Căn cứ vào những công bố hiện nay của các nhà khoa học, họ đã nghiên cứu ra một thứ được gọi là mật mã của sinh mệnh, đó chính là “gen”. Thật ra, mật mã của sinh mệnh - một tên gọi khác của gen, hay “nghiệp lực” đã được Đức Phật nói cho loài người từ hơn hai nghìn năm trăm năm trước rồi. Nếu như “gen” chỉ giống như tế bào, tức là một đơn vị cấu trúc nên cơ thể, vậy thì gen vẫn chưa đủ để giải thích về sinh mệnh, nên ở đây ta dùng “nghiệp lực” để giảng giải là thích hợp nhất.
Nghiệp là hành vi của thân, miệng, ý, gồm có thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký (không thiện không ác) nghiệp. Có câu: “Dẫu trải trăm nghìn kiếp, nghiệp đã tạo không mất”, ý nói là chỉ cần là nghiệp do thân, miệng, ý gây ra đều sẽ được lưu trữ lại trong một cái “kho” giống như kho dữ liệu của máy tính; “khi gặp đủ nhân duyên, tự mình nhận lại quả báo”, đợi đến nhân duyên của thiện nghiệp ác nghiệp đã chín muồi thì bản thân nhận lại tất cả. Bởi tự mình tạo nên thì tự mình nhận lấy, đó là định luật bất biến của nhân quả nghiệp báo.
“Nghiệp lực”, thực tế là một phát hiện vĩ đại của Đức Phật. Con người có thể từ những kiếp sống trong quá khứ nối tiếp đến thân này, từ kiếp sống của hôm nay nối tiếp đến đời sau, chủ yếu chính là nhờ sợi dây “nghiệp lực”. Sợi dây này đem “từng đoạn sinh tử” của nhiều đời nhiều kiếp buộc chặt lại với nhau, vừa không bị rời mất, vừa không bị thiếu sót một chút nào.
“Sinh mệnh không bao giờ chết” chính là vì có mối quan hệ của “nghiệp”. Giống như xuân qua thì thu đến, giống như “dòng sông xuân chảy về hướng Đông”, v.v. tất cả đều là tuần hoàn, đều là luân hồi. “Pháp hữu vi” nào cũng đều có thể bị hủy hoại, chỉ có mật mã của sinh mệnh là vĩnh viễn không mất, mãi mãi tồn tại.
Gen, chỉ có thể thuyết minh về nhân tố của mạng sống cá thể, nhưng nghiệp lực của Phật giáo không chỉ có nghiệp của cá thể hay “biệt nghiệp”, ngoài ra còn có “cộng nghiệp”. Ví dụ, vì sao có những người cùng sinh trong một gia đình, cùng sinh trong một thôn, cùng sinh trong một gia tộc? Đó đều là vì “cộng nghiệp”. Mọi người ở khắp nơi cùng ở trên một con thuyền hoặc cùng ngồi trên một chuyến bay, khi xảy ra tai nạn, có người xuống suối vàng, có kẻ đại nạn không chết, nguyên do đó chính là trong “cộng nghiệp” lại có “biệt nghiệp” khác nhau.
Cho nên, các nhà khoa học không chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra mật mã của sinh mệnh - gen, mà họ còn hy vọng tương lai có thể phát hiện ra một loại gen chung hoặc mối liên hệ chung của toàn bộ sinh mệnh.
hay mật mã của sinh mệnh, mà chúng phát triển ra những sinh mệnh có tính chất không giống nhau. Nghiệp lực của chúng ta hiện hành, rồi sẽ có quả báo, gọi là “hiện báo”, “sinh báo” và “hậu báo”. “Hiện báo” như là hạt giống, xuân trồng thu gặt; “sinh báo” là năm nay gieo giống, sang năm thu hoạch; “hậu báo” là năm nay gieo giống, nhiều năm về sau mới thu hoạch được. Thế nên mới có câu: “Không phải không có quả báo, chỉ là thời khắc chưa đến mà thôi”.
Chân lý “nhân duyên nghiệp báo” của Phật giáo là chân lý không thể phá bỏ, là chân lý tất nhiên, vĩnh hằng và bình đẳng; còn sự phát hiện ra “gen” của các nhà khoa học thực chất chỉ là đang giải thích rõ ràng thêm về nội dung và công dụng của “nghiệp” mà thôi!