Hợp chất đường liên phân tử beta glucan 1-3, 1-4. Là một loại carbohydrate, chất xơ kháng tiêu hóa này có trong ngũ cốc như yến mạch. Nó không bị phân tách thành glucose, do đó thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường. Nó hoạt động như một prebiotic, hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn lành mạnh trong ruột.
Hợp chất đường liên phân tử beta glucan 1-3, 1-6. Là một loại carbohydrate liên quan, chất xơ kháng tiêu hóa này xuất hiện trong thành tế bào của nấm men. Nó là một chất điều biến miễn dịch hiệu quả cao, và tăng khả năng chống nhiễm trùng. Nó cũng có tác dụng chống dị ứng mạnh.
AA. Axit arachidonic. Là một axit béo omega 6 không bão hòa cao (và thiết yếu), có trong thịt và các sản phẩm từ sữa. Nó cũng được hình thành trong cơ thể từ chuỗi LA ngắn hơn (Axit Linoleic) có trong dầu thực vật. Nó cần cho sự phát triển và chức năng của tế bào, nhưng khi vượt quá mức, điều không thể tránh khỏi trong chế độ ăn uống hiện đại, nó có tác dụng gây viêm rõ rệt.
AGE. Sản phẩm Glycat hóa cao được hình thành khi thực phẩm có chứa đường và tinh bột được đun nóng. Các hợp chất AGE có khả năng gây viêm cao.
ALA. Axit Alpha Linolenic là một axit béo omega 3 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật, và có thể được chuyển hóa trong cơ thể để tạo thành axit béo omega 3 thiết yếu EPA và DHA. Tuy nhiên, nó không phải là nguồn cung cấp tốt vì khả năng biến đổi ALA thành DHA và EPA của chúng ta rất hạn chế.
ALE. Sản phẩm cuối của quá trình oxy hóa chất béo cao, được hình thành khi thực phẩm có chứa dầu và chất béo bị đun nóng quá mức. Các hợp chất ALE có khả năng gây viêm cao.
Angiogenesis. Sự tạo mạch (angiogenesis) là quá trình hình thành mạch máu mới. Điều này cần cho sự phát triển bình thường của các mô, nhưng nó cũng rất quan trọng cho sự phát triển của các khối u.
Carotene. Caroten. Alpha- và beta- caroten là những hợp chất có màu được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả. Cả hai loại caroten đều có nhiều chức năng trong cơ thể, kể cả các đặc tính kháng viêm và chống ung thư.
CRP. Protein phản ứng C được hình thành trong gan là một phản ứng đối với tình trạng viêm xảy ra ở bất cứ đâu trong cơ thể. Nó được các bác sĩ sử dụng để theo dõi tình trạng viêm, nhưng cả CRP và hsCRP đều không đủ nhạy để chẩn đoán mức độ viêm mãn tính thấp kéo dài gây ra các bệnh thoái hóa.
Cyanogen. Xyanogen là các hợp chất trong chế độ ăn uống, khi ăn vào sẽ giải phóng một lượng nhỏ thiocyanat. Thiocyanat là chất nền cần cho enxyme lactoperoxidase, giúp bảo vệ chúng ta chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút.
DHA. Axit Docahexaenoic, một trong hai axit béo omega 3 thiết yếu. Được tìm thấy trong hải sản, và đặc biệt là cá có dầu, hợp chất này có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của các mô.
Ma trận ngoại bào (ECM). Một lưới nhỏ, ba chiều gồm các sợi nhỏ xuyên suốt tất cả các mô và cơ quan, cung cấp một “bộ xương mềm” tạo cấu trúc và cho phép chúng hoạt động. Các sợi bao gồm một loạt các collagens, glycosaminoglycans và proteoglycan, elastin và axit hyaluronic. Sự kết hợp của những sợi này khác nhau ở các mô khác nhau.
EPA. Axit eicosapentaenoic, axit béo thứ hai trong hai axit béo omega 3 thiết yếu. Được tìm thấy trong hải sản, và đặc biệt là cá có dầu, hợp chất này có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và cũng cần thiết cho sự phát triển và sức khỏe của các mô.
HUFA. Axit béo không bão hòa cao. Chúng bao gồm axit béo omega 3 DHA và EPA, và axit béo omega 6 AA.
Vùng viêm. Đây là cách viết tắt được sử dụng để mô tả một số cơ quan nội bào gây ra tình trạng viêm mãn tính. Nó có thể được chia thành hai vùng, vùng trên và vùng dưới, được điều chỉnh theo tỷ lệ omega 6:3 và hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) tương ứng. Một chế độ ăn được thiết kế để giảm viêm mãn tính hiệu quả nên điều chỉnh hoạt động cả hai vùng.
Kháng insulin - Trong tình huống này, các cơ không phản ứng với insulin, dẫn đến gia tăng lượng glucose trong máu và áp lực viêm. Sự mất cân bằng trao đổi chất này nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh thoái hóa.
Thức ăn độc hại. Đây là một thuật ngữ khó xác định, nhưng nhìn chung là những thực phẩm có chứa quá nhiều calo rỗng (tức là đường, tinh bột và các loại dầu thực vật), sự cân bằng điện giải không lành mạnh (tức là quá nhiều muối), gần như không có các hợp chất kháng viêm và có liều lượng lớn các hợp chất gây viêm như ALA, AGE và ALE. Khoai tây chiên và bánh mì kẹp thịt băm viên burger là những ví dụ điển hình về đồ ăn độc hại.
LA. Axit Linoleic, một axit béo omega 6 chuỗi ngắn có trong các loại dầu thực vật.
Lactoperoxidase. Enzyme này là một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và là chất bảo vệ quan trọng chống nhiễm trùng ở mắt, tai, mũi, họng, phổi, ruột, đường tiết niệu và tuyến vú.
Lectin. Lectin là một loạt các protein chủ yếu từ thực phẩm thực vật gắn vào các carbohydrate và đặc biệt là vào các phân tử đường trong cơ thể. Bằng cách đó, chúng tạo ra nhiều tác dụng. Trong khi một số lectin rất độc (chẳng hạn như ricin, từ cây thầu dầu), một số lectin khác lại có tác dụng hữu ích. Ví dụ, lectin từ đậu Hà Lan và đậu cô ve ngăn chặn sự kích hoạt các men tiêu hủy cấu trúc nền MMP phá hủy mô.
Lycopene. Một hợp chất màu đỏ được tìm thấy trong cà chua và dưa hấu. Chất dinh dưỡng thực vật này có đặc tính kháng viêm và chống ung thư.
Lutein. Một hợp chất màu vàng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cải xoăn, ngô và trái bơ. Lutein rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Nó cũng có đặc tính kháng viêm và chống ung thư.
Suy dinh dưỡng Loại A - Thường là sự thiếu hụt một loại vitamin như vitamin C, hoặc một nguyên tố vi lượng như iốt, đi kèm với sự thiếu hụt calo và do đó sụt cân. Thường thấy nhất ở các nước đang phát triển.
Suy dinh dưỡng Loại B - Thường là mức độ thấp dưới mức tối ưu của nhiều loại vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, nguyên tố vi lượng, axit béo omega 3, chất xơ prebiotic và nhiều chất dinh dưỡng thực vật, đi kèm với lượng calo dư thừa và do đó tăng cân. Thường thấy ở các nước phát triển.
Axit béo không bão hòa đơn. Đây là những axit béo chỉ có một liên kết đôi, làm cho chúng có khả năng chống oxy hóa khá tốt. Axit oleic (có trong dầu ô liu và các nguồn khác) là một ví dụ điển hình, được cho là có tác dụng hữu ích đối với sinh hóa máu.
Men tiêu hủy cấu trúc nền (MMP). Các men xúc tác sinh học MMP đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của các mô, nhưng khi được giải phóng với số lượng quá mức (như trong tình trạng viêm mãn tính), chúng sẽ bào mòn mô từ từ. Đây là nguyên nhân thúc đẩy sự mất dần chức năng và sự xuất hiện của các triệu chứng đặc trưng cho các bệnh thoái hóa. Chúng bị ức chế bởi hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol).
Hợp chất hữu cơ tự nhiên. Một họ rất lớn các hợp chất được tìm thấy trong thực phẩm thực vật, những hợp chất này có nhiều tác dụng đối với cơ thể, chủ yếu là bảo vệ. Các tác dụng này bao gồm ức chế viêm và chống ung thư. Hầu hết đều tan trong nước, và một số ít tan trong chất béo; chúng ta cần cả hai loại để đảm bảo sức khỏe tốt. Các nguồn hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) hòa tan trong chất béo tốt nhất bao gồm dầu ô liu trước khi thu hoạch và một số loại tảo biển nước lạnh. Các nguồn hợp chất hữu cơ tự nhiên (polyphenol) dễ hòa tan trong nước bao gồm trà, cà phê, ca cao và các loại gia vị như nghệ, cỏ xạ hương và kinh giới tây.
Axit béo không bão hòa đa. Những axit béo có chứa một số nối đôi, khiến chúng dễ bị oxy hóa. PUFA có thể là omega 6 hoặc omega 3.
Tiền lâm sàng. Giai đoạn đầu của quá trình tiến triển bệnh, chưa đủ để gây ra các triệu chứng. Giai đoạn này có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ và xảy ra ở những người có lối sống thuận lợi cho chứng viêm mãn tính tiến triển.
Zeaxanthin. Một hợp chất màu vàng được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cải xoăn, ngô và kỷ tử. Zeaxanthin rất cần thiết cho sức khỏe của mắt. Nó cũng có đặc tính kháng viêm và chống ung thư.