N
gười nhạy cảm là những người thường xuyên trải qua những cảm xúc mãnh liệt trong khoảng thời gian dài. Nếu bạn đã cầm cuốn sách này lên, thì khả năng cao, bạn cũng cảm thấy mình là người nhạy cảm.
Có lẽ, bạn sẽ nhận ra những thách thức mà Alisha, Harold hay Nicole phải đối mặt trong câu chuyện dưới đây:
“Khi Alisha biết Roger từng lừa dối cô nhiều lần trong suốt cuộc hôn nhân của hai người. Cô đã đệ đơn li hôn. Tuy nhiên, cô không thể yêu cầu anh ta dọn ra khỏi nhà. Ngoài việc sợ hãi anh ta sẽ đau khổ và làm rối tung mọi việc, cô còn lo lắng về cảm nhận của bản thân khi không có anh ở đó. Vì vậy đến giờ, sau một vài năm, họ vẫn sống với nhau, cô vẫn luôn ủng hộ anh. Cô giải thích với bạn bè rằng sau tất cả, anh không có nơi nào để đi, anh gặp khó khăn trong việc quản lí tiền bạc. Những nỗi sợ hãi, những nỗi lo âu rằng mọi việc sẽ trở nên tồi tệ khiến cô không thể đưa ra quyết định hợp lí nhất (ví dụ như bảo anh ta rời đi). Cô nhận ra mình đang thiếu đi sự tự trọng.”
“Harold lo lắng về việc vô tình xúc phạm người khác và vất vả với việc nói ‘không’. Anh luôn cố gắng giữ máy hàng tiếng đồng hồ để lắng nghe những người bạn và người quen đang buồn phiền, kể cả khi chưa hoàn thành xong các nhiệm vụ hàng ngày. Anh không xem tin tức vì nó khiến anh buồn rầu.”
“Nicole nhìn nhận bản thân là kém cỏi, là ‘không đủ tốt’. Cô thường xuyên khóc lóc, giận dữ hoặc buồn rầu khi không ai giống như mình. Người khác bảo cô là ‘ruột để ngoài da’ và ‘luôn để mọi thứ ảnh hưởng đến mình’. Những lời bình luận này và nhiều bình luận khác khiến cô cảm thấy mình khác biệt và thường xuyên bị hiểu lầm.
Hẳn bạn cũng thấy những câu chuyện này quen thuộc phải không? Có rất nhiều kiểu nhạy cảm khác nhau, bạn có thể không thuộc kiểu nhạy cảm giống như Alisha, Harold hay Nicole. Thế thì, bạn nhạy cảm như thế nào?
BẠN CÓ NHẠY CẢM KHÔNG?
Thông qua phỏng vấn, khảo sát và kinh nghiệm nhiều năm làm việc lâm sàng, tôi phát hiện ra rằng tuýp người nhạy cảm có cách tương tác khác nhau với từng người khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể giấu đi cảm giác giận dữ và khó chịu của mình với người này. Hoặc bạn có thể thể hiện hết những bức xúc và ức chế với người khác, như một con nhím xù lông. Trong từng hoàn cảnh, bạn có thể là bạn với tất cả những ai bạn gặp gỡ, hoặc bạn có thể tự cô lập chính mình. Song, hầu hết những người nhạy cảm đều có chung một số đặc điểm tính cách.
Bảng câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn xác định mình có phải là người nhạy cảm không. Với mỗi câu tuyên bố, hãy đánh dấu (x) vào câu trả lời mô tả chính xác nhất mức độ trải nghiệm của bạn.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẠY CẢM CỦA BẠN
1. Những ai biết rõ mình đều nói rằng mình rất nhạy cảm
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
2. Mình thường lo lắng rằng mình sẽ làm tổn thương người khác
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
3. Nếu được hỏi về địa điểm ăn trưa, hoặc mình bảo “Tôi không biết”, hoặc chọn nơi người khác muốn đi, vì mình muốn họ cảm thấy vui vẻ
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
4. Quyết định là việc rất khó khăn với mình
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
5. Nếu có điều gì bất công, mình thường rất khó cho qua
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
6. Thiên nhiên tạo cho mình cảm giác vô cùng êm dịu và bình yên
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
7. Khi người khác buồn, mình cũng buồn theo
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
8. Mình cố né tránh hoặc giấu đi cảm xúc của bản thân
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
9. Mình thay đổi để phù hợp với người xung quanh
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
10. Nếu một người bạn không trả lời điện thoại hoặc tin nhắn, mình cho rằng cô ấy giận mình
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
11. Mình có những phản ứng mãnh liệt hơn mọi người trước những tin xấu
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
12. Khi cảm xúc dâng cao, mình khó mà suy nghĩ được. Não mình như ngừng hoạt động
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
13. Mình tránh tham gia các dự án và hoạt động xã hội bởi mình sợ bị đánh giá
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
14. Mình thường hủy kế hoạch với bạn bè khi mình không muốn ở cạnh họ
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
15. Mình mua sắm rất nhiều, làm việc rất nhiều, ăn rất nhiều, uống rất nhiều, ngủ rất nhiều
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
16. Mình thường không biết cảm xúc của mình là gì hoặc tại sao mình cảm thấy thế
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
17. Xung quanh mình toàn là những kẻ ngu ngốc, xuất hiện để khiến cuộc đời mình trở nên khó khăn hơn
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
18. Mình thực sự không biết mọi người nhìn thấy gì ở mình hoặc tại sao họ muốn ở bên cạnh mình
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
19. Thay đổi khiến mình sợ hãi
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
20. Mình ghét chính mình và ghét cách mình dễ bị xúc động
☐ Rất không đồng ý
☐ Đồng ý
☐ Không đồng ý
☐ Rất đồng ý
Cách tính điểm: Tính điểm theo đáp án của mỗi câu hỏi. Câu trả lời “Rất không đồng ý” là 1 điểm. Câu trả lời “Không đồng ý” là 2 điểm. Câu trả lời “Đồng ý” là 3 điểm. Câu trả lời “Rất đồng ý” là 4 điểm.
Kết quả đây nhé:
• 70-82 điểm: Cực kì nhạy cảm
• 55-69 điểm: Nhạy cảm
• 45-54 điểm: Hơi nhạy cảm
• 20-44 điểm: Không nhạy cảm
SỰ NHẠY CẢM LÀ MÓN QUÀ HAY LỜI NGUYỀN?
Nhạy cảm có thể là một món quà, cũng có thể là một lời nguyền. Nếu bạn để cảm xúc liên tục lấn át mình, chắc chắn bạn sẽ không nghĩ sự nhạy cảm là một món quà. Song, sự quan tâm của bạn đến người khác, niềm vui sướng mãnh liệt, cảm giác kết nối bền chặt và những đam mê nhiệt huyết có thể đem đến nguồn cảm hứng, ý nghĩa và cảm giác hài lòng với cuộc sống của bạn.
Việc học cách quản lí những cảm xúc mãnh liệt là chìa khóa giúp bạn giảm bớt những gánh nặng tinh thần bạn đang phải chịu đựng, từ đấy tận hưởng nhiều hơn những món quà của sự nhạy cảm. Muốn điều tiết và quản trị cảm xúc, trước hết bạn phải thừa nhận và chấp nhận những cảm xúc của mình, sau đó sử dụng những chiến lược lành mạnh để chuyển hóa những cảm xúc khó chịu và lựa chọn hành vi cho phù hợp. Điều này giúp cuộc sống của bạn hướng về phía trước thay vì đẩy bạn sâu hơn vào sự hỗn độn. Chẳng hạn, bạn liên tục đồng ý trông những đứa trẻ nghịch ngợm khi bản thân cảm thấy không ổn, mời những người thân hay chỉ trích hành động của bạn đến nhà chơi, mua sắm đến độ không thể chi trả nổi hóa đơn, ăn uống quá đà và la mắng những người xung quanh. Đây là tất cả những gì bạn hành động dựa trên cảm xúc. Nó khiến cho cuộc sống của bạn khó khăn hơn.
Quản trị cảm xúc là điều rất quan trọng để bạn có thể sống khỏe và lành mạnh, nhưng không có nhiều khóa học ở trường giới thiệu cho bạn những bước nhập môn về quản trị cảm xúc. Ngoài ra, hầu hết các bậc phụ huynh thường không trò chuyện với con cái về những cảm giác buồn rầu, bị tổn thương hay giận dữ (hoặc cách giải quyết chúng). Rất khó để giải thích cách xử lí những xúc cảm mãnh liệt. Nếu bạn hỏi mọi người làm sao để họ đối mặt khi bị từ chối một công việc họ muốn, hoặc khi một người bạn họ yêu quý không nói chuyện với họ, bạn sẽ nhận được vô vàn câu trả lời khác nhau. Một số sẽ bảo họ không lo lắng về nó, đó không phải vấn đề gì to tát. Một số khác lại bảo họ quên chuyện đó đi. Nhiều người cho rằng thời gian là phương thức chữa lành tuyệt vời. Tôi cũng nghĩ đấy là một điều tuyệt vời. Nhưng nếu bạn là người nhạy cảm, những sự kiện như thế hẳn không thể nào là cú va chạm nhỏ. Nỗi đau bạn cảm thấy khi chờ đợi cảm xúc qua đi dường như là không thể chịu đựng nổi, có phải không?
BẠN MONG CHỜ GÌ Ở CUỐN SÁCH NÀY?
Khi bạn đọc cuốn sách này, bạn sẽ hiểu rõ những đặc điểm của tuýp người nhạy cảm. Bạn sẽ biết những phương pháp, từ tổng quan đến cụ thể, để điều chỉnh những cảm xúc mãnh liệt của mình, giúp bạn đưa ra những lựa chọn tốt hơn và cải thiện các mối quan hệ xung quanh. Bạn sẽ cùng tôi luyện tập các chiến lược nhằm điều tiết cảm xúc, suy nghĩ trước khi hành động và thừa nhận cảm xúc của chính mình.
Với từng người, mỗi chiến lược sẽ đem lại hiệu quả khác nhau, nhưng chúng luôn hiệu quả hơn khi bạn luyện tập thường xuyên và lâu dài. Luyện tập chính là chìa khóa tiến vào hành trình đi tìm bình yên. Như bạn biết đấy, để vượt qua các khuôn mẫu hành vi điển hình là điều không dễ dàng gì, chúng đã ăn sâu vào tiềm thức của chúng ta. Nhưng bộ não con người linh hoạt hơn bạn nghĩ. Bằng cách học cách đối mặt với những cảm xúc mãnh liệt, bạn có thể thay đổi những thói quen tinh thần, từ đó không phản ứng tự động khiến tình huống xấu đi, như ăn uống quá đà hay tự cô lập mình.
Hãy nghiền ngẫm cuốn sách này. Đồng thời, mong bạn sẽ hoàn thành các bài tập ở mỗi chương. Khi đọc tới phần mô tả các kĩ năng hay ý tưởng có vẻ hữu ích, bạn nên dừng lại và luyện tập chúng trong vài tuần. Sau đó, khi bạn áp dụng thường xuyên những gì bạn đọc-học, hãy chuyển sang phần tiếp theo. Kết quả sẽ cực kì xứng đáng với thời gian và nỗ lực bạn bỏ ra. Cuộc sống hàng ngày của bạn sẽ trở nên dễ dàng và thú vị hơn khi cảm xúc không còn có thể chi phối bạn nữa.
Giờ thì đi thôi, bước vào hành trình đi tìm bình yên, khám phá thế giới của những cảm xúc thăng trầm mãnh liệt, tháo gỡ những giằng xé nội tâm và biến sự nhạy cảm của bạn thành sức mạnh vô song.