Cholesterol: cao
Đạm: cao
Năng lượng: thấp
Chất béo: thấp
Tác dụng: tốt cho lá lách, bổ khí huyết, thông kinh mạch, bồi bổ gan thận, chắc gân cốt, cầm máu, trừ phong thấp, tăng cường khả năng tình dục.
HỢP VÀ KỴ:
Hợp với người hay bị lạnh tay lạnh chân hoặc tê tay tê chân, gặp thời tiết lạnh dễ bị ho, tiêu hóa kém, ăn không ngon miệng; người nặng nề, cơ thể ứ trệ, máu lưu thông không đều.
Kỵ với người suy nhược, dễ đau yếu khi thời tiết bất ổn.
NÊN dùng thịt lươn:
Người bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán vận động
Người bị phong thấp
Người bị tiểu đường
Người mỡ máu cao
Người mắc bệnh mạch vành
Người bị xơ vữa động mạch
KHÔNG nên dùng thịt lươn:
Người bị viêm, ngứa da
Người bị suyễn
Người bị ung thư
Người mắc bệnh lupus ban đỏ
HỢP
Giảm đường huyết
Những người bị bệnh tiểu đường khi ăn ỚT CHUÔNG nấu với thịt lươn sẽ cảm nhận được công dụng giảm đường huyết của món ăn này rất rõ ràng. Đó là lý do vì sao bác sĩ khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên ăn món ăn làm từ hai loại thực phẩm này.
Hấp thu dinh dưỡng tốt
Kết hợp với ĐU ĐỦ không những làm tăng mùi vị cho món ăn mà còn giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng một cách toàn diện.
Giúp ăn ngon, ngừa bệnh trĩ
NẤM KIM CHÂM có công dụng ngăn ngừa ung thư, hơn nữa còn ngon miệng. Ăn chung với thịt lươn, hiệu quả dinh dưỡng càng đảm bảo.
Tốt cho cơ thể
Thịt lươn có mùi vị thơm ngon, còn HẸ có vị cay nồng nên khi chế biến hai thứ này với nhau sẽ được một món ăn vừa hấp dẫn vừa tốt cho sức khỏe.
Dưỡng da làm đẹp
HẠT THÔNG chứa nhiều vitamin E và sắt, không những chữa mệt mỏi, thiếu máu hiệu quả mà còn có thể ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào, giúp duy trì vẻ thanh xuân. Kết hợp hạt thông với thịt lươn, hiệu quả làm đẹp sẽ càng rõ nét.
Quân bình nồng độ axit trong cơ thể
Thịt lươn và CỦ SEN đều là thức ăn dồi dào dinh dưỡng. Ăn chung không những tốt cho sức khỏe, duy trì sự ổn định của axit trong cơ thể mà còn bổ thận tráng dương. Đây là món ăn thích hợp cho người suy nhược, tay chân nhức mỏi.
KỴ
Tổn hại sức khỏe
Thịt lươn chứa nhiều axit amin thiết yếu, là món ăn ngon bổ. Tuy nhiên, ăn chung với QUẢ HỒNG sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Gây tiêu chảy
Theo Đông y, thịt lươn rất tốt cho sức khỏe, có thể chữa lạnh bụng; còn CẢI BÓ XÔI tính mát, chữa được chứng táo bón. Nhưng dùng chung hai loại thực phẩm này với nhau có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, đồng thời còn làm mất đi sự hài hòa mùi vị của món ăn.
Giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm
Thịt lươn giàu canxi nhưng nếu ăn cùng với nho thì axit tannic trong NHO sẽ tác dụng với canxi, hình thành hợp chất khó tiêu hóa, khiến giá trị dinh dưỡng của món ăn bị giảm sút đáng kể.
Tổn hại sức khỏe
Thịt lươn là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, lại còn có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, lươn lại kỵ với QUẢ SƠN TRÀ, vì thế ăn chung hai thứ này với nhau sẽ tổn hại đến sức khỏe.
Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Theo Đông y, thịt lươn vốn kỵ với BÍ ĐỎ nên nếu dùng chung hai loại thực phẩm này trong cùng một bữa ăn sẽ gây ra những tác động tiêu cực lên cơ thể.
Cách làm sạch lươn
Thịt lươn vốn dồi dào DHA và photpholipid, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi chế biến thịt lươn, cần lưu ý công đoạn làm sạch. Lươn cần được làm sạch nhớt bằng cách tuốt với nước cốt chanh hay nước vo gạo (tuốt tới khi nào thấy không còn nhớt là được). Bạn cũng có thể cho lươn vào nước nóng để lươn tự quẫy đạp cho đến khi sạch nhớt. Khi lươn đã sạch, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa lại bằng nước muối.
Lưu ý: Khi mua lươn hễ con nào bò ngóc đầu lên, hoặc dưới cổ có khoang trắng là loài rắn độc, chớ ăn mà chết người.
Mẹo chế biến:
Đặt lươn nằm ngửa trên thớt, dùng cán dao đánh mạnh theo chiều dọc lên mình lươn. Làm như thế, khi nấu nướng, lươn sẽ chín đều và dễ thấm gia vị hơn.
Mẹo sử dụng:
Nên chọn mua những con lươn còn sống. Lươn đã chết có thể sinh độc, không nên ăn.
Mẹo chọn mua:
Khi mua, bạn hãy chọn những con lươn có độ lớn vừa phải, bụng vàng, lưng đen. Thịt chúng sẽ chắc và thơm ngon, không có mùi hôi.