E
DUMALL: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO “LỚP MC NHÍ - TỰ TIN NÓI TRƯỚC NHIỀU NGƯỜI”
KHÓA 1
BÀI 1: Giới thiệu những môn học cần được trang bị để trở thành một MC nhí: ngôn ngữ hình thể, luyện giọng nói, biểu cảm gương mặt, nội dung trình bày, cách viết lời dẫn.
Chào mừng các bạn đến với bài đầu tiên của chương trình đào tạo. Ở đây, cô Thy không muốn dạy nhiều về lý thuyết mà muốn cho các bạn được thực hành. Nhưng mà trước khi thực hành thì cũng phải nghe qua lý thuyết để biết chứ, phải không? Vì mình học chuyên nghiệp mà!
1. Đầu tiên: về ngôn ngữ hình thể - tức là tay của chúng ta sẽ linh động, di chuyển như thế nào lúc đang nói cho nó đẹp, cho nó chuyên nghiệp mà không bị thừa thãi.
Ví dụ: Xin chào các bạn, mình tên là… Năm nay mình 5 tuổi, mình học lớp chồi 3. Mình rất vui khi được làm quen với tất cả các bạn.
(Các bạn sẽ áp dụng ngôn ngữ hình thể như thế nào?)
2. Kỹ năng thứ hai cô Thy muốn giới thiệu tiếp theo đó là: Biểu cảm gương mặt.
Vẫn bài như cũ – bây giờ các bạn tập trung vô gương mặt của cô Thy nhe.
(mặt cười … vui mà)… Rồi bây giờ cô Thy làm thêm một lần nữa các bạn xem có đúng không nhe!
(Sau đó làm một clip tương phản, mặt buồn hiu. Như vậy có đúng không các con?)
Mình rất vui thì gương mặt mình phải vui chứ - đó là biểu cảm gương mặt.
Vậy thì ngược lại lúc mình chia sẻ, dẫn một chương trình xúc động thì mặt mình phải tỏ ra đồng cảm theo sự xúc động của câu chuyện đó luôn.
Ví dụ: Ở lứa tuổi của chúng ta, không ít bạn có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ, từ nhỏ phải sống trong cô nhi viện.
Vậy thì biểu cảm gương mặt phải diễn đạt đúng với nội dung chúng ta dẫn chương trình.
3. Kỹ năng thứ ba: Biểu cảm giọng nói.
Để biểu cảm được giọng nói, các bé phải tập luyện rất nhiều những bài tập sau đây.
Thứ nhất, phải nói lớn, không nói lí nhí trong miệng; thứ hai, không nói nhanh; thứ ba, không nuốt chữ.
Và điều cuối cùng, chúng ta nói chứ không phải là đọc. Vì nói và đọc khác nhau. Đọc giống như trả bài vậy đó.
Ví dụ: Xin chào các bạn... và để luyện về phần nói thì các bạn phải học khẩu hình miệng: A, O, Ô, U, Ư.
Buổi trưa ăn bưởi chua.
Chị lặt rau rồi luộc, em luộc rau lặt rồi.
Hôm qua qua nói qua qua mà qua không qua, hôm nay qua nói qua không qua mà qua qua.
Cô Thy gợi ý thêm vài câu nữa, nếu các bạn tập luyện được những câu trên rồi thì luyện thêm khi có thời gian rảnh nhe: (có thể không cần phần gợi ý)
Hột vịt lộn, lượm luộc, lột, lùi.
Lùi đậu, lột đậu, luộc đậu. Đậu luộc, đậu lột, đậu lùi.
Bài số 1 đến đây là hết, các bé quay clip lại gửi cô Thy xem nhe:
Áp dụng ba kỹ năng vừa học:
Xin chào các bạn (mặt vui lên, tay đưa ra, giọng vang lớn nè)! Mình tên là Cô Thy. Năm nay mình 6 tuổi, mình học lớp 1 (sử dụng ngôn ngữ hình thể).
Mình rất vui khi được làm quen với tất cả các bạn (mặt vui, giọng vui, ngôn ngữ hình thể chào đón nè)
Chúc cho các bé thể hiện thật tốt bài học đầu tiên nhe.
Xin chào và hẹn các bé ở bài số 2.
BÀI 2: Giới thiệu về bản thân mình (áp dụng cùng lúc các kỹ năng) – và cách biên tập, viết lời cùng với ba kỹ năng của bài 1 để áp dụng vào bài giới thiệu của mình.
Xin chào các bạn!
Mình tên là:…………; Năm nay mình …………tuổi; Mình đang học lớp…………, trường…………
Mình thích nhất là được đi du lịch (về quê nội, về quê ngoại, lì xì, cô khen, đi biển, đi sinh nhật bạn bè).
Màu sắc yêu thích của mình là…………
Ước mơ của mình là sẽ trở thành………… (Mc, cô giáo, diễn viên, bác sĩ, diễn giả, lính cứu hỏa) vì sao…………
Mình rất vui khi được làm quen với tất cả các bạn . Còn bạn thì sao, có thể tự giới thiệu về mình được không?
Bây giờ cô Thy sẽ làm một bài mẫu 1: (điền vào chỗ trống)
Mẫu thứ 2: thay đổi những phần…………
Và bây giờ, các bạn hãy điền vào những chỗ trống thông tin để giới thiệu với mọi người về chính bản thân mình.
Sau khi các bạn điền xong rồi, thuộc bài rồi thì các bạn bắt đầu lưu ý ba kỹ năng cơ bản ở bài đầu tiên cho cô Thy nhe:
1 - Ngôn ngữ hình thể
2 - Biểu cảm gương mặt
3 - Biểu cảm giọng nói
Xin chào các bạn (mặt vui)! Mình tên là………… Năm nay mình 9 tuổi, mình học lớp 4/3 trường An Phú.
Mình thích nhất là được nấu ăn với mẹ.
Món ăn yêu thích của mình là: lẩu cá hú, shushi.
Màu sắc yêu thích của mình là: màu xanh chuối, màu cam, màu trắng.
Ước mơ của mình là sẽ trở thành giám đốc vì mình muốn giống như ba mình.
Mình rất vui khi được làm quen với các bạn. Còn các bạn thì sao, có thể tự giới thiệu về mình được không?
(Học thêm một động tác về ngôn ngữ hình thể nữa nhe các bạn, tay mở ra.)
Bài số 2 đến đây là kết thúc. Sau khi tập luyện xong bài này, cô Thy chúc cho các bạn tự tin để giới thiệu về mình trước mặt mọi người nhe! Chúc các bạn thành công.
Xin chào và hẹn gặp các học trò của cô Thy ở bài tập số 3 nhé!
BÀI 3: Giới thiệu về một bài hát về mẹ (cảm động) – Thanh Hà
Xin chào các bạn nhỏ quay trở lại với chương trình đào tạo “MC nhí - diễn giả nhí” – tự tin nói chuyện trước đám đông. Hôm nay cô Thy sẽ cùng một bạn nữa hướng dẫn cho các bạn bài học tiếp theo nhe.
Bài này chúng ta bắt đầu sử dụng micro, tay còn lại để ở chỗ nào thì chúng ta cùng theo dõi nhe. Bạn Thanh Hà là học trò của cô Thy. Mới 5 tuổi thôi, học 4 buổi mà đã dẫn những chương trinh trước đông người rồi đó.
Bài MC
Quý vị và các bạn thân mến!
Nhắc đến tình mẫu tử là nhắc đến tình cảm vô bờ bến của mẹ dành cho con. Tình yêu của mẹ dành cho con lúc nào cũng ấm áp như ánh mặt trời, bao la như đại dương và tha thiết không gì có thể so sánh được.
Vì vậy, khi chúng ta may mắn có mẹ yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho mỗi ngày thì chúng ta càng phải biết trân trọng và yêu quý những tình cảm đó để mẹ biết rằng... không ai yêu mẹ bằng con, và con cảm nhận được một sự nồng ấm nhất trên thế giới này là không ai yêu con bằng mẹ, người mà không ai có thể thay thế được, bởi đó là... quê hương của con.
Sau đây, xin mời quý vị và các bạn đến với ca khúc “Lòng mẹ” - một sáng tác của nhạc sĩ Y Vân qua phần thể hiện của ca sĩ (bạn…………).
BÀI 4: Giới thiệu về cha (cảm động ) – Trọng Tín
Quý vị và các bạn thân mến!
Những tác phẩm thơ ca nhạc họa thường ca ngợi hình ảnh về người mẹ - đó là chủ đề bất tận dễ dàng mang đến nhiều cảm xúc cho mỗi chúng ta, vì ai sinh ra trong đời lại không phải từ mẹ... Nhưng không ít người thắc mắc rằng, vậy hình ảnh về cha thì thế nào? Cha cũng yêu thương con cái có khác chi mẹ...
Có lẽ vì phần lớn hình ảnh về cha thường là một người trầm lặng hơn, ít nói hơn nhưng lại đầy mạnh mẽ khi cần bảo vệ cho con và mẹ.
Vòng tay của cha dĩ nhiên sẽ không mềm mại như vòng tay mẹ nhưng luôn mang lại cho bạn một cảm giác tuyệt đối an toàn.
Giọng nói của cha làm sao ngọt ngào như giọng của mẹ được, nhưng sẽ chất chứa những yêu thương đong đầy.
Đặc biệt, trên gương mặt của cha lúc nào cũng tỏ ra nghiêm khắc, lại hay nóng giận những lúc mình lỡ làm gì sai, nhưng bạn có biết đó là vì cha muốn dạy dỗ con cái nên người để bạn được hạnh phúc và có một tương lai tốt đẹp.
Vì vậy, bạn hãy yêu thương cha nhiều như yêu mẹ dù cha không thường xuyên bên bạn vì cha phải thường xuyên ra ngoài làm việc, để cha không thấy tủi thân và để cha luôn tự hào về bạn nhé!
BÀI 5: Một bài dẫn vui nhộn (sinh nhật)
Chào mừng quý vị và các bạn đến với buổi tiệc sinh nhật lần thứ 10 của bạn ……
Quý vị và các bạn thân mến, sinh nhật là một cột mốc quan trọng, đánh dấu ta chính thức bước sang một tuổi mới. Đối với các nước phương Tây thì sinh nhật là một dấu ấn trong mỗi chặng đường trong cuộc đời…
Bài 5: Giới thiệu tạo tương tác: (đặt câu hỏi khán giả ) – Bài Minh Mẫn
Bài 6: Cách phỏng vấn khách mời (cách cầm micro, hướng nhìn, đặt câu hỏi khách mời)
Ví dụ: Vì sao phải học môn MC? Vì sao chúng ta phải học kỹ năng nói chuyện trước mọi người?
Bài 7: Dẫn chung – dẫn hai người (cặp đôi)
Bài 8: Dẫn theo cách kể lại câu chuyện “đọc lại những trích dẫn” - như thay lời muốn nói ( đọc trong sách).
Bài 9: Bài thực tập tổng hợp các kỹ năng hỷ nộ ái ố (hình thể, giọng nói, biểu cảm gương mặt)
Tập một vở kịch (có hỷ nộ ái ố) – áp dụng vào kỹ năng nói.
Bài 10: Ôn lại tất cả 9 bài trên và tổng kết lại các kỹ năng của mỗi bài.
Cách dẫn một chương trình cơ bản (ổn định chỗ ngồi, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, khách mời quan trọng, cảm ơn những đơn vị, cá nhân đã tài trợ... Sau đó, đi vào từng nội dung chi tiết của chương trinh là các tiết mục văn nghệ).