Gần một nửa số nhân viên bị căng thẳng, từ trung bình đến nặng, trong khi làm việc. Và 66% nhân viên báo cáo rằng họ khó tập trung vào các nhiệm vụ tại nơi làm việc vì căng thẳng. Căng thẳng đã được Tổ chức Y tế Thế giới gọi là “dịch bệnh về sức khỏe của thế kỷ 21” và nó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp Mỹ lên tới 300 tỷ đô la mỗi năm.
Nhưng có rất nhiều cách để giảm căng thẳng, mà tác động của chúng có thể lan rộng đến cuộc sống của con người và lợi nhuận của công ty. Một cuộc khảo sát với 2.500 nhân viên của ComPsych, nhà cung cấp các chương trình hỗ trợ nhân viên (EAP), đã nêu bật vấn đề. Ngoài những thách thức liên quan đến tập trung tại nơi làm việc, nhân viên cũng nói rằng căng thẳng là nguyên nhân gây ra lỗi và/hoặc không kịp thời hạn công việc (21%), gặp rắc rối với đồng nghiệp/cấp trên (15,5%), nghỉ làm (14,9%) và chậm trễ (14,4%).
Tôi muốn nói rằng cuộc sống của tôi đầy ắp – không phải là bận rộn. Đối với tôi, từ “bận rộn” nghe rất tiêu cực, trong khi “đầy ắp” nghe rất trọn vẹn. Tuy nhiên đầy ắp cũng có nghĩa là không còn thời gian trống và đó không phải là điều tôi muốn mỗi ngày hoặc mỗi tuần của mình. Những gì tôi luôn tìm kiếm là trở nên có tổ chức và hiệu quả hơn trong những việc mình làm, vì vậy tôi có thể tạo ra khoảng trống cần thiết cho những điều bất ngờ, hy vọng sẽ có thêm niềm vui trong tuần. Dưới đây là cách bạn có thể sử dụng âm nhạc để tăng năng suất của mình và tạo thêm khoảng trống trong cuộc sống.
Âm nhạc kích thích đồng thời cả hai bán cầu não (thực ra, dường như không có hoạt động nào khác có thể làm được điều này tốt hơn âm nhạc); tuy nhiên có một số lợi ích trong việc chuyển đổi giữa não trái và não phải. Ronald A. Berk của Đại học Johns Hopkins đưa ra giả thuyết rằng âm nhạc hiệu quả trong việc tách biệt phần não bạn muốn phát triển. Để cải thiện chức năng của bán cầu não trái, Berk khuyên bạn nên nghe các loại nhạc lạ, tiết tấu nhanh ở các âm trưởng. Như chúng ta đã thấy, cách thư giãn tâm trí tốt nhất là nghe những gì mình thích. Tuy nhiên, khi chúng ta cố gắng kích thích và thách thức tâm trí (kích thích tính logic của bạn), sử dụng âm nhạc mới mà bộ não cần tiêu hóa có thể đem đến hiệu quả. Để tăng cường bán cầu não phải (như khi bạn đọc, học tập, phản xạ hoặc tham gia các hoạt động sáng tạo), Berk gợi ý bạn cần điều ngược lại, chính là kiểu âm nhạc chậm với các âm thứ. Âm thứ, chậm rãi, sản sinh ra sóng Alpha – loại sóng thư giãn não bộ, có thể hữu ích và giúp bạn đưa những trải nghiệm mới hoặc những gì đang học đi vào bộ nhớ dài hạn.
Ngành công nghiệp âm nhạc đã chứng minh rằng bạn nên nghe nhạc trong khi làm việc. Trong một cuộc khảo sát do các tổ chức cấp phép PPL và PRS cho Âm nhạc của Anh thực hiện, 77% các doanh nghiệp được khảo sát nói rằng bật nhạc tại nơi làm việc giúp nâng cao tinh thần của nhân viên và cải thiện bầu không khí. Kết quả là năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, một bản tóm lược các nghiên cứu gần đây do Đài Loan thực hiện đã cho thấy trong khi một số nhạc nền có thể làm tăng sự hài lòng và năng suất của người lao động, âm nhạc với lời hát có thể có tác động tiêu cực đáng kể đến sự tập trung và sự chú ý. Nghiên cứu kết luận rằng nhạc không lời thích hợp hơn, vì lời bài hát có khả năng làm giảm sự chú ý và hiệu suất của người lao động.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Jounal of Occupational and Environmental Medicine đã cho thấy những nhân viên có vấn đề về giấc ngủ khiến công ty của họ mất khoảng 2.500 đô la năng suất mỗi năm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nghe loại nhạc nhẹ nhàng, chậm rãi (khoảng 60 nhịp mỗi phút) như nhạc jazz hoặc nhạc cổ điển có thể cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ, cũng như cải thiện chức năng cơ thể vào ngày hôm sau. Nghiên cứu trong kinh doanh cũng củng cố nhận định này. Ví dụ, một thử nghiệm trong đó 75 trong số 256 người lao động tại một công ty bán lẻ lớn đã được cấp các máy thu phát cá nhân để đeo tại nơi làm việc trong bốn tuần cho thấy đối với những người đeo tai nghe, năng suất tăng 10%. Nghiên cứu tương tự được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois đã cho thấy mức tăng 6,3% khi so sánh với nhóm đối chứng không sử dụng âm nhạc.
Các nghiên cứu đã cho thấy khá rõ điểm này: nếu âm nhạc cải thiện tâm trạng của bạn thì năng suất của bạn cũng sẽ được cải thiện. Vì vậy, nếu chúng ta thừa nhận âm nhạc làm tăng năng suất, việc chúng ta nghe loại nhạc nào có quan trọng không? Có phải tất cả âm nhạc đều có cùng tác động hoặc một số nhạc cụ thể sẽ tốt hơn trong các giai đoạn nhất định? Câu trả lời chính là phản ứng cơ thể của chúng ta đối với âm nhạc mà mình chọn nghe. Những tín hiệu quan trọng cho thấy một loại nhạc đang có hiệu quả là khi ta gõ nhịp theo, hay được cải thiện sự tập trung hoặc được truyền cảm hứng sáng tạo.