Thứ nhất là “Nhận lỗi”
Con người thường rất sợ phải nhận lỗi, bởi vậy mà mỗi khi có việc gì xảy ra thì luôn cho rằng bản thân mình là đúng, tất cả lỗi lầm đều là của người khác. Kỳ thực, không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm rất lớn. Tự mình nhận lỗi bạn không những không tổn thất điều gì, mà hơn thế còn thể hiện được tâm lượng khoan dung của mình. Học cách biết nhận lỗi chính là một sự tu dưỡng, là một nét đẹp của tâm hồn.
Thứ hai là “Nhu hòa”
Răng của con người thì cứng rắn, trong khi cái lưỡi lại rất mềm. Nhưng bạn có để ý rằng, đến lúc cuối đời, khi răng đã lần lượt rụng hết, thì lưỡi vẫn cứ còn đó. Cho nên, con người ta cần có sự nhu nhuyến, uyển chuyển thì cuộc đời mới có thể bền vững dài lâu; ngược lại quá cứng nhắc bảo thủ chỉ khiến chính mình phải chịu tổn thương, mệt mỏi.
Trước thế sự, bạn nên có tâm thái tùy duyên, đó chính là sự tiến bộ nhất của việc tu hành. Cũng nhờ đó mà cuộc sống mới có thêm nhiều vui vẻ, hạnh phúc, tươi mới và bền lâu.
Thứ ba là “Vui với sự nhẫn nại”
Trên thế gian này,
Bình tâm một chút sóng yên,
Trời cao biển rộng an nhiên đời đời.
Đối diện với cuộc sống, nếu chúng ta biết nhẫn nại thì muôn việc đều nhẹ nhàng trôi qua. Có vui vẻ nhẫn chịu, ta mới thấy rõ tốt xấu, thiện ác, đúng sai ở đời. Hơn thế nữa, có nhẫn nại thì chúng ta mới có thể bình thản đón nhận mọi điều vui buồn xảy đến với mình.
Thứ tư là “Kết nối”
Trong những mối tương giao của cuộc đời, nếu thiếu đi sự kết nối ắt sẽ sinh ra hiểu lầm, tranh chấp thị phi. Khi con người thấu hiểu cảm thông được cho nhau thì vạn sự an yên!
Thứ năm là “Buông xuống”
Đời người như một chiếc va li đựng hành lý. Khi cần dùng thì chúng ta xách nó lên và đi, lúc không cần thì hãy đặt nó xuống. Tới lúc cần đặt xuống bạn lại không để xuống, thì chẳng khác nào đi chơi mà bạn cứ mãi đeo mang quá nhiều hành lý bên mình, hẳn nhiên sẽ không thể nào vui vẻ, tự tại được!