Đ
ây chính là đích đến của bạn, là mục tiêu mà doanh nghiệp bạn hướng đến và là điều bạn phải thực hiện được thông qua các chiến dịch marketing của mình. Nhìn chung, marketing cũng chỉ xoay quanh hai yếu tố là thương hiệu và bán được hàng. Tuy nhiên, để đạt được chúng đúng theo ý mình trước tiên chúng ta cần làm rõ hơn các mục tiêu như: tăng doanh số bán hàng, tăng nhận thức của khách hàng, tăng giá trị trọn đời của khách hàng, tăng thị phần bán hàng… Và các con số này cần được cụ thể hóa hơn như: đưa ra được giá trị của doanh số bán hàng cần đạt, phần trăm thị phần cần giành được, số lượng khách hàng mới, số lượng truy cập website, số lượt mua hàng…
Muốn phát triển đúng hướng, dĩ nhiên bạn cần đưa ra mục tiêu của mình một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác. Nó phản ánh một phần viễn cảnh mà bạn hướng tới, đồng thời cũng là kim chỉ nam giúp bạn đi đúng hướng đến viễn cảnh mà bạn cần. Và cũng là câu trả lời cho việc tại sao bạn làm marketing cho sản phẩm, thương hiệu này?
Mục tiêu marketing là yếu tố tiên quyết để làm nên kế hoạch Marketing và nó cũng là bước đầu tiên khi bạn bắt tay vào phác thảo một bản kế hoạch Marketing. Một mục tiêu rõ ràng và cụ thể giúp bạn có thể đo lường được hiệu quả của việc thực hiện chiến lược marketing của mình. Ngoài ra, nó còn thể hiện được sự quyết tâm của người lên kế hoạch và thực thi chiến dịch.
Các mục tiêu marketing cần tương thích, bổ sung cho các mục tiêu kinh doanh ban đầu của bạn. Mục tiêu kinh doanh là doanh số và lợi nhuận, là thị phần hay sự tăng trưởng. Marketing thực hiện mục tiêu gì, cần làm như thế nào để hoàn thành, để thực hiện được mục tiêu kinh doanh ở trên?
1. Mục tiêu của kế hoạch Marketing hướng đến
Việc lập kế hoạch Marketing luôn luôn đi kèm với việc xác định mục tiêu của chính kế hoạch này. Cả hai yếu tố trên giúp xác định được vị trí tương lai của doanh nghiệp, là cách thức để có thể rút ngắn khoảng cách với mục tiêu chung được đặt ra. Việc lập kế hoạch Marketing giúp cho các thành viên trong team hành động theo cùng một hướng để có thể cùng kéo, cùng đẩy đi đến đích cuối cùng bởi chính nó đã có sự mô tả rõ ràng về mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Chưa dừng lại ở đó, việc lập kế hoạch Marketing đã có thể xác định và đưa ra cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng đúng với sản phẩm. Đồng thời, khi xác định kênh truyền thông thì kế hoạch Marketing đã có thể đưa ra dự toán về chi phí, cân đối được với kết quả thu nhận được và có thể làm giảm rủi ro khi đầu tư vào hoạt động Marketing.
Dưới đây là các chiến dịch đi kèm với một số mục tiêu khá quan trọng mà bạn có thể hướng đến khi lập kế hoạch của mình.
1.1 Branding Campaign
Thương hiệu được xem là tài sản vô hình quý giá của doanh nghiệp, nó sẵn sàng đứng ngang hàng với toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị trong công ty sản xuất. Giữa hàng trăm hàng vạn công ty, hàng tỷ sản phẩm, dịch vụ nếu không muốn chết chìm trong mớ hỗn độn đang ở trong trạng thái bão hòa này thì chính đội ngũ Marketer là nhân tố cốt yếu kéo nó ra khỏi vũng lầy, giúp sản phẩm dịch vụ trở thành Apple tiếp theo thông qua việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu mạnh sẽ là cái cớ giúp nhân viên bán hàng thuyết phục người mua dễ dàng hơn và cũng là yếu tố quyết định người tiêu dùng trung thành với sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không.
Người dùng là đối tượng mục tiêu cho các chiến dịch của bạn. Hiệu quả được xác định bằng số lượng người biết đến và tương tác với bạn. Lúc này, hiệu ứng đi kèm sẽ là doanh số tăng hoặc cũng có thể là việc doanh số không giảm. Các chiến dịch về xây dựng và quảng bá thương hiệu thường được lên kế hoạch cho từng quý, từng năm.
Các loại chiến dịch liên quan đến xây dựng và quảng bá thương hiệu:
Chiến dịch ra mắt thương hiệu
Loại hình chiến dịch này thường sử dụng khi bạn muốn ra mắt trước công chúng về thương hiệu, sản phẩm, cửa hàng mới. Chiến dịch được thực hiện với việc ra mắt thương hiệu mới, hoặc tái định vị thương hiệu hoặc cũng có thể là khai trương cửa hàng mới. Hầu hết, trong những trường hợp này, công ty hoặc nhãn hàng thường tổ chức Event, chạy các chiến dịch quảng cáo online, tổ chức khai trương, roadshow.
Một số ví dụ các thương hiệu đã triển khai:
Họp báo ra mắt mạng xã hội Gapo
Hay như vào ngày 23/04/2019 Habeco đã tổ chức họp báo ra mắt nhận diện thương hiệu mới cho công cuộc tái định vị của mình
Chiến dịch trải nghiệm, kích hoạt thương hiệu
Trải nghiệm Grab soái ca nhân ngày 14 tháng 3
Việc trải nghiệm và kích hoạt thương hiệu nhằm mục tiêu cho khách hàng biết và gắn bó với thương hiệu. Hầu hết các chiến thuật, hoạt động cho mục đích này thường là tổ chức các buổi trải nghiệm sản phẩm, các show diễn, review sản phẩm. Có thể kể đến một vài hoạt động như trải nghiejp Grap soái ca nhân ngày 14 tháng 3 như ví dụ trên, hoặc là show diễn thời trang bộ sưu tập mới của Canifa.
Hoặc đó là chiến dịch trải nghiệm miễn phí sản phẩm Clariti Elite tặng cho khách hàng thông qua Chatbot Viral
Show dịch vụ khi hoàn thành để cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ
Chiến dịch nhận thức thương hiệu
Đây là chiến dịch với mục tiêu gia tăng mức độ nhận biết, tin tưởng vào thương hiệu. Các chiến thuật có thể sử dụng trong trường hợp campaign này là các event, bài PR báo chí, các content truyền thông với nội dung hoạt động nội bộ, tầm nhìn, triết lý, định vị thương hiệu.
Ví dụ được đưa ra có thể là page Life at MediaZ của MZ Group.
Page Life at MediaZ với các nội dung truyền tải liên quan đến cuộc sống của con người tại MediaZ nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty phục vụ cho mục đích truyền thông tuyển dụng.
Video đánh dấu hành trình 40 năm chắp cánh cho những mầm non tương lai của đất nước của Vinamilk với ước mong nuôi dưỡng ước mơ Vươn Cao Việt Nam – Vươn Tầm Thế Giới
Chiến dịch PR
Các chiến dịch này được triển khai nhằm gia tăng sự uy tín, vị thế xã hội, thu nhận thiện cảm của xã hội với thương hiệu. Trong các chiến dịch này, hành động được triển khai có thể là event, tài trợ, các hoạt động booking bài PR, quảng cáo và cũng có thể là các chiến dịch ủng hộ, từ thiện.
Hãy xem các thương hiệu, nhãn hàng, họ đã làm gì với các chiến dịch PR này!
Grab với bài PR Booking tại page Lạt
Grab với event Hè Vui An Toàn – Bé Hiểu Giao Thông được tổ chức vào năm 2018
IBC Campaign
Integrated Brand Communication (IBC) Campaign được hiểu là chiến dịch truyền thông thương hiệu tích hợp. Chiến dịch được thực hiện bằng cách tích hợp tất cả các nền tảng truyền thông từ việc thực hiện các chiến dịch media cho đến quan hệ công chúng, quan hệ với nhà đầu tư, thậm chí là cả truyền thông nội bộ để xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của nhãn hàng, công ty. Với các chiến dịch IBC, thương hiệu được xem như là một tài sản chính và nó được thực hiện nhằm mục tiêu khẳng định lời hứa, đưa ra giá trị tầm nhìn và định vị của thương hiệu, tạo sự nhận thức và lôi kéo lòng trung thành của khách hàng. Chiến dịch IBC được thực hiện thông qua đa kênh, đa hình thức.
Quy trình của IBC
Bước 1: Xác định thương hiệu với các nội dung liên quan đến vai trò, các yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu
Bước 3: Xác định Big-Idea
Bước 4: Xác định thông điệp cần truyền tải
Bước 5: Lựa chọn kênh truyền thông và phân bố nguồn lực cho từng kênh đó
Bước 6: Thực hiện kế hoạch
Bước 7: Đo lường kết quả và tối ưu
Lưu ý: Việc đo lường kết quả và tối ưu được thực hiện ngay cả khi đang triển khai chiến dịch, nếu chúng có dấu hiệu không hiệu quả, đừng ngại ngần tạm dừng, quay trở lại bước 4 để có thể tìm được thông điệp hấp dẫn hơn và tiếp tục triển khai chúng.
Một ví dụ về truyền thông thương hiệu tích hợp được triển khai gần nhất là sự ra mắt của mạng xã hội Lotus.
Event: Lễ ra mắt mạng xã hội Lotus
Trải nghiệm mạng xã hội Việt – Lotus của Vật Vờ Studio
1.2 Performance Campaign
Truyền thông, quảng cáo xét cho cùng thì đích đến vẫn là bán hàng. Bài viết thu hút, có nhiều khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi cao, thì kết quả vẫn sẽ luôn là BÁN ĐƯỢC HÀNG.
Mục tiêu cuối cùng của các chiến dịch Performance cũng là doanh số. Hiệu quả đo lường bằng việc doanh số tăng trưởng khi so sánh trước và sau campaign được triển khai. Việc này sẽ kéo theo hiệu ứng có nhiều người biết đến và quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Loại hình chiến dịch performance thường được lên kế hoạch cho từng tháng, từng quý và từng năm.
Một số loại hình chiến dịch performance:
Chiến dịch ra mắt sản phẩm
Chiến dịch này được thực hiện nhằm mục tiêu bán hàng khi ra mắt sản phẩm mới. Các chiến thuật có thể thực thi là tổ chức event, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mãi giảm giá khi đặt trước, các KOLs giới thiệu về sản phẩm và có dẫn link mua hàng.
Event tặng sách Fulfillment by Amazon – bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu trên group nhằm giúp khách hàng nhận biết sản phẩm có mặt trên thị trường
Chiến dịch trải nghiệm, kích hoạt thương hiệu
Việc trải nghiệm và kích hoạt thương hiệu nhằm mục tiêu kích thích khách hàng trải nghiệm lần đầu và dùng thử sản phẩm, dịch vụ. Hầu hết các chiến thuật, hoạt động cho mục đích này thường là các chuỗi hành động đi kèm.
Ví dụ được kể đến là các spa thường xuyên tặng buổi trải nghiệm dành cho khách hàng làm mặt nhằm mục đích bán cho khách hàng gói trị liệu.
Chiến thuật review sách của nhà MZBook bằng video - những nội dung liên quan đến review cũng là một cách để độc giả trải nghiệm sản phẩm với CTA chốt sale ở cuối mỗi video
Hay như cách Mayora tung ra sản phẩm bánh quy cà phê mới Coffee Joy – họ đã sử dụng các xe đẩy lưu động tại các điểm tập trung dân cư cao như chợ, trường học, chung cư để cho khách hàng dùng thử sản phẩm và bán hàng ngay tại đó.
Chiến dịch Flash Sales
Đây là chiến dịch giảm giá chớp nhoáng theo khung thời gian ngắn trong ngày hoặc kéo dài một vài ngày. Chiến dịch này nhằm mục tiêu tăng doanh số, đẩy hàng tồn hoặc là kéo khách hàng tới trong các giờ thấp điểm. Chiến dịch được thực hiện bằng cách đi kèm khuyến mãi và quảng cáo.
Tiki với chiến dịch Flash Sales cho sản phẩm Oppo chính hãng
Hay như tiệm Cơm Tấm Tường Hân đã áp dụng chính sách giá ưu đãi từ 10h30 đến 11h45 và 17h30 đến 18h45 hằng ngày để thu hút lượng khách hàng tới quán vào trước giờ cao điểm với món Cơm tấm gà sốt Teriyaki.
Chiến dịch Promotion
Đây là chiến dịch bán hàng, khuyến mãi với các thức giảm giá, trúng thưởng, tặng kèm nhân dịp nào đó để kích thích khách hàng mua hàng hoặc tăng doanh số. Chương trình được diễn ra bằng cách quảng cáo các khuyến mãi đi kèm khi khách hàng mua sản phẩm.
Chiến dịch Dzựt Cô Hồn 2019 của Tiki
IMC Campaign
IMC là viết tắt của Integrated Marketing Communication được hiểu là truyền thông quảng cáo tích hợp. Với dòng sản phẩm mới, chủ yếu các chiến thuật sẽ xoay quanh việc ra mắt sản phẩm mới để tăng doanh số vào dịp cao điểm khi sử dụng hình thức đa kênh chuyển đổi khách hàng từ việc nhận biết, quan tâm, hứng thú và đi đến chuyển đổi cuối cùng là mua hàng. Với dòng sản phẩm hiện có thì chiến dịch nhằm mục tiêu gia tăng doanh số vào dịp cao điểm, áp dụng hình thức đa kênh đi theo tâm lý hành vi người dùng để đến chuyển đổi cuối cùng là mua hàng.
Ví dụ được đưa ra là case sự kiện ra mắt F11 Pro của Oppo.
Sự kiện ra mắt F11 pro với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng
F11 Pro tại Oppo Brand Shop, quận 7 Hồ Chí Minh
Bài quảng cáo được promote trên Fanpage Oppo
1.3 Communications Daily
Đây được xem như công cụ bổ trợ cho các chiến dịch IBC, IMC. Nó hướng đến đối tượng người dùng nhằm mục tiêu tăng tương tác với người dùng hiện tại, tiếp cận với khách hàng mới thông qua Content Marketing. Và cũng thông qua loại hình chiến dịch này, bạn có thể tạo được mối quan hệ dài lâu với khách hàng.
Đây được xem là xu hướng phát triển của truyền thông trong những năm gần đây. Việc tiếp thị bằng nội dung được ưu ái trong thời đại “Content is King” giúp bạn tiếp cận và chọn lọc được khách hàng tiềm năng dựa trên nội dung các bài viết. Và đó cũng là nhân tố khiến cho tương tác khách hàng gia tăng, điều hướng được khách hàng đi tới hành động bạn cần và đặc biệt chính chúng đã thu hút được khách hàng bằng ánh nhìn đầu tiên.
Communications Daily có hai đích đến chính là nhóm liên quan đến Marketing và nhóm liên quan đến chăm sóc khách hàng.
a. Nhóm Marketing
Với nhóm chiến dịch liên quan đến Marketing bạn thường hướng đến đích đến là tương tác đều đặn với người xem để tạo thiện cảm. Đây là cách mưa dầm thấm lâu tạo mối quan hệ với khách hàng bằng cách cung cấp thêm các thông tin hữu ích, thông tin giải trí, quà tặng hấp dẫn tại các owned media như blog, fanpage Facebook, group Facebook, Youtube, Email, Instagram, website, mobile app…
Chiến dịch thu hút người dùng
Với nhóm chiến dịch này, mục tiêu của bạn là có được tập người xem mới cho mình, cụ thể hơn là thu hút thêm người xem mới và theo dõi nội dung cập nhật của bạn sau này. Bạn có thể thực hiện thông qua các chiến thuật như: tổ chức mini game, contest, giveaway được tổ chức trên các owned media.
Cùng xem các nhãn hàng đã triển khai như thế nào để thu hút khách hàng nhé!
Minigame Tìm mảnh ghép thiếu – rinh ngay quà yêu của MZBook
Minigame Thử tài gắp thú – thu ngay quà xinh của Lenovo Việt Nam
Giveaway của Hôm nay bạn đọc sách gì? Với quà tặng là hơn 100 ebook về Marketing
Chiến dịch educated khách hàng
Với nhóm chiến dịch này mục tiêu lớn nhất của bạn là thay đổi, điều hướng được hành vi, thói quen, kích thích được hành động của khách hàng. Chiến dịch này được thực hiện thông qua content hay give away trên các kênh owned media.
Educated khách hàng bằng cách cung cấp lợi ích khi sử dụng email marketing và các thủ thuật để xây dựng chiến dịch Email Marketing mang lại hiệu quả cao
Và nhắc đến educated khách hàng thì không thể không nhắc đến Grab bởi đây là nhãn hàng mới để phát triển cần phải thay đổi thói quen, hành vi người dùng.
Hướng dẫn đánh giá chuyến đi Grab Taxi
Hướng dẫn khách hàng vui lòng đặt trúng ứng dụng để được phục vụ tốt nhất
Chiến dịch giới thiệu thương hiệu
Chiến dịch này thường được thực hiện nhằm mục tiêu giới thiệu, quảng bá thương hiệu của mình và được thực hiện thông qua các câu chuyện về thương hiệu, hay những lời cảm ơn, lời tri ân được gửi đến khách hàng. Hãy xem các nhãn hàng đã làm gì với các chiến dịch này nhé!
Khi nhắc đến câu chuyện thương hiệu thì chắc chắn phải nhắc đầu tiên đến The Coffee House.
Dung dị với niềm tin yêu cà phê mãnh liệt đến từ những con người làm nên một The Coffee House thành công như ngày hôm nay
Lời cảm ơn tới các “bác tài” đã đồng hành cùng Grab trong 05 năm qua
Chiến lược giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
Chiến lược nhằm mục tiêu giới thiệu các tính năng, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng, xem đây như là các educated khách hàng thu hút họ tới sản phẩm mà bạn cung cấp. Chiến lược này xoay quanh content với 2 thể loại có thể nhắc đến nhiều nhất là Content Direct và Content Creative.
#GrabKeLucNuaDem để giới thiệu dịch vụ mà Grab cung cấp đặt chuyến xe có thể có nhiều điểm dừng
Giới thiệu về lợi ích bộ sách musthave cho newbie nhập môn “đời marketer” của nhà MZBook
Đúng như tên gọi của nó, nhóm chiến dịch liên quan đến hỗ trợ cho chiến dịch thương hiệu thường hướng đến đích là bổ trợ cho các chiến dịch thương hiệu được triển khai. Và dĩ nhiên nó là công cụ bổ sung thông tin cho các chiến dịch liên quan đến thương hiệu bằng cách cung cấp thêm các thông tin hữu ích tại các owned media như blog, fanpage Facebook, group Facebook, Youtube, Email, Instagram, website, mobile app…
Đây là case điển hình khi đánh đúng insight khách hàng ngại ngùng sử dụng Grab Food khi trời mưa với thông điệp đưa ra: “Hạnh phúc đâu phải là tấm chăn hẹp, hạnh phúc là việc ai nấy làm và làm thật tốt”.
Bài post trên Facebook hỗ trợ cho Campaign IMC
b. Nhóm chăm sóc khách hàng
Đây là nhóm nhằm mục tiêu chăm sóc khách hàng, hỗ trợ khách hàng và giữ mối quan hệ với họ thông qua các nền tảng, hệ thống phản hồi như: hotline, email, các công cụ mạng xã hội. Đồng thời cũng tạo ra các chương trình tri ân khách hàng - được tổ chức nhằm gắn kết khách hàng hơn với thương hiệu của mình. Một số hoạt động có thể kể đến như: trả lời comment của khách hàng, trả lời inbox của khách hàng, hỗ trợ khách hàng khi gặp thắc mắc hay khó khăn về hàng hóa, về đơn hàng hay thậm chí là về việc vận chuyển.
1.4 Sales Daily
Chiến dịch Sales Daily là các hoạt động được diễn ra hàng ngày với mục tiêu chủ yếu là duy trì doanh số đều đặn. Chiến dịch sales daily được diễn ra với các mục đích cụ thể của các nội dung thông điệp như: chương trình ưu đãi, bán hàng trực tiếp, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, đưa ra các feedback về sản phẩm dịch vụ thông qua các kênh như Social Media, Google Ads, Website bán hàng, các trang thương mại điện tử, affiliate. Các hình thức truyền tải nội dung cho các chiến dịch sales daily này rất đa dạng từ video cho đến bài post, infographic…
Sales Daily của Grab với nội dung ấn tượng
Bài sale off của MZBook
2. Mô hình SMART trong xác định mục tiêu marketing
2.1 Mô hình SMART là gì?
Đây là mô hình thiết lập mục tiêu được áp dụng trong rất nhiều trường hợp không chỉ là marketing. Chúng là các tiêu chí được viết tắt thành SMART – Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-Bound nghĩa là mục tiêu phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí trong SMART bao gồm cụ thể, đo lường được, khả thi, liên quan, thời hạn đạt mục tiêu.
S – Specific
Các thông tin liên quan đến mục tiêu phải được cụ thể hóa một cách chi tiết và dễ hiểu. Đây là thước đo đầu tiên để xác định rằng bạn có thể đạt được nó hay không. Đừng đặt mục tiêu quá to lớn, hùng vĩ để rồi bắt đầu con đường hoang mang lo lắng, chẳng biết nên đi đâu về đâu mà hãy chia nhỏ mục tiêu, đưa ra thông tin chi tiết rõ ràng, dễ hình dung. Đừng mơ hồ kiểu như sẽ đạt kết quả cao trong kỳ thi Ielts mà hãy xác định đạt được 7.5 điểm trong kỳ thi tháng 12 sắp tới sau 3 tháng ôn luyện đề với cơ sở số điểm nghe, nói, đọc, viết đã đạt được để hình dung rõ con đường mình sắp bước, sắp đi.
M – Measurable
Mục tiêu có thể đo lường được là tiêu chí thứ hai trong việc xác định mục tiêu theo mô hình SMART. Có thể áp dụng các yêu cầu định tính, định lượng để đo lường kết quả cần đạt và tìm cách cải thiện nó. Lại lấy ví dụ về việc ôn tập và thi Ielts, chúng ta có thể đo lường thông qua việc dành 30 phút mỗi ngày để học kiến thức mới, 01 tiếng để làm đề và 30 phút còn lại để tổng hợp những kiến thức cần ghi nhớ thông qua đề này. Việc hoàn thành các mục tiêu này cũng là cách giúp bạn đi đến đích mà mình mong muốn. Bạn có thể đo lường được hiệu quả của ngày, của tuần bằng cách xác nhận việc hoàn thành mục tiêu của ngày hôm nay.
A – Attainable
Đây là tiêu chí xác định tính khả thi của mục tiêu. Những thông tin này được đưa ra dựa trên khả năng đạt được mục tiêu trong tầm với của bạn. Bởi nếu mục tiêu quá cao sẽ khiến bạn mệt mỏi và chán nản khi không đạt được nó, còn nếu mục tiêu quá thấp, việc đạt được quá dễ dàng, bạn sẽ lơ là, không cố gắng.
Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu theo từng giai đoạn để có thể đi đúng hướng và đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra. Hoặc cũng có thể nâng dần mục tiêu theo từng ngày, từng tuần để cán đích đúng thời gian mà không cần nhảy vọt.
R – Relevant
Mỗi mục tiêu đều phải có liên quan đến chiến lược, định hướng của bạn. Ví dụ như mục tiêu marketing phải gắn liền với mục tiêu kinh doanh, phù hợp với tầm nhìn chung của doanh nghiệp và phải giải quyết được các vấn đề mà các marketer đang phải đối mặt.
T – Time bound
Đặt ra thời hạn cụ thể cho mục tiêu cũng là tiêu chí giúp bạn cố gắng hoàn thiện để đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta không chỉ cần phải biết các mục tiêu đạt được như thế nào mà còn phải kiểm soát xem sau bao lâu thì ta sẽ đạt được nó.
2.2 Xác định mục tiêu với mô hình SMART
Mô hình SMART được áp dụng để xác định mục tiêu giúp bạn đánh giá, kiểm tra và chọn cho mình mục tiêu chuẩn xác nhất.
Trong Marketing, việc xác định mục tiêu phải đảm bảo các tiêu chí của mô hình SMART.
S – Specific
Các mục tiêu đưa ra phải có tính cụ thể bằng những con số, những tiêu chí mô tả cụ thể. Càng cụ thể, càng chi tiết, càng dễ hiểu nghĩa là bạn càng đi đến mục tiêu của mình dễ dàng hơn.
Ví dụ: Chiến dịch này phải có 1.000.000 reach, chiến dịch này phải thu về được 20 đơn hàng, chiến dịch dịch này thu được 100 lead…
M – Measurable
Dĩ nhiên rồi, hiệu quả của chiến dịch phải được đo lường trong quá trình thực hiện. Chiến dịch này phải thu được 100 đơn hàng, hiện tại đã được ¼ thời gian và mới được 20 đơn hàng, có nghĩa là chưa đạt mục tiêu đề ra. Hay là chiến dịch này giá trị 1 conversion chỉ khoảng 50.000 VNĐ, nếu quá số tiền này đồng nghĩa với việc chiến dịch chưa thành công.
A – Actionable
Đây là mức bạn so sánh mức độ thực hiện mục tiêu với trạng thái hiện giờ của bạn. Đừng đặt mục tiêu quá thấp, nhưng cũng đừng quá cao. Hãy chia nhỏ mục tiêu, hãy nâng dần mục tiêu của bạn theo khoảng thời gian để đi đúng hướng tới đích bạn cần. Chia nhỏ không có nghĩa là liệt kê các mục tiêu riêng biệt mà thiếu tính gắn kết, chia nhỏ để dễ dàng mang lại hiệu quả tổng thể, giúp công việc của bạn dễ thực hiện hơn..
Ví dụ: Mục tiêu của bạn là 100 đơn/ngày nhưng số liệu thực tại mới chỉ là 30 đơn/ngày. Điều bạn nên làm bây giờ là tăng dần số đơn hàng theo ngày: hôm nay 30 đơn, ngày mai 40 đơn, ngày kia 50 đơn… và cán đích 100 đơn/ngày sau một tuần triển khai. Như vậy sẽ dễ dàng hơn là nhảy vọt lên 100 đơn/ngày trong ngày tiếp theo đúng không nào?
R – Relevant
Mục tiêu phải có sự liên quan đến định hướng chiến lược của bạn, đừng thấy khó mà bỏ, đừng thấy dễ mà lơ là xác định mục tiêu sai với đích đến của bạn. Đúng hướng và phù hợp là cái bạn cần quan tâm khi xác định mục tiêu này.
T – Time bound
Thời gian cụ thể cũng là thước đo hữu hiệu để xác định mục tiêu.
Ví dụ: Đạt 1.000.000 like page sau 1 năm, có được 1000 khách hàng tiềm năng sau 1 tháng triển khai thu lead…
Trong 03 năm từ 2019 đến 2021 chiếm lĩnh 1% thị phần phân khúc cao tương đương với doanh thu 3.000.000$.