- Tỷ lệ 0,1 - 1%; 1 - 2% trong số những trường hợp kháng nguyên bạch cầu của người HLA-B27 dương tính. 10 - 20% những người thân trực hệ có HLA-B27 tiến triển bệnh. Tỷ lệ nam:nữ = 3:1.
- Bệnh khởi phát ở cuối tuổi vị thành niên hoặc đầu tuổi trưởng thành.
7.1. Tổn thương hệ tim mạch
- Thường biểu hiện muộn.
- Hở van động mạch chủ (1 - 10%) do: (1) Viêm động mạch chủ lên; (2) Xơ van động mạch chủ gây dày lá van, nốt sần và co rút van.
- Lá trước van hai lá dày lên, hiếm khi gây ra hở van hai lá.
- Xơ hóa vị trí nối giữa van động mạch chủ và van hai lá tạo ra hình ảnh bướu dưới van động mạch chủ trên siêu âm tim.
- Viêm màng ngoài tim (< 1% trường hợp).
- Xơ hóa cơ tim gây rối loạn chức năng tâm thu và tâm trương trên siêu âm tim, có thể tiến triển thành bệnh cơ tim giãn. Chức năng cơ tim có thể giảm thêm do nhiễm amyloid thứ phát.
- Các rối loạn dẫn truyền nút nhĩ thất, nặng nhất là block nhĩ thất hoàn toàn.
7.2. Đặc điểm lâm sàng
- Đặc điểm toàn thân: mệt mỏi, sốt và sút cân.
- Đau vùng dưới lưng âm thầm, tiến triển theo từng đợt xen kẽ giai đoạn thuyên giảm và tái phát.
- Đau mạn tính và cứng khớp buổi sáng (> 70% trường hợp), mệt mỏi (65% trường hợp), giảm khả năng vận động (47% trường hợp), trầm cảm (20% trường hợp, đặc biệt là nữ) và thiếu hụt về thần kinh.
- Viêm mống mắt một bên cấp tính (25 - 30%).
- Tức ngực và khó thở do hạn chế di động của lồng ngực.
7.3. Chẩn đoán hình ảnh
- Hình ảnh của khớp cùng - chậu (chụp Xquang, cộng hưởng từ): Bào mòn và xơ cứng các khớp cùng - chậu (viêm khớp cùng - chậu).
- Đường viền các cột sống và gai xương tạo thành cột sống hình cây tre.
7.4. Xét nghiệm máu
Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán, có thể tốc độ máu lắng và CRP tăng (75% trường hợp).
7.5. Điều trị
- Glucocorticoid, các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, thuốc ức chế miễn dịch, bao gồm cả sulfasalazine các thuốc kháng TNF.
- Điều trị các biến chứng.