Những từ viết tắt
AN Aṅguttara Nikāya Kinh Tăng Chi Bộ (Bộ thứ tư trong năm bộ Kinh Tạng)
Dhp. Dhammapada Kinh Pháp Cú
DN Dīgha Nikāya Kinh Trường Bộ
MN Majjhima Nikāya Kinh Trung Bộ
SN Saṃyutta Nikāya Kinh Tương Ưng Bộ
Sn. Sutta Nipāta Kinh Tập
Thī. Therīgāthā Kinh Trưởng Lão Ni Kệ
Ud. Udāna Kinh Phật Tự Thuyết
Phần chú giải
Ajahn Chah (1918 – 1992). Một đại trưởng lão người Thái Lan, được rất nhiều người tôn kính, một bậc đại thiền sư của thế kỷ 20.
Ajahn Sumedho. Đệ tử (học trò) người phương Tây đầu tiên của thiền sư Chah.
Ajahn Tate. Một học trò của Ajahn Mun, nổi tiếng là cha đẻ của phong trào Thai Forest Tradition (theo lối tu hành khổ hạnh giống như các tu sĩ truyền thống ở trong rừng). Ông được tôn vinh như là một bậc thiền sư vĩ đại người Thái của thời hiện đại.
anāgāmī. Tam quả A Na Hàm, kẻ không quay lại; còn gọi là bất lai, nghĩa là không trở lại nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử tham và sân.
anagārika. Người bỏ cuộc sống gia đình, xuất gia, sống đời đạo sĩ du hành không trú xứ. Tại các tu viện Phật giáo Nguyên thủy ở phương Tây, đây được coi như người thực hành tám giáo huấn – “người đã từ bỏ, cắt đứt đến tận gốc rễ như cây dừa xiêm, để cho tất cả các ham muốn, dục vọng, thích thú, khao khát, tơ vương bám níu, chấp trước, trói buộc, và tất cả những khuynh hướng ngủ ngầm về năm tập hợp không còn nẩy mầm trong tương lai nữa”.
anālaya. Sự buông bỏ. “Không còn dính mắc”, ý nghĩa của sự chấm dứt khổ, của diệu đế thứ ba – không còn chỗ nào để thứ gì đó có thể bám vào. Đây là ý nghĩa đích thực của sự không còn dính mắc, sự buông bỏ. Đây chính là chất liệu của sự giác ngộ. Khi bạn không bám vào cái gì, “tôi” mờ dần đi và biến mất.
Ānāpānasati Sutta. Kinh Quán Niệm Hơi Thở. Pháp do chính Đức Phật thuyết giảng về chánh niệm hơi thở.
anattā. Vô ngã. Không có cái gì trường tồn, bất biến, vững chắc, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó.
anavajjasukha. Hạnh phúc không bị khiển trách. Có bốn loại hạnh phúc vật chất mà người tại gia cư sĩ có thể thọ hưởng: hạnh phúc được có vật sở hữu (atthisukha), hạnh phúc được có tài sản (bhogasukha), hạnh phúc không nợ nần (ananasukha), và hạnh phúc không bị khiển trách (anavajjasukha).
arahant. A La Hán, là quả vị cao nhất mà một đệ tử của Đức Phật chứng đắc được, vị được gọi là giải thoát rốt ráo, dứt vòng sinh tử, chứng ngộ Niết Bàn. A La Hán trong Phật giáo được hiểu là vị đã dứt trừ tam độc (tham, sân, si), tự tại với mọi sự trên đời, tâm đã an tịnh.
āruppa. Tầng thiền Vô Sắc Giới.
āsava. Dòng chảy của Tâm. Có bốn dòng nước đen đúa, bẩn thỉu chảy tràn, len lỏi khắp các cõi, nó không ngừng tươm rỉ những chất độc hại, dơ uế làm ô nhiễm tâm trí của chúng sinh; đó là Dục Lậu, Hữu Lậu, Kiến Lậu và Vô Minh Lậu.
attā. Tự ngã, bản ngã, cái tôi.
cetanā. Tác ý, ý chí.
Dhamma. Chánh Pháp (giáo huấn cốt lõi của đạo Phật).
dukkha. Bể khổ.
indriya. Uy lực tâm linh. Năm sức mạnh thuộc về Tâm đó là: niềm tin (saddhā), tinh tấn (viriya), chánh niệm (sati), chánh định (samādhi) và Tuệ (paññā).
jhāna. Thiền, một trạng thái Tâm định ở tầng mức cao.
kāmacchanda. Tham dục, một trong năm chướng ngại khiến bạn vướng mắc trong vòng Luân Hồi.
kamma. Nghiệp, hành động có tác ý.
khandha. Ngũ uẩn, tượng trưng cho năm yếu tố cấu thành con người: 1. sắc (rūpa) chỉ thân và sáu giác quan; 2. thọ (vedanā) là toàn bộ cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính; 3. tưởng (saññā) là nhóm tế bào não hoạt động khi ngủ là chủ yếu, nó hoạt động tạo nên cái biết trong mơ và sự hình dung, tưởng tượng; 4. hành (saṅkhāra) được xem là ý định, chủ tâm có thể dẫn tới tạo tác; 5. thức (viññāṇa) là ý thức.
Kruba Ajahn. Bậc tôn sư, nhà tu hành theo truyền thống khổ hạnh Sơn Lâm ở Thái Lan.
Mahāvaṃsa. Đại sử. Lịch sử Phật giáo Sri Lanka thời kỳ đầu do học giả người Đức là Wilhelm Geiger (1856 – 1943) biên soạn và sửa chữa – cũng gọi là Đại vương Thống sử. (London: Pàli Text Society). Tích truyện về vua Asoka và em trai được kể ở chương 10, trích từ bản dịch của Geiger.
Māra. Ma Vương, tượng trưng cho những ham muốn tràn ngập trong nhân loại cũng như tất cả những gì gây trở ngại cho sự sinh khởi của các Nhân thiện (thiện căn) và sự tiến bộ trên con đường giác ngộ. Trong Phật Pháp, Ma Vương là hình ảnh ẩn dụ của những triền cái.
mettā. Lòng từ bi, ước muốn cho người khác cũng được thụ hưởng an lạc và yên bình.
nāmarūpa. Danh sắc, một thuật ngữ bao trùm hết thảy những khía cạnh thuộc về thể lý và tinh thần. Danh chỉ tâm thức. Vì hoạt động tâm thức không có hình tướng, chỉ có thể dùng danh từ để gọi, còn sắc là thân sắc, là hình thể. Danh sắc là thân tâm. Có danh sắc mới có lục nhập. Lục nhập là sáu giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nói sắc thân con người chủ yếu là nói sáu giác quan, cũng gọi là sáu căn hay sáu nhập, tức là sáu cửa thông qua đó ngoại cảnh tác động tới thân tâm con người.
nibbāna. Niết Bàn, Vô Vi, Bất Diệt, Giác Ngộ. Sự tiêu tan. Đây là mục tiêu tối thượng của những Phật tử. Sự tịch diệt mọi ham muốn, ái dục, ảo tưởng, kết thúc bể khổ. Trong Phật giáo Nguyên thủy, Niết Bàn được xem là đoạn triệt Luân Hồi. Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện là tham, sân và si. Vì vậy, trong Phật giáo Nguyên thủy, Niết Bàn được hiểu là giải thoát khỏi phiền não.
nibbidā. Sự ác cảm, sự kinh tởm, tình trạng mệt mỏi kiệt sức, nhất là đối với chu kỳ chúng sinh, vòng Luân Hồi. Đây là kết quả tự nhiên của việc thấu hiểu và không còn gì để làm với những trạng thái ốm yếu, bệnh tật.
nimitta. Định Tướng, là những hình ảnh mà thiền sinh khi nhắm/mở mắt và tập trung tư tưởng vào một đề mục thường gặp trong lúc công phu.
nirāmisa sukha. Không tham ái, hồng phúc của sự buông bỏ, niềm hạnh phúc vì mọi thứ biến mất.
nirodha. Tầng thiền Diệt Thọ Tưởng Ðịnh, đuợc gọi như vậy là vì trong thời gian nhập thiền, luồng Tâm tạm thời ngưng trôi chảy. Tâm tạm dừng, nhưng sự sống vẫn còn tồn tại.
pabhassara citta. Tâm sáng chói.
paññā. Tuệ hay còn gọi là Huệ. Đức Phật luôn luôn khuyên đệ tử của Ngài thực tập tuần tự từng bước để thành tựu ba giáo huấn: Giới (sīla), Định (samādhi), Tuệ/Huệ (paññā).
parinibbāna. Nhập diệt hay nhập Niết Bàn trọn vẹn, ám chỉ sự nhập diệt của Đức Phật hoặc A La Hán.
paṭinissagga. Buông xả, bỏ đi mà không mong đợi được gì; cho đi mà không đợi được đền đáp mới là bố thí thực sự.
sabbasaṅkhārasamatha. Lắng dịu tất cả các hành (saṅkhāra), nghĩa là ngừng mọi tác ý gây ra Nghiệp.
saddhā. Tâm tịnh tín, đức tin. Có thể định nghĩa saddhā như thế này: niềm tin vào đoạn kết của tất cả các hành (saṅkhāra); niềm tin vào sự chấm dứt, niềm tin vào Niết Bàn. Saddhā không hàm ý nhiều đến niềm tin vào Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) mà đặt niềm tin vào những thứ Tam Bảo chỉ dẫn tới. Niềm tin thật sự là niềm tin vào sự chấm dứt, niềm tin vào sự tuyệt diệt của bể khổ, và niềm tin rằng những điều này có thể thực hiện.
samādhi. Giáo huấn Định.
samatha. Thiền chỉ, là phương pháp thiền tĩnh lặng (an chỉ) để phát triển chánh định nhằm đạt được nhất Tâm.
sammāsaṅkappa. Chánh tư duy, suy nghĩ chân chính, những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sinh trong tam giới ra khỏi sinh tử Luân Hồi.
saṃsāra. Vòng Luân Hồi sinh tử, thế gian vô minh, lang thang bất định.
Sangha. Tăng Già, gọi tắt là Tăng, đoàn thể của tất cả những người chấp nhận đạo Phật làm lý tưởng.
saṅkhāra. Hành động chủ tâm, ý chí, sự kiểm soát.
sati-sampajañña. Tỉnh giác, là sự nhận biết đối tượng trong pháp hành.
sīla. Giới luật.
sotāpanna. Nhập lưu. Tầng tuệ siêu thế đầu tiên. Vị đã thành đạt tầng Tuệ minh sát này được gọi là sotāpanna, vì “đã bước vào dòng suối chảy đến Niết Bàn”.
sutta. Những lời răn dạy của Đức Phật.
Tathāgata. Đức Phật tự gọi mình là một bậc Như Lai, có nghĩa là “Người đã đến như vậy” hay “Người đã đi như vậy”.
Tipiṭaka. Tam Tạng, ba phần cốt tủy của kinh sác đạo Phật, gồm:
upādāna. Thủ (bám chắc, không chịu buông bỏ) hoặc ham muốn dấn thân vào sự vật.
upasama. Tịch diệt, Tâm định, tĩnh tại, an lạc.
virāga. Buông bỏ; không tham, sân. Sự phai biến.
Wat Pah Nanachat. Một thiền viện ở Đông Bắc Thái Lan do đại đức Ajahn Chah xây dựng năm 1975 cùng với nhóm tu sĩ trong đó có Ajahn Sumedho và Ajahn Brahm. Nơi này đặc biệt thu hút các tu sĩ phương Tây theo học. Đến nay vẫn là thiền viện duy nhất ở Thái Lan thu nhận tu sĩ từ nhiều nước trên thế giới.
Wat Pah Pong. Một thiền viện ở Đông Bắc Thái Lan do đại đức Ajahn Chah xây dựng. Ngày nay nơi này trở thành trung tâm tu học gồm trên 300 thiền viện trực thuộc.