus thì không thể định nghĩa được; Moses thì có thể định nghĩa một cách hoàn hảo. Moses sẽ dễ dàng đồng ý với Khổng Tử, sẽ không đồng ý với Lão Tử. Mười điều răn là nền tảng của tâm trí tuân thủ giới luật, và tất nhiên tâm trí tuân thủ luật luôn có thể tìm ra những cách thức, phương tiện và lỗ hổng trong luật.
Có chuyện một phụ nữ đã có chồng yêu một chàng trai trẻ và chàng trai này muốn làm tình với cô ấy. Nhưng cô ấy nói: “Điều này không đúng”. Cô ấy là người Do Thái và cô ấy bảo: “Điều này trái luật. Và chúng ta sẽ phạm vào điều răn”.
Rồi chàng trai trẻ đáp: “Thế thì sao nào? Vẫn còn chín điều nữa cơ mà!”.
Luật thì hạn hẹp, và hạn hẹp tới mức người ta phải tìm ra những lỗ hổng, bằng không cuộc sống sẽ trở nên bất khả. Luật không cho phép bạn sống; nó khiến cuộc sống chật hẹp tới mức bạn phải tìm những cách thức và những phương tiện... Và thế thì luật sư tới. Ông ta giúp bạn, ông ta giúp bạn phá luật mà vẫn còn trong phạm vi của luật - đó là toàn bộ công việc của ông ta.
Tôi có nghe...
Một tu sĩ nói với một chàng trai trẻ: “Hãy nghe chuyện này. Có hai anh em. Một người rất tuân thủ luật pháp và trở thành luật sư còn người kia rất bất trị và trở thành tội phạm. Người trở thành tội phạm bây giờ đang ngồi tù chung thân. Anh nói gì về điều đó?”.
Và chàng trai trẻ đáp: “Tôi chỉ có thể nói một điều: một người đã bị bắt và người kia chưa bị bắt”.
Cả luật sư lẫn tội phạm đều là sản phẩm phụ của luật, Torah. Tôi không chống lại Torah bởi lẽ nhân loại bao la như thế phải tồn tại chứ; Torah là cần thiết, luật là cần thiết. Bạn phải đi bên phải đường. Nếu mọi người cứ đi bất cứ chỗ nào họ muốn - như người Ấn Độ vẫn làm - thế thì sẽ rất khó, sẽ rất nguy hiểm. Người ta phải tuân thủ luật.
Nhưng luật không phải là cuộc sống. Người ta nên nhớ rằng luật phải được sử dụng, phải được tuân theo, mà người ta vẫn phải sẵn sàng cho Đạo, cho thế giới bên kia. Đạo nên là đích đến và Torah chỉ nên trở thành một phương tiện. Và Torah không nên tuyên bố: “Ta là cái toàn thể”. Một khi Torah tuyên bố: “Ta là cái toàn thể” thì cuộc sống trở nên vô nghĩa. Một khi logic tuyên bố: “Ta là cái toàn thể” thì cuộc sống trở nên vô nghĩa. Một khi ai đó nói: “Cuộc sống không là gì ngoài khoa học”, thế thì nó là sự quy giản và mọi thứ đều được quy giản thành mẫu số bé nhất. Thế thì tình yêu chẳng là gì ngoài hóa chất - một loại hoóc-môn. Thế thì mọi thứ đều có thể quy giản về cái thấp nhất, thế thì hoa sen chẳng là gì ngoài bùn.
Người ta nên nhớ rằng luật phải được sử dụng, phải được tuân theo, mà người ta vẫn phải sẵn sàng cho Đạo, cho thế giới bên kia. Đạo nên là đích đến và Torah chỉ nên trở thành một phương tiện.
Người ta nên sẵn sàng cho Đạo; theo Torah, người ta vẫn nên cởi mở với Đạo. Thật ra, Torah chỉ đúng nếu nó dẫn bạn theo hướng của Đạo. Luật thật sự đúng nếu nó hướng bạn tới tình yêu. Nếu nó đi ngược lại tình yêu, thế thì luật đó không hợp thức.
Chẳng hạn, luật nói rằng bạn chỉ được làm tình với vợ bạn. Tốt, nếu bạn yêu vợ, thế thì luật đi cùng tình yêu. Nhưng nếu bạn không yêu vợ, thế thì làm tình với cô ấy là vô đạo đức: thế thì luật đi ngược lại tình yêu. Nếu bạn làm tình với người đàn bà mà bạn không cưới, nó là tình yêu chứ không là luật. Và nếu bạn có thể xoay xở để lấy người đàn bà đó, nó cũng trở thành luật - nhưng nó không chống lại tình yêu. Một người khôn ngoan sẽ thấy rằng cuộc sống của người đó luôn dùng luật vì yêu. Torah là bàn đạp để đi tới Đạo.
Có sự khác biệt giữa kỉ luật bên trong và tình yêu không?
Không có khác biệt. Với kỉ luật bên trong, tình yêu nảy sinh một cách tự nhiên. Nhưng có khác biệt lớn giữa kỉ luật bên ngoài và tình yêu - không chỉ khác biệt, mà còn đối kháng. Nếu bạn áp đặt kỉ luật bên ngoài lên bản thân bạn, nó sẽ giết chết phẩm chất tình yêu của bạn. Nó sẽ giết chết nhạy cảm yêu của bạn, nó sẽ khiến bạn đờ đẫn. Bạn sẽ mất sự nhạy cảm tinh tế bởi lẽ bất cứ kỉ luật nào áp đặt từ bên ngoài đều chống lại sự nhạy cảm của bạn, và tình yêu là tích lũy của mọi sự nhạy cảm.
Khi bạn yêu một người phụ nữ, bạn yêu với cả năm giác quan. Bạn có thể không nhận biết bởi vì người đàn ông đã trở nên xa lạ với những giác quan của mình tới mức anh ta không nhận biết; tuy nhiên, quan sát con vật hãy còn bám rễ trong bản thể của chúng mà xem - dù vô ý thức thế nào, nhưng vẫn bám rễ trong bản thể của chúng. Vấn đề không chỉ là nhìn người phụ nữ đẹp, bạn nên cảm nhận mùi nữa. Đôi khi có chuyện là khuôn mặt đẹp và hấp dẫn bạn, nhưng mùi lại không hấp dẫn. Thế thì, nếu bạn cưới người phụ nữ ấy, bạn sẽ gặp rắc rối. Giác quan này của bạn sẽ thường xuyên li dị còn giác quan khác của bạn lại thường xuyên gắn kết trong hôn nhân, và sẽ có xung đột.
Tình yêu thật sự chỉ xảy ra khi năm giác quan của bạn hài hòa như một dàn nhạc. Thế thì có một loại vĩnh hằng cho tình yêu của bạn. Thế thì nó không trần tục, thế thì nó không thoáng qua. Khi bạn yêu người phụ nữ, bạn yêu thanh âm của nàng, bạn yêu sự tiếp xúc với nàng, bạn yêu mùi của nàng, bạn yêu dáng nàng đi, bạn yêu cách nàng nhìn bạn, bạn yêu toàn bộ con người nàng. Và sự toàn bộ này chỉ có thể được thoáng hiện qua mọi giác quan.
Nếu bạn áp đặt bất cứ kỉ luật nào từ bên ngoài, nó sẽ giết chết tình yêu của bạn, bởi lẽ mọi kỉ luật từ bên ngoài nhất định khiến bạn đờ đẫn.
Nếu bạn áp đặt bất cứ kỉ luật nào từ bên ngoài, nó sẽ giết chết tình yêu của bạn, bởi lẽ mọi kỉ luật từ bên ngoài nhất định khiến bạn đờ đẫn. Đó là ý nghĩa của kỉ luật bên ngoài. Đó là điều Mahatma Gandhi vẫn nói. Đó là điều Adolf Hitler đã làm - áp đặt kỉ luật từ bên ngoài lên toàn dân tộc, và áp đặt nó hoàn hảo tới mức người ta bắt đầu làm những điều mà thậm chí họ có thể chưa từng mơ tới. Song kỉ luật đó đã khiến họ đờ đẫn hoàn toàn, họ không còn nhạy cảm nữa. Hàng triệu người Do Thái đã bị thiêu và những người chịu trách nhiệm thực hiện việc thiêu hàng triệu người Do Thái ấy đã thản nhiên đứng đó. Chuyện gì đã xảy ra? Cảm xúc của họ đã bị đờ đẫn. Một lớp vô tri giác khủng khiếp đã đè nặng lên bản thể họ.
Có một vị giáo sư trở thành người lính mà ông ta lại là con người của trí tuệ lớn lao. Thế nên, khi ông ta được lệnh “Bên phải quay!” ông ta cứ đứng yên một chỗ. Và thế rồi vị tướng hỏi: “Sao anh cứ đứng yên khi tôi bảo ‘bên phải quay’ và mọi người đã quay rồi?”.
Giáo sư đáp: “Sớm muộn gì ông cũng sẽ nói ‘bên trái quay’, thế nên phỏng có ích gì? Họ sẽ lại trở về tư thế cũ, mà việc này sẽ tiếp diễn trong ba, bốn giờ nên sao phải bận tâm?”.
Sao cứ phải liên tục “bên trái quay, bên phải quay”? Có mánh khóe trong đó: nó là quy ước; bạn không được phép nghĩ. “Bên trái quay” nghĩa là “bên trái quay” - bạn phải thực hiện điều đó. Cứ thực hiện điều gì đó, tuân theo điều gì đó, dần dần bạn đánh mất trí khôn của bạn. Thế thì bạn không nghĩ nữa, thế thì một ngày nào đó bạn được lệnh giết kẻ thù và bạn giết. Nó cũng giống như “bên phải quay, bên trái quay”. Bạn không nghĩ nữa, bạn chẳng cân nhắc gì về sự kiện “Người ấy đã làm gì mình? Tại sao mình phải giết người ấy?” Cái “tại sao” không bao giờ nảy sinh - đơn giản bạn thực hiện nó. Bạn trở thành người máy, một thứ máy móc; bạn không còn là người.
Ở Ấn Độ, người Sikhs, người Punjabis(1) là những quân nhân tốt nhất, những người lính tốt nhất, lẽ tự nhiên cả nước nghĩ rằng họ là những kẻ ngu xuẩn nhất. Hai điều này đi cùng nhau. Nếu một giống nòi rất hoàn hảo trong chừng mực liên quan tới chiến tranh, thế thì giống nòi ấy phải kém thông minh nhất. Điều đó nhất định xảy ra - cả hai điều này không thể đi cùng nhau. Người thông minh sẽ phải nghĩ trước khi hành động. Người lính phải hành động trước khi nghĩ. Đó là toàn bộ quá trình: người đó phải hành động trước khi nghĩ. Và thế thì phỏng có ích gì mà nghĩ khi bạn đã hành động rồi? Thế thì không có nhu cầu.
(1) Người Sikhs, người Punjabis là hai nhóm sắc tộc ở vùng Punjab, nằm giữa miền đông Pakistan và miền bắc Ấn Độ.
Bất cứ kỉ luật bên ngoài nào, dù của người lính hay của vị thánh, đều giết chết cảm xúc của bạn, giết chết sự tinh tế, sự nhạy cảm của bạn. Lẽ tự nhiên nó giết chết tình yêu của bạn, bởi vì tình yêu chẳng là gì ngoài sự hài hòa của mọi giác quan và trí thông minh của bạn. Nhưng kỉ luật bên trong không mâu thuẫn với tình yêu. Với kỉ luật bên trong, tình yêu nảy sinh. Nhưng một lần nữa nên nhớ: tình yêu nảy sinh với kỉ luật bên trong sẽ không phải là tình yêu mà bạn từng biết cho tới nay. Tình yêu đó của bạn là tất cả những gì khác hẳn với tình yêu.
Hãy nghe câu chuyện sau:
Chiếc limo đỗ xịch trước cửa nhà thương điên và một quý ông dáng vẻ quý phái bước ra. “Đây có phải dưỡng trí viện cho người điên không?”, - ông ta hỏi người gác cổng.
“Phải, thưa ngài”, - người gác cổng đáp.
“Họ có nhận bệnh theo khuyến cáo của chính người bệnh không?”
“Làm sao tôi biết được? Mà sao vậy?”, - người gác cổng nói.
“Thế này, ông thấy đấy, tôi mới nhận được một gói những bức thư tình cũ của tôi và... và tôi cảm thấy tôi bị điên.”
Cứ nhìn vào những bức thư tình cũ của bạn và bạn cũng sẽ cảm thấy muốn vào nhà thương điên - theo khuyến cáo của chính bạn. Bất cứ điều gì bạn gọi là tình yêu đều là cơn điên, cơn sốt, một kiểu loạn thần kinh; đó không phải tình yêu. Làm sao bạn có thể yêu được? Tình yêu chỉ xảy ra như cái bóng của thiền. Khi bạn trở nên thật tỉnh táo, một phẩm chất mới nảy sinh - đó là tình yêu.
Tình yêu chỉ xảy ra như cái bóng của thiền. Khi bạn trở nên thật tỉnh táo, một phẩm chất mới nảy sinh - đó là tình yêu.
Ngay giờ đây, thứ bạn gọi là tình yêu chỉ là ghen tuông, tranh giành, sở hữu, giận dữ, căm thù. Có thể bạn chán ngán bản thân bạn, bạn không thể ở với bản thân bạn, thế nên bạn cần ai đó; và bạn gọi đó là tình yêu. Bạn bám víu ai đó, bạn chi phối ai đó, bạn cố thao túng ai đó. Nó là chính trị chứ không phải tình yêu, nó là tham vọng chi phối chứ không phải tình yêu. Và lẽ tự nhiên nó dẫn bạn tới địa ngục, lẽ tự nhiên nó khiến bạn càng ngày càng khốn khổ hơn.
Tình yêu của bạn đã làm gì bạn? Toàn mơ và mơ và mơ thôi. Và mơ thì chỉ là khi bạn nhìn vào tình yêu của bạn ở đâu đó trong tương lai, thế thì nó là mơ. Khi bạn nhìn lại vào tình yêu đã từng xảy ra, thế thì nó là ác mộng. Mọi giấc mơ đều chứa yếu tố ác mộng bên trong. Không, đấy không phải là tình yêu, bằng không cả thế gian đều hạnh phúc. Biết bao người yêu thương, mọi người đều yêu... người mẹ yêu, người cha yêu, người con, người chị, người anh, người vợ, người chồng, bạn bè, tu sĩ, chính khách, mọi người đều yêu mọi người, tình yêu phải nhiều đến thế... Nhưng hãy nhìn vào mắt mọi người xem - toàn là đau khổ và không có gì khác. Thế thì điều gì đó đã lệch lạc, điều gì khác nữa đã mang danh tình yêu. Nó không phải tình yêu. Trên bình chứa ghi là “tình yêu”, nhưng nhìn vào nội dung bên trong: ghen tuông, sở hữu, giận dữ, căm thù, chi phối, toàn những thứ xấu ở đó.
Tôi không nói tới loại tình yêu ấy. Khi bạn đi vào bên trong bản thể của bạn, một thứ năng lượng hoàn toàn mới nảy sinh. Bạn có nhiều năng lượng tới mức bạn muốn chia sẻ nó, thế thì tình yêu là chia sẻ. Thế thì bạn không cần tình yêu, thế thì bạn không cần ai đó yêu bạn. Lần đầu tiên bạn đã sở hữu kho báu tình yêu của bạn; và nảy sinh nhu cầu mới là chia sẻ nó, trao cho bất cứ ai cần nó. Chia sẻ nó và cho nó đi. Khi tình yêu là nhu cầu và bạn muốn ai đó yêu bạn, nó sẽ sinh ra đau khổ. Nó là tình yêu của kẻ ăn xin, và kẻ ăn xin thì không thể hạnh phúc được. Khi tình yêu được nhận biết - và đó là khả năng duy nhất khi bạn đi vào bên trong và đến chốn linh thiêng cốt lõi nhất của bản thể bạn. Khi bạn đã nhận biết bể tình ở đó, thế thì nảy sinh nhu cầu mới để chia sẻ nó, để trao cho bất cứ ai cần nó. Cho nó đi, và bạn cảm thấy biết ơn là ai đó đã nhận nó. Thế thì có hạnh phúc, thế thì yêu là cõi trời.
Khi bạn đi vào bên trong bản thể của bạn, một thứ năng lượng hoàn toàn mới nảy sinh. Bạn có nhiều năng lượng tới mức bạn muốn chia sẻ nó, thế thì tình yêu là chia sẻ.
Nhưng thế thì nhu cầu đã có bước ngoặt căn bản: bây giờ bạn cần cho. Ngay giờ đây, bạn cần ai đó cho bạn - bạn là kẻ ăn xin. Thế thì, bạn trở thành hoàng đế. Kỉ luật bên trong khiến bạn trở thành hoàng đế.
Liệu người ta có thể vừa tin vào Đạo, không can thiệp vào cuộc sống của người khác, lại vừa chấp nhận hiện tại, và về mặt nghề nghiệp vẫn là nhà trị liệu tâm lí được không? Phương cách của Đạo trong việc thực hiện trị liệu là gì hoặc ra sao?
Nó có ý nghĩa vô cùng.
Điều thứ nhất: “Liệu người ta có thể tin vào Đạo...?”. Đạo không phụ thuộc vào sự tin tưởng. Bạn không thể tin vào nó được. Đạo không biết tới hệ thống tin tưởng. Nó không nói “hãy tin”. Đó là điều những tôn giáo khác làm. Đạo là vứt bỏ mọi hệ thống tin tưởng. Thế thì nảy sinh một loại niềm tin mới - niềm tin vào cuộc sống. Tin tưởng nghĩa là tin vào những quan niệm. Những quan niệm về cuộc sống. Niềm tin không liên quan tới những quan niệm. Niềm tin là ngay lập tức, trực tiếp, trong cuộc sống; nó không phải về cuộc sống. Tin tưởng là xa rời cuộc sống. Tin tưởng càng nhiều, rào cản càng lớn. Đạo không phải là tin, cũng không phải là không tin mà là vứt bỏ mọi cái tin và cái không tin. Khi bạn vứt bỏ mọi cái tin và cái không tin và bạn ngay lập tức trong sự tiếp xúc với cuộc sống, niềm tin nảy sinh, cái “có” lớn lao nảy sinh trong bản thể bạn. Cái “có” đó chuyển hóa, chuyển hóa trọn vẹn.
Thế nên điều đầu tiên bạn hỏi: “Liệu người ta có thể tin vào Đạo...?”. Không, nó không phải là sự tin tưởng. Đừng tiếp cận thông qua cánh cửa của sự tin tưởng, bằng không bạn sẽ đi vào triết lí, vào tôn giáo, vào giáo hội, vào giáo điều, nhưng bạn sẽ chẳng bao giờ đi vào cuộc sống. Cuộc sống đơn giản hiện hữu. Nó không phải là học thuyết được ai đó thuyết giảng. Cuộc sống đơn giản hiện hữu ở đó xung quanh bạn, bên trong và bên ngoài. Một khi bạn không nhìn qua những ngôn từ, những quan niệm, việc nói thành lời, nó hiển lộ cho bạn - mọi thứ trở nên rõ ràng như pha lê, trong suốt. Trong sự trong suốt đó bạn không tách rời khỏi nó; làm thế nào bạn có thể tin nó hay không tin nó? Bạn là nó. Đó là phương cách của Đạo: trở thành Đạo.
Cuộc sống đơn giản hiện hữu ở đó xung quanh bạn, bên trong và bên ngoài. Một khi bạn không nhìn qua những ngôn từ, những quan niệm, việc nói thành lời, nó hiển lộ cho bạn - mọi thứ trở nên rõ ràng như pha lê, trong suốt. Trong sự trong suốt đó bạn không tách rời khỏi nó; làm thế nào bạn có thể tin nó hay không tin nó? Bạn là nó.
Điều thứ hai: “Liệu người ta có thể tin vào Đạo, không can thiệp vào cuộc sống của người khác...?”. Một khi bạn đã dừng việc can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, bạn đã dừng can thiệp vào cuộc sống của người khác. Nếu bạn tiếp tục can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, nhất định bạn sẽ can thiệp vào cuộc sống của người khác. Đó chỉ là phản xạ, đó chỉ là cái bóng. Chấm dứt can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, thế thì đột nhiên mọi can thiệp biến mất bởi lẽ điều đó là ngớ ngẩn. Cuộc sống đã đi tới nơi nó cần đi rồi, sao lại phải can thiệp?
Sông đã chảy tới đại dương, sao lại phải can thiệp? Sao lại phải hướng nó đi? Nếu bạn bắt đầu hướng dòng sông đi, bạn giết nó - nó trở thành con kênh. Thế thì nó không còn là sông nữa, thế thì cuộc sống biến mất, thế thì nó là tù nhân. Thế thì bạn có thể ép buộc nó đi tới bất cứ chỗ nào bạn muốn nó đi, tuy nhiên sẽ không có bài ca, không có vũ điệu; nó sẽ mang theo xác chết. Con sông thì sống, con kênh thì chết. Kênh chỉ là sông dưới cái tên thôi. Nó không phải là sông, bởi lẽ là con sông nghĩa là tự do, là chảy, là tìm kiếm, là đi theo bản chất tự nhiên của riêng nó. Không bị định hướng, không bị kéo và đẩy, không bị điều khiển chính là phẩm chất của việc là sông. Một khi bạn đã hiểu rằng bạn trưởng thành khi bạn không can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, khi bạn hiểu rằng bạn trưởng thành khi không ai can thiệp vào cuộc sống của bạn, làm sao bạn có thể can thiệp vào cuộc sống của bất cứ ai khác?
Song nếu bạn can thiệp vào cuộc sống riêng của bạn, nếu bạn có ý tưởng là nó phải như thế, thì ý tưởng đó đưa tới sự can thiệp. Cái “phải” ấy là sự can thiệp. Nếu bạn có ý tưởng nào đó là bạn phải giống như Jesus, giống như Phật, hay giống như Lão Tử, rằng bạn phải là người đàn ông hoàn hảo hay người đàn bà hoàn hảo, rằng bạn phải thế này thế nọ - thế thì bạn sẽ can thiệp. Bạn có bản đồ, bạn có phương hướng, bạn có tương lai cố định. Tương lai của bạn đã chết, bạn đã chuyển hóa tương lai của bạn thành quá khứ; nó không còn là hiện tượng mới nữa; bạn đã chuyển hóa nó thành vật chết. Bạn sẽ mang theo xác chết, bạn sẽ can thiệp vào mọi thứ, bởi lẽ bạn sẽ cảm thấy bạn đang lạc lối bất cứ lúc nào - và tôi ngụ ý lạc lối ở đây là lạc khỏi lí tưởng... Chưa có ai từng lạc lối, không ai có thể đi lạc lối. Không thể phạm sai lầm. Để tôi nhắc lại điều đó: Không thể lạc lối được bởi lẽ bất cứ chỗ nào bạn đi đều là Thượng đế, và bất cứ cái gì bạn làm cũng đều lên đến cực điểm trong tính thiêng liêng. Mọi hành động đều được chuyển hóa một cách tự nhiên thành cái tốt tối thượng và cái xấu, mọi hành động. Tội nhân và thánh nhân, tất cả đều đạt tới Thượng đế.
Không thể lạc lối được bởi lẽ bất cứ chỗ nào bạn đi đều là Thượng đế, và bất cứ cái gì bạn làm cũng đều lên đến cực điểm trong tính thiêng liêng.
Thượng đế không phải là thứ gì đó mà bạn có thể tránh né, nhưng nếu bạn có lí tưởng nào đó bạn có thể trì hoãn. Bạn không thể né tránh nó: sớm muộn gì thì Thượng đế cũng nắm lấy quyền sở hữu của bạn. Nhưng bạn có thể trì hoãn. Bạn có thể trì hoãn vô hạn - đó là tự do của bạn. Có lí tưởng nghĩa là bạn chống lại tự nhiên.
Gurdjieff từng nói rằng mọi tôn giáo đều chống lại Thượng đế, và ông có ý gì đó; ông có sự sáng suốt vĩ đại trong đó. Mọi tôn giáo đều chống lại Thượng đế bởi lẽ mọi tôn giáo đều ban phát những ý thức hệ, những lí tưởng. Không cần lí tưởng nào, không cần ý thức hệ nào. Người ta nên sống một cuộc sống đơn giản, bình thường; người ta nên cho phép Thượng đế làm bất cứ điều gì ngài muốn. Nếu ngài muốn bạn hiện hữu cách này, tốt. Nếu ngài muốn bạn hiện hữu cách kia, cũng tốt. Để cho vương quốc của ngài tới, để cho ý chí của ngài được thực hiện - đó là thái độ của Đạo. Thế thì không có can thiệp. Khi không có lí tưởng thì không có can thiệp. Và một khi bạn tận hưởng tự do, mà tự do ấy tới khi bạn không có bất cứ lí tưởng nào, làm sao bạn có thể can thiệp vào cuộc sống của bất cứ ai được?
Bạn can thiệp vào cuộc sống của con cái bạn, bạn can thiệp vào cuộc sống của vợ bạn, chồng bạn, anh bạn, bạn của bạn, người yêu của bạn. Bạn có thể chỉ can thiệp bởi lẽ bạn nghĩ rằng bằng cách can thiệp bạn đang giúp họ. Bạn đang làm họ què quặt! Sự can thiệp của bạn tựa như điều Thiền giả nói - họ có cách diễn đạt đúng - họ gọi nó là “đi giày cho rắn”. Bạn đang giúp, bạn có thể hết sức nỗ lực, đang làm những điều lớn lao - đi giày cho rắn mà cứ tưởng: “Làm sao rắn bước đi được nếu thiếu giày? Có thể có khó khăn và những con đường thì gập ghềnh lại còn gai góc nữa. Cuộc sống đầy gai góc, thế nên hãy giúp rắn - hãy đi giày cho rắn”. Bạn sẽ giết chết rắn!
Một khi bạn dừng việc cải thiện bản thân mình, một khi bạn chấp nhận bản thân bạn như nó vốn thế một cách vô điều kiện, không miễn cưỡng, không phàn nàn; một khi bạn bắt đầu yêu bản thân mình như nó vốn thế, mọi can thiệp biến mất.
Mọi nỗ lực để cải thiện người khác đều tựa như điều đó, song nó là hệ quả tự nhiên: nếu bạn cố cải thiện bản thân bạn, bạn sẽ cố cải thiện người khác. Căn bệnh của riêng bạn tiếp tục lây sang người khác. Một khi bạn dừng việc cải thiện bản thân mình, một khi bạn chấp nhận bản thân bạn như nó vốn thế một cách vô điều kiện, không miễn cưỡng, không phàn nàn; một khi bạn bắt đầu yêu bản thân mình như nó vốn thế, mọi can thiệp biến mất.
Điều thứ ba: Chấp nhận hiện tại, về mặt nghề nghiệp người ta vẫn là nhà trị liệu tâm lí được không? Anh ta sẽ là nhà trị liệu nhưng theo một nghĩa khác hoàn toàn - không theo nghĩa của Freud - anh ta sẽ là nhà trị liệu đúng nghĩa thật sự. Và đúng nghĩa thật sự của “nhà trị liệu” là gì? Anh ta sẽ cho phép sự tự do; đơn giản anh ta sẽ là sự hiện diện, là ánh sáng, là niềm vui. Anh ta sẽ không làm bệnh nhân thay đổi, mặc dầu bệnh nhân sẽ bị thay đổi. Anh ta sẽ không nỗ lực để làm bệnh nhân khỏe. Anh ta sẽ không nỗ lực để làm bệnh nhân bình thường. Anh ta sẽ không nỗ lực để giúp bệnh nhân được điều chỉnh theo cái xã hội thần kinh này. Anh ta sẽ chẳng cố làm điều gì. Đơn giản anh ta là sự hiện diện, là chất xúc tác. Anh ta sẽ yêu thương. Anh ta sẽ chia sẻ năng lượng của mình với bệnh nhân, anh ta sẽ tưới năng lượng của mình lên bệnh nhân. Nên nhớ, tình thương là trị liệu thật sự; mọi thứ khác là thứ yếu.
Thật ra, có nhiều bệnh nhân tâm thần trên thế gian bởi lẽ họ đã không được thương yêu, chẳng ai thương yêu họ - đó là lí do vì sao họ đã lên cơn. Họ đã mất tiếp xúc với trung tâm của họ, bởi lẽ chỉ trong tình yêu mà người ta mới được định tâm. Bệnh tật của họ không phải là vấn đề thật sự; vấn đề thật sự là sâu thẳm bên trong họ chưa bao giờ được yêu, là họ chưa bao giờ biết được chốn thương yêu. Cho nên Đạo nhân trị liệu đơn giản sẽ ban phát tình yêu, sự thông cảm, tầm nhìn của ông ấy. Ông ấy sẽ chia sẻ năng lượng của ông ấy và bằng mọi cách sẽ không can thiệp.
Và việc chữa lành sẽ xảy ra. Việc chữa lành sẽ xảy ra, không phải bằng nỗ lực của nhà trị liệu mà bằng sự không nỗ lực của ông ta, bằng sự bất hoạt của ông ta, bằng tính thụ động vô cùng của ông ta. Bạn có quan sát điều xảy ra không? Đôi khi bạn đau ốm và bạn gọi bác sĩ, rồi bác sĩ tới; đột nhiên chỉ mỗi việc ông ấy bước vào trong phòng là bạn thấy không còn bệnh như trước nữa. Ông ấy không cho bạn thuốc men gì, chỉ mỗi sự hiện diện của ông ấy, sự chăm sóc của ông ấy, tình thương của ông ấy. Ông ấy chỉ đặt tay lên đầu bạn, bắt mạch bạn, và đột nhiên bạn cảm thấy có sự thay đổi. Và ông ấy chẳng làm gì cả, không cho thuốc men gì, thậm chí ông ấy còn không chẩn đoán. Thậm chí trước khi chẩn đoán, nếu bác sĩ là người có tình thương, thì năm mươi phần trăm bệnh tật đã biến mất. Và với năm mươi phần trăm còn lại, ông ấy phải làm điều gì đó bởi lẽ ông ấy cũng không biết rằng người ta không thể chữa lành được cho bất kì ai. Bao giờ cũng là tự nhiên chữa lành. Con người chỉ có thể trở thành lối chuyển cho năng lượng chữa lành - đó là lí do vì sao việc chữa lành có tác dụng. Chỉ ba, bốn người - những người có tình thương - ngồi quanh cầm tay bệnh nhân, hát bài ca, cầu kinh, và đột nhiên bệnh nhân cảm thấy cơn bột phát dữ dội, biến chuyển xảy ra. Điều gì xảy ra? Bốn người ấy, đầy yêu thương, đã trở thành phương tiện của Đạo.
Bao giờ cũng là tự nhiên chữa lành. Con người chỉ có thể trở thành lối chuyển cho năng lượng chữa lành - đó là lí do vì sao việc chữa lành có tác dụng.
Ai đó có thể là nhà trị liệu. Đạo không chống lại trị liệu, nhưng trị liệu sẽ có phẩm chất khác. Nó sẽ là vô vi; nó sẽ là hoạt động trong bất hoạt, nó sẽ âm nhu. Nó sẽ không hùng hổ, nó sẽ không ép buộc bệnh nhân phải
Đạo không chống lại trị liệu, nhưng trị liệu sẽ có phẩm chất khác. Nó sẽ là vô vi; nó sẽ là hoạt động trong bất hoạt, nó sẽ âm nhu. được chữa lành; đơn giản nó sẽ thuyết phục. Đơn giản nó sẽ dụ dỗ bệnh nhân mạnh khỏe, chỉ thế thôi. Sẽ có cám dỗ hết sức. Nhà trị liệu được định tâm, được tiếp đất, đang tuôn chảy; sự hiện diện của người đó, ánh sáng của người đó, tình yêu của người đó, sẽ giúp cho năng lượng của bệnh nhân dâng lên, nổi lên bề mặt trong bản thể anh ta. Nó luôn có đó - chỉ là anh ta đã mất tiếp xúc.
Trong Thiền viện người ta chữa trị cho người điên. Họ không làm gì cả. Họ chăm sóc. Khi họ cầu nguyện, người điên tới ngồi bên, và họ không cầu nguyện cho người điên chút nào, đó không phải mối quan tâm của họ. Họ cầu nguyện như thường lệ, họ tụng kinh như thường lệ, và người điên ngồi đó. Một trăm vị sư tụng kinh, và bài tụng thật hay, rồi rung động, rồi bầu không khí, rồi sự im lặng của trại Thiền, rồi cây cỏ, rồi vườn đá, rồi toàn bộ bầu không khí của nó... và đơn giản bệnh nhân ngồi đó. Thật ra thậm chí họ không gọi anh ta là bệnh nhân, bởi lẽ gọi một bệnh nhân bằng từ “bệnh nhân” là đóng đinh ý tưởng này vào tâm trí anh ta, rằng anh ta bị bệnh. Nó là sự gợi ý; điều đó rất nguy hiểm. Họ không gọi anh ta là bệnh nhân - mà là người cần thiền hành, người cần sự thanh thản, nhưng không phải là bệnh nhân. Không phải anh ta bị bệnh, không phải có gì đó đã lệch lạc khiến anh ta bị “chập mạch”, không phải.
Chính ý tưởng rằng ai đó là người điên làm cho anh ta mặc định “Ta là người điên”, và anh ta cứ lặp lại điều đó và anh ta cố hết sức để không là người điên. Và có một định luật chắc chắn, được các nhà thôi miên khám phá ra, họ gọi nó là “định luật hiệu ứng ngược”. Nếu bạn quá sức cố gắng để không thành người điên, bạn sẽ trở thành điên. Bạn có thể thử và thấy. Thử cố không là người điên trong bảy ngày xem - cứ liên tục ý thức “không là người điên”. Hãy quan sát mọi hành động bạn làm - rồi trong vòng bảy ngày, bạn sẽ phát điên! Sự lặp lại liên tục sẽ tạo ra hiệu ứng ngược. Trong Thiền viện điều người ta nghĩ cho một người cụ thể là anh ta cần thanh thản, là anh ta thái quá trong thế gian, rồi đã trở nên quá căng thẳng, là anh ta quá mệt mỏi, chỉ vậy thôi. Đừng phán xét trong chuyện đó, chỉ tỏ lòng trắc ẩn. Anh ta không vào bệnh viện, mà anh ta được gửi tới Thiền viện.
Thời xưa đền chùa thường được dùng làm nơi trị liệu. Đền chùa đúng là nơi để trị liệu, bởi ý tưởng cốt lõi là khác hẳn. Bạn không phải là bệnh nhân, bạn không phải nhập viện, bạn không nằm trên băng ghế của bác sĩ tâm thần; bạn vào đền chùa. Bạn vào đền chùa để làm mới lại tiếp xúc của bạn với hiện hữu. Làm mới lại tiếp xúc của bạn với hiện hữu bởi hiện hữu là cội nguồn của chữa lành, của sức khỏe và tính toàn thể.
Phải, người ta có thể là nhà trị liệu tâm lí. Thật ra, chỉ Đạo nhân mới có thể là nhà trị liệu tâm lí đích thực. Nhưng ông ta sẽ không phải là người làm. Ông ta sẽ chỉ là phương tiện, là trung gian.
Những bài nói của thầy về Đạo giáo nguy hiểm ở chỗ là có nhiều người lười biếng, vô trách nhiệm quanh đây, những người hợp lí hóa thói quen xấu của họ bằng việc tuyên bố là Đạo nhân bất hoạt. Xin làm rõ sự khác biệt giữa Đạo nhân và kẻ lười biếng trốn chạy.
Điều đầu tiên, có hai sự nguy hiểm mà tôi đã nói tới: một là về bản ngã, hai là về tính lờ phờ, lười biếng. Và nên nhớ, nếu bạn phải rơi vào bất kì cái bẫy nào, cái bẫy lười biếng còn tốt hơn cái bẫy bản ngã. Cái bẫy bản ngã nguy hiểm hơn, bởi lẽ người lười chẳng bao giờ làm gì sai - người lười chẳng thể làm được gì. Anh ta sẽ không bao giờ làm điều tốt, được rồi, nhưng anh ta cũng sẽ không bao giờ làm điều xấu. Anh ta sẽ chẳng bận tâm giết bất cứ ai, hành hạ bất cứ ai, dựng ra trại tập trung, gây chiến tranh - anh ta sẽ chẳng bận tâm. Anh ta nói: “Tại sao?. Khi nào người ta có thể nghỉ ngơi, tại sao?”. Lẽ tự nhiên người lười không phải là mối nguy hiểm. Điều duy nhất anh ta có thể bỏ lỡ là sự trưởng thành về tâm linh của chính mình, song anh ta sẽ không can thiệp vào sự trưởng thành của bất cứ ai khác; anh ta sẽ không quấy nhiễu. Anh ta sẽ không là người làm điều tốt, mà những người làm điều tốt - đấy là những kẻ tai hại vĩ đại nhất trên thế gian. Người lười hầu như vắng bóng. Anh ta có thể làm được gì? Bạn đã từng nghe nói về bất cứ người lười nào làm điều gì sai chưa?
Không, vấn đề thật sự tới từ người bản ngã, và đó là khả năng của người đặt câu hỏi. Đừng lo về vài người ở đây trở nên lười biếng - kệ họ, chẳng có gì sai cả. Vấn đề thật sự là từ người bản ngã; người muốn có trí tuệ khác thường, người muốn là đặc biệt, người muốn đạt được những quyền năng tâm linh. Người muốn chứng minh điều gì đó về tâm linh trên thế gian: đó là mối nguy hiểm thật sự. Nếu bạn phải rơi vào bẫy, hãy chọn lười biếng đi. Nếu bạn không được rơi vào bẫy, nếu bạn phải tránh, tốt nhất là tránh cả hai.
Lười cũng giống như cảm lạnh thông thường - chẳng có gì mấy mà lo nghĩ. Bản ngã giống như ung thư.
Lười cũng giống như cảm lạnh thông thường - chẳng có gì mấy mà lo nghĩ. Bản ngã giống như ung thư. Tốt nhất là đừng bị mắc bệnh nào, nhưng nếu bạn phải chọn và bạn muốn có gì đó để bám víu, cảm lạnh thông thường còn tốt - bạn có thể lệ thuộc nó, nó chưa bao giờ làm ai chết, nó chưa từng làm ai chết. Song đừng bao giờ chọn ung thư... đó là khả năng gây chết người lớn hơn.
Bây giờ có người hỏi: “Những bài nói của thầy về Đạo giáo nguy hiểm ở chỗ là có nhiều người lười biếng, vô trách nhiệm...”.
Điều thứ nhất: khoảnh khắc mà bạn bắt đầu nghĩ về người khác là bạn đang đi vào bản ngã. Bạn là ai mà lại nghĩ về người khác và cuộc sống của họ? Đó là cuộc sống của họ. Nếu họ thích lười biếng, bạn là ai mà lại can thiệp vào? Người đặt câu hỏi có một “người làm điều tốt” trong bản thể cô ấy; cô ấy hay lo nghĩ về người khác - đó là điều nguy hiểm. Tất nhiên là cô ấy chỉ trích. Câu hỏi này mang tính chỉ trích: “Những bài nói của thầy về Đạo giáo nguy hiểm ở chỗ là có nhiều người lười biếng, vô trách nhiệm quanh đây, những người hợp lí hóa thói quen xấu của họ bằng việc tuyên bố là Đạo nhân bất hoạt”. Bạn là ai mà bảo rằng thói quen của họ xấu?
Lười biếng là thói quen còn tốt hơn tình trạng bị ám ảnh bởi việc phải hoạt động liên tục. Bị ám ảnh bởi hoạt động là điên loạn. Người lười có thể lành mạnh. Đôi khi người lười nhất lại được cho là lành mạnh nhất. Tôi có cảm giác là giả dụ người đặt câu hỏi bắt gặp Lão Tử, cô ấy sẽ nghĩ ông rất lười. Ông sẽ có vẻ lười với mọi ý định và mục đích. Giả dụ cô ấy bắt gặp Diogenes(2), cô ấy sẽ nghĩ ông cũng lười. Giả dụ cô ấy bắt gặp Phật, cô ấy cũng sẽ nghĩ ngài lười. Ngồi dưới gốc bồ đề... Ông đang làm gì vậy chớ? Ít ra ông cũng có thể điều hành trường tiểu học và dạy trẻ con, hoặc ông có thể mở bệnh viện và phục vụ người bệnh. Bao nhiêu người đang chết, đang đói... ông đang làm gì ở đây mà ngồi dưới gốc bồ đề?
(2) Tức Diogenes thành Sinope ( 410 TCN – 329 TCN), một nhà triết học, một trong những người sáng lập triết học hoài nghi (cynic philosophy).
Thái độ lên án ấy thật sự nguy hiểm: nó cho bạn ý tưởng mình thánh thiện hơn người khác.
Cô ấy sẽ nhảy chồm trước Phật và giao nhiệm vụ cho ngài. Ông đang làm gì vậy? Chỉ ngồi thiền thôi à? Đây có phải là lúc để thiền không? Đây có phải là lúc chỉ ngồi im lặng và tận hưởng phúc lạc của ông không? Thật là ích kỉ! Thái độ lên án ấy thật sự nguy hiểm: nó cho bạn ý tưởng mình thánh thiện hơn người khác, “Ta còn tốt hơn ông. Ông... ông là đồ lười biếng!”. Cô ấy cứ viết những câu hỏi hằng ngày mà tôi đã không trả lời; hằng ngày - rằng những người ấy là đồ hippy, những người ấy thì vô dụng.
Cô ấy đang tìm người yêu, song cô ấy không thể tìm được người nào ở đây bởi lẽ cô ấy nghĩ rằng không ai xứng đáng cả... Cô ấy muốn một “người đứng đắn” và cô ấy không thể tìm được người đứng đắn nào ở đây hết. Đây toàn là bọn “hippie và yuppie”(3) mà cô ấy muốn một người có địa vị tốt. Chắc cô ấy sẽ từ chối Phật, chắc cô ấy sẽ từ chối Lão Tử: họ không “đứng đắn”. Cô ấy viết cho tôi: “... những kẻ tóc tai dài rậm ấy!”. Cô ấy viết với thái độ ghê tởm, và vì ghê tởm cô ấy đã trở thành một người ghét cay ghét đắng và sẽ không tìm được người yêu. Một năm trời cô ấy đã ở phương Tây để tìm kiếm. Đầu tiên cô ấy tìm ở Mĩ, thế rồi cô ấy đến Israel để tìm người đàn ông của mình. Cô ấy không thể tìm được ai ở Mĩ, cô ấy cũng không tìm được ai ở Israel - cô ấy sẽ chẳng bao giờ tìm được, ở bất cứ đâu. Cho dù cô ấy lên trời, Thượng đế sẽ trông giống như một kẻ lang thang. Cô ấy có thái độ lên án tới mức cô ấy không thể yêu được một người bình thường.
(3) Hippie và yuppie đều là các trào lưu của giới trẻ phương Tây, khi mới xuất hiện đều từng bị cho là nổi loạn, không ra gì. Hippie xuất hiện vào khoảng giữa thập niên 60, còn yuppie là vào thập niên 80 cùng của thế kỉ 20.
Vâng, có khiếm khuyết, có hạn chế, nhưng mọi người đều có những hạn chế. Nếu bạn muốn yêu, bạn phải yêu người đàn ông với mọi hạn chế của anh ta. Bạn không thể tìm được một người hoàn hảo. Hoàn hảo thì không tồn tại. Hiện hữu không bao giờ cho phép sự hoàn hảo bởi lẽ sự hoàn hảo thì thật đơn điệu. Hãy nghĩ xem: sống với một người hoàn hảo... trong vòng hai mươi bốn giờ, rồi bạn sẽ tự tử. Sống với một người hoàn hảo? Thế thì làm sao mà bạn sống được? Người đó sẽ giống như pho tượng cẩm thạch, như người chết. Cái khoảnh khắc mà một người trở nên hoàn hảo thì người đó chết. Người sống không bao giờ hoàn hảo, và về cơ bản, giáo huấn của tôi không vì tính hoàn hảo mà vì tính trọn vẹn.
Cái khoảnh khắc mà một người trở nên hoàn hảo thì người đó chết. Người sống không bao giờ hoàn hảo, và về cơ bản, giáo huấn của tôi không vì tính hoàn hảo mà vì tính trọn vẹn.
Hãy trọn vẹn, nên nhớ sự khác biệt. Lí tưởng về sự hoàn hảo nói: “Như thế này - không giận dữ, không ghen ghét, không sở hữu, không khiếm khuyết, không hạn chế”. Lí tưởng về tính trọn vẹn thì khác hoàn toàn. Nếu bạn giận dữ, hãy giận dữ một cách trọn vẹn. Nếu bạn yêu, hãy yêu trọn vẹn. Nếu bạn buồn, hãy buồn trọn vẹn. Không có gì bị từ chối - chỉ tính cục bộ phải bị vứt bỏ, và thế thì người ta trở nên đẹp đẽ.
Một người trọn vẹn thì đẹp. Một người hoàn hảo thì coi như đã chết.
Tôi không cố tạo ra các mahatma ở đây. Đủ rồi! Những mahatma đó đã làm đủ những điều vô nghĩa trên thế gian rồi. Chúng ta cần người đẹp, nở hoa, tuôn chảy, sống động. Phải, đôi khi họ sẽ buồn, nhưng có gì sai trong chuyện buồn? Đôi khi họ sẽ giận, nhưng có gì sai trong chuyện đôi khi giận? Đơn giản nó cho thấy là bạn sống, bạn không là thứ chết, rằng bạn không là mảnh gỗ trôi giạt. Đôi khi bạn chiến đấu, đôi khi bạn buông trôi. Cũng như khí hậu thay đổi: lúc mưa thì mây mờ mịt, còn lúc nắng thì mây quang đãng. Và bốn mùa đều cần thiết - lạnh, nóng, mùa đông, mùa hè - bốn mùa đều cần thiết.
Và con người thật sự, con người đích thực, có mọi khí hậu trong bản thể mình - chỉ với một nhận thức: rằng bất cứ điều gì người đó làm, người đó nên làm một cách trọn vẹn và nên làm với nhận thức hoàn toàn - đủ rồi, thế là đủ, và bạn có con người đẹp đẽ. Nhưng người đặt câu hỏi lại đang tìm một người hoàn hảo.
Tôi có nghe...
Ngày xưa có một người đi khắp thế gian để tìm người phụ nữ hoàn hảo. Ông ta muốn lập gia đình, nhưng sao có thể chấp nhận mẫu người không hoàn hảo? Ông ta muốn người phụ nữ hoàn hảo. Ông ta trở về, phí cả cuộc đời; ông ta không thể tìm được. Thế rồi một hôm có người bạn nói: “Nhưng bây giờ ông đã bảy mươi tuổi rồi mà ông vẫn còn tìm kiếm cả đời, ông không thể tìm được một phụ nữ hoàn hảo hay sao?”.
Ông ta đáp: “Có chứ, có lần tôi đã bắt gặp một người phụ nữ hoàn hảo”.
Thế là người bạn hỏi: “Rồi chuyện gì đã xảy ra?”
Nhưng người này trở nên buồn phiền, ông ta đáp: “Chuyện gì xảy ra ư? Người phụ nữ đó đang tìm kiếm người đàn ông hoàn hảo, thế nên chẳng có chuyện gì xảy ra cả!”.
Nên nhớ, lí tưởng về sự hoàn hảo là lí tưởng bản ngã.
Có chuyện Ronald Coleman kể với Herb Stein về một tay rởm đời Hollywood, kẻ nói giọng Oxford nửa mùa, gắn phù hiệu Sao Tím và đeo mặt dây chuyền Phi Beta Kappa giả cầy - mà tệ nhất là dùng nhiều séc giả. Cùng đường quẫn trí, anh ta quyết định tự tử, và đi xuống đường tàu hỏa Santa Fe. Anh ta bình thản hút vài điếu thuốc lá nhập trong khi ba hay bốn chuyến tàu hàng nặng nề phì phò chạy qua. Một kẻ lang thang đang quan sát chế giễu: “Nếu ông định làm gì đó, sao không làm đi?”.
“Đừng thô lỗ thế!”, - anh chàng rởm đời đáp. “Người như tôi thì phải đợi chuyến tàu Super Chief chớ”.
Một kẻ bản ngã, cho dù đi tự tử, cũng phải đợi chuyến tàu Super Chief, chuyến tàu thượng hạng. Anh ta nói: “Đừng thô lỗ thế. Người như tôi thì phải đợi chuyến tàu Super Chief chớ”. Cho dù là tự tử, anh ta sẽ không chịu chết dưới chuyến tàu hàng.
Hôn nhân cũng giống như tự tử - bạn có thể tự tử ở bất cứ đâu. Bạn không phải đợi chuyến tàu Super Chief. Người phụ nữ này đang tìm kiếm và điều đó là không thể đối với cô ấy, cách cô ấy nhìn mọi thứ với thái độ lên án, để tìm được người mà cô ấy có thể yêu.
Kế tiếp, “Xin làm rõ khác biệt giữa Đạo nhân và kẻ lười biếng trốn chạy”.
Không nhiều là mấy, và nếu có, nó liên quan đến nội tâm đến mức chỉ có người đó mới biết - bạn sẽ không bao giờ có khả năng phán xét từ bên ngoài. Nhìn tôi này. Tôi cũng là người lười biếng đấy. Bạn có thấy tôi làm gì không, từng bao giờ chưa? Điều đó người ngoài khó lòng mà biết được. Và tôi yêu những người lười biếng... bất kể có là Đạo nhân hay không; tôi yêu những người lười bởi lẽ không bao giờ có một Adolf Hitler nào, không có một Thành Cát Tư Hãn nào, không có một Tamerlane nào được sinh ra từ người lười. Những người lười đã thầm lặng sống cuộc sống của họ và biến mất, không lưu dấu trong lịch sử, không làm ô nhiễm nhân loại. Họ đã không làm ô nhiễm tâm thức. Họ đã ở đây mà cứ như thể chưa từng ở đây. Lười biếng và nhận thức... và bạn đã trở thành Đạo nhân. Điều đó không có nghĩa là bạn trở nên bất hoạt. Đơn giản là sự hoạt động gây ám ảnh biến mất. Đơn giản là bạn có được khả năng không làm gì.
Chuyện kể về một Thiền sư, có người hỏi một trong những môn đệ của ông: “Thầy anh có thể làm được những phép mầu nào?”.
Người đệ tử này đáp: “Anh có theo học người nào không?”.
Rồi người kia nói: “Có, chắc chắn tôi theo học một vị thầy và ông là người thực hiện được phép mầu; ông có thể thực hiện những phép mầu tuyệt diệu. Có lần, chuyện xảy ra là tôi đang đứng ở bờ bên này và thầy đứng ở bờ bên kia, rồi thầy nói to với tôi ‘Ta muốn viết điều gì đó vào sách của anh’. Mà sông rộng gần nửa dặm. Thế là tôi rút sách ra, giơ nó lên, và từ bờ bên kia thầy bắt đầu dùng bút máy để viết và chữ viết hiện lên sách của tôi. Tôi đã chứng kiến phép mầu ấy và quyển sách vẫn còn đây - ông có thể xem”.
Người đệ tử của vị thầy nọ cười to rồi người này nói: “Thầy tôi còn có thể thực hiện những phép mầu tuyệt diệu hơn nữa đấy”.
Thế là người kia hỏi: “Phép mầu gì vậy?”
Người đệ tử này nói: “Thầy tôi có thể thực hiện những phép mầu, và thầy có năng lực tới mức... có năng lực tới mức có khả năng không làm chúng nữa”.
Đạo nhân thì vắn tắt như bức điện tín, cuộc sống của ông ta tựa như bức điện. Ám ảnh, thứ không cần thiết, bức xúc đã bị rũ bỏ. Ông ta chỉ làm điều tuyệt đối cần thiết.
Có năng lực không làm chúng nữa - hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó xem. Ông ấy có năng lực tới mức có khả năng không làm chúng nữa.
Đạo nhân là người chỉ làm điều tuyệt đối cần thiết. Cuộc sống của ông ta gần như một bức điện tín. Khi bạn tới bưu điện bạn không viết bức thư dài mà bạn đưa ra thông điệp điện tín. Bạn cắt bớt những từ, từ này rồi từ nọ có thể bỏ bớt và thế rồi tới mức bạn chỉ còn mười hay chín từ gì đó. Nếu viết thư bạn sẽ chẳng bao giờ viết vỏn vẹn mười từ. Và bạn có thấy điều này không? Bức điện tín diễn đạt nhiều hơn mọi bức thư. Nó nói được rất nhiều trong rất ít từ. Những từ không cần thiết bị bỏ đi, chỉ còn lại những từ cần thiết nhất.
Đạo nhân thì vắn tắt như bức điện tín, cuộc sống của ông ta tựa như bức điện. Ám ảnh, thứ không cần thiết, bức xúc đã bị rũ bỏ. Ông ta chỉ làm điều tuyệt đối cần thiết. Để tôi kể bạn nghe thứ tuyệt đối cần thiết thì nhỏ bé tới mức bạn sẽ thấy Đạo nhân gần như là kẻ lười biếng.
Nhưng nên nhớ, tôi không ca ngợi tính lười biếng đâu. Đơn giản là tôi lên án thái độ bản ngã. Chống lại bản ngã, tôi ủng hộ lười biếng. Nhưng tôi không ủng hộ trò tự thân lười biếng; nó phải chứa đầy nhận thức. Thế thì bạn trải qua cả hoạt động lẫn lười biếng. Thế thì bạn trở nên siêu việt. Bạn không hoạt động, cũng không bất hoạt; bạn được định tâm. Bạn làm bất cứ điều gì cần làm, bạn không làm bất cứ điều gì không cần. Bạn không là người làm mà cũng không là người không làm. Sự làm không còn là tiêu điểm của bạn nữa. Bạn là tâm thức.
Thế nên đừng coi bất cứ điều gì tôi nói đều có nghĩa là tôi đang cổ súy bạn trở nên lười biếng. Lười biếng thật sự không có nghĩa là bất hoạt, mà là tràn trề năng lượng tới mức bạn là một bể năng lượng. Lười biếng trong sự việc liên quan đến thế gian này, nhưng bên trong vô cùng năng động, không đờ đẫn.
Lười biếng thật sự không có nghĩa là bất hoạt, mà là tràn trề năng lượng tới mức bạn là một bể năng lượng.
Đạo nhân có vẻ ngoài lười biếng; từ bên trong ông ta đã trở thành hiện tượng tựa dòng sông, ông ta miệt mài chảy về hướng đại dương. Ông ta đã rũ bỏ nhiều hoạt động bởi lẽ chúng làm rò rỉ năng lượng của ông ta một cách không cần thiết. Nguy hiểm luôn có đó - trong bất cứ điều gì tôi nói đều có nguy hiểm - nguy hiểm của việc diễn giải. Nếu tôi nói “Hãy hoạt động”, có khả năng bạn sẽ trở nên bản ngã. Nếu tôi nói “Hãy bất hoạt”, có khả năng bạn sẽ trở nên đờ đẫn. Tâm trí thật tinh ranh. Nó cứ diễn giải theo cách riêng của nó; nó cứ tìm những lí do, cách hợp lí hóa, mẹo vặt để phòng thủ. Nó muốn cứ như nó vốn thế. Đó là toàn bộ nỗ lực của tâm trí: nó muốn cứ như nó vốn thế. Nếu nó lười, nó muốn vẫn cứ lười. Nếu nó hoạt động - quá hoạt động, hoạt động một cách ám ảnh - nó muốn vẫn cứ hoạt động. Thế nên bất cứ điều gì tôi nói, bạn phải cẩn thận, đừng phòng thủ tâm trí bạn. Bạn phải thoát ra khỏi tâm trí bạn.
Một người giận dữ lao qua cửa, ném vợ mình ra khỏi đầu gối người lạ và cáu tiết gặng hỏi: “Sao tao lại thấy mày hôn vợ tao vậy hả?”.
“Tôi không biết”, - người lạ đáp. “Có lẽ ông về nhà sớm chăng?”
Người tu tập là người cố gắng sống cuộc sống của mình theo cách tốt nhất, trọn vẹn nhất mà anh ta có thể; theo cách tỉnh táo nhất mà anh ta có thể […]. Và anh ta không can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai, thậm chí không có ý kiến.
Người ta luôn có thể tìm được những lí do. Hãy tỉnh táo. Và tỉnh táo về chính bản thân bạn, mà không phải về người khác. Điều người khác đang làm không phải là việc của bạn. Điều ấy nên là một trong những thái độ cơ bản - đừng nghĩ về điều người khác làm. Đó là cuộc sống của họ. Nếu họ quyết định sống theo cách đó, đó là việc của họ. Bạn là ai mà dám có ý kiến về việc đó? Thậm chí có ý kiến cũng có nghĩa là bạn sẵn sàng can thiệp, bạn đã can thiệp rồi đấy.
Người tu tập là người cố gắng sống cuộc sống của mình theo cách tốt nhất, trọn vẹn nhất mà anh ta có thể; theo cách tỉnh táo nhất mà anh ta có thể, anh ta đang cố gắng. Và anh ta không can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai, thậm chí không có ý kiến.
Bạn có quan sát, có theo dõi không? Nếu bạn đi qua ai đó và có ý kiến gì về anh ta, mặt bạn thay đổi, mắt bạn thay đổi, thái độ của bạn, bước đi của bạn. Nếu bạn lên án, toàn bộ con người bạn bắt đầu phát ra sự lên án, sự ghê tởm.
Không, bạn đang can thiệp đấy. Là người tu tập thật sự có nghĩa là không can thiệp. Hãy để mọi người được tự do; tự do là quyền bẩm sinh của họ.
Có chuyện thế này, tôi từng ở cùng với một trong những giáo sư của tôi, thầy giáo của tôi. Mặc dù tôi là sinh viên và ông là thầy của tôi, song ông rất tôn trọng tôi. Ông là người mộ đạo hiếm có nhưng lại là người nghiện rượu, và khi tôi ở nhà ông, ông rất sợ uống rượu trước mặt tôi. Tôi sẽ nghĩ gì? Tôi quan sát ông, tôi cảm thấy sự bất ổn của ông, thế nên hôm sau tôi nói với ông: “Có gì đó băn khoăn trong tâm trí thầy. Nếu thầy không thoải mái, em sẽ đi ngay và tới khách sạn; em sẽ không ở lại đây. Có gì đó băn khoăn trong tâm trí thầy. Em cảm thấy thầy không thoải mái, sự hiện diện của em gây ra rắc rối gì đó”.
Ông ấy nói: “Vì em đã nêu vấn đề, nên tôi muốn nói với em. Tôi chưa bao giờ kể cho em nghe là tôi uống rượu quá nhiều, nhưng bao giờ tôi cũng uống ở nhà rồi đi ngủ. Vì em ở đây nên tôi không muốn uống trước mặt em và điều đó sinh ra rắc rối. Tôi không thể nhịn uống rượu song thậm chí tôi cũng không thể nghĩ được việc uống rượu trước mặt em”.
Tôi bật cười. Tôi nói: “Điều này thật xuẩn ngốc. Em có liên quan gì tới điều đó chứ? Thầy sẽ không ép em uống mà”. Ông ấy đáp: “Không, không bao giờ”.
“Thế thì chấm hết; vấn đề đã được giải quyết. Thầy uống và em sẽ nhập hội với thầy. Em sẽ không uống rượu nhưng em có thể uống thứ khác Coca-Cola hay Fanta chẳng hạn, em sẽ nhập hội với thầy; còn thầy cứ uống rượu. Em có thể rót rượu cho thầy, em có thể giúp thầy”.
Ông ấy không thể nào tin nổi điều đó, ông cứ tưởng tôi đùa. Nhưng khi đêm xuống tôi rót đầy li cho ông, ông bắt đầu khóc. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng em không có ý kiến gì về điều đó - tôi đã quan sát em”, ông nói: “và em chẳng có ý kiến gì về việc uống rượu của tôi, về hành vi của tôi, về những gì tôi làm”.
Tôi nói: “Có ý kiến về thầy đơn giản là ngu xuẩn. Nó có phải là điều to tát lớn lao gì đâu mà em phải có ý kiến về thầy. Sao em lại phải có ý kiến ở chỗ đầu tiên? Em là ai cơ chứ? Đó là cuộc sống của thầy - thầy muốn uống thì thầy cứ uống”.
Có ý kiến về bạn nghĩa là đâu đó trong sâu thẳm tôi muốn thao túng bạn. Có ý kiến về bạn, cách này hay cách khác, nghĩa là tôi có ham muốn sâu sắc có quyền lực đối với mọi người. Đó là điều chính khách vẫn làm. Người tu tập thì không nên can thiệp.
Sao người ta cứ bám víu vào cái cũ? Sao người ta sợ cái mới?
Có lí do tự nhiên cho việc này. Với cái cũ người ta thấy hiệu quả, với cái mới người ta thấy rắc rối. Với cái cũ bạn biết phải làm gì, với cái mới bạn sẽ phải học từ ABC. Với cái mới bạn bắt đầu cảm thấy dốt nát. Với cái cũ bạn thông thạo: bạn đã làm điều gì đó lặp đi lặp lại, bạn có thể làm nó một cách máy móc, bạn chẳng cần chút nhận thức nào. Với cái mới bạn sẽ phải tỉnh táo, nhận biết, bằng không điều gì đó có thể sai lệch.
Bạn chẳng đã quan sát sao? Khi bạn học lái xe, bạn thật tỉnh táo. Khi bạn đã học xong, bạn quên về nó. Bạn hát, bạn nghe radio, bạn nói chuyện với người bạn hoặc bạn nghĩ cả ngàn lẻ một ý nghĩ và tiếp tục lái như một cái máy, như người máy - bạn không cần tỉnh táo. Cái cũ trở thành máy móc, thói quen. Đó là lí do tại sao sợ hãi tới cùng với cái mới. Đó là lí do tại sao trẻ em có khả năng học tập. Bạn càng già, năng lực học càng ít. Rất khó dạy cho chó già những trò mới. Nó sẽ lặp đi lặp lại những trò cũ; những trò nó biết.
Tôi có nghe...
Một nhà ngoại giao nước ngoài không nói được tiếng Anh. Khi chuông báo giờ ăn trưa vang lên ở trụ sở Hội đồng Liên hiệp quốc, ông ta đứng sau một người ở quầy thức ăn và nghe ông kia gọi bánh táo và cà phê. Thế là ông ta cũng gọi bánh táo và cà phê. Suốt hai tuần liền ông ta cứ gọi bánh táo và cà phê. Sau cùng ông ta quyết định phải thử món gì khác, thế nên ông ta chăm chú lắng nghe khi người khác gọi bánh mì kẹp thịt xông khói.
- Bánh mì kẹp thịt xông khói, - ông ta nói với người phục vụ quầy.
- Bánh mì trắng hay bánh mì đen? - Người phục vụ quầy hỏi.
- Bánh mì kẹp thịt xông khói, - nhà ngoại giao lặp lại.
- Bánh mì trắng hay đen? - Người phục vụ quầy hỏi lại.
- Bánh mì kẹp thịt xông khói, - nhà ngoại giao nhắc lại. Người đứng quầy rất bực tức.
- Trông đây, Mac, - ông ta vừa gầm lên vừa dứ nắm đấm trước mũi nhà ngoại giao, - ông muốn bánh mì trắng hay đen?
- Bánh táo và cà phê, - nhà ngoại giao đáp.
Ai phải chuốc lấy phiền phức như thế chứ? Nó quá nguy hiểm, đó là lí do tại sao người ta cứ đi với cái cũ.
Nhưng nếu bạn sống với cái cũ, bạn không thật sự sống chút nào, bạn chỉ sống nhân danh cuộc sống mà thôi.
Chỉ với cái mới - đó mới là cuộc sống. Chỉ với cái mới, và chỉ với cái mới - đó mới là cuộc sống. Cuộc sống phải tươi mới. Hãy cứ là người học, đừng trở thành người biết. Hãy cứ cởi mở, đừng trở nên khép kín.
Chỉ với cái mới - đó mới là cuộc sống. Chỉ với cái mới, và chỉ với cái mới - đó mới là cuộc sống. Cuộc sống phải tươi mới. Hãy cứ là người học, đừng trở thành người biết. Hãy cứ cởi mở, đừng trở nên khép kín. Hãy cứ ngu si, cứ vứt hết tri thức đã tích lũy - một cách tự động, một cách tự nhiên. Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, giải phóng bản thân bạn khỏi mọi thứ bạn đã biết và lại trở thành đứa trẻ. Trở nên hồn nhiên như trẻ thơ mới là cách sống, và là cách sống phong phú.