Lập mục tiêu
Hãy lập những mục tiêu thực tế, cụ thể và có giới hạn thời gian rõ ràng. Xác định mục tiêu chính là cách để bạn biến ước mơ thành sự thật.
Lập mục tiêu là một kỹ năng rất hiệu quả để dẫn đến thành công. Nếu bạn đã từng lập mục tiêu nhưng lại không thực hiện được, có lẽ đó là do bạn chưa biết một số kỹ thuật giúp bạn duy trì được tinh thần tập trung và lòng nhiệt tình. Nắm được điều này chính là bạn đã nắm được chìa khóa bí mật dẫn tới thành công.
Hãy có ước mơ lớn, hãy đặt ra mục tiêu chuẩn cao, hãy thử thách bản thân. Nhưng khi thực hiện, bạn phải đưa ước mơ quay về gần với nhịp điệu cuộc sống.
Con đường dẫn tới ước mơ của bạn nên đánh dấu bằng nhiều mục tiêu ngắn hạn, cái này tiếp theo cái kia. cứ như vậy cho đến hết con đường, bạn sẽ thấy điều hằng mong ước. Ba bước thiết lập mục tiêu trong phần này sẽ giúp bạn chuyển mục đích mơ hồ thành những hành động cụ thể hướng thẳng tới điều bạn muốn. Điều then chốt là bạn phải tỏ ra rõ ràng và luôn luôn hành động.
1. Đề ra một mục tiêu có tính thực tế
Một mục tiêu có tính thực tế không có nghĩa là mục tiêu đề ra quá dễ hoặc tránh né những thử thách khó khăn. Thật ra, thực tế nghĩa là bạn phải hiểu rõ vị trí của việc mình muốn làm trong hoàn cảnh hiện tại, cụ thể của bạn. sẽ không thực tế nếu bạn bỏ tất cả công ăn việc làm hiện tại chỉ vì mục tiêu mới. Trường học, gia đình, việc nhà, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa, đi chơi với bạn bè, thời gian dành cho người yêu... tất cả đều là cuộc sống của bạn trong hiện tại. Ngay cả nếu bạn có một ước mơ cháy bỏng cần thực hiện, bạn cũng đừng vội bỏ những việc đang làm để theo đuổi mục tiêu mới. Làm như vậy mới chính là không thực tế và cũng không lành mạnh.
Ngay cả nếu bạn có một ước mơ cháy bỏng cần thực hiện, bạn cũng đừng vội bỏ hết những việc đang làm để theo đuổi mục tiêu đó.
Nếu bạn đang mong muốn điều gì, bạn chỉ nên dành một phần thời gian và sức lực trong đời sống hiện tại để làm điều đó. Phải trung thực xem xét lại quỹ thời gian trong tuần để làm việc này. Nói một cách dễ hiểu là mỗi tuần chắc chắn bạn phải bỏ một ít thời gian đầu tư cho mục tiêu mới.
Hãy có ước mơ lớn, hãy đặt ra tiêu chuẩn cao, hãy thử thách bản thân. Nhưng khi thực hiện, bạn phải đưa ước mơ quay về gần với nhịp điệu của cuộc sống. Nếu lúc đầu căng sức ra để làm nhiều quá sẽ khiến bạn mau chóng mệt mỏi và thất bại. Tốt nhất là dần dần đưa những hoạt động vào thời gian biểu hằng ngày, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự nhiên hơn.
2. Mục tiêu phải cụ thể
Một mục tiêu phải được xác định một cách cụ thể. Nếu đó là một mục tiêu mơ hồ, bạn sẽ khó có thể xác định được mức độ hoàn thành của nó.
Những câu nói đại loại như “Tôi sẽ cảm thấy vui hơn”, “Tôi sẽ có thân hình khỏe mạnh hơn”, hay “Tôi sẽ trở nên giàu có” không phải là những mục tiêu dễ dàng đo mức độ thành công. Cần phải sửa lại cụ thể hơn để dễ xác định kết quả hơn, chẳng hạn như “Tôi phấn đấu để giảm 5kg”, “Tôi sẽ cố gắng chạy 2 cây số không nghỉ trong vòng 10 phút,” hoặc “Tôi sẽ tiết kiệm được 1 triệu đồng”. Lưu ý là luôn luôn có con số trong câu phát biểu đó.
Có bạn sẽ nói rằng, “Thực ra điều tôi cần là cảm thấy hài lòng về bản thân, tôi không biết phải nói sao để nó cụ thể hơn”. Đó là một sự thật, nhưng đó là kết quả bạn muốn chứ không phải là mục tiêu. Mức độ thành công của nó không thể đo được. Bạn cần biết rằng những ước mơ bạn đặt ra chỉ là kết quả cuối cùng, còn trên con đường bạn thực hiện ước mơ đó, bạn phải đặt ra những mục tiêu.
Giả sử kết quả bạn muốn là cảm thấy hài lòng về bản thân, vậy hãy xét kỹ hơn mục tiêu nào sẽ đem lại kết quả đó. Có thể là lấy bằng đại học chăng? Hay thay đổi kiểu tóc sẽ làm bạn cảm thấy hài lòng hơn? Tập luyện một kỹ năng mới? Đọc một cuốn sách? Tất cả những điều đó chính là mục tiêu. Hãy chọn mục tiêu một cách cụ thể và hợp lý, chúng sẽ đưa đến kết quả mà bạn mong muốn.
3. Định ra thời hạn chót cho mục tiêu
Đặt ra thời hạn là một cách để đo mức độ tiến bộ theo thời gian. Giả sử bạn muốn mở một công ty kinh doanh dịch vụ Internet. Mục tiêu đầu tiên là tạo ra trang web riêng, đưa nó vào hoạt động trong vòng 6 tuần kể từ ngày hôm nay. Khi đã biết cần phải hoàn thành trong vòng 6 tuần, bạn có thể dễ dàng lên kế hoạch những gì cần làm để đạt được điều đó. Sau 3 tuần mà bạn vẫn chưa làm xong những bước đầu tiên, bạn có thể thấy rõ ràng sẽ không thành công trừ khi bạn thay đổi chiến lược.
Bắt đầu bằng những mục tiêu ngắn hạn và sau đó là những mục tiêu dài hơn.
Cũng giống như mục tiêu, thời hạn đặt ra cũng phải thực tế. Một học sinh trung học hiển nhiên không thể trở thành bác sĩ vào năm tới. Nhưng nếu bạn muốn trở thành một kỹ thuật viên thì chỉ 12 tháng là đủ để tìm hiểu chọn lựa và hoàn tất chương trình học của một trường kỹ thuật nào đó.
Việc đặt ra thời hạn cũng giúp xác định được điểm bắt đầu và vẽ ra một lịch trình để đạt được mục tiêu. Tốt nhất là bắt đầu bằng những mục tiêu ngắn hạn, sau đó mới là những mục tiêu dài hơn.
Hãy chọn một thời hạn hợp lý (tốt nhất là khoảng 6 tuần). Thời hạn đó không nên quá ngắn để có thể đo tiến trình thực hiện nhưng cũng không nên quá dài để làm bạn dễ nản lòng.
Sau đây là tâm sự của một người:
“Người ta đặt cho tôi biệt danh là Nổ vì tôi luôn luôn nói sẽ làm một điều gì đó. Tôi sẽ làm điều đó vào một ngày nào đó, tôi sẽ làm điều kia vào một ngày nọ, nhưng sau đó tôi không làm gì cả. Sau khi tôi hiểu lợi ích trong việc xác định những mục tiêu cụ thể, tôi bắt đầu thực hiện và bây giờ tôi đã có thể hoàn thành những gì tôi nói. Mục tiêu tiếp theo của tôi là: tôi sẽ có một biệt danh mới.”
- Analicia R. học sinh trung học
Sau đây là phần hướng dẫn bạn cách thực hành phần này:
1. Ghi ra một ước mơ của bạn.
______________________
______________________
2. Xem lại hiện tại một ngày của bạn có những hoạt động gì. Sau đó xác định một mục tiêu bạn cần đạt để tiến gần ước mơ trên.
______________________
______________________
3. Đặt ra một thời hạn cho mục tiêu trên.
______________________
______________________
Hãy thiết lập và để những mục tiêu đưa bạn đến nơi bạn chưa bao giờ tới. Khi con tàu đang lăn bánh về phía trước, hãy nhớ rằng "chưa tới" nghĩa là vẫn còn nhiều cơ hội ở phía trước.
Diễn đạt mục tiêu thành lời
Còn một điều mà tôi thấy cần nói rõ trước khi bạn tìm cách diễn đạt mục tiêu thành lời. Bước đầu tiên là hãy dùng những từ ngữ chính xác, cụ thể (như đã làm ở phần trước). Bước thứ hai là cần nêu rõ chỉ một mình bạn có trách nhiệm phải hoàn tất mục tiêu, không nên phụ thuộc vào người thứ hai nào khác.
Một mục tiêu có liên quan đến người khác là một điều bình thường. Ví dụ đi xin việc (phải có người muốn tuyển dụng bạn), hoặc cải thiện một mối quan hệ (sẽ phụ thuộc vào người bạn có mối quan hệ cần cải thiện).
Câu diễn đạt mục tiêu cần nêu rõ chỉ một mình bạn có trách nhiệm phải hoàn tất mục tiêu
Lấy mục tiêu cải thiện một mối quan hệ làm ví dụ. Nếu kết quả bạn mong muốn là có một quan hệ thân hơn với người bạn đang muốn hẹn hò đi chơi, bạn có thể nói lên mong muốn đó như sau “Tôi sẽ hòa thuận với bạn tôi và sẽ không bất đồng...”
Mong muốn như vậy là tốt, nhưng nếu bạn không bất đồng với bạn ấy nhưng bạn ấy lại bất đồng với bạn thì sao? chắc chắn khi đó mục tiêu của bạn sẽ thất bại bởi vì điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Mục tiêu đó sẽ tốt hơn nếu xác định lại như sau “Tôi sẽ làm 3 điều vui cho bạn tôi trong tuần này...” hoặc “Tôi sẽ ghi ra 3 điều mà bạn tôi nói là chưa có trong quan hệ giữa chúng tôi...” Trong phát biểu thứ hai, để ý rằng bạn không nói bạn sẽ thỏa mãn 3 điều đó. bạn chỉ nói bạn sẽ tìm ra 3 điều bạn nghĩ là cần thiết cho mối quan hệ. Những mục tiêu trên nếu hoàn thành, chúng hoàn toàn có thể đem lại kết quả tốt cho mối quan hệ của bạn. Hơn nữa, tự bạn, chỉ một mình bạn vẫn có thể đảm bảo hoàn thành những mục tiêu đó.
Nói tóm lại, mục tiêu của bạn cần phải:
1. Có tính thực tế
2. Cụ thể
3. Có thời hạn
4. Có tính độc lập cao.
Dưới đây là một số ví dụ chuyển từ mục tiêu có tính phụ thuộc sang mục tiêu có tính độc lập hơn:
Sau đây là những hướng dẫn cụ thể giúp bạn diễn đạt một mục tiêu:
1. Luôn bắt đầu bằng một đại từ khẳng định bản thân (“Tôi”).
Ví dụ: “Để chạy 300 mét trong ...” nên là “Tôi sẽ chạy 300 mét trong ...”
Ta có thể chọn bất kỳ chuyến tàu nào, đi theo bất kỳ hướng nào và đến bất kỳ nới nào. Một việc phải làm là hãy dũng cảm lên tàu.
2. Theo sau “Tôi” luôn luôn là từ “sẽ”. “Sẽ” biểu hiện sự rõ ràng, tự tin và ngắn gọn.
3. Theo sau “Tôi sẽ” là một mục tiêu cụ thể, phát biểu bằng một động từ có ý nghĩa chính xác và một kết quả có thể đo lường.
4. Kết thúc câu phát biểu bằng hai từ “vào ngày” hay “cho tới ngày” và sau đó là một ngày cụ thể bạn sẽ hoàn thành mục tiêu.
Nếu làm theo tất cả những bước trên, bạn sẽ có một câu phát biểu như sau: Tôi sẽ (làm một điều gì cụ thể) vào (một ngày cụ thể).
Để kiểm tra mục tiêu của bạn có cụ thể hay không, bạn làm như sau: hãy tưởng tượng hôm nay là ngày hoàn thành mục tiêu. Khi đó bạn tự hỏi, “Tôi có hoàn thành mục tiêu không?” Nếu mục tiêu của bạn có kết quả dễ dàng đo lường, bạn sẽ trả lời được câu hỏi đó một cách rõ ràng là “Có” hoặc “Không”. Còn nếu sau khi hỏi mà bạn vẫn nghi ngờ không trả lời được ngay, vậy thì bạn phải sửa lại câu phát biểu đó bằng cách chọn một động từ khác hay một kết quả khác cụ thể hơn.
Tôi xin đưa ra một số ví dụ khác:
- Tôi sẽ chơi bản nhạc “Đêm yên bình” bằng piano không bị vấp lỗi nào vào ngày 8 tháng 12 năm XXXX.
- Tôi sẽ vẽ một bức tranh phong cảnh vào ngày 4 tháng 8 năm XXXX.
- Tôi sẽ viết, luyện tập và cuối cùng nói một bài diễn văn tại diễn đàn “Người phụ nữ của tương lai” vào ngày 9 tháng 11 năm XXXX.
Sau khi diễn đạt mục tiêu ra thành lời, bạn hãy nhớ thực hiện nó, bạn sẽ thấy việc vươn tới ước mơ trở nên dễ dàng hơn.
Lập một bản theo dõi quá trình theo đuổi mục tiêu
Bạn hãy lập một kế hoạch hành động theo từng bước một để đạt mục tiêu đã đề ra, trong đó có chỉ rõ ngày bạn định hoàn thành mỗi bước.
Sau khi đã đề ra mục tiêu, bạn sẽ lập kế hoạch từng bước để thực hiện. Bạn phải lập kế hoạch hành động cho toàn bộ quá trình tiến đến mục tiêu, từ ngày bắt đầu cho đến ngày dự định kết thúc. Trước khi bắt tay vào hành động, bạn nên ghi các bước vào một danh sách hai cột những hành động bạn sẽ thực hiện và ngày dự định hoàn thành.
Lên kế hoạch càng cụ thể, bạn càng hoàn thành mục tiêu sớm hơn.
Để dễ hiểu tại sao phải làm điều này, hãy tưởng tượng mục tiêu của bạn là một cái bánh lớn. Nếu cố ăn hết cái bánh ngay lập tức, bạn sẽ bị nghẹn. Ăn chậm từng miếng một, hết miếng này rồi mới tới miếng khác, bạn sẽ thưởng thức được hương vị từng miếng bánh. Thực hiện một mục tiêu cũng vậy. Nếu vội vã lao vào thực hiện và cố gắng hoàn thành ngay, bạn sẽ bị “rối trí, đuối sức” và nhanh chóng chán nản. Thực hiện từng bước một, bạn sẽ khám phá và thưởng thức hết toàn bộ quá trình. Những bước lập ra càng cụ thể, bạn càng dễ thực hiện và càng hoàn thành sớm.
Mục tiêu: Tôi sẽ vẽ một bức tranh tĩnh vật trong ngày 5 tháng 5 năm xxxx
Thế đấy! Bạn sẽ có một kế hoạch hành động hoàn chỉnh, liệt kê những gì bạn cần làm để đạt mục tiêu đề ra.
Chú ý trong ví dụ ở trên, không phải ngày nào tôi cũng dành thời gian cho mục tiêu. nếu bạn làm việc cho một mục tiêu nhiều hơn ba lần một tuần sẽ khiến bạn cảm thấy bị quá tải và dần dần đuối sức, không duy trì được sự nhiệt tình lúc đầu nữa.
Một điểm chú ý khác là tôi đã thay đổi nhiều hoạt động khác nhau cho đỡ nhàm chán. Đó là điều nên làm, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể làm được. Ví dụ mục tiêu của bạn là tiết kiệm được 3 triệu đồng trong vòng 6 tuần, mà bạn chỉ lĩnh lương 2 tuần một lần, rõ ràng hoạt động duy nhất bạn làm là để dành 1 triệu sau mỗi 2 tuần để bỏ vào quỹ tiết kiệm.
Thực hiện công việc cho một mục tiêu nhiều hơn ba lần một tuần sẽ khiến bạn cảm thấy bị quá tải.
Bạn hãy bắt tay vào làm để thấy một kế hoạch như vậy giúp ích cho bạn rất nhiều. Điều quan trọng là phải lập một danh sách các hoạt động thật hoàn chỉnh trước khi bắt đầu. Tốt nhất là phải theo dõi tiến trình thực hiện của từng bước. Trong ví dụ ở trên, nếu tôi không lập kế hoạch cho 4 tuần, và ở giữa tuần thứ 3 tôi mới phát hiện ra tôi không có đủ dụng cụ cần thiết để vẽ, lúc đó có thể là quá trễ rồi. Tuy nhiên, nhờ vào việc theo dõi nên tôi phát hiện vấn đề này vào tuần thứ 2 và khi đó, tôi cũng biết được còn bao nhiêu việc phải làm trong khoảng thời gian còn lại. Như vậy tôi sẽ dễ dàng sửa đổi kế hoạch phù hợp cho những tuần tới.
Quá tập trung vào mục tiêu sẽ làm bạn dễ bị đuối sức và nhanh chóng chán nản.
Tạo ra được một kế hoạch hành động cụ thể giúp bạn vững bước trên con đường tới thành công. Hãy linh hoạt trong những bước hành động và cố gắng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu không theo đúng được kế hoạch, bạn cũng đừng vội bỏ giữa chừng. Bạn có thể cập nhật lại kế hoạch cho những bước tiếp theo nếu vẫn còn đủ thời gian.
Hãy linh hoạt trong những bước hành động.
Những người lập mục tiêu không thành công thường là do có những ước mơ không thực tế, hoặc họ có mục tiêu cụ thể nhưng không có kế hoạch mỗi tuần hoặc không hoàn thành kế hoạch trong tuần. chắc chắn bạn sẽ thành công nếu theo đúng những chỉ dẫn ở trên, sử dụng ví dụ mẫu tôi đã cung cấp, điền vào cột ngày và cột hoạt động cho bản theo dõi của bạn.
Tin tưởng con tàu bạn đang đi
Hãy là một hành khách hăng hái. Hãy mở rộng trí tò mò và lòng say mê.
Thiết lập mục tiêu và đưa nó vào thực tế là một việc làm giống như chuyển sang một chuyến tàu khác. Cuộc sống của bạn bắt đầu đổi hướng. Bạn sẽ gặp cảnh quan mới, qua những vùng đất mới, và bắt đầu đi với tốc độ nhanh hơn, dường như bạn đã lấy một chiếc vé để qua một chuyến tàu tốc hành.
Bạn đã chuyển qua một con đường mới, đừng sợ hãi mà nhảy trở lại chuyến tàu chậm chạp già nua trước đây. Tốc độ và địa hình là một phần của chuyến hành trình. Hãy thử đi chuyến tàu tốc hành để xem nó đưa bạn tới đâu. Bạn đang hướng tới một điểm đến đầy hấp dẫn. Hãy là một hành khách hăng hái. Hãy mở rộng trí tò mò và lòng say mê. Cuộc sống đang đem đến cho bạn nhiều ý tưởng, kinh nghiệm, góc nhìn mới. Hãy trở lại với thời thơ ấu, với con mắt mở to và háo hức về những chuyến phiêu lưu trước mắt.
Hãy dũng cảm, hãy tin tưởng vào chuyến hành trình này. Đặt niềm tin vào cuộc sống - người dẫn đường - đang đưa bạn tới những vùng đất mới mà một mình bạn không bao giờ tìm ra.
Hãy đi chuyến tàu tốc hành để nó đưa bạn tới những chân trời mới lạ.
Hãy tiếp tục đi ngay cả khi thành công dường như vẫn ở rất xa. Bản chất con người là phải biết thích nghi. Hãy đi tới vùng đất mới và biến nó thành vùng đất của bạn. Hãy liên tục học hỏi và khám phá. Cuộc sống của bạn đang sáng lên ánh sáng của sự say mê và của nhiều điều mới lạ.
Hãy rung cảm và cảm nhận từng thay đổi trên chuyến hành trình. Bạn đã chọn nó. Nó là của bạn và do bạn. Hãy để nó đưa bạn tới những chân trời mới. Bạn sẽ tới được những nơi rất xa và tuyệt vời hơn nhiều những nơi bạn đã qua.
Dưới đây là những câu hỏi thực hành:
1. Hãy kể lại một hoạt động thời niên thiếu mà bạn yêu thích đến nỗi hoàn toàn bị cuốn hút vào đó.
_____________________
_____________________
2. Bạn đã cảm thấy thế nào khi bạn giã từ hoạt động đó?
_____________________
_____________________
3. Ước mơ của bạn có những điểm nào khiến bạn cảm thấy có cùng cảm giác như vậy?
_____________________
_____________________
Tin tưởng vào hướng dẫn của cuộc sống
Bạn chắc chắn sẽ có được điều bạn muốn nếu bạn nhạy cảm và sẵn lòng hành động đúng lúc cuộc sống đem lại cho bạn những cơ hội.
Cuộc sống - người hướng dẫn - có khả năng dẫn đường và đề ra những quyết định đúng lúc nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu cũng như thưởng thức những điều tốt đẹp.
Sau khi đã biết rõ bạn muốn những gì, hãy tin tưởng cuộc sống sẽ đem lại những điều tốt nhất. Hãy tin tưởng trực giác. Hãy lắng nghe những âm thanh thì thầm của chính bạn và hãy hành động.
Nếu hiện tại chưa có dấu hiệu gì đặc biệt thì cứ cần cù làm việc và hồn nhiên vui chơi đi, cứ thử những ý tưởng mới để tìm cách thích hợp cho ước mơ của bạn. Trên hết hãy tỏ ra kiên nhẫn. Những người thành công thường không đầu hàng khi ước mơ của họ chưa đạt được. Họ biết cách kiên trì bám theo quan điểm, sống điều độ và kiên nhẫn tìm kiếm cơ hội mới. Với đức tính đó, họ sẽ luôn luôn có thể nhận được những phần thưởng lớn của cuộc sống mà trước đó khó mà thấy ngay được.
Sau đây là một số câu hỏi hướng dẫn bạn cách thực hành:
1. Hãy ghi lại một kỷ niệm trong đời khi bạn không nhận được điều bạn mong ước.
____________________
____________________
2. Trái với ước mong trên của bạn, cuộc sống đã đem lại cho bạn điều gì?
____________________
____________________
3. So sánh hai câu trả lời trên, và ghi ra 2 lý do khiến bạn tin rằng vì nó mà bạn không có được điều mong ước.
____________________
____________________
“Chưa” thay vì “Không”
Thông thường chúng ta thường bị ám ảnh về câu từ chối “Không” của người khác. Điều đó dễ làm ta nản chí. Một cách đơn giản mà hiệu quả là bạn hãy dùng từ “Chưa” thay vì “Không”.
Trong đời tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn, làm việc miệt mài trong nhiều năm, cố gắng để xuất bản một tác phẩm nhưng câu trả lời từ các nhà xuất bản vẫn luôn là sự từ chối. Tôi đã tập và thử sức trong nhiều thể loại, tôi đã tốn hàng nghìn đô la và hàng nghìn giờ đọc sách, đi học, tham gia hoạt động, thảo luận nhưng câu trả lời vẫn là “Không”.
Khi thời điểm đến, nếu chuẩn bị kỹ càng, không ai có thể ngăn cản được thành công của bạn.
Tôi là một người ham học hỏi, hăng hái và cầu tiến. Tôi sẵn sàng chịu rủi ro, và liên tục đặt ra thử thách cho bản thân để phấn đấu trở thành một tác giả chuyên nghiệp. Vậy mà thời gian cứ trôi đi và tôi chả nhận được gì ngoài những phản hồi đáng buồn. Lời nhận xét tốt nhất mà tôi từng nhận được là, “Anh viết tốt đấy, có triển vọng nhưng tác phẩm này không thể xuất bản được. Nếu là tôi thì tôi sẽ bỏ nó đi và bắt đầu một tác phẩm khác.” Còn tệ nhất và cũng thường xuyên nhất là tôi bị từ chối thẳng, có lần cái phong bì thư của tôi còn được dùng ngay để bỏ vào đó một lá thư từ chối.
Thay thế "KHÔNG" bằng "CHƯA"
Mặc dù buồn không thể tả, tôi vẫn không bao giờ có ý nghĩ từ bỏ. Tôi đã xác định tôi có tài năng viết, vì thế tôi tin rằng những từ chối đó chỉ là một cách nói “Không phải viết như vậy, viết lại đi”. Nhưng có một điều là vào thời điểm đó tôi đã thử chán chê tất cả những phương pháp tôi biết, vậy mà tất cả vẫn là những lời từ chối.
Sau đó tôi đã học được khái niệm “Chưa” và mọi thứ thay đổi. Một người bạn kể lại cô ấy đã học một ngôn ngữ Á Đông mà trong ngôn ngữ đó không có từ tương đương với từ “không” trong tiếng Anh. Từ “không” không tồn tại trong văn hóa của đất nước đó. Cách dịch sát nghĩa nhất của từ “Không” mà những nhà ngôn ngữ học nghĩ ra được là từ “Chưa”.
Hãy tưởng tượng một nền văn hóa không tồn tại từ “không”! Đó chắc phải là một nền văn hóa hấp dẫn cho những ý tưởng mới. Chắc chắn thử nghiệm và rủi ro đối với những con người trên vùng đất ấy chẳng đáng sợ bao nhiêu.
Tôi suy nghĩ lại về những năm đã qua, những năm tháng cố gắng trở thành một tác giả có tác phẩm được xuất bản, và tôi thay thế những từ “Không” bằng từ “Chưa”. Mỗi lời từ chối của nhà xuất bản đã thay đổi từ thất bại cay đắng trở thành một lời động viên giúp tôi vững tin hơn.
Thật kỳ diệu! Tất cả nỗi thất vọng trong quá khứ của tôi đã trở thành những bài học về lòng kiên nhẫn. Trong bộ phim Field of Dreams, nhân vật Ray Kinsella (Kevin Costner thủ vai) đã trích dẫn một câu nói như sau:
“Có lẽ đã từng có một thời điểm thiêng liêng Đấng Tạo Hóa đã chạm đúng lúc, ngay lúc đó vũ trụ mở ra trong vài giây cho thấy những điều kỳ diệu có thể xảy ra.”
Tuy nhiên chúng ta không thể chọn được thời điểm đó. Chúng ta chỉ có thể chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm ước mơ trở thành hiện thực. Khi đó, nếu bạn đã chuẩn bị kỹ, không ai trên trái đất này có thể ngăn cản được thành công của bạn.
Vì thế, hãy kiên nhẫn và chú ý nhận ra những thời điểm quyết định. Khi con tàu tốc hành đang tiến lên phía trước, hãy ghi nhớ rằng những trở ngại bấy giờ của bạn không phải là thất bại, mà có thể xem là nhiên liệu cho con tàu của bạn. Đối với mục đích mà bạn đã đặt hết lòng chân thành, cuộc sống sẽ không bao giờ nói “Không” với bạn, mà chỉ có thể là “Chưa”.
Sau đây là phần hướng dẫn thực hành:
1. Câu trả lời “Không” bạn nhận được gần đây nhất là gì?
___________________
___________________
2. Hãy liệt kê những điểm tích cực bạn đã đạt được sau khi bạn chuyển những từ “Không” thành từ “Chưa”?
___________________
___________________
Đào sâu ước mơ trong giai đoạn chuyển tiếp
Tận dụng thời gian cuộc sống đang nói “Chưa đến lúc, bạn ơi” để kiên nhẫn chuẩn bị cho sự lớn mạnh của bạn.
Những bạn trẻ thường tỏ ra quá hăng hái và nhất quyết phải hoàn thành một mục đích đặt ra bằng bất kỳ giá nào và trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên bạn cần biết rằng có những giai đoạn trong đời, bất chấp những nỗ lực, bạn không thể xoay chuyển cuộc sống như ý muốn mà có khi còn làm cho mọi việc tồi tệ đi.
Sự cứng nhắc của bạn có thể thay đổi con tàu của chính mình và đổi nó sang hướng khác.
Có những giai đoạn gọi là giai đoạn chuyển tiếp. Những giai đoạn đó là cơ hội để bạn tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho mục tiêu tương lai. Đối với một người quá cứng nhắc, anh ta không thể nhận ra rằng vấn đề đôi khi chỉ vì anh ấy chưa sẵn sàng. Trong giai đoạn chuyển tiếp, anh ta sẽ trải qua một cảm giác tựa tựa như thất bại. Nếu bạn tìm ra giai đoạn chuyển tiếp của mình, bạn có thể sử dụng giai đoạn chuyển tiếp để nâng cao hiệu quả hoạt động thay vì để khoảng thời gian đó bào mòn khả năng của bạn.
Làm cách nào để biết chúng ta đang ở trạng thái chuyển tiếp? Làm sao tránh khỏi nỗi buồn và sự bực bội? Bạn có thể nhận biết điều đó qua những dấu hiệu cuộc sống đem lại.
Sử dụng giai đoạn chuyển tiếp để đào sâu ước mơ của bạn.
Cảm giác đầu tiên bao giờ cũng đúng. Không khó lắm để bạn nhận ra giai đoạn chuyển tiếp bởi vì bạn sẽ thấy mọi việc đang tiến triển tốt đột nhiên trở nên bị đình trệ và những nỗ lực hướng tới mục tiêu của bạn dường như chỉ làm cho mọi việc tồi tệ đi mà thôi.
Bạn nhận thấy bản thân có các biểu hiện sau:
1. Thiếu tập trung.
2. Không hài lòng.
3. Làm việc không hiệu quả.
4. Có cảm giác bị mất mát.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho hoạt động tiếp theo nhưng cuộc sống vẫn tiến triển chậm chạp, vậy thì hãy sử dụng thời gian đó để đào sâu thêm ước mơ của bạn. Hãy bồi dưỡng nó thay vì cứ liên tục đẩy nó về phía trước. Thử bước lui và nhìn xem có gì khác bạn cần phải làm hay phải học trước khi bước tiếp. Hoặc quay lại làm một điều gì bạn đã làm trước đây để tìm lại niềm vui trong việc đó một lần nữa.
Nếu bạn đã sẵn sàng cho hoạt động tiếp theo nhưng cuộc sống vẫn tiến triển chậm chạp, vậy thì hãy sử dụng thời gian đó để đào sâu thêm ước mơ của bạn.
Sau khi bạn đã tìm lại được niềm vui, hãy thể hiện lòng biết ơn của bạn. Hãy tỏ ra biết ơn về mọi cơ hội, mọi kinh nghiệm và mọi bài học mà cuộc sống đem lại. Nhờ đó ước mơ của bạn sẽ phát triển cao hơn là bạn tưởng tượng. Ước mơ càng lớn sẽ càng cần nhiều thời gian để thành hiện thực.
Khi bạn đã quay lại với cảm giác sung sướng và biết ơn, đó là lúc bạn đã vượt qua giai đoạn chuyển tiếp khó khăn. Cuộc sống không bao giờ muốn giày vò hay trừng phạt bạn. Nó luôn luôn hướng bạn đi theo con đường đúng. Khi bạn đang đi đúng đường, bạn sẽ thấy chuyến hành trình rất dễ dàng và thú vị. Nếu chuyến đi bị khó khăn một chút, bạn nên dừng lại để đào sâu ước mơ của mình. Hãy thong thả thưởng thức những gì bạn trải qua. Không phải bạn đang phí phạm thời gian đâu, đó là bạn đang xây dựng nội lực đấy. Bạn đang chuẩn bị cho ước mơ phát triển lớn hơn bạn từng nghĩ lúc đầu.
Một khoảng yên tĩnh mỗi ngày
Hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để thư giãn, thiền định, đơn giản là để tìm một cảm giác bình an.
Nhịp điệu sống sôi động mang lại cảm giác thú vị và thỏa mãn. Tuy nhiên, nếu không được điều khiển hợp lý, cuộc sống của bạn sẽ trở nên căng thẳng.
Dành ít nhất 15 phút mỗi ngày trong yên tĩnh là một cách hiệu quả để có sự cân bằng trong tinh thần. Nó sẽ đem lại cảm giác thanh thản và sáng suốt.
Trong 15 phút này bạn làm gì? Bất kỳ một cách thư giãn nào cũng đều tốt, sau đây là một số gợi ý:
1. Thưởng thức sự tĩnh lặng. Đơn giản là chỉ ngồi im. Nhắm mắt lại thư giãn hoàn toàn trong yên lặng. Có thể nằm xuống nghỉ, miễn là bạn đừng ngủ thiếp đi.
2. Thở. Ngồi yên lặng. Mắt nhắm hoặc mở, tập trung vào hơi thở. Hãy cảm nhận không khí đang luân chuyển, tràn đầy phổi sau đó thoát ra khỏi cơ thể qua cánh mũi và đôi môi. Hãy đếm hơi thở. Hơi thở của bạn trở nên chậm rãi, đầy đủ và nhẹ nhàng khi bạn đang thư giãn.
3. Lắng nghe âm nhạc. Giảm bớt ánh sáng, ăn mặc nhẹ nhàng và nằm hoặc ngồi thoải mái nghe một bản nhạc êm ái. Tập trung vào giai điệu. Nhận ra những thanh âm khác nhau. Cảm thấy âm nhạc đang thấm vào bên trong bạn. Đừng suy nghĩ. Đừng phân tích. Chỉ lắng nghe thôi.
4. Tưởng tượng. Ngồi với tư thế thoải mái, nhắm mắt lại và hãy tưởng tượng bạn đang ở một nơi tĩnh lặng, yên bình. Hãy cảm nhận xung quanh đi. Bạn đang đưa mắt nhìn và tiếp nhận mọi màu sắc, mọi chi tiết. Bạn thấy gì nào? Núi? Đại dương? Một căn lều? Bạn nghe gì? Tiếng chim hót chăng? Một con tàu đang kéo còi xa xa? Bạn ngửi thấy gì? Hương thơm của hoa? Mùi bánh mì nướng? Mùi nước hoa mẹ hay dùng? Bạn cảm thấy gì? Cảm giác đám cỏ êm ái đệm dưới bàn chân trần? Làn gió thoảng vuốt qua đôi má? Tia nắng ấm làm nóng bờ vai? Bạn nếm thấy gì? Cảm giác mát rượi của dòng nước mát trôi xuống họng? Vị ngọt của kẹo trên đầu lưỡi? Cảm giác mặn mà của nước biển còn đọng lại trên môi? Hãy giữ gìn tất cả những cảm giác sống động mà yên bình đó.
5. Lặp lại một lời khẳng định. Bạn hãy nghĩ ra một câu nói khẳng định tốt đẹp nào đó. Sau đó ngồi yên lặng, mắt nhắm, và lặp đi lặp lại câu nói đó nhiều lần.
“Tôi mạnh khỏe, thông minh và hạnh phúc. Tôi mạnh khỏe, thông minh và hạnh phúc. Tôi mạnh khỏe, thông minh và hạnh phúc.”
Nói lại 50 lần, 100 lần, 1000 lần. Hãy học thuộc đến nỗi bạn có thể nhớ trong bất kỳ hoàn cảnh và thời điểm nào. Hãy nói thật chính xác, rõ ràng.
6. Học ngồi thiền. Có rất nhiều sách báo, băng video, cassette và lớp dạy ngồi thiền. Hãy tìm hiểu những cách thức ngồi thiền từ đơn giản đến nâng cao.
Không quan trọng bạn chọn cách thư giãn gì, vào lúc nào và lặp lại bao lâu, cứ thử nghiệm những gợi ý hoặc nghĩ ra một cách hoàn toàn mới. Điều quan trọng là bạn có được sự thanh thản.
“Tôi học được cách tưởng tượng qua việc xem Thế vận hội Olympic. Những vận động viên tưởng tượng về cuộc thi đấu, từng giây phút một, và thậm chí tưởng tượng giây phút họ chiến thắng. Tôi nghĩ nếu nó hiệu quả đối với những vận động viên thì nó cũng tốt cho tôi. Tôi tưởng tượng mình thắng khi thi đấu thể thao, vượt qua kỳ thi, và tưởng tượng bố mẹ tôi sẽ để tôi làm những gì tôi thích. Và tôi thấy điều này tỏ ra hiệu nghiệm.”
Ricardo B, học sinh trung học
Sau đây là phần giúp bạn thực hành:
1. Hãy chọn một ngày để bắt đầu thư giãn theo cách bạn thích.
________________
________________
2. Hãy xem khoảng thời gian nào trong ngày là thích hợp nhất cho bạn thư giãn.
________________
________________
3. Thực hành và ghi lại kết quả.
________________
________________
Thưởng thức một khoảng thời gian yên tĩnh mỗi ngày.
Cười lên bạn ơi!
Hãy cười lên, càng nhiều càng tốt!
Hãy đọc truyện cười, xem hài kịch và tham gia những hoạt động vui nhộn với bạn bè, người thân... Những tràng cười thoải mái là công cụ giảm căng thẳng tốt nhất và đem lại cân bằng hay nhất trong cuộc sống. Xét về góc độ vật lý, tâm lý hay thể chất đều tốt cả.
Có lẽ công cụ giảm căng thẳng tốt nhất và đem lại cân bằng hay nhất trong cuộc sống là những tràng cười thoải mái
Khi ta cười, cơ thể tiết ra chất endorphin, một chất tạo cảm giác hưng phấn. Những phản ứng hóa học diễn ra cùng với nụ cười luôn đem lại sức khỏe. Cười là một dấu hiệu của niềm vui, của sức khỏe.
Về mặt tình cảm, cười không chỉ làm bạn vui trong giây lát. Nó có một tác dụng đem lại sự bình an tuyệt vời. Nó giúp giảm sự căng thẳng, thắp sáng con tim và đem lại sự hưng phấn, những cảm xúc tích cực và khẳng định, thay thế những gánh nặng và sự bi quan.
Cười cũng tốt cho tinh thần của bạn. Rõ ràng ước mơ và mục tiêu là những thứ rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu quá nghiêm túc và đặt áp lực để đạt được sẽ chỉ làm bạn căng thẳng hơn.
Cười giúp giảm căng thẳng, thắp sáng con tim và đem lại sự hưng phấn, những cảm xúc tích cực và khẳng định, thay thế những gánh nặng.
Cười sẽ giúp bạn theo đuổi một mục tiêu lâu dài mà vẫn vui vẻ. Hơn nữa, người nào có khả năng cười chính bản thân mình là một dấu hiệu về khả năng tự thấu hiểu rất sâu sắc, chứng tỏ họ hiểu mình và rất coi trọng bản thân. Sự tự trọng càng cao càng dễ đưa bạn đến thành công, và càng thành công bạn càng có nhiều tự trọng. Thế đấy, cười có thể dẫn đến một chu trình rất quan trọng cho cuộc sống. Cười có khả năng mở ra một con đường mới cho bạn.
Vợi sự tự trọng cao, bạn có khả năng thành công.
Vì thế bạn hãy cười thật nhiều! Xem những bộ phim hài, tham gia câu lạc bộ hài, xem một vở hài kịch, hay đi chơi với những người có khiếu hài hước. Hãy làm mọi cách có thể đem lại cho bạn những tràng cười vui vẻ thoải mái. Lướt các trang web để chọn những web site truyện cười, mua truyện cười... Hãy cười lớn tiếng! Đừng khúc khích, rúc rích hay cười thầm, cười nụ. Hãy cười to, cười lớn!