Nếu biểu hiện bất đồng trong giáo lý ở Phật giáo thời kỳ đầu, hoặc rất ít đọc kinh điển, thì sự lý giải của chúng ta về sau này cũng sẽ rất khó khăn và chắc chắn có một vài chỗ không thể kết luận được. Những phương pháp khảo cứu hữu ích đã nói ở trên có thể đem ra áp dụng, nhưng nếu đưa cho chúng ta kinh điển tiếng Pali hay tiếng Phạn mà chúng ta không thể dịch sang tiếng anh thì mục đích của cuốn sách này không thể giải thích được. Trong lời tựa của cuốn sách này có đề cập đến tác phẩm Introduction to Pali (Giới thiệu văn bản tiếng Pali), có một số kinh văn nguyên bản tiếng Pali, mục đích giúp độc giả có thể tự tìm ra con đường để giải thích chúng. Cho dù như vậy vẫn cần phải được gợi ý bằng những dòng giải thích riêng qua các thuật ngữ để chỉ dẫn. Trong lời tựa của cuốn sách đó có giới thiệu những phương pháp được sử dụng để chế tác cách giải thích thuật ngữ. Lập luận của bài tựa đó không cần lặp lại ở đây, nhưng những phương pháp đó có thể tóm tắt như sau:
Nghĩa của thuật ngữ phải dựa vào nơi chúng xuất hiện ở nội dung của văn bản để quyết định. Đối với những lý luận triết học trừu tượng, có lẽ phải tiếp xúc với văn bản thực tiễn.
Để hiểu được nghĩa của từ, phải dựa vào nền tảng chú giải của các trường phái Phật giáo, bây giờ chúng ta là học trò của họ. Chúng ta có thể kiểm tra chú giải của các bộ phái có thống nhất hay không, rồi quay lại nguyên văn của Ba tạng giáo lý và xem hệ thống được tin tưởng mà họ rút ra từ những lời dạy của đức Phật như thế nào.
Ở đây chúng ta chấp nhận có sai khác về ngôn ngữ địa phương được biết đã tồn tại giữa những kinh điển của các trường phái Phật giáo thời kỳ đầu nhưng ít nhất không ảnh hưởng đến sự giải thích trong lý luận triết học: Chỉ cần đem những thuật ngữ này chuyển sang hệ thống ngữ âm khác để so sánh là được. Trong tác phẩm Introduction to Pali, chúng ta bị hạn chế trong ngôn ngữ địa phương Pali và những chú giải truyền thống (ít nhất là căn bản) của thượng tọa bộ. Hiện tại, chúng ta dự định dựa vào quan điểm thống nhất của các bộ phái để giải thích ngôn ngữ của đức Phật (mặc dù chúng ta không biết ngôn ngữ đặc thù mà Ngài đã sử dụng). Chúng ta chấp nhận thói quen thường trưng dẫn những thuật ngữ trong hình thức tiếng Phạn, bởi vì ở Ấn Độ tiếng Phạn đã trở thành ngôn ngữ tiêu chuẩn cho việc thảo luận triết học và học tập phổ cập, tuy nhiên đây chỉ là sự việc diễn ra sau thời của đức Phật rất lâu. Thói quen này đơn giản hóa lối diễn đạt của chúng ta bằng cách gán chúng vào những thuật ngữ cho dù những thuật ngữ đó có từ lâu hay về sau đều quy về một hệ thống ngữ âm.