1. Các loại quảng cáo
Như bao nhà quảng cáo khác thì việc ngập mặt trong đống quảng cáo với thiết lập, tối ưu, sửa lỗi, tắt bật quảng cáo là điều dễ hiểu. Mới đầu, công việc cảm thấy không khác gì kỹ thuật, thật nhàm chán. Tuy nhiên sau một thời gian làm, Facebook thực sự thú vị hơn các loại nền tảng quảng cáo khác, ưu việt hơn từ chính tư duy marketing. Thật vậy, các loại mục tiêu quảng cáo của Facebook rất logic và còn bất ngờ hơn từ độ bám sát theo quá trình diễn biến tâm lý mua hàng của khách hàng từ nhận thức tới cân nhắc và rồi chuyển đổi mua hàng. Các công cụ khác rất ít hoặc gần như không có điều này. Dưới đây là các mục tiêu nhắm đến đối với quảng cáo của bạn.
Quảng cáo nhận thức
Nhận thức là giai đoạn đầu tiên trong quá trình quyết định mua của khách hàng. Nhiều khách hàng chỉ muốn chạy Google Ads vì nó giải quyết được vấn đề khách hàng đã có nhận thức về nhu cầu của mình và thời gian, tỷ lệ chốt đơn hàng nhanh, dễ dàng hơn. Đây là ưu điểm của Google Ads nhưng cũng là hạn chế của nó khi khách hàng không nhận thức, không biết sản phẩm dịch vụ của bạn là gì, liệu có thúc đẩy được khách hàng search tìm đến bạn? Công cụ Google Ads chưa thể tạo ra nhu cầu của khách hàng mà thụ động để khách hàng tìm đến mình. Chính vì thế, thương hiệu rất khó để đi xa hơn.
Còn với Facebook thì khác, với mục tiêu nhắm đến nhận thức này, nó khơi gợi nhu cầu khi khách hàng chưa nhận diện được nhu cầu của họ. Do đó, chúng ta dần đến gần hơn khách hàng tiềm năng. Với loại quảng cáo này của Facebook, ta có ba loại mục tiêu có thể nhắm đến và chúng được so sánh qua bảng sau:
Quảng cáo cân nhắc
Đây được cho là giai đoạn quan trọng nhất và phức tạp nhất quyết định sự thành bại của cả quá trình. Dễ thôi, bạn thử mở Newfeed của bạn lên, đơn giản là mặt hàng quần áo thôi, có rất nhiều shop target đến bạn, lúc này đây cái đầu sẽ lên tiếng . Bạn mua hàng vì điều gì, sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, giá rẻ, hàng thiết kế, hàng độc hay chỉ vì free ship. Cho dù vì lý do gì, nhưng nếu thông điệp không đến đúng đối tượng thì bạn sẽ không thể bán được hàng. Thật may, loại hình quảng cáo về cân nhắc giúp bạn được điều này.
Với loại quảng cáo này chúng ta có bốn loại nhắm mục tiêu, bạn nên chọn mục tiêu nào, tại sao lại làm vậy, bảng dưới đây có thể giúp bạn giải thích được điều này.
Quảng cáo chuyển đổi
Chuyển đổi là loại hình quảng cáo Facebook khuyến nghị chúng ta sử dụng cuối cùng. Về mặt cơ chế, loại quảng cáo này sẽ phân phối đến những đối tượng có khả năng cao nhất sẽ để lại chuyển đổi theo mục tiêu mà nhà quảng cáo lựa chọn. Nghĩa là Facebook sẽ dựa trên các hành vi tương tác với người dùng đối với Fanpage và trang web của bạn để tìm ra những người dễ dàng hành động theo mục tiêu quảng cáo mà bạn mong muốn như Click to web, đăng ký thông tin, đặt hàng. Vì vậy, loại quảng cáo này nên được sử dụng để retarget đối tượng đã đi qua bước nhận thức và cân nhắc trước đó, hoặc loại đối tượng đã được educate về sản phẩm dịch vụ của bạn để có hiệu quả quảng cáo tốt nhất.
Trường hợp này ta sẽ có ba loại nhắm mục tiêu, trình bày so sánh các loại theo bảng biểu để bạn dễ cân nhắc sử dụng nhé!
2. Cách khởi tạo quảng cáo
Cấp độ quảng cáo
Trong quảng cáo, có ba cấp độ chúng ta cần setup đó là chiến dịch (Campaign), nhóm quảng cáo (Account set), quảng cáo (Ads).
Quảng cáo là cấp độ thấp nhất. Và nó chính là mẫu quảng cáo của bạn. Đây chính là nơi bạn tạo nội dung quảng cáo hoặc cài đặt quảng cáo dựa trên những bài viết có sẵn trên trang.
Nhóm quảng cáo gồm một hoặc nhiều quảng cáo, là cấp độ thứ hai của quảng cáo, thể hiện các thuộc tính của đối tượng quảng cáo, đây là nơi chúng ta sẽ nhắm mục tiêu đối tượng quảng cáo.
Chiến dịch quảng cáo gồm một hoặc nhiều nhóm quảng cáo, nó là cấp độ cao nhất trong quảng cáo, nó thể hiện mục tiêu lớn nhất và cũng là nơi để bạn lựa chọn mục tiêu tối ưu quảng cáo.
Cách khởi tạo quảng cáo
Có bốn cách để bạn có thể khởi tạo một chiến dịch quảng cáo với các công cụ khác nhau do Facebook cung cấp bao gồm: Ads Manager, Power Editor, Sponsored và cách cuối cùng sẽ rất là dễ dàng khi bạn outsource sang Agency - họ sẽ thực hiện việc này giúp bạn.
2.1 Khởi tạo quảng cáo bằng Boost Post (quảng cáo bài viết)
Boost Post là gì?
Khi có một chương trình giảm giá, một cuộc thi hay một event chắc chắn rằng Fanpage của bạn sẽ post một thông tin thông báo tới khách hàng như vậy. Bạn có thể chọn những Fanpage là trang cộng đồng lớn, có lượng fan cao, tương tác tốt post giúp bạn, hoặc cũng có thể sử dụng Boost Post.
Khi bạn sử dụng Boost Post thì bài post đó sẽ tạm được gọi là bài viết quảng cáo. Đó là một cách dễ dàng để tiếp cận thêm nhiều người xem bài viết của mình, lượt hiển thị trên Newfeed cao hơn vì vậy cơ hội sẽ cao hơn để người dùng có thể xem được bài post của bạn.
Làm thế nào để sử dụng Boost Post?
Rất dễ dàng, việc của bạn chỉ là tới bất kỳ bài post nào trên Timeline của Fanpage và click vào Boost Post.
Thiết lập đối tượng khách hàng bạn nhắm tới như địa điểm, giới tính, độ tuổi và đừng quên thiết lập ngân sách quảng cáo trước khi click vào Boost Post để hoàn thiện yêu cầu quảng cáo bài post này. Mặc dù nó tiếp cận khách hàng nhanh chóng, dễ dàng và tỷ lệ lặp nhỏ tuy nhiên, lời khuyên dành cho bạn là không nên sử dụng Boost Post bởi nó không tùy chỉnh được vị trí, loại đối tượng khách hàng target không nhiều. Và đây là hình thức quảng cáo nếu không phải là tốn tiền thì đó là tốn rất nhiều tiền. Nó làm tăng lượng reach post đáng kể và đem lại lượt like lớn nhưng bạn lại không kiểm soát được kết quả thực sự, lượng click, CPC, CPM, Conversions. Thay vì đó hãy chọn Ads Manager hoặc Power Editor, những công cụ đó có nhiều option cho bạn lựa chọn, target sâu hơn, report chi tiết giúp bạn quản lý dễ dàng hơn rất nhiều.
2.2 Khởi tạo quảng cáo bằng Ads Manager
Nếu mới bắt đầu với quảng cáo trên Facebook lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng Ads Manager - trình quản lý quảng cáo trước khi sử dụng đến Power Editor vì nó dễ theo dõi và dễ dàng cho việc chỉnh sửa chiến dịch hơn.
Bước 1: Truy cập trình quản lý quảng cáo (Ads Manager)
Ở cửa sổ Profile, chọn trình quản lý quảng cáo (Ads Manager) hoặc trình quản lý doanh nghiệp (Business Manager).
Chọn tài khoản quảng cáo từ list tài khoản của bạn.
Từ trình quản lý doanh nghiệp
Từ tài khoản quảng cáo cá nhân
Bước 2: Tạo chiến dịch và chọn mục tiêu quảng cáo.
Click vào tạo chiến dịch (Creat new campaign)
Chọn mục tiêu quảng cáo của chiến dịch, có ba nhóm với mười loại mục tiêu quảng cáo cho bạn chọn phù thuộc vào giai đoạn của bạn đang là gì, bạn đang muốn nhắm đến loại đối tượng nào, bạn mong muốn họ thực hiện điều gì?
Cuối cùng đặt tên cho chiến dịch và click vào Tiếp tục (Set up ad account) để hoàn thành khởi tạo chiến dịch. Vì chiến dịch Facebook phản ánh tổng thể mục tiêu toàn chiến dịch nên hãy đặt tên để bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt được mục tiêu quảng cáo cũng như sản phẩm dịch vụ của mình.
Lưu ý, nếu như bạn chọn mục tiêu tương tác sẽ phải chọn rõ hơn yêu cầu của bạn như tương tác với bài viết, số lượt thích trang, phản hồi sự kiện hoặc nếu chọn Fanpage khi lựa chọn mục tiêu quảng cáo số lượt ghé thăm cửa hàng.
Bước 3: Thiết lập nhóm quảng cáo
Sau khi hoàn thành các bước trên, màn hình sẽ chuyển về trang thiết lập cài đặt nhóm quảng cáo, hoặc click vào chiến dịch đã tạo trước đó để tiếp tục phần thiết lập nhóm quảng cáo.
Đặt tên cho nhóm quảng cáo ở mục tên nhóm quảng cáo (Ad set name). Đây là nơi bạn nhắm mục tiêu. Vì mỗi nhóm sẽ target đến một nhóm đối tượng khác nhau nên bạn cần đặt tên để có thể nhận biết và phân biệt được đối tượng các nhóm.
- Chọn nơi bạn sẽ tăng lượng truy cập như trang web, ứng dụng, Messenger.
- Thiết lập đối tượng cho nhóm quảng cáo (chọn đối tượng tùy chỉnh, thiết lập tuổi, vị trí, giới tính).
- Thiết lập vị trí, ngân sách lịch chạy và click vào Tiếp tục.
Bước 4: Thiết lập quảng cáo
Màn hình tạo quảng cáo sẽ hiển thị như dưới đây. Nhiệm vụ đầu tiên dành cho bạn là nhập tên quảng cáo để có thể dễ dàng theo dõi và quản lý sau này.
Tiếp theo sẽ là chọn định dạng quảng cáo phù hợp: ảnh, video hay text tùy vào mục tiêu chiến dịch, nội dung sản phẩm và giai đoạn tiếp xúc khách hàng như đã hướng dẫn để chọn định dạng quảng cáo phù hợp.
Nhập URL, tiêu đề mô tả, nội dung mô tả quảng cáo.
Chọn nơi hiển thị là trang web và click Thêm trải nghiệm tràn màn hình để thử với mẫu quảng cáo Canvas.
Bước 5: Xác nhận quảng cáo
Xem lại các cài đặt và xác nhận đặt hàng của bạn là đã khởi tạo xong một chiến dịch quảng cáo. Có thể sẽ phải mất tối đa một ngày để quảng cáo của bạn được phê duyệt và đưa vào hoạt động.
2.3 Khởi tạo quảng cáo bằng Power Editor
Khi bạn chạy quảng cáo với ngân sách thấp, số lượng quảng cáo không nhiều và cần setup nhiều quảng cáo một lúc thì công cụ Ads Manager đủ tối ưu để đáp ứng nhu cầu của bạn. Nhưng đến một lúc nào đấy, khi tăng ngân sách quảng cáo, số lượng sản phẩm dịch vụ hoặc các hạng mục quảng cáo cần triển khai cùng một lúc thì Ads Manager không còn đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của bạn nữa. Lúc này thì Power Editor là lựa chọn công cụ quảng cáo hoàn hảo.
Nó có gì khác với trình quản lý quảng cáo (Ads Manager)
- Cho phép lưu quảng cáo dưới dạng bản nháp để có thể xem lại quảng cáo trước khi đăng hoặc tiếp tục tại nơi mình dừng vào thời gian khác hoặc thiết bị truy cập khác.
- Nhập quảng cáo bằng file Excel (tải xuống hoặc xuất từ chiến dịch hiện có sau đó chỉnh sửa và nhập quảng cáo lên hệ thống bằng file Excel).
- Thêm thẻ tùy chỉnh để lọc và tìm quảng cáo.
Nó được thiết kế để
- Quản lý nhiều quảng cáo cùng một lúc. Với Power Editor nhà quảng cáo có tạo, chỉnh sửa nhiều quảng cáo cùng một lúc về đối tượng, ngân sách, vị trí quảng cáo hoặc cũng có thể tạo bản sao của quảng cáo bằng cách sao chép chúng.
- Tạo hoặc chỉnh sửa quảng cáo bằng Excel.
- Chế độ lọc và tìm kiếm tối ưu.
- Xem và quản lý hiệu quả của quảng cáo và có thể xuất ra các báo cáo tùy chỉnh, chia sẻ báo cáo với người khác trên tài khoản của họ.
Lưu ý, Power Editor chỉ hỗ trợ với các trình duyệt Chrome (63 trở lên), Firefox, Internet Explorer (11 trở lên), Edge trên máy tính.
Cách dùng Power Editor hiệu quả
Bước 1: Chọn tài khoản của bạn
Ở góc trên bên trái, click vào danh mục để chọn Power Editor, sau đó click vào tài khoản (Account) để chọn tài khoản của bạn. Tính năng này thực sự hữu ích khi bạn có nhiều tài khoản quảng cáo.
Bước 2: Xem chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo.
Để tìm, bạn click vào Campaigns (chiến dịch), Ad Sets (nhóm quảng cáo), Ads (quảng cáo) trong màn hình hiển thị Power Editor.
Khi đó các tab sẽ hiển thị số lượng bạn chọn, nó cũng tự động lọc những lựa chọn này. Bạn có thể thấy số lượng nhóm quảng cáo và quảng cáo nếu bạn chọn xem chiến dịch đó và để xóa lựa chọn chỉ cần nhấp vào dấu x trong tag.
Bước 3: Tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo.
Click vào nút + để tạo và lựa chọn hình thức phù hợp như Creat campaigns (tạo chiến dịch), Creat ad sets (tạo nhóm quảng cáo), Creat ads (tạo quảng cáo).
Các hoạt động như sao chép, tách đối tượng (nằm trong mục sao chép), chỉnh sửa, hoàn tác, xóa, lưu đối tượng, tạo chỉnh sửa trong bảng tính thì các nhà quảng cáo chọn mục cần thay đổi và click vào thanh công cụ như dưới.
Xuất và nhập quảng cáo
Click vào để lưu quảng cáo vào máy tính, nhập nhiều quảng cáo vào Power Editor, tải mẫu Excel xuống để tạo hoặc chỉnh sửa quảng cáo, nhập quảng cáo vào Power Editor.
Đây là cách nhanh nhất để tạo nhiều quảng cáo cùng một lúc. Khi tạo nhiều mục bạn nên xuất chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo có sẵn rồi sửa đổi trang tính nhập từ đó và tải lên Power Editor.
Mẹo để quản lý nhiều quảng cáo trong Power Editor
Sử dụng bộ lọc
Bạn có thể dùng bộ lọc để tìm kiếm các chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo cụ thể trong Power Editor. Với bộ lọc, bạn có thể tùy chỉnh dữ liệu, điều này thực sự có ích khi bạn muốn báo cáo về các kết quả cụ thể của quảng cáo.
Cách tạo bộ lọc mới:
- Click vào bộ lọc và chọn theo danh sách có sẵn.
- Nếu bạn đã chọn chiến dịch hoặc quảng cáo, có thể lọc theo lựa chọn bằng cách nhập tên hay ID của các chiến dịch, nhóm quảng cáo, quảng cáo.
- Để xóa bộ lọc, nhấp vào chữ x cạnh từ khóa của bộ lọc.
Sử dụng phím tắt để hoàn tất tác vụ nhanh hơn
Chọn nhiều hàng để chỉnh sửa cùng một lúc
- Chọn một hàng trong Power Editor.
- Nhấn giữ phím Shift rồi chọn hàng khác (hoặc giữ phím Ctrl trong Windown hoặc Command trong Mac).
- Nhấp vào chỉnh sửa để thực hiện cho các hàng đã chọn.
Xem trước quảng cáo trong bảng tin
- Vào mục quảng cáo.
- Chọn quảng cáo mà bạn muốn xem trước rồi hướng sang thanh cuộn bên phải màn hình để chọn xem trước quảng cáo.
3. Các lưu ý để có mẫu quảng cáo tối ưu
3.1 Tối ưu mẫu quảng cáo
Nội dung
Nội dung của mẫu quảng cáo bao gồm phần text, ảnh, video hay link. Đối với phần text, tiêu đề sẽ bao gồm từ khóa và cụm từ cần chú ý, đi kèm với đó là các mô tả ngắn. Ảnh nên có bố cục hợp lý, ý tưởng sáng tạo, chuẩn kích cỡ, có nhận diện, trang trí và thông điệp trên ảnh. Video nên là các video ngắn trừ trường hợp đó là livestream và link thì nên rút gọn nếu địa chỉ link hơi dài.
Mỗi mẫu quảng cáo sẽ có những mục tiêu khác nhau nên yêu cầu của mỗi mẫu quảng cáo đó cũng khác nhau. Cách thức viết content trong những trường hợp này đã được chỉ rõ trong cuốn sách “Content hay nói thay nước bọt” mà MediaZ Book đã xuất bản vào tháng 6 năm 2017.
Đối tượng
Nhắm mục tiêu quảng cáo như thế nào để đạt được mong muốn của bạn? Dĩ nhiên phải là chọn tập đối tượng phù hợp.
Nếu mục tiêu là nhận diện thương hiệu thì cấp độ I, II, III sẽ phù hợp với bạn, vì cấp độ này giá thành quảng cáo trung bình sẽ thấp.
Nếu mục tiêu là doanh số, chuyển đổi thì cấp độ IV, V nên được sử dụng. Tuy nhiên vì quy mô nhóm đối tượng nhỏ cho nên bạn sẽ nhanh chóng hết đối tượng tiềm năng chuyển đổi cao nhất để chạy, khi đó bạn sẽ phải gia tăng quy mô bằng cách mở rộng về các cấp độ khác là bắt buộc. Nếu không bạn sẽ phải tăng sale bằng cách bán chéo thêm sản phẩm.
Thiết lập
Để chạy quảng cáo ổn, nên tạo quảng cáo 4h trước khi chạy và khi thiết lập quảng cáo nên sao chép các quảng cáo của bạn, để xem quảng cáo nào có giá thấp hơn sẽ được giữ lại.
Thời gian
Khoảng thời gian có giá ads rẻ nhất trong năm là từ ngày 3 đến ngày 15 tháng 1 âm lịch, thời điểm này giá quảng cáo sẽ giảm 3-5 lần so với các thời điểm khác trong năm. Và sẽ rất rẻ nếu chọn phương thức chạy nhận diện thương hiệu.
Thời điểm quảng cáo hiệu quả có thể xác định bằng giờ tương tác, giờ đặt hàng của khách và lúc xác định được thời điểm quảng cáo chạy ổn, nên tăng ngân sách cho quảng cáo trước 1 giờ.
Tương tác
Tương tác có thể tối ưu bằng cách thay đổi nội dung, đưa ra một vài seeding mồi cho bài post hoặc thông tin bạn cung cấp.
Nguồn cấp tin
Nguồn cấp tin được xếp theo thứ tự tăng dần của hiệu quả quảng cáo là trang sản phẩm, trang cộng đồng, người nổi tiếng, người có ảnh hưởng - Influencer.
3.2 Các chỉ số cần tối ưu trong quảng cáo
Mỗi loại quảng cáo sẽ có những đặc điểm khác nhau và có những chỉ tiêu cần tối ưu khác nhau. Lưu ý, mẫu quảng cáo có gì, hãy nhớ tối ưu cái đấy!
Các chỉ tiêu luôn cố định
Impression - số lần quảng cáo của bạn được hiển thị (CPM): Nếu chỉ số CPM cao hãy cân nhắc việc tắt quảng cáo này để đổi sang mẫu quảng cáo khác.
Frequency - tần suất quảng cáo của bạn tiếp cận đến một người: Nếu chỉ số này quá cao và bạn chọn cách thức tối ưu theo AISAS thì hãy cân nhắc giảm ngân sách của mẫu quảng cáo này xuống.
Điểm phù hợp - mức độ phù hợp ước tính của quảng cáo với đối tượng mục tiêu dựa trên hiệu quả của quảng cáo và các yếu tố khác: Với thang điểm 10 là tối đa và mức trên 8 được xem là tạm chấp nhận được, nếu điểm phù hợp thấp hãy cân nhắc việc thay đổi mẫu quảng cáo.
CTR - tỷ lệ nhấp chuột: Chỉ số thấp thì việc của bạn nên làm là thay đổi mẫu quảng cáo để tiếp cận tới khách hàng.
Các chỉ tiêu hiển thị trong mỗi mẫu quảng cáo
Đừng quên nó có gì thì tối ưu cái đấy! Đó là lý do đối với mỗi mục tiêu ta sẽ có những chỉ tiêu cần target riêng.
Tiếp cận - chỉ số đo lường là Reach. Nếu chỉ số Reach thấp bạn có thể cân nhắc đến thời điểm đăng bài, nội dung hấp dẫn để tăng Reach tự nhiên hoặc chọn loại tiếp cận tần suất để kiểm soát số lần xuất hiện bài đăng trên Newfeed một người, hoặc cũng có thể chia ra chạy quảng cáo tiếp cận trên nhiều Fanpage khác nhau.
Nhận thức thương hiệu - dĩ nhiên là chỉ số Impression rồi. Để tối ưu mẫu quảng cáo với giá CPM giảm, bạn có thể cân nhắc chọn. Nếu chỉ số CPM - giá trên 1000 lượt hiển thị cao hãy cân nhắc việc tắt quảng cáo này để đổi sang mẫu quảng cáo khác
Lưu lượng truy cập - ở đây sẽ chú trọng đến lượt nhấp vào liên kết và thông số đo lường là click với CPC. Bạn có thể tối ưu CPC bằng cách chia nhỏ nhóm đối tượng hoặc xem lại thông điệp quảng cáo của bạn đã phù hợp và tiếp cận đúng đối tượng chưa.
Tương tác - số lượt like, share, bình luận và tối ưu dựa vào chi phí trên một tương tác CPA.
Số lượt cài đặt ứng dụng - tối ưu chi phí trên một lượt cài đặt ứng dụng CPI.
Số lượng xem video - tối ưu chi phí trên một lượt xem video CPV.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - đây là loại quảng cáo Lead và mục tiêu là thu thập được càng nhiều thông tin khách hàng càng tốt. Loại quảng cáo này được đo lường bằng chỉ số CPL, tức là chi phí trên mỗi thông tin khách hàng thu thập được.
Tin nhắn - đo lường số người gửi tin nhắn, khi cài đặt yêu cầu lưu lượng truy cập về trang đích thì chọn Messenger, nó sẽ hiển thị nút tin nhắn dưới bài post.
Chuyển đổi - tiêu chí để tối ưu là chỉ số CR hay còn được gọi là CVR. Nếu chỉ số CR thấp, đừng quên phải tối ưu Website hay Landing page của các bạn về các yếu tố như UX, UI, Call to action, nội dung, Headline, thông điệp quảng cáo. Chi tiết về các yếu tố này có thể tham khảo cuốn sách MediaZ Book đã xuất bản “Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi - để gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ website”.
Doanh số theo danh mục sản phẩm - ở đây yếu tố đánh giá sẽ là lượt chuyển đổi mua hàng (Conversion rate).
Số lượt ghé thăm cửa hàng - một lưu ý khi chạy quảng cáo với mục tiêu này là bắt buộc bạn phải đặt mã sự kiện ngoại tuyến, để có thể đo được chuyển đổi thực tế lượng khách hàng tới cửa hàng.
3.3 A/B testing
Dựa trên cấu trúc ba tầng của Facebook Ads mà bạn có thể sử dụng phân tách với ba nội dung bao gồm Content, Target và Thời gian Reach.
Content
Đây là thứ bạn nên test đầu tiên, content ở đây có thể là text, video, hình ảnh hay bất cứ thứ gì mà bạn đưa ra, đưa ra thông điệp, tương tác với người tiêu dùng.
Bạn sẽ làm ba content khác nhau cho sản phẩm và tiến hành cài đặt quảng cáo bằng Power Editor hoặc Ads Manager để test theo cấu trúc: 1-1-3 (1 campain - 1 ads set - 3 ads). Sau một ngày bạn sẽ bắt đầu đánh giá, nếu bài nào có sự tương tác của khách hàng lớn nhất, giá mềm nhất thì tắt các bài còn lại đi, chỉ giữ lại duy nhất bài đấy.
Khi test content điều lưu ý dành cho bạn là phải target đến cùng đối tượng khách hàng, cùng tệp khách hàng chỉ khác nhau về content.
Target
Về target bạn có thể test về độ tuổi, giới tính, vùng miền, sở thích, hành vi. Chỉ test target sau khi bạn đã test nội dung hoặc chọn được nội dung phù hợp để chạy.
Với việc test về target độ tuổi bạn chỉ có thể dùng Power Editor và sử dụng tính năng phân tách đối tượng như hướng dẫn trước đó.
Về sở thích hành vi, khi target bạn sẽ phải tạo thành từng nhóm Ads khác nhau theo từng tiêu chí sở thích hành vi mà bạn đã phân tích và chờ sau một ngày để đánh giá.
Về vùng miền, dễ thôi, bạn có thể vào Audience insight để có thể xem xét kết quả tốt nhất.
Thời gian reach
Đây là thời gian quảng cáo của bạn chạy. Sau khoảng vài ngày tổng hợp lại bạn có thể xem bảng phân tích và chọn mục thời gian trong ngày. Nếu khách hàng của bạn mua hàng nhiều nhất vào khoảng 9-11h thì bạn có thể tăng tiền trong khoảng thời gian ads chạy hiệu quả trước 1 giờ hay cũng có thể tạo Ads mới trong khoảng thời gian có chuyển đổi mua hàng. Tối ưu không nào?
Và cuối cùng các bạn đừng quên cách đơn giản nhất là khảo sát nhóm khách hàng của bạn có thể là qua người giao hàng, quan sát ở cửa hàng, thông tin điền form của khách hàng, từ đó bạn sẽ có thông tin đối tượng khách hàng chuẩn nhất để có thể target.
3.4 Mẹo để lập tài khoản Ads trả sau
Bình thường quảng cáo của bạn mới lập sẽ bị thiết lập ở chế độ trả trước, nghĩa là nếu bạn chạy quảng cáo thì sẽ phải có sẵn ngân sách trong tài khoản mới có thể tiến hành chạy quảng cáo.
Bước 1: Đăng nhập hoặc tạo tài khoản cá nhân trên điện thoại.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản cá nhân, thiết lập phương thức thanh toán trên máy tính.
Bước 3: Tạo page mới bất kỳ và đăng vài bài viết.
Bước 4: Sau 1-3 ngày thiết lập quảng cáo Boost Post bằng điện thoại.
Và bạn đã có tài khoản quảng cáo với hạn mức trả sau. Hạn mức sẽ được nâng dần theo các mức như 50 nghìn, 200 nghìn, 500 nghìn, 1 triệu... Sau khi bạn thanh toán thì hạn mức thanh toán của tài khoản Facebook sẽ tự động tăng lên.
3.5 Hình ảnh quảng cáo
Hình ảnh quảng cáo có những nguyên tắc nhất định để có thể thiết kế phù hợp để hiển thị ở mọi vị trí trên Facebook và đảm bảo hình ảnh có chất lượng cao. Nội dung gắn liền với hình ảnh chỉ được chiếm 20% khu vực hình ảnh quảng cáo. Hình ảnh không có nội dung, hoặc có rất ít sẽ được ưu tiên, hình ảnh có nội dung chiếm quá 20% khu vực hình ảnh quảng cáo sẽ bị từ chối lên chiến dịch. Bạn có thể check tỷ lệ văn bản tại link: fb.com/ads/tools/ text_overlay. Nếu bị quá text, đừng lo, một số cách sau đây có thể giải quyết giúp bạn.
- Hãy thử giảm kích cỡ text trong hình ảnh
- Chọn lọc thông tin để đưa vào hình ảnh, đảm bảo phần lớn văn bản bạn sử dụng nằm trong hộp văn bản thay vì gắn trực tiếp lên hình
- Không dàn tất cả văn bản lên hình ảnh, chỉ dàn trên khu vực văn bản quảng cáo phù hợp.
Lưu ý: Logo, hình mờ, con số đều được xem là văn bản trừ bìa sách, hình ảnh sản phẩm không bị giới hạn nội dung của khu vực hiển thị hình ảnh quảng cáo.
Đi kèm với nó là độ dài văn bản, nó cũng được khuyến nghị giới hạn số lượng ký tự của nội dung quảng cáo để có thể hiển thị tốt trên cả màn hình nhỏ hơn.
Cụ thể, với mỗi mục tiêu hướng đến sẽ có những yêu cầu khác nhau, dưới đây là các yêu cầu đó:
Nhận thức thương hiệu
- Kích thước hình ảnh khuyến nghị: 1.200 x 628 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh: 1,9:1
- Văn bản: 90 ký tự
- Tiêu đề: 25 ký tự
- Mô tả liên kết: 30 ký tự
Chuyển đổi
- Kích thước hình ảnh khuyến nghị: 1.200 x 628 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh: 1,9:1
- Văn bản: 90 ký tự
- Tiêu đề: 25 ký tự
- Mô tả liên kết: 30 ký tự
Post tương tác
- Kích thước hình ảnh trên bảng tin được khuyến nghị: 1.200 x 900 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh trên bảng tin: 4:3
- Kích thước hình ảnh trong cột phải: 254 x 133 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh trong cột phải: 1,9:1
- Văn bản: 90 ký tự (bài viết dài hơn có thể bị cắt bớt trên màn hình nhỏ)
Reach
- Kích thước hình ảnh khuyến nghị: 1.200 x 628 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh: 1,9:1
- Văn bản: 90 ký tự
- Tiêu đề: 25 ký tự
- Mô tả trong bảng tin: 30 ký tự
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Kích thước hình ảnh khuyến nghị: 1.200 x 628 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh: 1,9:1
- Văn bản: 90 ký tự
- Tiêu đề: 25 ký tự
- Mô tả trong bảng tin: 30 ký tự
Traffic
- Kích thước hình ảnh khuyến nghị: 1.200 x 628 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh: 1,9:1
- Văn bản: 90 ký tự
- Tiêu đề: 25 ký tự
- Mô tả liên kết: 30 ký tự
Lượt xem video
- Văn bản: 90 ký tự
- Tỷ lệ khung hình được hỗ trợ: 16:9 (toàn bộ chiều ngang) cho tới 9:16 (toàn bộ chiều dọc)
- Nguồn cấp trên thiết bị di động: Video sẽ hiển thị ở tỷ lệ tối đa 2:3 cho các tỷ lệ khung hình nằm trong khoảng từ 2:3 tới 9:16
- Nguồn cấp trên máy tính và trình phát trên máy tính: Đối với nguồn cấp trên máy tính, video dọc sẽ tiếp tục hiển thị với các dải đen ở phía trên và phía dưới ở tỷ lệ khung hình 1:1. Đối với trình phát trên máy tính, video dọc sẽ hiển thị ở tỷ lệ khung hình 9:16 không có các dải đen ở phía trên và phía dưới
- Tỷ lệ khung hình được khuyến nghị cho video dọc: 9:16 (toàn bộ chiều dọc), đảm bảo nội dung chính nằm trong mặt 2:3 cho bảng tin trên thiết bị di động
- Video: Nén video H.264, ưu tiên cấu hình cao, pixel vuông, tốc độ khung hình cố định, quét lũy tiến
- Định dạng: Vùng chứa mp4 lý tưởng với nguyên tử mov đứng đầu, không có danh sách chỉnh sửa
- Âm thanh: Nén âm thanh Stereo AAC, ưu tiên 128 kilobit/giây trở lên
Yêu cầu kỹ thuật
- Độ dài văn bản chú thích: chỉ văn bản, tối đa 2.200 ký tự
- Tỷ lệ khung hình khuyến nghị: 1,77:1 / 16:9 đối với HDTV; 2:39:1 hoặc 2:40:1 đối với màn hình rộng; 1,33:1 / 4:3 đối với SDTV; 1,375:1 đối với phim; 1,85:1 đối với phim không có các dải đen ở phía trên và phía dưới hoặc ở bên cạnh
- Thời lượng: Tối đa 120 phút
- Độ phân giải tối thiểu: Chiều rộng tối thiểu 600 pixel, chiều dài tùy thuộc vào tỷ lệ khung hình của video
- Kích thước tệp: Tối đa 4GB
- Khung: Tối đa 30 khung hình/giây
- Định dạng: 3g2 (Mobile Video), 3gp (Mobile Video), 3gpp (Mobile Video), asf (Windows Media Video), avi (AVI Video), dat (MPEG Video), divx (DIVX Video), dv (DV Video), f4v (Flash Video), flv (Flash Video), gif (Graphics Interchange Format), m2ts (M2TS Video), m4v (MPEG-4 Video), mkv (Matroska Format), mod (MOD Video), mov (QuickTime Movie), mp4 (MPEG-4 Video), mpe (MPEG Video), mpeg (MPEG Video), mpeg4 (MPEG-4 Video), mpg (MPEG Video), mts (AVCHD Video), nsv (Nullsoft Video), ogm (Ogg Media Format), ogv (Ogg Video Format), qt (QuickTime Movie), tod (TOD Video), ts (MPEG Transport Stream), vob (DVD Video), wmv (Windows Media Video)
- Tốc độ bit: Không giới hạn tệp tốc độ bit nếu bạn đang sử dụng phương pháp mã hóa hai lần, miễn là tệp không vượt quá 1 GB. Nếu không, 8 megabit trên mỗi giây cho 1080p và 4 megabit trên mỗi giây cho 720p.
Nguyên tắc thiết kế bản trình chiếu
Sử dụng các nguyên tắc sau để thiết kế một bản trình chiếu, đây là video được tạo từ hình ảnh tĩnh.
- Kích thước hình ảnh trên bảng tin được khuyến nghị: 1.280 x 720 pixel
- Tỷ lệ hình ảnh trên bảng tin: 16:9 (tối đa 4:3) hoặc 1:1
- Văn bản: 90 ký tự (bài viết dài hơn có thể bị cắt bớt trên màn hình nhỏ)
- Nên sử dụng các hình ảnh có cùng kích thước và tỷ lệ hình ảnh để tránh bị cắt xén
- Hình ảnh nên có lượng văn bản tối thiểu. Xem lượng văn bản trong hình ảnh quảng cáo của bạn sẽ tác động như thế nào đến số người tiếp cận của quảng cáo.
4. Các lưu ý về phương thức thanh toán
4.1 Phương thức thanh toán cho quảng cáo trên Facebook
Bạn có thể chọn phương thức thanh toán cho các loại quảng cáo trên Facebook bằng thẻ tín dụng (credit) hoặc thẻ ghi nợ quốc tế (debit) với các ngân hàng có liên kết với các đối tác Visa, Mastercard, American Express, JCB hay Discover Card. Và cũng có thể thanh toán với Paypal bằng một trong các loại đơn vị tiền tệ được hỗ trợ của họ.
Lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng thẻ ghi nợ quốc tế (debit) để có thể kiểm soát tốt chi phí dành cho quảng cáo của bạn.
Bạn có thể tùy chọn để lựa chọn phương thức thanh toán khi chạy quảng cáo và cũng có thể xóa, thêm, thay đổi, chỉnh sửa phương thức quảng cáo từ trình quản lý quảng cáo của mình.
Bước 1: Đi tới phần lập hóa đơn trong trình quảng cáo.
Bước 2: Trong phần phương thức quảng cáo nhấp vào chỉnh sửa thanh toán.
Bước 3: Lựa chọn phương thức theo đúng nhu cầu của mình.
Xóa - tìm phương thức thanh toán mà bạn muốn xóa và xác nhận bằng cách nhấp vào nút Xóa ở góc phải dưới màn hình. Nếu bạn chỉ có một phương thức thanh toán được liệt kê trên tài khoản thì bạn không thể xóa phương thức đó trừ khi vô hiệu hóa tài khoản quảng cáo của mình.
Lưu ý rằng nếu trước đây bạn đã thêm thẻ tín dụng vào tài khoản Facebook (ví dụ: để mua trò chơi hoặc ứng dụng), bạn sẽ nhìn thấy thẻ tín dụng đó được liệt kê như là một trong các phương thức thanh toán của mình. Bạn có thể xóa đi nếu không muốn phương thức thanh toán đó có trong tài khoản của mình nữa.
Thêm - nhấp vào thêm phương thức thanh toán rồi chọn phương thức bạn muốn thêm, xác nhận việc này bằng click vào nút Tiếp tục ở cuối màn hình.
4.2 Làm gì khi quảng cáo bị lỗi ở phần thanh toán
Nếu bạn gặp sự cố trong phần thanh toán, Facebook sẽ hoặc tìm cách tính phí vào phương thức thanh toán chính, hoặc tính trên phương thức thanh toán khác. Khi cả hai cách đấy không thành công thì họ sẽ tạm dừng quảng cáo của bạn cho đến khi số dư được thanh toán thành công và do vậy chúng ta có thể thử các tùy chọn sau để xử lý lỗi thanh toán này.
- Liên hệ với nhà cung cấp phương thức thanh toán để được trợ giúp (ở đây là ngân hàng bạn sử dụng thẻ, dịch vụ của họ)
- Thêm phương thức thanh toán mới vào tài khoản của bạn
Hầu hết các thanh toán không thành công xảy ra khi ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ gặp sự cố trong việc thiết lập và xử lý thanh toán của bạn.
5. Khắc phục sự cố quảng cáo
Cho dù bạn là nhà quảng cáo chuyên nghiệp thì việc gặp phải sự cố khi chạy quảng cáo cũng là điều bình thường và không hiếm gặp, kể cả khi bạn đang dùng tài khoản partner và được support riêng. Dưới đây là một vài trường hợp phổ biến.
5.1 Khôi phục chiến dịch trên tài khoản mới từ tài khoản bị vô hiệu hóa
Thật là khủng khiếp khi một sáng bạn thức dậy truy cập vào tài khoản quảng cáo của mình thấy hiện lên thông báo “Tài khoản quảng cáo đã bị vô hiệu hóa”. Lúc này chúng ta có thể kháng nghị tới Facebook để lấy lại tài khoản. Tuy nhiên việc kháng nghị này sẽ mất khá nhiều thời gian và tỷ lệ thành công lại quá ít trong khi công việc của chúng ta lại không thể tạm dừng được, nhất là khi bạn đang lựa chọn Facebook là kênh quảng cáo duy nhất để kinh doanh. Việc xây mới tài khoản là điều chúng ta sẽ nghĩ tới nhưng ngẫm lại, toàn bộ cấu trúc tài khoản đã setup mấy tháng, mấy năm đã đủ để nổ tung đầu chúng ta lên rồi đúng không?
Nếu bạn bị “rối loạn” trong tình trạng trên thì đừng quá lo lắng. Mục này sẽ hướng dẫn cách restore ads - chuyển toàn bộ quảng cáo đã setup từ tài khoản cũ sang tài khoản mới cực dễ dàng nhanh chóng mà hiệu quả.
Bước 1: Xuất dữ liệu từ tài khoản cũ.
Truy cập Power Editor từ tài khoản cũ hoặc tài khoản bị gắn cờ, bị báo vi phạm. Mở mục chiến dịch, bạn chọn một hoặc nhiều chiến dịch, tùy vào mục tiêu của bạn rồi nhấp vào nút “Xuất & Nhập” trên thanh công cụ chọn xuất mục đã chọn (hoặc cũng có thể chọn xuất tất cả nếu bạn thấy cần thiết). Toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ dưới file csv.
Bước 2: Sửa lỗi dữ liệu trên Excel.
Mở file vừa nhận được bằng Excel, xóa toàn bộ cột Campaign ID, Ad Set ID, Ad ID rồi lưu lại.
Bước 3: Nhập dữ liệu vào tài khoản mới.
Truy cập Power Editor tài khoản mới, ở nút “Xuất & Nhập”, bạn chọn “Nhập hàng loạt quảng cáo”.
Tải tệp bạn vừa sửa xong vào mục nhập tệp (lưu với đuôi csv). Dữ liệu được nhập vào sẽ tự động đồng bộ với hệ thống, có thể bạn sẽ nhận được một vài thông báo lỗi về thời gian chạy, ngân sách, quyền truy cập nhưng chỉ cần bạn đọc và sửa một chút thôi thì toàn bộ setup quảng cáo từ tài khoản cũ sẽ nằm trọn trong tài khoản mới.
Vậy là chúng ta đã hoàn tất việc khôi phục hoàn toàn chiến dịch của mình trên tài khoản quảng cáo mới nhanh chóng và dễ dàng.
5.2 Báo cáo và quản lý quảng cáo hiệu quả từ quy ước đặt tên
Khi mới bắt đầu làm quảng cáo, mình cũng như nhiều bạn thường tạo chiến dịch, nhóm quảng cáo với những cái tên theo ý thích, chẳng hạn như: HaNoi-mypham-40-55-1810 hay 1810-tuongtacbaiviet.
Lúc đầu, bạn sẽ chưa cảm thấy nó là sự cố đâu vì số lượng và chiến dịch không nhiều, việc quản lý quảng cáo vẫn chưa có gì là khó khăn cả. Nhưng sau một thời gian, khi số lượng dự án tăng lên nhanh chóng, số lượng báo cáo khách hàng cũng tăng dần theo và cả việc chuyển giao dự án cho các thành viên khác nữa thì lúc này nó đã là sự cố. Bạn sẽ cảm thấy lúng túng vì không biết đâu là quảng cáo cần chỉnh sửa, không dễ để tìm ra quảng cáo nào đang hiệu quả và sẽ phải mất hàng giờ để chuyển giao dự án.
Mẹo nhỏ dành trong trường hợp này là việc đặt tên cho các chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo của mình, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất quản lý quảng cáo của bạn. Đó là cách đặt tên cho các chiến dịch, nhóm quảng cáo, cho các dự án và cả của công ty mình.
Dưới đây là một ví dụ cho việc đặt tên tại Agency.
Chiến dịch:
“Tên sản phẩm dịch vụ của khách hàng - Tên thông điệp của chiến dịch - Tên nhân viên Account chịu trách nhiệm khách hàng này - Loại mục tiêu quảng cáo”.
Ví dụ: “Skinfood_sale 20/10_MaiNT_Post video”
Giải thích : Chiến dịch quảng cáo của mỹ phẩm Skinfood sale off trong dịp 20/10 do bạn nhân viên account là Nguyễn Thanh Mai phụ trách, hình thức content, video và mục tiêu tối ưu theo tương tác.
Ưu điểm của quy ước này :
- Giúp nhà quảng cáo dễ dàng thấy được loại content và mục tiêu quảng cáo là gì để có hướng tối ưu phù hợp với KPI nhận về.
- Lọc ngay được nhân viên nào phụ trách để dễ dàng báo cáo hiệu quả cũng như thông báo các thay đổi (nếu có) để kịp thời trao đổi với khách hàng.
- Phân biệt dễ dàng các chiến dịch với mục tiêu tối ưu và thông điệp khác nhau của cùng một khách hàng.
Nhóm quảng cáo
“Tên Chiến dịch (nhóm nội dung) - Tên nhắm đối tượng”.
Ví dụ: “Skinfood_sale 20/10_MaiTN_Post video_HN_18 - 24_G_M
Giải thích: Nhóm quảng cáo của chiến dịch Skinfood phía trên target đối tượng nữ ở Hà Nội tuổi 18 - 24 vị trí quảng cáo trên thiết bị di động.
Ưu điểm của quy ước này:
- Lúc trước chúng ta có thể xem được nhóm quảng cáo nào thuộc chiến dịch nào nhưng giờ thì không, vì vậy mình cho thêm phần tên chiến dịch lên trước để phân biệt được nếu khách hàng có nhiều campaign cùng mục tiêu tối ưu nhưng lại khác thông điệp.
- Phần nhắm mục tiêu bạn nên quy ước và viết tắt để dễ nhìn và dễ phân biệt hơn.
Quảng cáo
“Số thứ tự thay đổi theo tùy chọn thay đổi thông điệp”.
Ví dụ: Sale 50% - 001, tặng vé xem phim - 002
Giải thích : Bản thân quảng cáo khác nhau phần thông điệp, bạn chỉ cần đánh số thứ tự để phân biệt được các quảng cáo mang thông điệp khác nhau trong nhóm quảng cáo. Từ đó xem xét được thông điệp nào đang mang lại hiệu quả cao hơn với cùng một nhóm quảng cáo. Bạn không nên đặt tên quá dài gây rối khó kiểm soát.
Tệp đối tượng
“Tên khách hàng - loại đối tượng - mô tả chính - thời gian”.
Ví dụ: Skinfood_url_ son_60 ngày với đối tượng vào web son môi của Skinfood trong vòng 60 ngày, Skinfood_TTQC_60 ngày với đối tượng tương tác với quảng cáo của Skinfood trong vòng 60 ngày.
Khi bạn dành thời gian để thiết lập và duy trì những nguyên tắc này, nó sẽ giúp việc quản lý quảng cáo dễ dàng hơn, đặc biệt khi bạn đang chạy quảng cáo cho nhiều khách hàng hoặc nhắm mục tiêu tới hàng chục phân khúc khác nhau.
Lưu ý: Bạn cũng không nên áp dụng quá rập khuôn mà nên có sự thay đổi, điều chỉnh giữa các chiến dịch, dự án. Hãy xem xét điều gì quan trọng và chuẩn hóa nó cho nhóm và khách hàng của bạn.
5.3 Làm sao để kiểm soát chi phí hiệu quả, tại sao chi phí trên mỗi kết quả tăng khi tăng ngân sách?
Có bao giờ bạn gặp trường hợp này không ?
Nhân viên : Nhóm quảng cáo em test hôm nay tốt lắm anh ạ!
Sếp : Tốt lắm em, cho thêm tiền vào cho anh.
Ngày hôm sau…
Nhân viên : Anh ơi, nhóm quảng cáo ấy đắt gấp đôi so với hôm qua rồi anh, phải làm gì đây ạ?
Đây là trường hợp khá hay gặp đối với những bạn chạy quảng cáo. Chúng ta thường chạy nhóm quảng cáo có ngân sách nhỏ và khi kết quả đạt như kỳ vọng, ta sẽ muốn tăng ngân sách để thừa thắng xông lên “phát huy” những kết quả đó.
Nhưng thật không may, những phép toán đầy tính kinh tế đấy lại chẳng đơn giản. Nó như ở một thế giới khác, quảng cáo Facebook nó là một phép tính mà kết quả ta nhận được tỷ lệ nghịch với ngân sách gia tăng hay nói cách khác, khi tăng ngân sách thì chi phí trên mỗi kết quả sẽ có xu hướng tăng lên. Việc chúng ta chấp nhận nó thì đó là sai lầm trong việc “sửa sai” cho nghiệp vụ tăng giá (thông tin này chỉ áp dụng cho loại quảng cáo đấu giá, sử dụng quá trình phân phối chuẩn).
Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi thiết lập nhóm quảng cáo, Facebook sẽ cố gắng tìm ra tập đối tượng dễ dàng mang lại kết quả cho bạn nhất với giá thấp nhất, nên giá thầu cho nhóm quảng cáo đó sẽ giảm và tối đa hóa được kết quả. Khi thêm tiền, Facebook phải tính toán và phân phối để chi tiêu ngân sách lớn hơn. Số lượng cuộc đấu giá có cùng mức chi phí trên mỗi kết quả mà chúng ta đang nhận được không nhiều, vì vậy, chúng ta phải tham gia những cuộc đấu giá với mức thầu lớn hơn và chi phí trên mỗi kết quả đương nhiên tăng theo.
Ví dụ dành cho bạn: Với mục tiêu tương tác và đặt ngân sách 100.000đ, Facebook sẽ phân phối đến tập đối tượng có giá thầu thấp và dễ mang lại kết quả để khai thác tối đa ngân sách nhỏ bé đó. Nếu giá thầu là 500đ, bạn có thể chiến thắng các cuộc đấu giá 500đ và chi tiêu toàn bộ ngân sách, khiến chi phí trung bình trên mỗi kết quả trở thành 500đ.
Tuy nhiên, nếu bạn tăng ngân sách lên 200.000đ, ngay cả khi bạn giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đấu giá với kết quả 500đ thì cũng hiếm khi có tới 400 cuộc đấu giá có chi phí thấp như vậy để chiến thắng. Vì thế, Facebook phải đưa quảng cáo của bạn vào các cuộc đấu giá có kết quả tốn kém hơn.
Rõ ràng là điều này sẽ tăng chi phí trung bình trên mỗi kết quả nhưng dù sao Facebook vẫn đang mang lại cho chúng ta những kết quả giá thấp nhất hiện có với ngân sách bỏ ra và các biến động thị trường.
Tóm lại là chuyện chi phí trung bình tăng khi ngân sách tăng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, có nhiều bạn thấy chi phí trên mỗi kết quả tăng sau khi tăng ngân sách và cố gắng thay đổi nhóm quảng cáo bằng mọi cách để hạ chi phí. Đa phần những cách ấy đều không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số lỗi thường gặp mà mọi người mắc phải khi cố làm điều này và đi kèm là lời giải thích:
- Phân chia nhóm quảng cáo có ngân sách tăng lên thành nhiều nhóm quảng cáo nhỏ hơn với các ngân sách cộng lại bằng ngân sách của nhóm quảng cáo ban đầu.
Khi bạn tạo nhiều nhóm quảng cáo giống nhau và phân chia ngân sách bạn muốn chi tiêu cho các nhóm đó, các nhóm quảng cáo sẽ tự cạnh tranh với nhau trong cuộc đấu giá. Vì các nhóm quảng cáo đều giống nhau nên bạn sẽ chỉ còn lại một nhóm quảng cáo với ngân sách nhỏ, tất cả các nhóm còn lại sẽ tự động bị xóa khỏi cuộc đấu giá. Và kết quả là quảng cáo sẽ phân phối chậm hơn với chi phí sẽ cao hơn việc bạn chỉ để một nhóm.
- Phân tách nhóm quảng cáo có ngân sách tăng lên thành nhiều nhóm nhỏ hơn với cách nhắm mục tiêu loại trừ nhau và ngân sách cộng lại bằng ngân sách ở nhóm ban đầu.
Vấn đề đầu tiên của việc này là khi ta thay đổi nhắm mục tiêu, thực ra chúng ta đang tạo một nhóm quảng cáo mới vì thế ta không thể biết liệu nhóm này có đạt được chi phí trên mỗi kết quả thấp như nhóm cũ không. Kể cả giả định rằng điều đó sẽ xảy ra thì vẫn còn các vấn đề khác. Giả sử ta phân chia nhóm quảng cáo thành công thành hai nhóm quảng cáo có ngân sách như nhau, một nhóm nhắm mục tiêu tới nam giới và một nhóm nhắm mục tiêu tới nữ giới. Mọi thứ khác về các nhóm quảng cáo này đều giống nhóm quảng cáo ban đầu.
Trong hầu hết trường hợp, việc chi tiêu toàn bộ ngân sách cho một đối tượng mục tiêu lớn hơn sẽ hiệu quả hơn so với việc sử dụng hai ngân sách nhỏ hơn cho hai đối tượng mục tiêu hẹp hơn.
Quay lại trường hợp trên, nếu nam giới mang lại nhiều cơ hội hơn và chi phí của cơ hội rẻ hơn so với nữ giới thì Facebook sẽ tự động chi tiêu nhiều tiền hơn từ tổng ngân sách của ta cho nam giới trong đối tượng mục tiêu lớn hơn của nhóm quảng cáo duy nhất.
Tuy nhiên, nếu sử dụng hai nhóm quảng cáo, ta có thể chi tiêu toàn bộ ngân sách nhỏ hơn của nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu tới nam giới trước khi bạn có thể tận dụng tất cả các cơ hội đáng lẽ sẽ có. Thay vào đó, một phần trong tổng ngân sách của ta sẽ bị chi tiêu kém hiệu quả hơn cho những cơ hội ít ỏi hơn và tốn kém hơn với nữ giới.
5.4 Vì sao số liệu ở các cấp độ quảng cáo không khớp nhau
Việc báo cáo ngân sách và hiệu quả quảng cáo là công việc thường xuyên của các nhà quảng cáo. Và đôi khi bạn có thể thấy số liệu về quảng cáo không giống với số liệu trên nhóm quảng cáo hoặc nhóm quảng cáo có các số liệu không khớp với số liệu ở cấp độ chiến dịch.
Dưới đây là một ví dụ.
Cùng trong một khoảng thời gian giống nhau nhưng chế độ xem ở cấp chiến dịch với các kết quả tương tác, số người tiếp cận và quan trọng là số tiền chi tiêu lại lớn hơn so với chế độ xem ở cấp nhóm quảng cáo. Kể cả khi sự chênh lệch là không nhiều (504,28$ so với 504,12$) nhưng mình chắc chắn bạn sẽ phải giật mình và nhận ra rằng sẽ là thảm họa nếu không tìm ra cách giải thích cho quản lý, cho khách hàng?
Nguyên nhân là có thể một ai đó trong nhóm hoặc chính bạn đã lỡ xóa quảng cáo hoặc nhóm quảng cáo trong một chiến dịch nào đó. Mà chế độ xem mặc định trong trình quản lý quảng cáo thì chỉ hiển thị quảng cáo hoặc nhóm quảng cáo chưa bị xóa trong khi chế độ xem trong cấp độ chiến dịch sẽ hiển thị chỉ số của tất cả nhóm quảng cáo, quảng cáo kể cả khi chúng đã bị xóa. Mối quan hệ cũng xảy ra tương tự với quảng cáo và nhóm quảng cáo. Hiển nhiên là nếu số liệu không khớp thì các “chỉ số cộng” của cấp chiến dịch lớn hơn cấp nhóm quảng cáo, quảng cáo và cấp nhóm quảng cáo lớn hơn cấp quảng cáo.
Giải pháp:
- Hãy kiểm tra bất kỳ số liệu nào có thể đã được quy cho số lượng ở cấp cao hơn. Và nhớ rằng tính ngân sách theo cấp chiến dịch, còn phân tích hiệu quả bạn có thể quan tâm nhiều hơn vào nhóm quảng cáo, quảng cáo.
- Để rắc rối không làm khó bạn, tốt nhất là không tạo nên rắc rối, đừng xóa bỏ bất kì quảng cáo hay nhóm quảng cáo nào.
Lưu ý rằng số người tiếp cận ở cấp độ chiến dịch có thể không khớp với số người tiếp cận ở cấp độ nhóm quảng cáo do số người tiếp cận chỉ những người duy nhất đã tiếp cận. Ví dụ: Nếu nhóm quảng cáo thứ nhất đã tiếp cận cá nhân A và B và nhóm quảng cáo thứ hai đã tiếp cận cá nhân B và C, từng nhóm quảng cáo tiếp cận 2 người và chiến dịch tiếp cận 3 người chứ không phải 4.
6. Khắc phục sự cố quảng cáo trên Instagram
Quảng cáo được hiển thị dưới dạng tự nhiên
Quảng cáo đang hiển thị nhưng không có nhãn được tài trợ, nút kêu gọi hành động, liên kết ngoài trang web hoặc định dạng quay vòng nếu bài viết được chèn vào nguồn cung cấp của họ dưới dạng quảng cáo. Và sau đây sẽ là một số trường hợp bài viết của bạn sẽ được hiển thị dưới dạng tự nhiên.
- Nếu một người tương tác với quảng cáo trên Instagram, bạn sẽ nhận được thông báo, nội dung hiển thị dưới dạng bài viết tự nhiên.
- Nếu một người được gắn thẻ trong bình luận của quảng cáo trên Instagram thì người gắn thẻ đó sẽ nhận được thông báo và hiển thị cho người đó dưới dạng bài viết tự nhiên.
- Nếu ai đó chia sẻ quảng cáo của bạn thông qua liên kết vĩnh viễn, nội dung của bạn sẽ hiển thị dưới dạng bài viết tự nhiên cho bất kỳ ai nhấp vào link đó.
- Nếu được gắn thẻ vào bình luận quảng cáo dưới định dạng quay vòng, người được gắn thẻ chỉ nhìn thấy hình ảnh của họ được gắn thẻ chứ không thấy toàn bộ định dạng bài viết và nội dung sẽ hiển thị dưới dạng bài viết tự nhiên cho người được gắn thẻ.
Trên bài viết tự nhiên thì các nhãn được tài trợ, nút call to action, định dạng quay vòng không được hiển thị trên trang. Nó không được hiển thị trên trang của nhà quảng cáo và bạn chỉ có thể truy cập bài viết thông qua quảng cáo. Các hành động tự nhiên này sẽ không bị tính phí cho nhà quảng cáo.
Không thể trả lời bình luận về quảng cáo trên Instagram
Lý do là bạn đang chạy trên Instagram nhưng chưa thêm tài khoản này vào trình quản lý doanh nghiệp hoặc thêm tài khoản thông qua cài đặt của trang, bạn sẽ không thể trả lời bình luận. Nếu đã thêm tài khoản mà vẫn không thể trả lời bình luận, hãy kiểm tra lại để đảm bảo bạn đã đăng nhập vào tài khoản Instagram.
7. Hướng dẫn tự liên hệ với đội ngũ hỗ trợ Facebook
Khi quảng cáo của bạn gặp vấn đề như bị khóa tài khoản, cần khiếu nại, cần hỗ trợ từ đội ngũ Facebook, bạn có thể liên hệ với Facebook Supporter qua:
Bước 1: Click vào liên hệ góc phải phía trên màn hình, chọn liên hệ với chúng tôi hoặc vào link https://www.facebook.com/business/resources/
Bước 2: Chọn phương thức quảng cáo: Hỏi cộng đồng, gửi Email hoặc Inbox trực tiếp ở mục Hỗ trợ thêm khi kéo xuống dưới. Gợi ý cho bạn là nên Inbox trực tiếp vì khi đó thời gian nhận được phản hồi từ Facebook sẽ nhanh hơn.
Bước 3: Khai báo thông tin và chọn vấn đề quảng cáo bạn đang gặp phải
Bước 4: Sau khi hoàn thiện các thông tin trên, bạn có thể liên lạc với đội ngũ Supporter của Facebook để giải quyết trường hợp vướng mắc của mình.