H
ai ngày sau khi bà nội qua đời, khi một người cao tuổi ra đi, tất cả mọi người đều âm thầm thở phào. Không biết là vì bà cuối cùng cũng đã kết thúc sự đớn đau khổ sở của cuộc đời, hay là vì mình cuối cùng không phải chịu đựng sự khổ sở chạy đi chạy lại khắp nơi nữa.
Nhân tiện xin công ty nghỉ Tết, tôi là cháu trưởng chi trưởng trong nhà, nói như lời của mẹ tôi: “Không ở lại bảy ngày thì căn bản chẳng có gì để nói. Còn nếu trở lại làm việc thì năm, bảy ngày sau cũng vẫn phải trở về một chuyến.”
Không một ai nhắc đến Tăng Đông, giống như đó là sự quên lãng có tính chọn lựa, một người không liên quan thì nhắc đến làm gì.
Hôn nhân của tôi lại một lần nữa được nâng lên là chuyện đại sự của gia tộc, đặc biệt là trong tang lễ ồn ào, những người thân thích đưa theo cả gia đình tới, đem theo cả đứa trẻ như con khỉ nhỏ, chạy rầm rầm nghịch ngợm. Đầu tiên là họ vui mừng kể lể một hồi về tài năng của nhưng đứa trẻ của gia đình họ khiến người khác ngạc nhiên: “A Mao nhà tôi đã biết tự đi vệ sinh, hiếm có đấy, không biết là ai dạy nữa”, “An An nhà tôi mới lạ lùng nè, sáng sớm nay nó tự bò dậy nói bà ơi cháu muốn đi nhà trẻ”… Trong mắt những người này, nhất cử nhất động của đứa trẻ đều giống như lịch sử quý giá của nhân loại đáng để ghi lại. Gia đình nào thiếu kiểu lịch sử quý giá của nhân loại này thì chắc chắn là bất hạnh.
“Tô Tô nhà chị đã có đối tượng chưa?”
“Hơn ba mươi tuổi rồi, dù sao cũng khó tìm, ở thị trấn chúng tôi không còn ai hợp với con bé nữa.”
“Tôi có người thân, thằng bé vừa mới ly hôn, có muốn hẹn xem mắt một lần không?”
“Bảy ngày đầu tiên mà làm việc này chẳng phải là không may mắn hay sao?”
“Ôi trời, xã hội bây giờ thoáng rồi, hơn nữa cụ nhà ngay cả chuyện kết hôn của A Tô cũng chưa được chứng kiến, e rằng không nhắm nổi mắt.”
…
Trong những lời càm ràm ấy, tôi ngồi bên bàn, tỏ vẻ không quan tâm, cầm điện thoại lên xem email mà Ngô Kì gửi tới. Mấy ngày trước, anh ta đi Anh công tác, trong mail có chèn thêm hai bức ảnh, một bức là dưới bầu trời xanh thẳm, những chóp nhà với mái ngói đỏ chỉ có ở các thị trấn nhỏ nước Anh, hai người đi đường với mái tóc bạc trong ảnh đang thong thả bước đi. Một bức là trên mặt hồ xanh thẳm, mấy người dân bản xứ đang ngồi trên một chiếc thuyền, cố gắng chèo thuyền đi về phía trước.
“Tôi đang ở Exeter, thời tiết hôm nay rất đẹp, nhưng phần lớn thời gian đều là kiểu thời tiết cô thích, không có ngày quá nắng. Cuộc sống của mọi người ở bên này thật tốt, ở công ty tôi đến công tác, tất cả mọi người đều không biết số điện thoại của nhau, ra khỏi cửa công ty là chấm dứt mọi liên hệ. Nếu phải đi công tác, công ty sẽ phát cho một chiếc điện thoại, hãng Blackberry, xong chuyến công tác thì sẽ trả lại. Xem ra rất hợp với cô, đúng không? Đáng tiếc, ở đây không cho phép tăng ca, buổi tối và cuối tuần đều không được vào công ty, họ chỉ cho nhân viên mua bảo hiểm của những ngày làm việc giờ hành chính thôi.
Ngày nào tôi cũng đi dạo bộ một lúc ở bên hồ trong bức ảnh, chạng vạng tối hôm qua tôi có nhìn thấy một con thiên nga rất đẹp, ồ, thật sự là đẹp tới mức không thể quên được. Không biết cô có thích nơi này không, nó xem ra rất giống với một đảo hoang ở Thượng Hải, người dân ở đây đều suy nghĩ sẽ làm cho mình một chiếc ghế và dựng một căn nhà.”
“Chúc may mắn!”
Tôi trả lời trên điện thoại.
“Bà nội qua đời rồi, đang ở quê lo tang lễ, nắng rất gắt, mấy ngày liền đều nắng to. Hôm đi hỏa táng, vì tôi là cháu trưởng chi trưởng nên phải đi nhặt tro cốt, bà có xương đùi rất dài, mà hũ tro cốt đã mua lại quá nhỏ, không đựng vừa. Tôi đang buồn rầu không biết làm như thế nào, có người nhanh nhẹn đi tới, lập tức gõ nát nó ra, hóa ra đơn giản như thế. Đôi khi không cần suy nghĩ về ý nghĩa của sinh mệnh, chỉ cần làm một việc chính xác nhất. Nhưng nếu là tôi, tôi chẳng làm được gì, chỉ ngây dại cầm tro cốt, phải làm thế nào?”
“Tôi thực sự đã suy nghĩ rất lâu. Có vẻ như không hề phù hợp với những gì anh nói, chơi vui vẻ nhé.”
Hồ Dung nói, trưa ngày hôm sau Tăng Đông đã trả chìa khóa xe.
“Nhìn anh ấy như thế nào?”
“Có vẻ như thực sự là, không biết phải hình dung như thế nào nữa.”
Tôi kể về chuyện tối hôm đó, một lúc sau đã nhận được phản hồi của Hồ Dung: “Phim ngôn tình hả? Có điều gì không thể, người thiếu nợ là cậu ấy chứ không phải bà, lo sợ cái quái gì. Cậu ấy chịu khó chạy xe cả đêm để đưa bà về quê, bà tiễn một anh chàng như anh ta thì cũng có liên quan quái gì tới tôi?”
“Ai mà biết được bọn tôi lại có thể bền được bao lâu, lần trước nói là bạn trai, lần sau đã lại nói chia tay rồi.”
“Này chị, chị có để ý xem anh em họ hàng ở quê nghĩ như thế nào không hả.”
Tôi thở dài một hơi, mẹ tôi đã nghe thấy, rất nghiêm túc nói: “Tuổi còn trẻ, điều không nên làm nhất chính là thở dài, thở dài sẽ thổi bay đi phúc phận của một người, thậm chí của cả một gia đình đấy.”
Mẹ hỏi tôi: “Nghe nói con bé Trương Tiểu Phi lại mua nhà nữa rồi hả?”
Sau đó tôi lại càng thở dài: “Mẹ, năm ấy mẹ nói không mua nổi nhà ở Thượng Hải đâu, bảo con đưa hết tiền cho mẹ, để mẹ mua nhà ở thị trấn. Bây giờ con còn đang phải trả khoản vay kinh doanh năm nghìn tệ mỗi tháng, những chuyện như mua nhà đó, mẹ đừng nhắc với con nữa.”
Bà ấy lại tỏ vẻ “Con làm gì mà nghiêm túc quá vậy”, nói: “Không phải mẹ muốn nhắc chuyện ấy, nghe mẹ con bé nói, con bé li hôn rồi lại tái hôn, ở Thượng Hải mua nhà khó lắm hả con?”
“Chị ấy đã tái hôn?”
Tôi cầm điện thoại lên, tìm đến tên Trương Tiểu Phi: “Chị tái hôn rồi à?”
Trương Tiểu Phi trả lời: “Ừ, mua nhà được rồi, anh Vương Đạo Vĩ nói tái hôn, chị đang gấp rút thực hiện đây.”
Tôi: “Đã nhận được báo cáo phụ khoa chưa? Không sao chứ?”
Trương Tiểu Phi: “Ha ha, bị nhiễm Chlamydia. Đang cố gắng để bản thân tin tưởng rằng, đó là do khăn tắm ở khách sạn đợt đi công tác có vấn đề.”
Tôi: “Còn thám tử tư?”
Trương Tiểu Phi: “Không thuê nữa, Vương Đạo Vĩ nói cuối tuần ấy là ngày kỉ niệm kết hôn của bọn chị, sẽ đưa chị cùng đi công tác.”
Tôi: “Chúc mừng!”
Hồ Dung lại gửi một tin nhắn cho tôi: “Thực sự không muốn đuổi theo ư? Khoản nợ ấy chẳng là gì với cậu ta, nếu cậu ta không chắc chắn thì đời nào lại theo đuổi về tới tận nhà bà?”
Khi ba mươi tuổi, tôi phát hiện hiện thực tuy vô cùng thê thảm, nhưng luôn có một con đường thoát, không một giây một phút nào không nhắc nhở bản thân, này, Trần Tô, nếu không gánh vác nổi thì chẳng bằng chạy ra khỏi đó.
Lối đi ra đó, luôn chỉ dẫn tới một thế giới khác hoàn toàn khác biệt. Nó phát tán ra ánh sáng vô tận và đặc biệt, nói cho tôi biết rằng, tôi còn may mắn hơn rất nhiều những cô gái bằng tuổi khác, còn có cơ hội và quyền lựa chọn.
Một tuần sau tôi đi tàu trở về Thượng Hải, đúng là ngày hè nắng nóng như thiêu như đốt, vừa ra khỏi ga tàu đã phải vội vàng mua một cốc Americano đá lạnh.
Phía sau, có một tiếng gọi như lời hẹn: “Trần Tô!”