- HỖ TRỢ TIÊU HÓA & TẠO CẢM GIÁC NO
- GIẢM CHOLESTEROL
- CUNG CẤP CÁC HOẠT CHẤT CHỐNG OXY HÓA
- TĂNG CƯỜNG THỊ GIÁC
Cà rốt giàu beta-carotene (tiền chất vitamin A). Chế độ dinh dưỡng giàu beta- carotene có tác động đáng kể đến một số bệnh ung thư. Cà rốt có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cân nặng. Cà rốt cũng chứa silic, có tác dụng tích cực lên da và móng; tăng cường thị giác do chứa các hoạt chất beta-carotene, lutein và lycopene.
CÀ RỐT CAM
Chứa beta-carotene và hoạt chất chống oxy hóa lutein, lycopene giúp tăng cường thị giác.
CÀ RỐT TÍM
Chứa thêm một số sắc tố chống oxy hóa giúp ngăn ngừa viêm khớp và bệnh tim.
CÔNG DỤNG
- KIỂM SOÁT CÂN NẶNG
Cà rốt giàu chất xơ, tạo cảm giác no và điều hòa đường ruột.
- GIẢM CHOLESTEROL
Cà rốt chứa một dạng canxi mà cơ thể dễ hấp thu, có tác dụng giảm cholesterol “xấu” (LDL).
- BẢO VỆ DA & MÓNG
Ngoài beta-carotene, lutein và lycopene, cà rốt còn chứa silic giúp duy trì sức khỏe da và móng.
- TĂNG CƯỜNG THỊ GIÁC
Lutein và lycopene giúp duy trì thị lực tốt và tăng khả năng điều tiết mắt trong bóng tối.
HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT
- ĂN SỐNG
Ăn sống cà rốt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư thực quản, dạ dày, ruột và tuyến tiền liệt. Ngoài ra, tinh dầu trong cà rốt cũng có tác dụng “đánh bật” ký sinh trùng đường ruột.
- CHỌN CỦ TƯƠI
Ngay khi cà rốt vừa được thu hoạch thì hàm lượng beta-carotene đã bắt đầu giảm. Hãy chọn củ tươi và sử dụng càng sớm càng tốt.
- ĂN CẢ LÁ
Phần lá và thân cà rốt có thể ăn được, giàu protein, khoáng chất và vitamin. Cho một ít thân và lá cà rốt vào món rau trộn; có thể dùng thay cho lá rau thơm; hoặc dùng để pha trà, tận dụng triệt để đặc tính kháng khuẩn và lợi tiểu.
CHẾ BIẾN
- NƯỚC ÉP
Nước ép cà rốt giàu beta-carotene. Ngoài ra, có thể phối trộn cà rốt với các loại rau củ quả khác trong món nước ép.
- BỮA TRƯA LÀNH MẠNH
Vài miếng cà rốt có thể làm sạch và giúp cho răng của trẻ thêm cứng chắc, có thể kích thích hàm dưới phát triển hơn, tránh cho răng mọc chen chúc.
- SÚP CÀ RỐT
Có tác dụng chữa trị đau bụng hoặc tiêu hóa kém.