- NGĂN NGỪA TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU
- LÀM DỊU DẠ DÀY
- CHỨA CÁC HOẠT CHẤT CHỐNG UNG THƯ
D
âu tươi là loại thực phẩm giàu hoạt chất chống oxy hóa, dồi dào vitamin C, ngoài ra còn chứa các dưỡng chất như magiê, folate, kali, vitamin nhóm B và các hợp chất hóa học tự nhiên nhóm flavonoid (như quercetin và kaempferol). Các hoạt chất này có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ hệ tiêu hóa và là loại quả duy nhất có hạt - một nguồn axít béo omega -3 - trên bề mặt quả.
Quả
Dưỡng chất trong quả giúp ngăn ngừa cholesterol gây tổn thương thành động mạch.
Lá
Lá dâu tươi và khô được dùng làm trà, giúp làm dịu dạ dày.
CÔNG DỤNG
TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE TIM MẠCH
Cùng với vitamin C, hoạt chất quercetin và kaempferol trong dâu giúp ngăn ngừa các cholesterol “xấu” (LDL) trong máu bị oxy hóa và gây tổn thương thành động mạch, nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
HỖ TRỢ TIÊU HÓA
Lá dâu là bài thuốc dân gian giúp chữa trị khó tiêu. Chất xơ trong quả hỗ trợ cho nhu động ruột.
PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Chứa axít ellagic giúp trung hòa các hóa chất gây ung thư trong cơ thể.
HẤP THU TỐI ĐA DƯỠNG CHẤT
ĂN THEO MÙA
Dâu được trồng phổ biến trên thế giới và có quanh năm, nhưng khó bảo quản và nhanh mất đi chất dinh dưỡng sau khi hái. Do đó, cách tốt nhất để hấp thu chất dinh dưỡng và thưởng thức vị ngon của quả là ăn quả tươi theo mùa.
CHỌN QUẢ ĐƯỢC TRỒNG THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ
Hầu hết dâu tây đều bị phun thuốc trừ sâu và nấm trong quá trình trồng. Chọn loại dâu được trồng theo phương pháp hữu cơ để hạn chế dư lượng chất hóa học có trong quả.
CHẾ BIẾN
RAU TRỘN
Cắt đôi 450 g quả dâu tây và thái lát mỏng 1 quả dưa leo. Bỏ vào tô trộn đều, rắc thêm một ít bột tiêu đen (làm dậy lên hương vị của dâu). Có thể thêm vào ít quả việt quất.
TRÀ
Cho một nắm lá dâu tươi vào ấm trà, đổ nước sôi vào, hãm trà trong 5 phút. Thêm một ít mật ong, rồi thưởng thức. Trường hợp không có lá tươi thì sử dụng lá khô.