“CHÚNG TA PHẢI NHÌN NHẬN FIDEL NHƯ MỘT NGƯỜI SÁNG SUỐT, BIẾT LẼ PHẢI NHẤT TRÊN TRÁI ĐẤT NÀY"
Đạo diễn Mỹ Oliver Stone - người thực hiện bộ phim về Fidel Castro "Comandante" (Vị Tư Lệnh)
Bộ phim Comandante của đạo diễn M nổi tiếng Oliver Stone vừa chiếu trong Liên hoan phim Quốc tế tại St. Petersburg, Nga ngày 23-6-2003. Việc chiếu phim này là một “sự kiện” điện ảnh vì phim này đã bị cấm chiếu tại Mỹ trong tháng 4. Comandante là một phim tài liệu về Fidel Castro, người mà Oliver Stone đã gọi là một trong những “người sáng suốt và biết lẽ phải nhất thế giới”.
Trong năm nay báo chí nhiều nơi trên thế giới tốn nhiều giấy mực cho phim Comandante do các phản ứng bởi động cơ chính trị đối với bộ phim này. Phim được chiếu lần đầu tiên tại Liên hoan phim Sundance vào ngày 18-1-2003 và sau đó lại Liên hoan Berlin, báo chí thế giới đã ghi lại lời phát biểu của Oliver Stone về Chủ tịch Fidel Castro: “Chúng ta ph i nhìn nh n Fidel như m t trong nh ng ngư i sáng su t, bi t l ph i nh t trên Trái t này, m t trong nh ng ngư i chúng ta c n h i ý ki n”. Ðến tháng 4, hệ thống truyền hình Mỹ HBO tuyên bố hoãn vô thời hạn việc chiếu phim này thay vì chiếu vào tháng 5 như đã giới thiệu với khán giả. Lý do mà HBO đưa ra là phim “chưa hoàn chỉnh” nhưng mọi người đều biết HBO chịu áp lực về chính trị của chính quyền Bush.
Comandante do Oliver Stone vừa viết kịch bản vừa làm đạo diễn, vừa xuất hiện trong phim với vai trò là người phỏng vấn chủ tịch Fidel Castro. Trức đây chưa hề có một cuộc phỏng vấn một vị lãnh tụ nào thực hiện sâu sắc như Oliver Stone đã làm trong Comandante nhờ vào mối quan hệ đã có giữa hai bên. Oliver Stone có dịp gặp gỡ, quen biết với chủ tịch Fidel Castro vào năm 1987 khi thực hiện phim Salvador. Chủ tịch Fidel Castro cũng mến tài của Oliver Stone. Theo Yahoo News, phim Platoon của Oliver Stone về chiến tranh Việt Nam thành công lớn tại Cuba và cũng được Chủ tịch Fidel Castro ưa thích. Oliver Stone có nhiều thuận lợi để thực hiện phim: được chủ tịch Fidel Castro dành cho 3 ngày liền trong năm 2002. Hai người trao đổi lâu tới 5 giờ trong bữa tối 16-2-2002 và cùng tới nhà hàng Terraza ở Cohima, một trong những nơi mà nhà văn Mỹ Ernest Hemingway thường thích lui tới khi ông sống tại Cuba. Trong các cuộc gặp gỡ đó, Oliver Stone đã đặt nhiều câu hỏi với chủ tịch Fidel Castro, những câu hỏi không chỉ liên quan tới cương vị của một vị chủ tịch nước, một nhà chính trị mà còn cả về đời sống riêng tư của ông, kể cả những vấn đề mà Oliver Stone gọi là “những vấn đề tế nhị”. Nhóm làm phim đã quay tổng cộng số phim dài 30 giờ, sau đó chọn lọc lại để phim còn 93 phút. Người phỏng vấn đưa những câu hỏi bất chợt, dí dỏm nhắm vào việc khám phá con người và cuộc sống đời thường của nhà lãnh tụ. Còn chủ tịch Fidel Castro trả lời tất cả các câu hỏi như các vấn đề mà Cuba đang phải đối diện, nhận định về vị trí của Cuba trên thế giới, về tình trạng chiến tranh, về chống khủng bố, giáo, về giáo dục, y tế, về người đồng tính luyến ái, về số phận của khoảng 100.000 gái mại dâm ở Cuba trước cuộc cách mạng, về gia đình ông... Fidel sôi nổi, sống động, đầy tự tin, đầy sức hấp dẫn. Ðiều này như cái gai trong mắt những kẻ chống Cuba. Ý của họ muốn nhà làm phim phải đặt câu hỏi vặn vẹo theo hướng buộc tội Cuba vi phạm nhân quyền để biện minh cho thái độ thù nghịch của Mỹ đối với Cuba trong mấy chục năm qua, đặc biệt là sau khi Cuba xử phạt những phần tử phản động gây rối trật tự an ninh trong nước. Phim Comandante không được chiếu ở Mỹ làm cho những ai từng mong rằng Mỹ sẽ thay đổi thái độ với Cuba thất vọng nhưng đa số khán giả khắp nơi trên thế giới, nhất là khán giả của những cuộc liên hoan phim quốc tế được xem Comandante, đã dành cho phim cảm tình đặc biệt bởi họ chia sẻ sự trân trọng, kính mến của đạo diễn Oliver Stone đối với chủ tịch Fidel Castro.
Túy Hoa – SGGP, 6.7.2003