Mỗi chúng ta đều tưởng tượng mình là người cha/người mẹ tốt nhất hành tinh này, và phần lớn chúng ta đều thực sự là người tốt và luôn dành tình yêu thương vô bờ bến cho các con. Chắc chắn ta không hề thiếu tình yêu thương đó khi ta áp đặt ý chí của bản thân cho con. Thay vào đó, sự áp đặt ấy bắt nguồn từ sự thiếu ý thức tỉnh táo. Sự thật là phần lớn chúng ta đều không nhận thức được những động lực tiềm ẩn trong mối quan hệ với các con.
Các con không phải là vấn đề; vấn đề chính là sự vô minh của ta.
Sự vô minh ấy không phải là yếu tố mà con phải thừa kế, và ta có nhiệm vụ phải thoát khỏi nó.
Tình yêu thương và sự thật rất giản đơn. Nuôi dạy con không phức tạp đến thế và cũng khó nhọc đến thế nếu ta trở nên tỉnh táo, bởi con người tỉnh táo biết yêu thương và chân thật một cách tự nhiên.
Ta làm tấm gương để con noi theo là phương pháp dạy con tốt nhất. Con nhìn thấy và con học theo ta. Con cũng nhìn thấu những ý định hiểm tâm dù được giấu kĩ.
Trẻ con quá ích kỷ đến mức không thể nghĩ đến chúng ta mỗi khi trẻ cư xử chưa phải phép; trẻ chỉ nghĩ đến bản thân. Vì vậy, đừng dằn vặt bản thân vì hành vi của con. Hành vi chưa phù hợp chính là tiếng thét từ đáy lòng con: “Làm ơn hãy giúp con.”
Cảm xúc chưa được thể hiện chính là căn nguyên khiến trẻ cư xử chưa phải phép.
Điều chỉnh hành vi chưa phải phép của con luôn luôn cần được diễn ra trong khoảnh khắc hiện tại.
Nếu trẻ đến tuổi thiếu niên, đó là điểm kết thúc của thời điểm các con tìm đến sự cho phép của chúng ta.
Ta dạy con trân trọng bản thân khi ta trân trọng con trong mọi khoảnh khắc. Nếu ta tìm cách thay đổi con từ trạng thái hiện tại, thay đổi hành vi của con để đáp ứng sự cho phép của ta, ta truyền cho con thông điệp rằng sự nguyên bản của con là không phù hợp. Khi đó, con sẽ bắt đầu thích nghi với vai trò mới của mình và khiến con ngày càng rời xa con người thực sự của con.
Tạo sự tương xứng giữa năng lượng cảm xúc của bản thân với năng lượng cảm xúc của con hiệu quả hơn nhiều so với việc yêu cầu con tạo sự cân đối giữa năng lượng cảm xúc của con với của ta.
Bị kích thích để ở trong trạng thái phản ứng cảm xúc chính là lúc ta ở trong trạng thái kháng cự.
Định hình hành vi coi mọi sự mâu thuẫn là phòng thí nghiệm để học hỏi. Vì vậy, sự định hình diễn ra liên tục, trong mọi khoảnh khắc, thay vì bị bó hẹp trong một khung thời gian nào đó. Dấu hiệu của việc định hình hành vi này là sự củng cố tích cực, và là công cụ hiệu quả hơn là hình phạt.
Nhiệm vụ của ta là làm bạn với chân ngã của con.
Ta sợ mình sẽ cảm thấy bị cô lập và đơn độc nếu ta thực sự tuyên bố mình là độc nhất vô nhị.
Tinh thần của con chắc chắn sáng suốt.
Cha mẹ tỉnh thức hoàn toàn tin tưởng trực giác liên quan đến số phận của con.