PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng
ThS.BSNT. Nguyễn Văn Hiếu
ThS.BSNT. Đoàn Tuấn Vũ
BSNT. Võ Duy Văn
BSNT. Lê Mạnh Tăng
Ngày nay, bệnh Tim mạch đã trở thành bệnh lý thường gặp nhất với tỷ lệ tử vong cao nhất và gánh nặng bệnh tật lớn nhất. Tuy vậy, nhờ tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã giúp nhân loại cứu sống được nhiều người bệnh, giảm gánh nặng bệnh một cách đáng kể. Chúng ta hãy cùng điểm lại những cột mốc đáng ghi nhớ trong sự phát triển chuyên ngành Tim mạch học từ xưa đến nay. Biết về những thành tựu, cống hiến to lớn này sẽ nhắc nhở và hun đúc cho chúng ta có thêm động lực trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe tim mạch, một chuyên ngành gian khổ nhưng đáng tự hào mà các thầy thuốc tim mạch đã lựa chọn.
1500
GIẢI PHẪU HỌC TIM MẠCH
LEONARDO DA VINCI (1452–1519)
Là thiên tài toàn năng người Ý về toán học, học sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triệt học tự nhiên.
Ông là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về giải phẫu học của hệ thống tim mạch, Leonardo da Vinci đã mô tả chi tiết các hình ảnh của tim và các mạch máu lớn.
Hình ảnh quả tim đầu tiên được ông mô tả
1628
HỆ TUẦN HOÀN
William Harvey và công trình nghiên cứu "Hoạt động của tim và máu động vật", 1628
WILLIAM HARVEY (1578 –1657)
- Bác sĩ người Anh
- Ông là người đầu tiên mô tả hoàn chỉnh và chi tiết hệ mạch máu vào năm 1628 trong công trình nghiên cứu có nhan đề "Hoạt động của tim và máu động vật" (Exceritatio de motu cordis et sanguinis animalibus).
1816
ỐNG NGHE TIM
René Théophile Hyacinthe Laennec và chiếc ống nghe đầu tiên bằng gỗ, 1816
RENÉ THÉOPHILE HYACINTHE LAENNEC
(1781–1826)
- Bác sĩ người Pháp
- Ông đã phát minh ra ống nghe lần đầu tiên bằng gỗ năm 1816
1895
TIA X
WILHELM CONRAD RÖNTGEN
(1845 – 1923)
- Nhà vật lý người Đức
- Năm 1895, ông đã khám phá ra sự bức xạ điện từ, loại bức xạ không nhìn thấy có bước sóng ngắn mà ngày nay chúng ta được biết đến với tên gọi tia X.
Bức Röntgenogram đầu tiên về xương bàn tay và chiếc nhẫn cưới của vợ ông
Đây được xem là phát minh vĩ đại của thế kỷ 19, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là Y học nói chung và Tim mạch học nói riêng.
1903
ĐIỆN TÂM ĐỒ
WILLEM EINTHOVEN
(1860 – 1927)
- Bác sĩ, nhà sinh lý học người Hà Lan
- Người đã ghi điện tâm đồ đầu tiên ở người vào năm 1903
- Einthoven đã gán các chữ cái P, Q, R, S và T cho các sóng khác nhau và mô tả các đặc điểm điện tâm đồ của một số rối loạn nhịp.
Hình ảnh điện tâm đồ đầu tiên ở người được ghi bởi Einthoven, 1903
1927
THÔNG TIM
Claude Bernard và ống thông tim đo áp lực trong buồng tim và cách mạch lớn
CLAUDE BERNARD
(1813 – 1878)
- Nhà sinh lý học người Pháp.
- Người đầu tiên đặt ống thông, đo áp lực trong buồng tim và các mạch lớn của tim động vật.
Werner Forssman và hình ảnh "Ống thông tim" đầu tiên ở người
WERNER FORSSMAN
(1904 – 1978)
Phẫu thuật viên người Đức.
Ông đã đặt ống thông tim đầu tiên ở người vào năm 1929.
ANDRE COURNAND
(1895 - 1973)
Bác sĩ và nhà sinh lý học người Pháp
DICKINSON RICHARDS
(1895 – 1988)
Bác sĩ và nhà sinh lý học người Mỹ
Năm 1941, hai ông đã ghi lại áp lực trong tim ở người bình thường và ở bệnh nhân tim bẩm sinh hoặc mắc phải. Đây là những nhà khoa học khai phá lĩnh vực thông tim thăm dò huyết động. Cả 2 nhà khoa học vinh dự nhận giải thưởng Nobel năm 1956.
1938/1953
PHẪU THUẬT TIM MẠCH
Robert Gross và bài viết về ca lâm sàng đóng ống động mạch đầu tiên 1938
ROBERT GROSS
(1905 – 1988)
Phẫu thuật viên người Mỹ.
Năm 19038, ông đã đóng thành công ống động mạch đầu tiên.
John Gibbon và chiếc máy tim - phổi nhân tạo đầu tiên
JOHN GIBBON
(1903 – 1973)
Phẫu thuật viên người Mỹ.
Năm 1953, ông đã thực hiện ca phẫu thuật tim mở thành công đầu tiên, đóng thành công lỗ thông liên nhĩ có sự dụng mãy tim - phổi nhân tạo.
1944
PHẪU THUẬT TIM BẨM SINH
Ca phẫu thuật Blalock-Taussig Shunt đầu tiên
Năm 1944, các bác sĩ đã tiến hành thành công ca phẫu thuật Blalock-Taussig Shunt (B-T Shunt) cho bệnh nhân bị Tứ chứng Fallot. Đây là những nhà tiên phong trong lĩnh vực phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh.
ALFRED BLALOCK
(1899 – 1964)
Phẫu thuật viên người Mỹ.
HELEN TAUSSIG
(1898 – 1986)
Bác sĩ tim mạch Nhi người Mỹ.
VIVIEN THOMAS
(1910 – 1985)
Phẫu thuật viên người Mỹ gốc Phi.
1952
SIÊU ÂM TIM
Inge Edler và Helmuth Hertz với chiếc máy siêu âm đầu tiên trên thế giới
INGE EDLER (1911 – 2001)
Bác sĩ tim mạch người Thụy Điển.
HELLMUTH HERTZ (1920 – 1990)
Nhà vật lý người Đức.
- Năm 1952, hai ông đã điều chỉnh một thiết bị định vị sóng âm dùng phát hiện tàu ngầm trong Thế chiến II để sử dụng cho siêu âm ở người.
- Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các bản ghi liên tục chuyển động của thành tim, van hai lá bình thường và bệnh lý.
1952
CÁC THIẾT BỊ TẠO NHỊP TIM VÀ MÁY PHÁ RUNG TỰ ĐỘNG
Paul Zoll và máy tạo nhịp tim ngoài cơ thể đầu tiên.
PAUL ZOLL
(1911 – 1999)
- Bác sĩ tim mạch người Mỹ gốc Do Thái.
- Năm 1952, ông đã phát triển máy tạo nhịp tim ngoài cơ thể đầu tiên.
Máy tạo nhịp tim đầu tiên cấy vào cơ thể người
RUNE ELMQVIST
(1906 – 1996)
Phẫu thuật viên tim mạch người Thụy Điển.
ÅKE SENNING
(1915 – 2000)
Phẫu thuật viên tim mạch người Thụy Điển.
Năm 1959, hai ông cấy thành công máy tạo nhịp trong cơ thể người đầu tiên.
Michel Mirowski và máy phá rung tự động (ICD) đầu tiên
MICHEL MIROWSKI
(1924 – 1990)
- Bác sĩ người Ba Lan
- Năm 1970, ông đã phát minh ra máy phá rung tự động (ICD)
1958
CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA
Hình ảnh chụp động mạch vành đầu tiên được thực hiện bởi Mason Sones
MASON SONES
(1918 – 1985)
Bác sĩ tim mạch người Mỹ.
Năm 1958, ông là người đầu tiên đã bơm thuốc cản quang trực tiếp vào động mạch vành, để chụp các động mạch này.
1961
DỰ PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
PAUL DUDLEY WHITE
(1886 – 1973)
Bác sĩ tim mạch người Mỹ.
- Vào năm 1938, Paul Duley White từ Boston đã đi tiên phong trong khái niệm dự phòng bệnh tim mạch.
- Sự ủng hộ của ông đã dẫn đến việc thành lập Viện Nghiên cứu Tim mạch Framingham để xác định các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành.
Nghiên cứu Framingham được tiến hành để xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch
1962
ĐƠN VỊ CHĂM SÓC MẠCH VÀNH
DESMOND JULIAN
1926
Bác sĩ người Anh
- Năm 1962, Desmond Julian lần đầu tiên đưa ra khái niệm về đơn vị chăm sóc mạch vành (CCU).
- Tầm nhìn của ông đã dự báo trước rằng các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần được chăm sóc ở cùng một đơn vị, với thiết bị theo dõi điện tâm đồ (ECG) liên tục, thiết bị cấp cứu hồi sinh tim phổi, nhân viên luôn sẵn sàng chăm sóc và cấp cứu bệnh nhân.
- Tỷ lệ tử vong NMCT tại bệnh viện sau đó đã giảm 50%.
1962
THUỐC TIM MẠCH
JAMES BLACK
(1924 – 2010)
- Nhà dược lý học người Scotland.
- Năm 1962, James Black đã phát triển các chất chẹn thụ thể beta (B-blockers) để ngăn chặn hoạt động kích thích tim của noradrenaline và làm giảm như cầu tim của Oxy – Propanolol.
DAVID CUSHMAN (1939 – 2000)
Nhà hóa học Mỹ gốc Ấn Độ
MIGUEL ONDETTI (1930 – 2004)
Nhà hóa học Mỹ gốc Argentina
Năm 1970, Cushman và Ondetti đã phân lập được chất ức chế men chuyển angiotensin đầu tiên, Captopril.
AKIRA ENDO
(1933 )
- Nhà hóa sinh người Nhật.
- Năm 1976, ông đã phân lập Statin đầu tiên là Mevastatin.
1967
GHÉP TIM
CHRISTIAAN BARNARD
(1922 - 2001)
Một bác sĩ phẫu thuật tim người Nam Phi.
Christiaan Barnard và ca phẫu thuật ghép tim đầu tiên
Năm 1967, Dr. Christiaan Barnard trở thành nhà phẫu thuật đầu tiên trình diễn phẫu thuật ghép tim từ người hiến sang người được nhận tại Cape Town, South African.
1967
PHẪU THUẬT BẮC CẦU NỐI CHỦ VÀNH
René Favoloro và ca phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành đầu tiên
RENÉ FAVOLORO
(1923 – 2000)
- Bác sĩ phẫu thuật tim mạch và nhà giáo dục người Argentina.
Năm 1967, ông đã thực hiện case phẫu thuật đầu tiên về bắc cầu nối chủ vành (CABG) tại bệnh viện Cleveland (Ohio, USA) trên một phụ nữ 51 tuổi bị tắc hoàn toàn đoạn ba động mạch vành phải.
1977
TIM MẠCH CAN THIỆP
ANDREAS GRUENTZIG
(1939 - 1985)
- Bác sĩ tim mạch người Đức.
Năm 1977, ông đã phát triển nong mạch bằng bóng để nong các động mạch bị hẹp, sau đó là đặt stent, đầu tiên là stent kim loại trần và sau đó là stent phủ thuốc.
1998
TRIỆT ĐỐT SỐNG BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO (RFCA)
MELVIN SCHEINMAN
(1935)
Bác sĩ tim mạch người Mỹ.
Năm 1981, ông là người đầu tiên tiến hành triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông ở người, sử dụng năng lượng cao trực tiếp bằng sống có tần số Radio.
MICHELLE HAISSAGUERRE
(1955)
Nhà nghiên cứu điện sinh lý tim ở Bordeaux, Pháp.
Năm 1998, ông lần đầu tiên mô tả việc sử dụng RFCA cho bệnh nhân bị rung nhĩ.
RFCA cho bệnh nhân bị rung nhĩ
2002
THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ QUA ĐƯỜNG ỐNG THÔNG (TAVI)
Alain Cribier và ca bệnh thay van động mạch chủ qua đường ống thông đầu tiên trên thế giới
ALAIN CRIBIER
(1945)
Bác sĩ tim mạch can thiệp người Pháp.
Năm 2002, Alain Cribier đã thay van động mạch chủ qua đường ống thông cho một bệnh nhân tại bệnh viện đại học Rouen, Pháp.