Cuộc họp của 15 tổ chức thuộc 5 nước: Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia tại Bangkok (7/1987), quyết định hình thành “Tổ chức Hành động chống Bột ngọt” đã đưa ra tuyên bố Bangkok kêu gọi: “Cấm dùng bột ngọt trong thực phẩm cho trẻ em, thiếu niên và phụ nữ có thai”. Vì bột ngọt (mì chính) làm tổn thương não, hư mắt, hại hô hấp (gây hen suyễn) khiến trẻ em tăng trưởng không bình thường. Tổ chức này lấy “Ngày thực phẩm thế giới 16/10” hằng năm là “Ngày thế giới không dùng bột ngọt” (Non-MSG).
Sự phổ biến của bột ngọt đã lan tràn tầm nguy hại hơn cả thuốc lá và rượu! Vì rượu và thuốc lá chỉ có một số thanh thiếu niên và người lớn dùng có giới hạn; còn bột ngọt thì pha trộn trong mọi thức ăn cho mọi lứa tuổi, lại dùng thường xuyên hằng ngày mà chính người dùng hoàn toàn không biết hậu quả về lâu về dài gây bệnh tật nghiêm trọng cho suốt cả thế hệ.
Có thể khẳng định rằng: “Bột ngọt chỉ tạo ra ảo giác ngon miệng, sự thật không phải là chất bổ dưỡng cần thiết. Trái lại còn gây hậu quả bệnh tật vô cùng nghiêm trọng”. Qua nhiều tài liệu chứng minh cụ thể, trong đời sống ở các nước Đông Âu, Mỹ, Nhật, Pháp, Hong Kong, người ta đã yêu cầu không nên sử dụng bột ngọt trong thức ăn cho trẻ nhỏ và người lớn cần tránh.
Do đó nhà nước và các cơ quan chức năng không nên vì nguồn lợi trước mắt: lợi nhuận, vốn đầu tư, thuế... mà chấp nhận sản xuất và nhập vào Việt Nam với con số khủng khiếp: 64 triệu kg bột ngọt sản xuất tại chỗ hằng năm, nhập khẩu chính thức, nhập lậu vô kể...
NGUYỄN VĂN HỮU ĐỨC
(lược trích từ quyển Mặt hồ tĩnh lặng)
Ghi chú:
Ngày nay bột ngọt đã biến tướng thành bột nêm, hạt nêm từ thịt, quảng cáo và bán tràn lan, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng không phải là bột ngọt, nhưng thực tế đó chính là bột ngọt, hơn thế nữa, còn là “siêu bột ngọt”!