Nếu như bạn đang mang thắc mắc về cách sống mà tập trung vào việc kiếm tiền, vậy thì tôi mong muốn bạn biết về việc hoàn toàn có thể tồn tại với cách sống ngược lại.
Khi tôi nói thế, hẳn là sẽ có nhiều người phản đối, rằng làm gì có chuyện như vậy.
“Chẳng qua là anh may mắn thôi, nếu là người bình thường thì không thể nào làm được. Cần phải kiếm nhiều tiền, biết cách quản lý tiền bạc triệt để, sống có kế hoạch thì mới có thể sinh tồn một cách tự do chứ. Nếu như không có tham vọng về tiền bạc thì lỡ bị người thân hay bạn bè bỏ mặc ở ngoài đường trong lạnh giá, lúc đó biết phải làm sao?”
Ở thời đại Kamakura (thời Mạc Phủ, từ năm 1192 đến năm 1333) đã có một câu chuyện như thế này. Trong buổi tọa đàm về Chánh pháp nhãn tạng tùy văn kí, có người đã hỏi thiền sư Dogen như sau:
“Gần đây mọi người đã có ý thức trang bị cuộc sống để không bị khó khăn về những nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu như có sự chuẩn bị, việc tu hành cũng không trở nên hỗn loạn, chắc chắn sẽ giúp ích cho quá trình tiếp thu đạo Phật. Tuy nhiên, khi nhìn vào dáng vẻ của thiền sư Dogen, tôi thấy tuyệt nhiên ngài không phải là đang có sự chuẩn bị đó, chỉ đơn giản là phó mặc mọi sự cho thiên mệnh. Nếu như đúng là vậy thật thì chẳng há là sau này sẽ lâm vào khốn cùng hay sao? Phải nghiêm túc tìm kiếm kế sinh nhai, như thế mới yên tâm, cố gắng trong quá trình tu hành. Việc đó khác với nghèo khổ đúng không?”.
Thiền sư Dogen đáp:
“Về việc này, không phải là tôi đang làm mọi việc bằng suy nghĩ của cá nhân tôi, mà đã có những trải nghiệm thực tế của những người đi trước từ xa xưa. Đức Phật dạy rằng, ngoài y phục và dụng cụ dùng bữa, hãy bố thí cho những người đang gặp khó khăn, đừng chỉ cố giữ khư khư cho cái tôi ích kỷ. Cũng chẳng có một quy chuẩn nhất định rằng nên ở mức độ nào là đủ. Nếu như cứ lên kế hoạch sinh tồn dựa trên sự sắp đặt của bản thân thì sẽ chẳng biết đâu là điểm dừng. Giả như hết sạch đồ ăn, hay thiếu thức ăn cho sinh hoạt của ngày hôm đó, khi đó, hãy tìm đến cách làm dũng cảm, cùng nghĩ ra đối sách”.
Tức là, người nhấn mạnh:
“Đó không phải là suy nghĩ mang tính cá nhân, đó là thứ được thực hiện xuyên suốt từ đời này sang đời khác”.
“Không cần phải quá cố sức, nếu như thật sự có vấn đề xảy ra, khi đó, vào thời điểm đó, hãy tìm ra cách giải quyết”.
Thiền sư Dogen không phải đang giải thích hay thuyết phục. Về chủ đề câu chuyện này, người cũng không tự kể chuyện của bản thân, người trả lời “vì đã được hỏi”. Đây cũng chẳng phải là vấn đề có thể giải thích bằng lý lẽ “Làm như thế này là được! Lý do là bởi vì…” đúng không? Nếu như không thực hiện, chỉ dùng từ ngữ để biểu đạt, vậy thì cho dù có giải thích tới đâu đi chăng nữa, mọi thứ cũng chỉ giống như câu chuyện một cây tre đang đâm chồi trên một cành cây.
Tại thế giới hiện đại, nhờ mạng Internet, con người có thể nắm được tình hình thế giới ngay tức khắc. Nếu như là cách đây hơn bảy trăm năm về trước, có thể con người ta sẽ chẳng thể an tâm về cái ăn hàng ngày. Nhưng hiện tại, liệu có thể nói là thiếu thốn tới cả bữa ăn hay không? Từng người, từng cá thể, đừng tranh đấu, nếu có thể cùng suy nghĩ và chia sẻ cho những người xung quanh, chẳng phải có một sự thật là “đồ ăn được đủ đầy” hay sao?
Nếu như tranh cướp, chắc chắn sẽ thiếu. Nếu như sẻ chia, thậm chí còn dư dả. Nếu như có thể cùng nhau gom góp, nụ cười sẽ đong đầy. Khi cảm thấy mệt mỏi với chủ nghĩa tư bản, hãy cùng tôi thử một lần dừng bước chân lại. Chắc chắn rằng, có cách sinh tồn mà không cần bước lên đấu trường tranh đấu tiền bạc. Cách sinh tồn ấy “thỉnh thoảng” có thể làm được? Bạn có nghĩ như vậy không? Tôi thì không. Điều tôi có thể khẳng định chắc chắn là, cho dù chỉ là việc nhỏ và đơn giản đi nữa, chỉ cần thay đổi cách nhìn dành cho việc dùng bữa, thế giới trước mắt mà bạn vẫn cảm thấy dường như nó quá rộng lớn và đầy rẫy những khó khăn, sẽ thay đổi hoàn toàn.
Có một giai thoại vô cùng nổi tiếng, khi mà chúa Giê-su chia năm cái bánh mì cho năm nghìn người đang tập trung trước mắt người. Việc chia năm cái bánh mì cho năm nghìn người, nếu nghĩ bằng cách suy nghĩ thông thường, chắc chắn là không thể nào làm được. Tuy nhiên, năm nghìn con người cùng đứng trước chúa Giê-su, nhìn dáng vẻ của Người dành cho món ăn, bản thân họ, từng người từng người có thể cảm thấy thỏa mãn với nguồn tài nguyên mà họ có (không chỉ bao gồm bánh mì), và bắt đầu chia sẻ lẫn nhau. Vạn vật trên thế giới này tất cả đều liên quan đến nhau. Và bởi thế, nếu như con người có thể mang một trái tim ngập tràn lòng từ bi và khoan dung, cho dù là những việc mà khi thử suy nghĩ trong đầu thì tuyệt đối không có khả năng thực hiện được đi nữa, thực tế lại không phải như vậy. Việc thực hiện là hoàn toàn có thể. Trong cuộc đời này, chẳng phải có rất nhiều việc như vậy hay sao?
Mặc dù lên ý tưởng thì thú vị, nhưng lại nghĩ nếu là mình thì chắc chắn không thể nào thực hiện được. Thực sự là tôi cũng có lúc nghĩ như vậy. Thứ khiến tôi thấy thích thú nhất chính là nghi thức có thể biến cách sinh tồn đó trở thành thứ có thể thực hiện được mà chẳng cần đến quân đội, chẳng cần đóng thuế. Chúng ta có thể tiếp tục sống như là một tập thể những người cùng hỗ trợ lẫn nhau với quy chuẩn được thực hiện từ xa xưa. Từ thời cổ chí kim, bất kể đông tây, có một số lượng người không hề ít tin tưởng vào những hiệu quả mà Thiền mang lại. Sự việc ấy chắc chắn phải có lý do. Tính hợp lý và đúng đắn của quy chuẩn đó đã được chứng minh nhờ vào những người đã cùng truyền lại và kế thừa từ thời đại này sang thời đại khác. Dù cho không cần theo đuổi cách giải thích dựa vào logic, khi thử thực hiện, bất cứ ai cũng có thể làm một cách đơn giản.
Trước khi ăn, hành lễ nghiêm túc, “Tôi sẽ ăn ngon miệng”.
Chỉ cần bắt đầu từ những việc đơn giản.
Sau khi ăn xong, rửa bát bằng nước trà, “Cảm ơn vì đã cho ăn”.
Cho dù vẫn còn rụt rè, nhưng tâm trạng biết ơn đã ngập tràn trong tâm trí, tự nhủ, hôm nay mình sẽ có thể làm được việc mà mình muốn làm.