PGS.TS.BS. Phạm Mạnh Hùng
ThS.BSNT. Lê Tuấn Minh
ThS.BSNT. Đoàn Tuấn Vũ
ThS.BSNT. Nguyễn Văn Hiếu
BSNT. Võ Duy Văn
Định nghĩa rung nhĩ không do bệnh van tim: Theo ESC 2016, rung nhĩ không do bệnh van tim là không có hẹp van 2 lá từ mức độ vừa trở lên, không có van tim cơ học.
Áp dụng:
- 0 điểm: Không dùng thuốc chống đông (Giới tính nữ nếu không kèm theo yếu tố nguy cơ nào khác được tính tương đương 0 điểm).
- 1 điểm: Cân nhắc dùng thuốc chống đông đường uống (IIa).
- ≥ 2 điểm: Dùng thuốc chống đông đường uống (IA), cân nhắc dụng cụ bít tiểu nhĩ trái nếu có chống chỉ định dùng thuốc chống đông (IIbC).
Chú thích:
- Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu > 160mmHg.
- Bất thường chức năng thận: Thận nhân tạo chu kỳ hoặc ghép thận hoặc Creatinin huyết thanh ≥ 220μmol/L;
- Bất thường chức năng gan: Bệnh gan mãn tính (Ví dụ: Xơ gan) hoặc thay đổi sinh hóa chứng tỏ có giảm chức năng gan đáng kể (Ví dụ: Bilirubin tăng trên 2 lần giới hạn bình thường trên, đi kèm Aspartate Aminotransferase/ Alanine Aminotransferase/Alkaline Phosphatase tăng trên 3 lần giới hạn bình thường trên, .v.v.).
- Xuất huyết: Gồm tiền sử xuất huyết và/hoặc nguy cơ xuất huyết có sẵn như cơ địa xuất huyết, thiếu máu.
- Bất thường INR: INR tăng/không ổn định hoặc thời gian đạt ngưỡng thấp (Ví dụ: 60%).
- Sử dụng thuốc hoặc rượu: Dùng đồng thời các thuốc như kháng ngưng tập tiểu cầu, kháng viêm không Steroid hoặc nghiện rượu.
Ý nghĩa: Ước tính nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K (Không áp dụng cho bệnh nhân đang dùng DOAC), từ đó đánh giá lợi ích - nguy cơ trong chăm sóc bệnh nhân rung nhĩ.
Áp dụng:
- HAS-BLED < 3: Nguy cơ chảy máu thấp
- HAS-BLED ≥ 3: Nguy cơ chảy máu cao
Tham khảo: http://www.precisedaptscore.com/predapt/
Thời điểm sử dụng: Sau 12 tháng sử dụng liệu pháp ức chế kết tập tiểu cầu kép
Áp dụng:
• Điểm ≥ 2: Dùng DAPT kéo dài (30 tháng)
• Điểm < 2: Không dùng DAPT kéo dài (12 tháng)
Tham khảo: https://tools.acc.org/DAPTriskapp
*NMCT: Nhồi máu cơ tim
Áp dụng:
• 0 - 2 điểm: Nguy cơ tử vong thấp
• 3 - 4 điểm: Nguy cơ tử vong vừa
• > 4 điểm: Nguy cơ tử vong cao
Tỷ lệ tử vong theo TIMI score với nhồi máu cơ tim ST chênh lên
Nghiên cứu chỉ ra rằng PESI và sPESI dự đoán tỷ lệ tử vong ngắn hạn với độ chính xác tương đương nhưng sPESI dễ sử dụng hơn, độ nhạy và độ đặc hiệu gộp của thang điểm này cho tất cả nguyên nhân tử vong lần lượt là 91 % và 41 %.
Áp dụng
- PPS ≥ 4 điểm: Bệnh nhân nội khoa cấp tính có nguy cơ CAO bị thuyên tắc HKTM được khuyến cáo điều trị dự phòng chống đông bằng Heparin TLPT thấp hoặc Heparin không phân đoạn liều thấp hoặc Fondaparinux
- PPS < 4 điểm: Bệnh nhân nội khoa cấp tính có nguy cơ THẤP bị thuyên tắc HKTM (điểm) không được khuyến cáo điều trị dự phòng chống đông
Cách đánh giá: Tổng điểm ≥ 7: Nguy cơ chảy máu nặng hoặc chảy máu có ý nghĩa lâm sàng.
Áp dụng lâm sàng: Bệnh nhân nội khoa điều trị nội trú có nguy cơ cao bị thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch nhưng có nguy cơ chảy máu cao nên được dự phòng bằng biện pháp cơ học bơm hơi áp lực ngắt quãng hoặc tất chun áp lực.
Áp dụng trong lâm sàng tim mạch:
a. Điểm NIHSS dùng để đánh giá sớm tình trạng thần kinh ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não, để quyết định điều trị tiêu sợi huyết hay không và theo dõi điều trị
- Mức độ nặng của bệnh nhân đột quỵ theo thang điểm NIHSS
- Chỉ định tiêu sợi huyết ở bệnh nhân có điểm NIHSS ≤ 25 điểm (Bệnh nhân cần đáp ứng các điều kiện khác và không có chống chỉ định với thuốc tiêu sợi huyết - theo Khuyến cáo xử trí đột quỵ thiếu máu não cấp của AHA/ASA năm 2018)
b. Ước tính thời điểm đánh giá lại thương tổn thần kinh và sử dụng chống đông ở bệnh nhân rung nhĩ có đột quỵ (ESC 2016 về rung nhĩ)
• NIHSS < 8: Xem xét các yếu tố ủng hộ khởi trị chống đông sớm và có thể bắt đầu sau 3 ngày
• NIHSS 8 - 15: Xem xét các yếu tố trì hoãn khởi trị chống đông, đánh giá chảy máu chuyển dạng bằng chẩn đoán hình ảnh vào ngày 6 và sử dụng chống đông nếu không có chảy máu.
• NIHSS ≥ 16: Xem xét các yếu tố trì hoãn khởi trị chống đông, đánh giá chảy máu chuyển dạng bằng chẩn đoán hình ảnh vào ngày 12 và sử dụng chống đông nếu không có chảy máu.