1. Lắng nghe: Chú tâm lắng nghe người khác nói, bạn sẽ nhận được sự trân trọng từ họ.
2. Phát huy: Cống hiến tài năng đúng lúc, mọi người sẽ chú ý tới bạn.
3. Hàn huyên: Tâm sự chia sẻ và khen ngợi một cách vừa phải, bạn sẽ được người xung quanh quý mến.
4. Chân thật: Đối xử với người khác một cách chân thành, họ sẽ trao gửi niềm tin nơi bạn.
5. Thân sơ: Trong các mối quan hệ, giữ sự thân mật có chừng mực và khoảng cách phù hợp.
6. Mỉm cười: Luôn mỉm cười với những người mình gặp gỡ. Điều đó giúp nuôi dưỡng các mối quan hệ trong xã hội được tốt đẹp hơn.
7. Nhớ tên: Hãy nhớ tên của người từng gặp gỡ; gặp lại người đã từng biết qua, đã nên tôn trọng chào hỏi một cách lịch sự.
8. Đúng giờ: Cần chú trọng để ý đến thời gian, luôn đúng giờ và nên đến sớm trong mỗi cuộc hẹn.
9. Tác phong: Ăn mặc phải chỉn chu, xử thế phải thật thận trọng và rộng lượng.
10. Cân bằng: Luôn ở trong tâm thái ổn định, duy trì sự cân bằng tâm lý.
11. Khen ngợi: Khen ngợi người khác một cách thích hợp, đúng lúc sẽ giúp cho các mối tương giao luôn vui vẻ, hài hòa.
12. Biểu dương: Biểu dương thành tựu của người khác, tạo động lực giúp họ luôn hướng thượng.
13. Tán thưởng: Tán thưởng thỏa đáng và có chừng mực, tránh hùa theo nịnh bợ.
14. Giúp đỡ: Không nhất thiết là ai cần gì chúng ta cũng phải đáp ứng liền, hãy hết lòng giúp đỡ lẫn nhau trong khả năng cho phép của mình.
15. Hòa giải: Nếu phát sinh sự hiểu lầm trong tình bạn, hãy đặt mình vào cương vị người thứ ba để hòa giải.
16. Mượn lời: Mượn lời khen của người thứ ba, để nhắn gửi những lời khen ngợi của chính mình đến đối phương.
17. Khoan dung và nghiêm khắc: Khi giao tiếp phải dung hòa giữa khoan dung với nghiêm khắc, đối nhân xử thế cần biết chừng mực.
18. Hiểu người: Sống với nhau phải khéo thấu hiểu ý người, biết đặt mình vào tâm thế của họ để nhìn nhận vấn đề.
19. Quan tâm: Thương nhau thương cả đường đi, ta cũng nên học cách thấu hiểu và quan tâm người khác.
20. Trong vuông ngoài tròn: Bên trong luôn chú trọng đến nguyên tắc, bên ngoài thường đề cao tính linh hoạt.
21. Khoan dung: Học cách chấp nhận bản thân, biết khoan dung và chấp nhận lỗi lầm của người khác.
22. Tự trách: Có lúc phải chủ động nhận sai, nâng cao uy tín của bản thân.
23. Độ lượng: Tấm lòng phải khoan dung rộng lượng, làm người xử sự một cách khoáng đạt.
24. Cảm hóa: Sự thấu hiểu không phải do gượng ép là có được mà cần phải cảm hóa bằng hành động của chính mình.
25. Nhận lỗi: Thành tâm nhìn thẳng vào đối phương, thật lòng xin lỗi họ.
26. Tín nhiệm: Dùng người không nên hoài nghi, nếu đã hoài nghi thì đừng nên trọng dụng.
27. Công tâm: Dám từ bỏ cái tôi cá nhân, dám hy sinh và đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân.
28. Khắc chế bản thân: Đối xử khoan dung với người khác trong mỗi công việc, nghiêm cẩn khắc chế bản thân mọi lúc mọi nơi.
29. Làm việc tốt: Sống hòa hợp với người là điều quan trọng nhất, đối xử tốt với người là điều căn bản nhất.
30. Khiêm hạ: Tâm phải đạt đến cảnh giới rỗng không như biển sâu, đối xử với người cần khiêm tốn, lễ độ.
31. Công danh và lợi dưỡng: Thành hay bại là chuyện thường của cuộc đời, của cải bất chính chớ lấy dùng.
32. Hài hước: Khéo nói những câu chuyện dí dỏm, sự hài hước sẽ trở thành chất liệu giúp xoa dịu bầu không khí căng thẳng.
33. Bị ly gián: Có người gây chia rẽ thì chớ vội nổi nóng, hai bên hãy bình tâm lại cùng nhau phân giải sự tình.
34. Làm chủ: Trong các mối quan hệ xã hội cần chủ động, thành tâm đối đãi với người.
35. Chiêu cảm: Đặt mình vào vị trí của người là có một trái tim ấm; lấy sự thân tình để biểu lộ tâm ý với người là tâm hồn giao cảm.
36. Bỏ qua: Lúc cần bỏ qua thì bỏ qua, lúc cần rõ ràng thì rõ ràng.