Có rất nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng viêm mãn tính làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tế bào. Bài đánh giá trên trang web này mô tả một số nguyên nhân cơ bản trong mối liên hệ giữa viêm mãn tính và ung thư: http:// www.cancernetwork.com/review-article/chronic-she-and- cancer.
Đây là nhận định trong một bài báo quan trọng năm 2008 trên Tạp chí Khoa học Mỹ (Scientific American). “Ung thư bắt đầu với một loạt các biến đổi di truyền khiến một nhóm tế bào tái tạo quá mức và sau đó xâm lấn mô xung quanh, đây là thời điểm bệnh ác tính thực sự bắt đầu. Cuối cùng, một số tế bào khối u có thể vỡ ra và hình thành những khối u mới (di căn) ở các vị trí khác.”
Điều dường như khiến tổn thương DNA cuối cùng tiến triển thành bệnh chính là viêm mãn tính, nó thúc đẩy tổn thương do gốc tự do. Như nhận định sau đó của Tạp chí: “Tổn thương di truyền là que diêm bật lửa, và viêm là nhiên liệu nuôi sống nó”. Viêm mãn tính còn góp phần thúc đẩy quá trình phát triển và lây lan của khối u.
Chế độ ăn uống và lối sống hiện đại làm hầu hết chúng ta bị viêm mãn tính cũng làm ung thư trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới (sau bệnh tim, cũng do viêm mãn tính). Vậy có thể mong đợi điều gì nếu chúng ta giảm được gánh nặng viêm mãn tính, theo một chế độ ăn uống và lối sống kháng viêm?
Điều đầu tiên chúng ta có thể trông đợi là tỷ lệ chết sớm vì mọi nguyên nhân sẽ giảm đi đáng kể. Các nghiên cứu như HALE cho thấy, ở những đối tượng theo chế độ ăn Địa Trung Hải (kháng viêm), nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân đã giảm 66% trong 10 năm theo dõi.
Các nguồn dữ liệu khác cho thấy, một lối sống kháng viêm còn đem lại một biện pháp bảo vệ thậm chí còn tốt hơn. Những người sống ở giữa thời kỳ Victoria là những người hấp thu hàm lượng axit béo omega 3 và hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol), hợp chất liên đường phân tử 1-3, 1-6 (beta glucan) và chất xơ cao hơn chúng ta rất nhiều, nghĩa là có một lối sống kháng viêm rất cao. Họ không ăn thực phẩm chế biến sẵn, không dùng phương pháp nấu nướng nhiệt độ cao, không sử dụng thuốc lá hay bia rượu nhiều như chúng ta, tập thể dục nhiều hơn và không bị béo phì hoặc thậm chí thừa cân nhiều. Kết quả là, thống kê cho thấy họ có mức độ ung thư thấp hơn khoảng 90% so với mức chúng ta ghi nhận ngày nay. Điều này giải thích tại sao đàn ông thời Victoria sống lâu hơn trung bình 3 năm so với những người có cùng địa vị xã hội và điều kiện kinh tế ngày nay!
Vì cả quá trình hình thành mạch máu mới (cần thiết cho sự phát triển của khối u) và sự lây lan di căn đều liên quan đến các quá trình cơ bản là viêm, nên có thể dễ dàng nhận thấy lối sống kháng viêm như vậy đã giúp người dân thời kỳ Victoria có khả năng phòng ngừa tốt ung thư - và chống lại bệnh thoái hóa nói chung.
Đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Họ cũng ăn một lượng lớn cải xoong, bắp cải, cải Brussels, hành tây và các loại rau cùng họ chứa các hợp chất lưu huỳnh làm tăng các men xúc tác sinh học Pha 2 trong gan. Điều này giúp cho con người thời Victoria đào thải chất gây ung thư hiệu quả hơn chúng ta. Họ đã hấp thu một lượng lớn hơn nhiều các chất dinh dưỡng thực vật có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư so với chúng ta ngày nay, buộc các tế bào ung thư trở lại bình thường hoặc “tự sát”. Như đã đề cập ở trên, họ ít hút thuốc và ít uống rượu hơn chúng ta, tập thể dục nhiều hơn và rất ít bị béo phì. Vì vậy, họ được bảo vệ khỏi ung thư theo nhiều cách, trong khi chúng ta không hề có.