Con người không có ai là hoàn hảo cả, ai cũng có khuyết điểm.
Con người không phải Thánh nhân, không tránh được có những lỗi lầm.
Con người sống với nhau, quan hệ dù tốt đến mức nào cũng sẽ có lúc mâu thuẫn; tình cảm dù sâu đậm ra sao cũng có lúc không hiểu nhau.
Khi hai người phát sinh xung đột, đừng đùn đẩy trách nhiệm cho đối phương mà hãy suy ngẫm hành động, lời nói của chính mình, tìm nguyên nhân từ bản thân.
Đây là cách hạn chế sự xung đột không đáng có, giúp bản thân nuôi lớn được tình thương.
* Tĩnh tọa thường xét lỗi mình, lòng sẽ cảm thấy vui hơn!
Khi sống với mọi người, nên nghĩ tới những điều tốt đẹp, bớt nhớ về việc xấu của người;
Nhìn vào những ưu điểm của họ, khắc ghi từng chút ân tình, làm được như vậy thì có thể tránh xa mọi tranh chấp, phiền não.
Lòng người là sự tương giao qua lại, bạn đối xử với người khác như thế nào, thì họ sẽ đối xử với bạn như thế đó;
Bạn chủ động nhận lỗi về mình, thì người khác cũng sẽ vui vẻ bắt tay làm hòa với bạn;
Bạn rộng lượng và chấp nhận, thì người khác cũng sẽ quan tâm, bao dung bạn.
Một người thường suy xét về những lỗi lầm của bản thân, thì sẽ không mang hận thù, không gây rắc rối, tâm hồn sẽ hạnh phúc, thoải mái hơn!
* Trước khi trách người hãy xem xét lại bản thân mình
Bất luận xảy ra chuyện gì, người có trách nhiệm, trước tiên phải xem xét bản thân suy ngẫm mình có gì sai hay không?
Sau đó bình tĩnh, mỉm cười giải quyết vấn đề.
Ai cũng có khuyết điểm và thiếu sót, nên trước khi đổ lỗi cho người phải suy xét chính mình;
Muốn trách người phải tự hỏi bản thân, đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ.
Thuận lợi cho người khác cũng chính là lợi ích cho mình;
Lo lắng cho người khác sẽ khiến họ ghi nhớ trong lòng.
Tự hỏi mình trước khi trách người, gặp việc không trốn tránh; dám chịu trách nhiệm, dám thừa nhận lỗi lầm, người như vậy mới cảm được lòng người, nhận lại được chân thành chân ý.
* Tự kỷ luật nghiêm minh là thành công lớn nhất!
Con người ta, phải học cách tự nhìn lại chính mình; có dũng khí tự nghiêm khắc với chính mình; luôn phản tỉnh sửa chữa lỗi lầm, giữ kỷ luật để hoàn thiện bản thân. Bất kể bạn làm gì, biết rõ thiếu sót của bản thân, thì sẽ không mắc phải sai lầm; Nhìn rõ khuyết điểm của bản thân thì mới phát huy được điểm mạnh, cải thiện phần còn yếu kém của mình.
Tự kỷ luật là thành công lớn nhất;
Tự giác ngộ là sự tu hành viên mãn nhất.
Con người mỗi khi làm việc gì chưa tốt, phải tìm được nguyên nhân nội tại ở chính bản thân mình.
Đứng trên góc độ của người khác để nhìn nhận bản thân;
Đứng ở góc độ của người khác để xem xét vấn đề;
Dùng con mắt của người khác để nhìn nhận sự việc; phát hiện điểm thiếu sót của chính mình, biết được điểm tốt của người khác.
Con người cần có sự hiểu biết, lại càng cần biết cách phản tỉnh tự thân;
Yêu cầu bản thân cao hơn, thái độ đối với người tốt hơn, thì cuộc sống của bạn sẽ ngày càng hoàn thiện; việc bạn làm ngày càng gần đến thành công hơn!